Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Hè Thu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân, Hè Thu & Thu Đông) khoảng 600.000 ha
– Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam
Sự khác biệt giữa Vụ lúa Đông Xuân & Hè Thu
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông) khoảng 600.000 ha, diện tích làm lúa 1 vụ/năm (chủ yếu nằm ở ven biển) khoảng 100.000 ha và khoảng 1 triệu ha trồng 2 vụ lúa/năm với 2 vụ chính là Đông Xuân & Hè Thu.
Vụ lúa Đông Xuân xuống giống vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm, được thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Đây là vụ lúa có năng suất và hiệu quả nhất bởi hội tụ được các điều kiện tự nhiên tối thích cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Vụ lúa Hè Thu theo sau vụ Đông Xuân nhưng phải canh thời điểm phù hợp để thu hoạch lúa không được quá 15/08 bởi sau thời điểm này rất dễ xảy ra lũ lụt.
Những bất lợi của Vụ Lúa Hè Thu
– Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn.
– Không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên rất dễ bị nhiễm độc hữu cơ.
– Cây sinh trưởng trong điều kiện mùa mưa, trời nhiều mây, lượng bức xạ kém, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao nên năng suất lúa không cao.
– Nắng nóng và mưa nhiều nên dễ thất thoát phân bón
Những điểm cần lưu ý khi bón phân vụ Hè Thu
Kỹ thuật bón phân cho Lúa vụ Hè Thu cũng có nhiều điểm khác biệt mà bà con nông dân cần lưu ý so với vụ lúa Đông Xuân.
– Nhu cầu phân bón, nhất là Phân đạm cho lúa vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân. Thông thường để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa vụ ĐX ở ĐBSCL cần bón 90 – 100kg N (~ 195 – 215kg Urê) thì lúa vụ T chỉ cần bón 75 – 85kg N (~ 165 - 185kg Urê).
– Cần bón nhiều Phân Lân hơn: Với lúa vụ ĐX chỉ cần bón 35 - 40kg P2O5 (~ 215 – 250kg Lân Supe) nhưng với lúa vụ HT phải bón nhiều Lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các Cation Al & Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu. Do đó, Lượng khuyến cáo là 40 - 50kg P2O5 (~ 250 - 315kg Lân Supe), thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60kg P2O5 (~ 375kg Lân Supe).
– Lượng Phân Kali có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa vụ ĐX 40 – 45kg K2O (~ 65 – 75kg KCl).
– Tại các khu vực có hàm lượng đất phèn nặng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên Bà con có thể phải bón thêm Vôi với liều lượng khoảng 200 - 300 kg/ha.
– Cảnh giác với việc bón thừa Phân Đạm: Do trời nóng, hạn nên nhiều khi bón Phân Đạm nhưng không thấy hiệu quả rõ rệt nên dễ lầm tưởng rằng bón ít nên bón bổ sung thêm. Hệ quả là dư đạm và cây sẽ bộc phát khi có mưa.
Do các đặc điểm thời tiết và sinh lý cây trồng trong vụ Hè Thu. Ngoài việc, cung cấp các dinh dưỡng Đa lượng, thì bà con cần bổ sung thêm các yếu tố Trung – Vi lượng bằng phương pháp bón qua lá. Bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dinh dưỡng được cây hấp thụ.
Khi bón qua lá, các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng được dẫn đến các tế bào và mô cây để sử dụng, đạt hiệu suất lên tới 95%.
Công ty Nam Phương – Một trong những công ty cung cấp giải pháp phát triển nông nghiệp hiệu quả, góp phần giúp Bà con có thêm những giải pháp tiện ích và tối ưu nhất trong vụ Hè Thu sắp tới.
Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp, bà con có thể sử dụng:
1. Xô Kao To trộn với NPK để bón cho cả 3 Đợt 1, 2, 3 vào gốc.
2. Kèm theo đó Đợt 1, 2 có thể kết hợp phun Oxy dạng Chai (Giúp cho Cây lúa ra rễ, đẻ nhánh, mập thân)
3. Phun Thon Thot vào đợt 3 để dưỡng nuôi đòng sẽ giúp cây lúa đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.
Ngoài ra, Bà con cũng cần lưu ý việc Quản lý bệnh hại cho cây trong giai đoạn vụ Hè Thu
1. Quản lý Đạo Ôn – Vi Khuẩn:
– Cặp Đôi Hạnh Phúc sử dụng từ khi cấy dặm xong, đến khi cây lúa được 40 - 45 NSS.
– Cặp Đôi 300 sử dụng tất cả giai đoạn, đặc biệt dùng để xử lý dịch Đạo Ôn – Vi Khuẩn gây sụp mặt thối thân.
2. Quản lý Sâu cuốn Lá
– Camo 300 phun khi thấy sâu xuất hiện trên ruộng hoặc phun khi gặp sâu kháng thuốc.
3. Phục Hồi và Tái Tạo cây sau các đợt sâu bệnh gây hại
– Natto Enzym bổ sung Enzym thiết yếu, giúp cây hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, đặc biệt giúp cây phục hồi và tái tạo nhanh sau khi bị sâu, bệnh tấn công gây hại
Phân Bón Vụ Lúa Hè Thu:
Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Nông dân cân nhắc chọn lựa
chúng tôi – Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Phối trộn phân đơn
Nông dân Võ Văn Bé ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang vừa ra đại lý mua 20 bao phân cho 2,3 ha lúa HT vừa xuống giống, cho biết: “Giá phân vụ này không tăng cao lắm, chúng tôi thấy rất vui. Chứ mấy năm trước đến vụ là tăng lên ào ào chóng mặt. Vụ lúa ĐX vừa qua bán lúa tại ruộng chưa tới 4.200 đồng/kg, giá này chỉ đủ trả tiền nhân công và tiền phân thuốc chứ không có lời.
Sang vụ HT này tôi tính đến chuyện giảm chi phí tối đa bằng cách chọn mua phân đơn của 3 loại N-P-K đem về tự phối trộn lại với nhau. Tuy có cực công một chút nhưng giá rẻ hơn mấy chục ngàn đồng/bao. Vụ này sử dụng gần 1,6 tấn phân các loại đã tiết kiệm được cả triệu đồng”.
Còn nông dân Trương Văn Thống ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: “Trung bình một vụ bón 3 đợt phân, để tiết kiệm chi phí 2 đợt đầu tôi bón phân đơn chứ không mua phân chuyên dùng, đợt bón thứ 3 và bón rước hạt mới chọn mua phân chuyên dùng vì lúc này lúa cần lượng phân để nuôi hạt”.
Ông Thống cho biết thêm, bón phân tự phối trộn nông dân có thể tăng giảm theo ý của mình, tránh tình trạng bón thừa gây lãng phí. Thời buổi giá cả leo thang, nông dân làm “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mới có hạt lúa nhưng giá cả đầu ra lại quá bấp bênh nên cần tính toán để tiết giảm chi phí đến mức tối đa mới có lợi nhuận.
Nông dân mua phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng cho ruộng lúa của mình vừa hiệu quả vừa giảm chi phí
Theo chân nông dân các huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) ra đại lý mua phân bón cho vụ lúa HT, đa phần thấy bà con chọn mua các loại phân đơn đem về tự phối trộn. Anh Võ Phúc Cường, chủ cửa hàng VTNN Phúc Cường ở huyê%3ḅn Vĩnh Thạnh cho biết: “Mỗi năm mua bán hơn 3.000 tấn phân bón các loại cho nông dân. Trong đó, riêng phân urê chiếm từ 500 – 700 tấn/vụ. Từ đầu năm đến nay giá phân tương đối ổn định nên đại lý cũng dễ làm ăn, mà nông dân cũng dễ thở”.
“Kỹ thuật ô khuyết”
Theo các nhà quản lý, trong 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì lãi cao nhất là vụ TĐ (do giá thời điểm này thường cao nhất trong năm), kế đến là vụ ĐX và cuối cùng là HT. SX vụ HT nông dân tốn chi phí rất nhiều nhưng năng suất lại rất thấp do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, nông dân phải biết tính toán thật kỹ, lựa chọn giống và phân bón thật hợp lý để hạn chế tình trạng cây lúa bị đổ ngã thì mới mong có lời.
Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, tùy theo nền đất và tùy theo vụ mà nông dân cần có sự điều chỉnh công thức bón phân cho phù hợp. Đối với đất làm 2, 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì trung bình lượng phân cần sử dụng khoảng 150 – 180 kg urê, 50 – 100 kg DAP, 30 kg kali. Nếu nông dân có bón lót phân lân đầu vụ (khoảng 300 kg/ha) thì lượng DAP cần dùng là 50 kg, còn urê thì nên sử dụng bảng so màu lá lúa để cân đối cho phù hợp.
Theo ông Nguyên, nếu là ruộng mới khai hoang thì nên sử dụng loại phân đơn, tự phối trộn để dễ tăng giảm theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng phân tự phối trộn rất dễ bón thừa, nhất là thừa đạm làm phát sinh sâu bệnh. Còn đối với nền ruộng đã thuần và có điều kiện thì nông dân nên sử dụng phân chuyên dùng vì đã được nghiên cứu tính toán kỹ công thức, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân nên áp dụng “kỹ thuật ô khuyết” để xác định từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali có sẵn trong đất để quyết định lượng phân cần bón thêm cho phù hợp. Theo tính toán, để có được 1 tấn lúa, cây lúa cần hấp thụ 15 kg N (đạm), 6 kg P2O5 (lân) và 18 kg K2O (kali).
Như vậy, nếu năng suất lúa đạt 7 tấn/ha thì cây lúa cần 105 kg N, 42 kg P2O5 và 126 kg K2O. Trước khi tiến hành gieo sạ lúa, nông dân nên thiết kế 3 ô liền kề nhau (khoảng 5 x 5 m), mỗi ô sẽ không bón một loại phân (khuyết 1 trong 3 nguyên tố đa lượng nói trên) trong suốt mùa vụ, các khâu còn lại vẫn chăm sóc bình thường.
Đ.T.CHÁNH – LÊ HOÀNG VŨ
Đến khi thu hoạch, lấy năng suất lúa thực tế của từng ô nhân với lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để tính ra lượng phân đạm, lân, kali mà đất đã cung cấp. Sau cùng lấy tổng lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để đạt năng suất mà nông dân mong muốn (ví dụ 7 tấn/ha), trừ đi lượng phân mà đất đã cung cấp, còn lại là lượng phân bón cần phải bổ sung thêm. Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp nông dân có được công thức bón phân hiệu quả nhất.
Kỹ Thuật Trồng Quýt Tích Giang Cho Năng Suất Vượt Trội
* Chọn đất trồng
Quýt tích giang (Quýt đỏ mỹ) được trồng trên các loại đất phù sa ven sông , đất đồi, đất thung lũng ở các vùng đồi núi, mật độ khoảng 80cm, với mực nước ngầm dưới 1m, độ PH phù hợp từ 5.5 – 7 độ dốc không quá 20-25%
* Thời vụ trồng
– Thông thường ở các tỉnh phía bắc thời vụ thích hợp trồng giống quýt tích giang ( quýt đỏ) vào mùa xuân và mùa thu . nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân bởi mùa xuân khi có mưa xuân tỷ lệ cây sẽ sống cao hơn
– Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.
– Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,…để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.
-Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).
-Mực nước trong mương :Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.
-Vét bùn, bồi liếp Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.
-Xiết nước:Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.
+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.
+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổ
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ miền trung
* Bón phân
Cây quýt đỏ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa, đậu quả. Tùy theo đất xấu hay màu mỡ mà quyết định lượng phân phù hợp. Nên thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm phân bón hữu cơ miền trung. Cần cân đối giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân bón lá (vi lượng).
– Bón lót :Đây là thời điểm nhằm cung cấp các dinh dưỡng cần thiểt cho cây trồng bằng các nguyên tố N.P.K vi lượng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung cao cấp . đây là loại phân bón được cho vào đất trước khi trồng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt
Bảng bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung sau đây
Bảng cân đối sử dụng bón phân cho cây quýt
Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
+ Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần.
+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.
* Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê
* Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.
* Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.
* Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.
– Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm.
– Bón Duy trì : Nhằm đảm bảo độ phì nhiêu cho đất và dinh dưỡng cho cây. lượng phân bón có thể tăng dần theo tuổi của cây và căn cứ vào nang suất của quả . thời kỳ bón là giai đoạn có nhiều giá trị dinh dưỡng cao nhất . nên bỏ phân bón vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây sau đó lấp đất lại
* Làm cỏ , xới xáo : Sau khi trồng được 1- 2 tháng, nên làm cỏ xung quanh gốc hoặc có thể xới nhẹ đất cho cây băng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ ngoài ra cũng có thể dùng rơm rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất .
Một số loại sâu bệnh hại quýt tích giang
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to. Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.
Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).
Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.
Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.
Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cành, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.
Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.
Thu hoạch : Sau khi ra hoa khoảng 8-10 tháng tiến hành thu hoạch, khi thu hoạch cần chọn ngày nắng ráo, 1/3 số quả đã chuyển sang màu vàng. Quả chỉ nên bảo quản tối đa 15 ngày, sau thời gian này quả sẽ bị úng, khô, giảm giá trị thương phẩm. Chúc bà con vụ mùa bội thu.
Nguồn :Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh
Kĩ Thuật Trồng Măng Tây Cho Năng Suất Cao Vượt Trội
Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt
Đặc điểm của vỏ hạt giống măng tây rất cứng nên trước khi ngâm cần mang phơi nắng nhẹ từ 9-11h sau đó ngâm trong nước nóng khoảng 40 độ trong 24h và cứ mỗi 12h thay nước và chà hạt cho hết độ trơn và bóng để tăng tỉ lệ nảy mầm cao hơn. sau đó đem ủ với khăn ẩm bằng cách dùng vải thun mềm trải đều hạt trên vải rồi lấy khăn ẩm phủ lên trong 12h rồi tiếp tục xấp hạt trong nước ấp theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh và tiến hành ủ theo quy trình trong 2-3 ngày vỏ hạt bắt đầu nứt ra những hạt vẫn chưa có dấu hiệu nứt chúng ta đem tiếp tục ủ . khi hạt đã nứt vỏ đem ươm trong bầu haowjc có thể ươm trực tiếp tại vườn ươm
Đất ươm được ủ trước 3 ngày theo tỉ lệ 3 phần đất 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân hoại mục, cứ 1m³ đất ươm ươm thì cho 5-6kg super lân và chế phẩm sinh học trichoderma và hỗn hợp được trộn đều,giữu ẩm ở 60-70% và chuẩn bị túi nilon chuyên cho bầu ươm.Bầu ươm không để bị nhăn, đảm bảo độ nén của đất ươm, lượng đất ươm vừ phải và luôn cách túi ươm 1cm . Xếp bầu ươm vào giá, lấy 1 chiếc đũa tạo 1 lỗ nhỏ giữa bầu ươm để reo hạt sau đó lấp đất lên hạt giống chú ý chiều sâu k quá 1cm thường được đo từ 05,-1 cm.
Xong xuôi việc cần làm lúc này là tưới ẩm cho cây , nên tưới bằng phun mưa hoặc phun sương để tốt cho đất.
+Ươm trực tiếp trong vườn
Đất vương phải được cày cấy kĩ rắc vôi 7-8 kg khử trùng và khử chua cho đất và bón lót phân vi sinh hoặc phân ủ hoại mục tên 100m² với khaongr 150kg , 4-5 kg lân và nấm đối kháng trichoderma. Lên luống rộng 1m cao 20-25 cm. tạo rạch trên luống theo chiều ngang để ươm giống sao cho khoảng cách giữa các rạch là 15cm . Reo hạt lấp đất sau đó rắc trấu hun trên bề mặt luống rồi tiến hành tưới ẩm
Khi cây nhú mầm lên khỏi đất liên tục phải tưới ẩm vào sáng sớm và chiều tối đây là thời điểm cây hấp thụ nhanh nhất và đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong khoảng thời than phù hợp , nhặt cỏ và lên kế hoạch bón thúc ure 1% sau 15 ngày cây sinh trưởng để kích thích tăng trưởng theo kì 15 ngày 1 lần . từ 30-35 ngày tiến hành bón phân vi sinh phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp . thời kì 3-4 nhánh là có thể đem ra trồng ngoài đất
Đưa cây từ vườn ươm ra ngoài đất
Đối với bầu ươm loại bỏ vỏ nilon nhẹ nhàng khéo cho tránh vỡ bầu ươm Chú ý tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng và đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 ~ 5 cm để tránh tưới nước bị đọng, sau đó ta có thể dùng rơm, bèo tây hoặc chấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.
Đối với cây được ươm trong vườn ươm đưa ra trồng thì trước 2 ngày ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng ( tuy nhiên sẽ có bị ảnh hưởng và không tốt bằng bầu nhưng trồng với quy mô lớn thì đây là một phương pháp giảm nhiều công và chi phí mà vẫn đảm bảo). Tuy nhiên ta có thể ươm cây 6 tháng nếu không gặp vào mùa rét với khu vực miền bắc thì bộ rễ mẳng phát triển rất tốt và ta có thể trước khi trồng cắt toàn bộ thân măng cách mặt đất 7~10cm rồi tiến hành đào gốc từ vườn ươm rũ đất và tiến hành trồng như kỹ thuật trồng bằng rễ.
+ Điều kiện vường trồng : măng tây là loại cấy rất nhạy cảm mới đát trồng vì vậy thích hợp nhất trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,…đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho cây trồng. đặc biệt rễ cây không nên để tiếp xúc với tầng đất sét ,tầng phèn ,và mức nước ngầm khoảng cách thích hợp là trên 50cm. tránh nơi có đất ngập úng, đất nhiễm đioxin… Đất không có độ dốc quá quá cao
đất phải được chuẩn bị 3 ngày trước khi trồng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại,chiều cao luống 20cm ~ 25 cm rộng chừng 1m. Tại giữa luống chúng ta tạo một rạch với chiều sâu 10 cm~15cm, rông 20cm~25cm rồi tiến hành bón phân phân hữu cơ, phân vi sinh và bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma… rồi đảo đều với đất tạo thành chiều sâu rãnh trồng so với mặt liếp 10 cm~15 cm. Tạo mô đất cao 5~7 cm ở chính giữa rãnh để chuẩn bị trồng gốc măng tây. Tâm liếp này cách tâm liếp kia là 90~120 cm.
-Chuẩn bị gốc măng:mỗi gốc măng phải đảm bảo ít nhất 1 cọng măng và 20 cọng rễ trở lên như vậy mới đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh.
-Tiến hành trồng:
Đặt gốc măng tây vào giữa mô đất đã được chuẩn bị sẵnkhéo léo tránh làm đứt rễ trồng măng và cao hơn 5cm so với mặt liếp để đảm bảo không bị đọng nước mưa và nước tưới tại, tưới đẫm và giữ ẩm cho đất, luôn giữ đất ẩm,( Độ ẩm được kiểm tra bằng cách đào xuống sâu khoảng 20 ~30 cm ngang tầm với bộ rễ rồi dùng tay nắm chặt lại và khi bỏ tay ra thấy nước rịn theo các khe tay là đạt yêu cầu).
Đến tuần thứ 2 cây bắt đầu bung tán , tiến hành xới đất phá váng trên mặt đất để tốt cho quá trình trao đổi không khí để bộ rễ thuận tiện phát triển và tiến hành vun thêm 3~5cm đất vào gốc.
Sau 4 tuần chúng ta tiến hành bón phân chuồng hoại mục có bổ sung thêm chế phẩm trichoderma vào gốc và tiến hành xới đất cho thoáng khí và diệt cỏ dại. chu kỳ xới xáo và bón phân theo tháng 1 lần. Chú ý khi thời tiết giao mùa đặc biệt là mùa mưa chúng ta cung cấp thêm các loài nấm đối kháng để phòng chống cho cây không bị các loại nấm gốc tấn công ( Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh). Hàng tháng chúng ta tiến hành kiểm tra cây mẹ già sẽ cắt bỏ để thay thế cây mẹ ( khi cây mẹ chuyển từ màu xanh sang màu vàng) thông thường cây mẹ có chu kỳ từ 35~40 ngày, chọn mỗi gốc măng từ 3~5 cây mẹ và luôn duy trì số cây mẹ trên bụi. Như chúng ta biết thân măng tây rất yếu nên chúng ta tiến hành chống đỡ cho cây bằng cách cắm cọc tre ở 2 đầu rãnh trồng, điểm thêm cọc vào giữa rãnh trồng măng khoảng cách giữa các cọc từ 5~7m, đường kính cọc từ 5~7cm và chiều cao phía trên mặt đất từ 70~90cm. Tiến hành dùng dây kẹp thành hàng đôi và cho thân măng kẹp ở giữa với mục đích giữ thẳng thân măng không bị đổ để cây có điều kiện quang hợp là tốt nhất.
Cần chuẩn bị 1 máy đo PH đất và độ ẩm đất ( máy đo PH DM 15 xuất xứ Nhật Bản). Chúng ta thường xuyên phải kiểm tra độ PH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. PH 6-7 là khoảng tốt nhất cho cây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi cho cây phát triển.vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên canh lại PH của đất và sử lý nước để đạt độ PH tốt nhất cho cây.
Sau khi trồng ta luôn giữ độ ẩm cho cây 70~75%. Sau khi trồng 15 ~20 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa các cây bị đổ nằm trên mặt đất, chú khí cắt cách mặt đấy 5~7cm, không dùng tay dứt làm ảnh hưởng đến phát triển của cây và tiến hành xới vun vào gốc cây.
Sau khi trồng 45 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa cây kết hợp bón phân NPK 5kg/sào, kết hợp phân chuồng hoại mục và vun gốc cây, tiến hành phân bón lá.
Sau khi măng trồng được 90 ngày ta tiến hành xới mặt liếp, xới rãnh sau đó bón phân chuồng hoại mục và NPK 10kg/sào vào rãnh rồi lấp đất. tiến hành cắt tỉa măng để trên cây 4~6 thân mẹ, tiến hành phun phân bón lá bổ sung thêm trichoderma.
Sau khi trồng 120ngày và 150 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 4.
Thu hoạch lần 1: Sau khi áp dụng giai đoạn 7. Ta tiến hành thu hoạch tất cả măng, ta tiến hành thu hoạch 20~25 ngày sẽ ngừng thu hoạch rồi lại chăm sóc bình thường. Thu hoạch lần 2: Sau khi ngừng thu hoạch 40 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 7 và thu hoạch trong thời gian 60 ngày. Các lần thu hoạch thứ 3 trở đi làm tương tự như lần 2.
Chúng ta không nên thu hoạch măng vào mùa mưa vì sau khi thu hoạch măng vết gãy khi bẻ măng cây rất dễ bị bệnh tấn công. Khi thu hoạch măng k hông nên tưới phân vì khi tưới phân vô tình nước phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị sót và thối dần từ vết gãy xuống bộ rễ. Miền bắc có mùa đông cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ dưới 15°C, thời gian này khi cây già ngả vàng chúng ta cắt cây cách mặt đất 7~10cm và tiến hành xới xâu đất xâu 10 cm cách gốc 10cm và để phơi khô đất giống như để ải đất
Đây là bản tài liệu được rút ra từ thực tế chúng tôi đã trồng. Mọi thắc mắc về kỹ thuật trồng măng tây xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi sẽ giúp đỡ. Mr. Hà : 01226216333 hoặc 0901539693.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Hè Thu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!