Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khí hậu thời tiết vụ Đông xuân là mùa lạnh, có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó, bà con cần có biện pháp chăm sóc và bón phân cho vụ lúa đông xuân hợp lý đạt hiệu quả cao.

– Nguồn Tin Nông Nghiệp –

Bón phân cho lúa Đông Xuân đạt hiệu quả cao

Bà con nông dân thường quen với những tập quán canh tác cũ bón phân đơn riêng lẻ, không cân đối được lượng dinh dưỡng cần bón cho cây lúa, không đạt hiệu quả cao, lúa nhiễm dịch bệnh cao, tỷ lệ hạt lép nhiều, cho năng suất kém chất lượng thấp.

Biện pháp tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây lúa mà mang lại hiệu quả cao là bón phân đa yếu tố NPK đã được cân đối nguồn dinh dưỡng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Đặc biệt khi bón phân cho lúa vụ Đông xuân, bà con nên căn cứ vào từng loại giống lúa hay loại đất sẽ có các công thức bón phân khác nhau. Lưu ý, không bón thúc khi nhiệt độ thấp dưới 18 độ C.

Bón lót: Nếu ruộng bị nhiễm phèn thì nên bón lót các loại phân làm giảm độ chua của đất như phân lân với lượng bón khoảng 400 kg/ha, nếu đất nhiễm phèn nặng có thể bón 600 – 700 kg/ha.

Bón phân đợt 1: Thời gian từ 7 – 10 ngày sau cấy

Dùng hỗn hợp các loại phân NPK với tỷ lệ 20 – 20 – 15 + TE, lượng phân bón 150 kg/ha hoặc HS-997, lượng phân bón từ 150 – 200 kg/ha. Bón mạnh giai đoạn đầu để giúp cây lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhiều nhánh, tăng năng suất cây lúa.

Đối với đất phèn bón nhiều lân sẽ làm giảm ngộ độc phèn và tăng khả năng chống chịu của cây lúa, kích thích cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh. Bón phân vụ đông xuân tốt giai đoạn đầu là biện pháp quan trọng để cây lúa cho năng suất cao chất lượng tốt.

Bón đợt 2: Thời gian từ 20 – 22 ngày sau cấy (Nếu là giống lúa dài ngày thì đợt 2 có thể bón 25 ngày sau cấy)

Dùng phân bón HS-998, lượng bón khoảng 200 – 250 kg/ha hoặc bón phân NPK với tỷ lệ 20 – 20 – 15 + TE, lượng bón khoảng 200 kg/ha. Giai đoạn này cây lúa cần nhiều đạm và lân để đẻ nhiều nhánh phát triển bộ lá, cần bón tập trung để cây phát triển nhánh chuẩn bị cho giai đoạn trổ đòng.

Bón phân đợt 3: Thời gian từ 40 – 45 ngày sau khi cấy (Bón phân đón đòng theo quy trình kỹ thuật không ngày không số)

Sử dụng lượng phân bón HS-999, với lượng bón 150 – 200 kg/ha. Thời kỳ cây lúa bắt đầu tượng đòng nên cần bón nhiều Kali để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng HS-999 giúp lúa tập trung trổ bông, bông to và hạt chắc ít bị lép, tăng năng suất lúa và chất lượng gạo. Hoặc bón phân K30, lượng phân bón khoảng 150 kg/ha.

Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp, bà con có thể sử dụng Xô Kao To trộn với NPK để bón cho cả 3 đợt 1, 2, 3 vào gốc; kèm theo đó đợt 1, 2 có thể phun Oxy (Giúp cho cây lúa ra rễ, đẻ nhánh, mập thân) và phun Thon Thot vào đợt 3 để dưỡng nuôi đòng sẽ giúp cây lúa đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.

Các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Nam Phương – Một trong những công ty cung cấp giải pháp phát triển nông nghiệp hiệu quả.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Cho Năng Suất Cao Vượt Trội

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuố i, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần thiết.

Kỹ thuật trồng chuối không khó nhưng cần phải cẩn thận, tỉ mỉ

Giống

Dạng chồi: chọn con chuối mập, khỏe, không sâu bệnh cao 0,8 – 1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá. Dạng củ: nguyên củ hay chẻ ra thành nhiều mảnh (mỗi mảnh có 2-3 mầm ngủ). Các con chuối này trước khi trồng nên xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2%.

Thời vụ

Chuối được trồng quanh năm, riêng đối với chuối Cau thì thời điểm trổ trùng vào mùa gió tháng 5-6 dương lịch dễ làm gãy cổ buồng. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao.

Kỹ thuật trồng

Chuẩn bị đất: Nơi có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp trước khi trồng sao cho mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6-1m. Chiều rộng líp trung bình 5-6m, được trồng 2 hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3-5kg phân hữu cơ + 50gr P2O5 và thêm 10gr Furadan 3H cho vào hố.

Cây chuối có thể trồng quanh năm và cho thu nhập ổn định

Khoảng cách trồng: Thay đổi tùy theo giống và kỹ thuật để chồi. Đối với chuối xiêm 3x3m, chuối già 2×2,5m, chuối cau 2x2m, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu.

Cách trồng: Đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10-15 cm nhưng đừng để nước đọng lại trong hố.

Chăm sóc: trồng cây chắn gió quanh vườn, hạn chế rách lá làm giảm năng suất. Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa (tháng 5-11 dl) thoát nước tốt cho vườn chuối, tháng 8-10 dl mưa nhiều dễ gây ngập úng.

Bón phân cho chuối

Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng Đạm (N), Lân (P), Kali (K) thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu cơ.

Cây chuối cần nhiều chăm bón, tưới nước thường xuyên

Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất chuối.

Thu hoạch và bảo quản

Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu quày tránh làm cho trái bị trầy xước, sau đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Những kinh nghiệm khác

Ngoài những kinh nghiệm về kỹ thuật, bà con nông dân cần chú ý thêm: Chọn cây con đem trồng nên chọn cây cao từ 0,6-1m và đã có trên dưới 10 lá, trước khi trồng phải gọt sạch rễ và cắt bớt lá. Khi chuối ra hoa cần phải cắt hoa đực và hoa trung tính (tức cắt bắp chuối), có tác dụng làm quả to hơn. Vườn chuối phải trồng luân canh thì năng suất mới cao. Mùa mưa không nên đi lại, cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách phòng trừ hiệu quả.

Kỹ Thuật Trồng Hành Tây Năng Suất Vượt Trội

Qua bài viết sẽ cung cấp cho bà con nông dân các kỹ thuật áp dụng đồng bộ vào quá trình canh tác hành tây làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế khi bà con trồng hành tây.

1. Một số công thức luân canh tăng vụ trong năm

Trong công thức luân canh tăng vụ tốt nhất đối với cây hành tây là cây trồng họ hoà thảo như lúa và ngô. Phản ứng của hành tây không ốt trên đất vụ trước trồng khoai tây và củ cải đỏ. Có thể bố trí một số công thức luân canh như sau:

2. Thời vụ trồng Hành tây mang lại năng suất tốt nhất

– Các vùng Đồng bằng sông Hồng giwo hạt sớm vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 trồng vào tháng 10, thời vụ 10-15/10 là tốt nhất. Có thể gieo hạt sớm hơn vào tháng 7, nhưng năng suất không ổn định, củ nhỏ. Ưu điểm của vụ này là giá bán cao, cung cấp hành sớm cho thị trường. Trồng hành tây tháng 10 thích hợp cho xuất khẩu bảo quản và nhân giống.

– Với các tỉnh Phú Yên trở vào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ trồng hành vào mua khô. Thời vụ trồng hành tây ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) thích hợp từ tháng 10 – tháng 12.

3. Kỹ thuật ươm hành tây đơn giản

Kỹ thuật trồng hành tây bằng hạt

– Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất làm sạch cỏ, làm đất kỹ, nhuyễn, được bón phân lót đầy đủ với lượng phân như sau: Lượng tính cho 1 sào 500 m 2: 1,5 tấn phân chuồng hoai mục + 12-15 kg lân + 3-4 kg Kali (hoặc 20 kg tro bếp).

– Xử lý hạt trước khi gieo: Hạt hành tây có nhiều góc cạnh, vỏ dày, sù dì nên cần xử lý hạt trước khi gieo bằng nước nóng 40-50 o C trong 10-12 giờ.

– Lượng hạt giống gieo: Một sào hành tây cần hành giống gieo từ 1,4-1,5 kg hạt. Để trồng 1 sào hành tây cần gieo 80 g hạt giống trên 24 m 2, trồng 1 ha cần gieo từ 2,2-2,5 kg hạt giống.

– Tuổi cây hành không được quá non, cũng không được quá già. Tuổi cây con từ 35-40 ngày, số lá trên cây từ 4,5-5 lá nhiều nhất là 6 lá.

– Có thể trồng hành tây bằng củ:

Kỹ thuật trồng hành tây bằng củ nhỏ

4. Phân bón cân đối cho cây hành tây

– Lượng phân bón cho hành tây tính cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục : 20-25 tấn phân hữu cơ hoai mục, có điều kiện có thể bón tời 30-40 tấn, tốt nhất phân gà hoặc phân gia cẩm ủ hoai mục. Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng nguyên chất tính cho 1 ha diện tích trồng hành tây: Đạm nguyên chất 60-80 kg không được quá 100 kg; P 2O 5: 80-90 kg; K 2 O: 120 kg.

– Phương pháp bón: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 2/5 phân kali + 1/3 tổng lượng phân đạm trộn đều vào đất ở độ sâu 7-10 cm. Mức phân bón như vậy có thể thu được 30 tấn củ/ha đối với giống Granex.

5. Khoảng cách và mật độ trồng hợp lý cho hành tây

– Sau khi tiến hành làm đất bằng phẳng, sạch cỏ dại, lên luống 1,2-1,3 m, luống cao 20-25 cm, trộn đều phân bón vào mặt luống. Trồng trên luống 4 hàng, khoảng cách hành cách hàng 22-25 cm, khoảng cách cây cách cây 13-15 cm, 1 ha trồng 21-22 vạn cây.

– Trồng thưa, diện tích dinh dưỡng lớn sẽ làm cho thân lá phát triển mạnh, cây chậm ra củ, củ cây hành phát triển to, cây lâu chin già, lâu khô.

– Khi trồng dùng que nhọn chọn lỗ, đặt nhẹ cây hành, không vùi sâu, lấp đất nhẹ vừa kín đế là được. Lấp sâu thân củ khó sinh trưởng.

6. Quy trình chăm sóc hành tây sau trồng

– Xới vun:

+ Thực hiện với 2-3 lần tuỳ theo tính chất đất đai. Sau trồng 10-15 ngày xới sâu, rộng khắp mặt luống, kết hợp bón thúc phân đạm lần 1, 1 ha bón 24-54 kg phân đạm.

+ Sau trồng 25-30 ngày với lần thứ 2, bón thúc lần thứ 2: tưới 42-56 kg đạm.

+ Sau trồng 40-45 ngày xới hẹp nông xung quanh gốc tưới thúc lần 3: 56-84 kg phân đạm. Nồng độ 0,5-1% tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây hành. Sau khi tưới thúc cần dùng thùng ô doa tưới nhẹ để rửa lá.

+ Sau trồng 40 ngày bón thúc kali lần thứ 1: 56-84 kg/ ha, Sau trồng 50-60 ngày khi củ phình to, bón kali lần 2: 56-84 kg, nồng độ 1 %. Nếu cây hành tây sinh trưởng phát triển bình thường thì ngừng bón đạm.

– Tưới nước: Tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây con sau trồng cho đến khi hồi xanh. Khi cây hồi xanh có thể tưới bằng thùng o doa. Sau trồng 30 ngày trởi đi thì tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới rãnh 1 lần, tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Sauk hi đất ngấm nước đều cần tiêu thoát nước kịp thời, cho ruộng khô cạn. Trước khi thu hoạch 1 tháng thì ngừng tưới nước.

– Phòng trừ bệnh cho hành tây:

* Bệnh đốm kho lá hành tây (Stemphylium botryosum W.)

+ Đặc điểm phát sinh: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ hình thành củ trng vụ đông. Bệnh hại trên lá là chủ yếu, trên lá xuất hiện những vết, khi bệnh phát triển thì vết bệnh có hình bầu dục kéo dài, mầu htaam đen, sau khi bị bệnh khoảng một tuần lá bị gẫy ở đoạn giữa và khô lụi. Bệnh phát triển trong điều kiện thiếu ánh sáng, trời âm u, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí từ 20-30 o C.

+ Biện pháp phòng trừ: Tiến hành đồng bộ quản lý dịch hại tổng hợp từ khâu đầu tiên: từ các biện pháp luân canh, bón phân NPK cân đối, mật độ thích hợp, ruộng hành tây cần khô ráo và kịp thời xử lý lá bị bệnh. Có thể xử lý bằng biện pháp hoá học: dùng các dạng thuốc như Rovral 50WP,, Score 250EC… nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

* Bệnh thán thư hành tây (Colletotrichum Circinans Vogt.)

+ Đặc điểm phát sinh gây hại: Bệnh gây hại trên cây hành tây ở thời vụ sớm, gây hại thời kỳ cây con, hại lá hại củ non. Vết ban đầu có hình bầu dục, mầu xám trắng, trên nền trắng xám xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm áp, nhiệt độ từ 25-28 oC, khi nhiệt độ thấp dưới 20 o C thì bệnh ngừng phát triển.

– Biện pháp phòng trừ: Thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp, trồng mật độ hợp lý, không bón đạm quá nhiều, bón cân đối NPK. Ở thời kỳ cây con 2-3 lá thật, khi thấy cây bị cong queo, lá vươn dài thì phun thuốc Benlate 70WP, trước khi nhổ đi phun lặp lại thuốc trên. Sauk hi trồng 1 tháng cây thường bị bệnh thán thư, dùng thuốc Benlate 70WP, Sumi – 8,… Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng phun thuốc. Sâu hại trên hành thường thấy là rệp, trừ rệp bằng thuốc thảo mộc Trebon 10EC…

7. Thu hoạch và bảo quản hành tây

– Xác định thời gian thu hoạch phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng.

– Sau khi trồng được 60-70 ngày có thể dùng củ non để làm rau, trộn salat. Nhưng thông thường thu khi củ chin thì phạm vi sử dụng sẽ mở rộng, bảo đảm được năng suất và chất lượng.

– Củ hành khi chin già có thể dùng làm rau, làm nguyên liệu chế biến, bảo quản, vận chuyển xếp lên tầu để xuất khẩu và những củ giống thì bảo quản cho tới vụ sau.

– Khi kiểm tra đồng ruộng có từ 1/4 – 1/2 số cây hành đã đổ gập thì có thể thu hoạch. Trong thời gian thu hoạch thời tiết phải khô ráo trong một số ngày. Ở nước ta thì thu hoạch thủ công. Khi hành chin thì nhổ cây khỏi mặt đất, trải đều trên mặt ruộng để hong khô, có thể dồn hành, tập trung vào một số luống. Sau khi làm sạch hành tây cần phơi, hong khô hành trong điều kiện 25-30 o C vài ba ngày, khi củ hành khô chắc thì xếp lên dàn, mỗi tầng dàn xếp 2-3 lớp dầy 20-25 cm.

– Bảo quản hành trong kho lạnh cần khống chế nhiệt độ ở 0 oC, ẩm độ không khí 60-65%. Nếu nhiệt độ trên 0 o C và độ ẩm trên 65% thì củ bắt đầu nảy mầm, rễ cũng sinh trưởng, củ hành trở nên xấu xi, nhanh chóng bị mất giá trên thị trường.

– Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra loại bỏ những củ bị thối hỏng, củ bị bệnh, củ nẩy mầm. Sau thời gian bảo quản củ hành bị mất nước, hành trởi nên khô cứng, giảm khối lượng và thể tích, nhiệt độ càng cao, ẩm độ không khí càng thấp, củ hành bị mất nước nhiều. Khối lượng củ bị giảm nhanh khi ẩm độ không khí trong kho thấp và thông gió quá mạnh. Tốt nhất nên xếp hành vào các thùng để trong nhiệt độ -1- (-2 o C),độ ẩm không khí 80-85% với vận tốc thông gió hợp lý.

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Kĩ Thuật Trồng Măng Tây Cho Năng Suất Cao Vượt Trội

Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt

Đặc điểm của vỏ hạt giống măng tây rất cứng nên trước khi ngâm cần mang phơi nắng nhẹ từ 9-11h sau đó ngâm trong nước nóng khoảng 40 độ trong 24h và cứ mỗi 12h thay nước và chà hạt cho hết độ trơn và bóng để tăng tỉ lệ nảy mầm cao hơn. sau đó đem ủ với khăn ẩm bằng cách dùng vải thun mềm trải đều hạt trên vải rồi lấy khăn ẩm phủ lên trong 12h rồi tiếp tục xấp hạt trong nước ấp theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh và tiến hành ủ theo quy trình trong 2-3 ngày vỏ hạt bắt đầu nứt ra những hạt vẫn chưa có dấu hiệu nứt chúng ta đem tiếp tục ủ . khi hạt đã nứt vỏ đem ươm trong bầu haowjc có thể ươm trực tiếp tại vườn ươm

Đất ươm được ủ trước 3 ngày theo tỉ lệ 3 phần đất 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân hoại mục, cứ 1m³ đất ươm ươm thì cho 5-6kg super lân và chế phẩm sinh học trichoderma và hỗn hợp được trộn đều,giữu ẩm ở 60-70% và chuẩn bị túi nilon chuyên cho bầu ươm.Bầu ươm không để bị nhăn, đảm bảo độ nén của đất ươm, lượng đất ươm vừ phải và luôn cách túi ươm 1cm . Xếp bầu ươm vào giá, lấy 1 chiếc đũa tạo 1 lỗ nhỏ giữa bầu ươm để reo hạt sau đó lấp đất lên hạt giống chú ý chiều sâu k quá 1cm thường được đo từ 05,-1 cm.

Xong xuôi việc cần làm lúc này là tưới ẩm cho cây , nên tưới bằng phun mưa hoặc phun sương để tốt cho đất.

+Ươm trực tiếp trong vườn

Đất vương phải được cày cấy kĩ rắc vôi 7-8 kg khử trùng và khử chua cho đất và bón lót phân vi sinh hoặc phân ủ hoại mục tên 100m² với khaongr 150kg , 4-5 kg lân và nấm đối kháng trichoderma. Lên luống rộng 1m cao 20-25 cm. tạo rạch trên luống theo chiều ngang để ươm giống sao cho khoảng cách giữa các rạch là 15cm . Reo hạt lấp đất sau đó rắc trấu hun trên bề mặt luống rồi tiến hành tưới ẩm

Khi cây nhú mầm lên khỏi đất liên tục phải tưới ẩm vào sáng sớm và chiều tối đây là thời điểm cây hấp thụ nhanh nhất và đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong khoảng thời than phù hợp , nhặt cỏ và lên kế hoạch bón thúc ure 1% sau 15 ngày cây sinh trưởng để kích thích tăng trưởng theo kì 15 ngày 1 lần . từ 30-35 ngày tiến hành bón phân vi sinh phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp . thời kì 3-4 nhánh là có thể đem ra trồng ngoài đất

Đưa cây từ vườn ươm ra ngoài đất

Đối với bầu ươm loại bỏ vỏ nilon nhẹ nhàng khéo cho tránh vỡ bầu ươm Chú ý tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng và đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 ~ 5 cm để tránh tưới nước bị đọng, sau đó ta có thể dùng rơm, bèo tây hoặc chấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.

Đối với cây được ươm trong vườn ươm đưa ra trồng thì trước 2 ngày ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng ( tuy nhiên sẽ có bị ảnh hưởng và không tốt bằng bầu nhưng trồng với quy mô lớn thì đây là một phương pháp giảm nhiều công và chi phí mà vẫn đảm bảo). Tuy nhiên ta có thể ươm cây 6 tháng nếu không gặp vào mùa rét với khu vực miền bắc thì bộ rễ mẳng phát triển rất tốt và ta có thể trước khi trồng cắt toàn bộ thân măng cách mặt đất 7~10cm rồi tiến hành đào gốc từ vườn ươm rũ đất và tiến hành trồng như kỹ thuật trồng bằng rễ.

+ Điều kiện vường trồng : măng tây là loại cấy rất nhạy cảm mới đát trồng vì vậy thích hợp nhất trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,…đất trồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho cây trồng. đặc biệt rễ cây không nên để tiếp xúc với tầng đất sét ,tầng phèn ,và mức nước ngầm khoảng cách thích hợp là trên 50cm. tránh nơi có đất ngập úng, đất nhiễm đioxin… Đất không có độ dốc quá quá cao

đất phải được chuẩn bị 3 ngày trước khi trồng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại,chiều cao luống 20cm ~ 25 cm rộng chừng 1m. Tại giữa luống chúng ta tạo một rạch với chiều sâu 10 cm~15cm, rông 20cm~25cm rồi tiến hành bón phân phân hữu cơ, phân vi sinh và bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma… rồi đảo đều với đất tạo thành chiều sâu rãnh trồng so với mặt liếp 10 cm~15 cm. Tạo mô đất cao 5~7 cm ở chính giữa rãnh để chuẩn bị trồng gốc măng tây. Tâm liếp này cách tâm liếp kia là 90~120 cm.

-Chuẩn bị gốc măng:mỗi gốc măng phải đảm bảo ít nhất 1 cọng măng và 20 cọng rễ trở lên như vậy mới đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh.

-Tiến hành trồng:

Đặt gốc măng tây vào giữa mô đất đã được chuẩn bị sẵnkhéo léo tránh làm đứt rễ trồng măng và cao hơn 5cm so với mặt liếp để đảm bảo không bị đọng nước mưa và nước tưới tại, tưới đẫm và giữ ẩm cho đất, luôn giữ đất ẩm,( Độ ẩm được kiểm tra bằng cách đào xuống sâu khoảng 20 ~30 cm ngang tầm với bộ rễ rồi dùng tay nắm chặt lại và khi bỏ tay ra thấy nước rịn theo các khe tay là đạt yêu cầu).

Đến tuần thứ 2 cây bắt đầu bung tán , tiến hành xới đất phá váng trên mặt đất để tốt cho quá trình trao đổi không khí để bộ rễ thuận tiện phát triển và tiến hành vun thêm 3~5cm đất vào gốc.

Sau 4 tuần chúng ta tiến hành bón phân chuồng hoại mục có bổ sung thêm chế phẩm trichoderma vào gốc và tiến hành xới đất cho thoáng khí và diệt cỏ dại. chu kỳ xới xáo và bón phân theo tháng 1 lần. Chú ý khi thời tiết giao mùa đặc biệt là mùa mưa chúng ta cung cấp thêm các loài nấm đối kháng để phòng chống cho cây không bị các loại nấm gốc tấn công ( Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh). Hàng tháng chúng ta tiến hành kiểm tra cây mẹ già sẽ cắt bỏ để thay thế cây mẹ ( khi cây mẹ chuyển từ màu xanh sang màu vàng) thông thường cây mẹ có chu kỳ từ 35~40 ngày, chọn mỗi gốc măng từ 3~5 cây mẹ và luôn duy trì số cây mẹ trên bụi. Như chúng ta biết thân măng tây rất yếu nên chúng ta tiến hành chống đỡ cho cây bằng cách cắm cọc tre ở 2 đầu rãnh trồng, điểm thêm cọc vào giữa rãnh trồng măng khoảng cách giữa các cọc từ 5~7m, đường kính cọc từ 5~7cm và chiều cao phía trên mặt đất từ 70~90cm. Tiến hành dùng dây kẹp thành hàng đôi và cho thân măng kẹp ở giữa với mục đích giữ thẳng thân măng không bị đổ để cây có điều kiện quang hợp là tốt nhất.

Cần chuẩn bị 1 máy đo PH đất và độ ẩm đất ( máy đo PH DM 15 xuất xứ Nhật Bản). Chúng ta thường xuyên phải kiểm tra độ PH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. PH 6-7 là khoảng tốt nhất cho cây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi cho cây phát triển.vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên canh lại PH của đất và sử lý nước để đạt độ PH tốt nhất cho cây.

Sau khi trồng ta luôn giữ độ ẩm cho cây 70~75%. Sau khi trồng 15 ~20 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa các cây bị đổ nằm trên mặt đất, chú khí cắt cách mặt đấy 5~7cm, không dùng tay dứt làm ảnh hưởng đến phát triển của cây và tiến hành xới vun vào gốc cây.

Sau khi trồng 45 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa cây kết hợp bón phân NPK 5kg/sào, kết hợp phân chuồng hoại mục và vun gốc cây, tiến hành phân bón lá.

Sau khi măng trồng được 90 ngày ta tiến hành xới mặt liếp, xới rãnh sau đó bón phân chuồng hoại mục và NPK 10kg/sào vào rãnh rồi lấp đất. tiến hành cắt tỉa măng để trên cây 4~6 thân mẹ, tiến hành phun phân bón lá bổ sung thêm trichoderma.

Sau khi trồng 120ngày và 150 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 4.

Thu hoạch lần 1: Sau khi áp dụng giai đoạn 7. Ta tiến hành thu hoạch tất cả măng, ta tiến hành thu hoạch 20~25 ngày sẽ ngừng thu hoạch rồi lại chăm sóc bình thường. Thu hoạch lần 2: Sau khi ngừng thu hoạch 40 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 7 và thu hoạch trong thời gian 60 ngày. Các lần thu hoạch thứ 3 trở đi làm tương tự như lần 2.

Chúng ta không nên thu hoạch măng vào mùa mưa vì sau khi thu hoạch măng vết gãy khi bẻ măng cây rất dễ bị bệnh tấn công. Khi thu hoạch măng k hông nên tưới phân vì khi tưới phân vô tình nước phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị sót và thối dần từ vết gãy xuống bộ rễ. Miền bắc có mùa đông cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ dưới 15°C, thời gian này khi cây già ngả vàng chúng ta cắt cây cách mặt đất 7~10cm và tiến hành xới xâu đất xâu 10 cm cách gốc 10cm và để phơi khô đất giống như để ải đất

Đây là bản tài liệu được rút ra từ thực tế chúng tôi đã trồng. Mọi thắc mắc về kỹ thuật trồng măng tây xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi sẽ giúp đỡ. Mr. Hà : 01226216333 hoặc 0901539693.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!