Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Lân Cho Cây Cà Phê? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào cộng đồng Y5Cafe,Nhà tôi mới trồng cà phê được gần 1 năm. Bắt đầu nghiên cứu, học hỏi cách chăm sóc cà phê sao cho đúng cách, đầu tư ít mà hiệu quả cao.
Trong kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa, tôi thấy nhiều sách báo chỉ dẫn khá cụ thể, chi tiết.
Tuy nhiên, ở địa phương tôi, nhiều bà con nông dân chọn cách bón phân trộn (vì sợ rằng phân bón NPK hiện nay bị làm giả rất nhiều), chỉ trộn chung các loại phân SA, URE, Kali, bo, kẽm, đồng; Riêng phân Lân thì bón một lần duy nhất vào đầu mùa mưa với khối lượng khoảng 500-700g / cây (vì kinh nghiệm cho rằng phân Lân là chất khó hòa tan, hấp thu, không bay hơi, bón đầu mùa mưa là đủ cho cây hòa tan và hấp thu quanh năm).
Xin hỏi Y5cafe và bà con gần xa, liệu cách phối trộn các loại phân trên có đúng không; cách bón phân lân vào đầu mùa như vậy có ổn không ?
Theo tôi suy nghĩ Lân có tác dụng khá nhiều đối với việc phân cành, ra hoa, vì vậy nếu bón vào đầu mùa mưa sẽ không hợp lý lắm. Vì đầu mùa cần dinh dưỡng cho phân cành, nhưng khi này bón thi cây chưa hấp thu được, đến khoảng giữa mùa mưa cây hấp thụ được dẫn đến phân cành, phân hóa nhiều, phải đi làm cành tăm rất vất vả hoa ra rải rác. Đến mùa ra hoa, lượng phân Lân trong đất có thể còn lại rất ít, nên việc phân hóa mầm hoa ít nhiều gặp khó khăn.
Có nên chăng, thời điểm bón phân Lân thích hợp (với phân đơn: Phân lân nung chảy Văn Điển) là khoảng gần cuối tháng 10 (khi mưa bắt đầu thưa nhưng chưa kết thúc mùa mưa), đến đầu mùa mưa, nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa canh non thì phun các loại phân bón lá có chứa nhiều P2O giúp kích thích ra cành nhiều vào đầu mùa mưa, các tháng mùa mưa còn lại cây ít phân cành sẽ đỡ tốn công làm cành tăm, ngăn chặn tình trạng hoa ra rải rác.
Nguyễn Văn Minh Số điện thoại: 0972034488 Địa chỉ: Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai Email: minh.iag@gmail.com
Kĩ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê
Cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản.
I. Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản rất cần đạm và lân. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá và phân cành mới. lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, thúc đẩy sự hình thành cành gỗ, tạo cho cây cứng cáp và có nhiều cành cơ bản. Kali cần thiết để duy trì sự hoạt động bình thường của cây, tăng năng suât, chất lượng hạt và tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân.
Ngoài ra cà phê kiến thiết cơ bản còn cần các nguyên tố trung và vi lượng khác, đặc biệt là kẽm và bo. Hiện tại, các nguyên tố thường thiếu trên diện rộng ở cà phê kiến thiết cơ bản là kẽm, magie, thiếu phổ biến ở một số vùng là canxi, lưu huỳnh và Bo. Các nguyên tố như đồng, mangan, sắt, molyden cũng có triệu chứng thiếu ở một số vườn cà phê kiến thiết cơ bản.
+ Phân hữu cơ: 2-3 kg/gốc (Chia làm 2 lần bón, thời gian bón phân tùy vào từng vùng) + Phân tím (16-12-8-11 + TE): 0,3-0,4 kg gốc/năm. + Chia ra bón 2-3 lần. + Cách bón: phân rải đều cách gốc 5 – 6 cm cho tới mép vành tán, xới đất trộn đều phân vào đất để khỏi mất mát (nếu gốc cà phê làm bồn thì ta rải phân xung quanh bồn và tưới nước giữ ẩm)
+ Phân hữu cơ: 2-3kg/gốc (chia làm 2 lần bón). + Lượng phân N-P-K: 0,5 kg phân tím hoặc phân xanh(12 -12 – 17 – 9 + TE)/gốc/năm.
– Đợt 1: đầu mùa khô, sau khi thu hoạch. – Đợt 2: gần cuối mùa khô, kết hợp tưới nước. – Đợt 3: bón vào đầu mùa mưa. – Đợt 4: bón vào giữa mùa mưa. – Đợt 5: bón vào cuối mùa mưa trước khi thu hoạch.
– Cách bón: bón phân vào rãnh theo vành tán, kết hợp làm cỏ , xới đất tạo thành rãnh sâu 3-5 cm theo đường chiều của vanh tán, bón xong vùi đất lấp lại,.
– Ngoài việc bón phân vào gốc, có thể kết hợp thêm một số phân bón lá cao cấp Better HG – Best Farm, HG – Best Plant, Better KNO3, Better KNO3 + Mg. Phun khi trời mát (8 – 10 giờ sáng hoặc 3 – 5 giờ chiều)
Cách bón phân bón lá cao cấp: HG – Best Farm, HG – Best Choice:
– Hòa 10g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều 3 – 5 bình/ 1000m2. Khi cây mới nhú nụ và trước khi nụ nở hoa. Phun 3 – 5 lần /vụ, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày.
Cách bón phân bón lá Better 6-18-6:
– Hòa 20g /1 bình 8 – 10 lít nước sạch, lắc đều cho tan, phun đều ướt lá, phun 3 – 5 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa.
Cách bón phân bón lá hòa tan cao cấp Better KNO3, Better KNO3 + Mg:
– Hòa 50-100g/ 1 bình 8 – 10 lít nước sạch, phun đều 4 – 6 bình/ 1000m2, tùy theo tình trạng vườn cây. Phun 7 – 10 ngày/ 1 lần.
II. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh.
1. Lượng phân bón kg/gốc/năm:
– Bón phân cho cà phê trong thời kỳ kinh doanh chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa.
– Lượng phân bón: 0,8 kg phân NPK/gốc/năm + 2 – 4kg phân hữu cơ HG01 3-2-2.
– Mùa khô bón phân 0,4 kg NPK tím, chia làm 2 đợt: + Đợt 1 ngay sau khi thu hoạch + Đợt 2 bón vào gần cuối mùa khô, kết hợp thêm phân bón lá .
– Mùa mưa bón 0,4 kg NPK xanh, chia làm 2 đợt: đợt 1 bón 0,2 kg NPK xanh bón khi có mưa đầu mùa, đợt 2 bón 0,2 kg NPK xanh vào gần cuối mùa mưa, ngoài ra có thể kết hợp thêm phân bón lá KNO3 + Mg, ĐT907 để nâng cao năng suất tránh hiện tượng rụng trái non và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với cà phê kinh doanh, bón phân xong cần phải vùi lấp lại để giảm lượng thất thoát do rửa trôi, bay hơi, tạo rãnh rộng 20 – 30cm, sâu 5 – 7cm theo đường chiếu của vành tán, rải phân đều theo rãnh này rồi vùi lấp phân lại.
Phân Lân Nung Chảy Văn Điển Cho Cây Cà Phê Tây Nguyên
Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 – 4,7).
I. Đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cà phê
Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), ngoài ra cây cà phê được trồng trên vùng đất Tây Nguyên rất cần bổ sung thêm các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất, cụ thể như:
+ Nhu cầu về canxi (Ca) và magiê (Mg): Cây cà phê rất cần canxi, canxi có thành phần dinh dưỡng khá cao ở các bộ phận của cây, canxi giúp cho cây điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng tổng hợp chất khô, lượng canxi cây cà phê lấy đi từ đất thường nhiều gấp 3 lần lượng lân. Đối với đất Tây Nguyên thiếu can xi cho nên với mức bón từ 600 – 700kg CaO/ha là vừa, giảm độ chua của đất tạo môi trường thuận lợi cho cà phê phát triển.
+ Nhu cầu magiê (Mg): Cây cà phê rất cần cho sự quang hợp, tổng hợp chất khô, đặc biệt đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh thường mang số lượng quả quá lớn, hệ số diện tích lá phục vụ cho nuôi quả không tương xứng thường thấp hơn nhu cầu nuôi quả, lúc này magiê có một vai trò quan trọng nâng cao hiệu suất quang hợp để cây đủ sức mang quả, hạn chế hữu hiệu quả rụng, trái to, nhân chắc, nâng cao sức chống chịu với thời tiết ở Tây Nguyên mức bón magiê thích hợp cho cây cà phê từ 80 – 100kg/ha.
+ Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cũng là thành phần quan trọng của cây, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh còn cao hơn cả lân, thiếu lưu huỳnh sẽ gây bệnh bạc lá, giảm năng suất chất lượng, lượng lưu huỳnh cà phê hấp thu thấp hơn nhiều so với các chất trung lượng khác nhưng cũng rất cần thiết không thể thiếu được.
Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê.
Giải thích tình trạng trên tác giả cho rằng, nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại; bên cạnh đó hàng năm nước ta NK hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supelân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Mấy thập kỷ qua nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.
+ Nhu cầu kẽm (Zn): Trên các vườn cà phê ở Tây Nguyên hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến (một số nơi thiếu hụt rất nghiêm trọng) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cà phê, cà phê cần kẽm không nhiều nhưng đây là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt với cà phê trong thời kỳ sản xuất. Nếu cà phê thiếu kẽm thường xuất hiện trên lá non ở đầu cành quả hay đầu ngọn thân, lá thường nhỏ có dạng lưỡi dao trích, dọc gân chính của lá hay úa vàng toàn lá.
+ Nhu cầu về Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần không nhiều nhưng rất quan trọng trong việc hình thành các men để xúc tác tổng hợp dinh dưỡng cho quả và nhân. Nếu thiếu Bo, mô líp đen, đồng, cô ban, sắt thì làm cho lá cà phê ở ngọn, chồi hay chết, lá thường biến dạng cong queo, phần ngọn lá có thể biến dạng thành màu vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cà phê.
II. Phân bón Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê
Từ đặc điểm của đất trồng cà phê Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm được các nhà vườn ở Tây Nguyên sử dụng để thâm canh cây cà phê.
Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28 – 34%, chất ma giê từ 15 -18%, chất lưu huỳnh từ 2 – 4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 – 0,4%…
Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8 – 8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân supe khác.
Nếu cây sử dụng chưa hết thì lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất rất thiếu hụt và cây cà phê lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.
Cty CP phân lân Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê ở Tây Nguyên có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-76% bao gồm đầy đủ, đồng thời các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như NPK 10.12.5; NPK 10.5.12; 10.8.12; NPK 12.8.12; NPK 16.6.16; NPK 20.5.5; NPK 16.16.8…
* Cách sử dụng cho cây cà phê:
– Cà phê trồng mới: Phân lân Văn Điển thông thường được bón lót khi trồng mới từ 500 – 600kg/ha cùng với 10 – 15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng bón 300 – 400kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 2 lần bón, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm bón từ 500 – 600kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 3 lần bón trong năm.
– Cà phê kinh doanh:
Thời kỳ bón
Loại phân và liều lượng bón kg/gốc
Cách bón
Đợt 1
Tháng 1-2
+ 1kg lân Văn Điển /gốc
+ 0,4-0,6kg/gốc NPK16.16.8
Xới lật đất theo hình vành khăn quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu 5-10cm cách gốc 50-60cm, rải đều phân rồi lấp đất kín phân.
Hoặc bón rải phân theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt, cào lá cành cà phê, tủ lại để giữ ẩm và hạn chế mất đạm do bay hơi.
Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục lên trên.
Đợt 2
Tháng 3-4
+ 0,5-0,7kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 3
Tháng 6
+ 0,6- 0,8kg/gốc NPK 12.8.12
Đợt 4
Tháng 8-9
+ 0,7- 0,9kg/gốc NPK 16.6.16
Lưu ý: Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển do được cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối 13 chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kali. Các chất trung lượng là: Can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là: kẽm, bo, coban, sắt, đồng…
Cà phê khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cà phê ra hoa đậu trái cao, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng phân bón Văn Điển theo hướng dẫn bà con nông dân không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào khác nữa.
Nguồn :nongnghiep.vn
ĐẠI TỪ
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Đúng Cách Theo Từng Thời Điểm?
Để giúp cho cây cà phê đạt năng suất cao thì việc chú ý đến cách bón phân cũng như lựa chọn phân bón chuyên dùng cho cây cà phê cùng thời điểm phù hợp chính là điều mà bà con cần đặc biệt quan tâm và lưu ý.
Nguyên tắc để bón phân cho cây cà phê đó chính là bà con cần nhớ rõ vào mùa mưa thì cây cà phê cần phải được cung cấp đầy đủ cả phân kali và phân đạm. Điều này sẽ giúp cho cây cà phê có thể tăng trưởng tốt hơn.
Thứ nhất: Đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản và hàng năm sẽ diễn ra từ 3 đến 4 lần bón phân trong thời gian ở đầu, giữa và cuối mùa mưa. Và cách bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa diễn ra như sau:
– Về cách bón: Bà con cần lưu ý khi bón phân cho cây cà phê thì cần phải bón xung quanh tán cây và bón phân cân đối cho cây cà phê. Hãy dùng dụng cụ để tạo rãnh cho cây rồi sau đó bón phân cuối cùng thì hãy lấp đất lại.
*Lần 1 tức là vào đầu mùa mưa bà con bón 40% phân bón NPK cho cây cà phê + 20% phân Kali và toàn bộ Super Lân.
Thứ hai: Đây là giai đoạn kinh doanh và nó được bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi và lúc này thì cây cà phê đã bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh. Chúng ta hãy bón thêm 130kg NPK còn đối với những lượng phân bón khác như là Super Lân cùng với Kali vẫn tương tự như năm thứ 4.
Bên cạnh việc tìm hiểu về các giai đoạn bón phân cho cây cà phê thì bà con cũng cần tìm hiểu để chọn phân bón cho cây cà phê của mình. Và để chọn được loại phân bón chất lượng cho cây cà phê thì bà con cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về các loại phân bón cho cây cà phê.
– Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản:
+ Vẫn ưu tiên sử dụng những sản phẩm như NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE hoặc NPK Amino 16-16-8-6S+TE.
– Ở giai đoạn kinh doanh:
+ Đợt 2 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 2, 3): 200-300 kg phân NPK Mùa khô 22-5-5+TE Phượng Hoàng và 300 – 700 kg/ha Lân tạo mầm.
+ Đợt 3 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg NPK Amino 16-16-8-6S+TE Phượng Hoàng
+ Đợt 4 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE
+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE.
– NPK 10.52.10+TE sẽ giúp cho cây cà phê được tạo mầm mạnh, ra hoa sớm, giảm tỷ lệ rung và khô bông từ đó tăng năng suất vượt trội.
– NPK Phượng Hoàng 16.16.16+TE: sẽ giúp cây ra hoa sớm cũng như tăng tỷ lệ đậu trái cho cây cà phê, giúp trái non chống rụng. Ngoài ra loại phân này còn giúp hạn chế mầm mống gây bệnh cho cây mang đến năng suất vượt trội nhất.
Hy vọng rằng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân lân, phân lá và phân bón nước..v.v.. cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cà phê hoặc nên bón phân gì cho cây cà phê vui lòng liên hệ với http://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Lân Cho Cây Cà Phê? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!