Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Đúng Và Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để sở hữu những giò lan như ý, ngoài việc chọn được giống tốt, giá thể phù hợp thì kỹ thuật bón phân cho lan cũng hết sức quan trọng. Trong từng giai đoạn phát triển, lan sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nếu ta chọn không đúng loại dinh dưỡng mà cây đang cần hoặc bón không đúng cách, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cây khó hấp thu, lãng phí phân bón và ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu dinh dưỡng của lan.
1/ Nhu cầu cơ bản của lan
Lan cũng như nhiều loại cây trồng khác, cần được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng. Cụ thể
Nhóm đa lượng (N, P, K,…): cần được bổ sung thường xuyên
Nhóm trung lượng (Ca, Mg, S,…): dùng thường xuyên nhưng với lượng không quá nhiều
Nhóm vi lượng (Bo, Cu, Zn,…): cần dùng rất ít nhưng không thể thiếu cho ra hoa, tạo rễ, tạo kie,…
Trong đó:
Đạm (N): Kích thích thân lá phát triển
Lân (P): kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh
Kali (K): cần thiết cho quá trình tạo hoa, giúp tăng chất lượng và màu sắc hoa
2/ Gợi ý chọn phân bón theo các giai đoạn sinh trưởng của lan
2.1 Giai đoạn phát triển thân lá
Đây là giai đoạn chồi non đến khi cây đứng ngọn, cây cần được cung cấp nhiều chất đạm nhưng phải được phân giải từ từ, hạn chế bón nhiều vào một thời điểm sẽ dễ gây cháy rễ, hư chồi.
2.2 Giai đoạn hình thành chồi, chuẩn bị ra hoa
Đây là giai đoạn lan tích trữ dinh dưỡng để có thể nuôi hoa phát triển, nên cây cần các chất dinh dưỡng một cách đa dạng (N-P-K), đặc biệt quan trọng ở P.
2.3 Giai đoạn ra hoa
Đây là thời điểm mà cây cần nuôi hoa, dinh dưỡng đầy đủ giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Để cho ra hoa to, dày cánh và màu sắc hoa đẹp, giai đoạn này cần lưu ý cung cấp đầy đủ Kali cho cây.
Chú ý tuổi này mục đích chính là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa). Có thể sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới. Hạn chế bón phân bón lá cho cây ở thời điểm này.
Ở các giai đoạn nêu trên, các chất đa lượng là hoàn toàn cần thiết cho cây. Tuy nhiên, các chất trung và vi lượng cũng cần luôn được bổ sung cho cây phát triển một cách bền và khỏe.
3/ Những nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho lan
Dựa theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn để chọn loại phân phù hợp
Phân bón cho lan không cần quá nhiều vào mỗi lần bón, đôi khi chỉ cần ít, nhưng phân bón phải đều đặn.
Căn cứ theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
Phụ thuộc theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón cho rễ phù hợp.
Cũng tùy vào từng giống, loại lan mà chọn hình thức bón phân hợp lý.
4/ Cách bón phân hiệu quả và tránh thất thoát
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại phân bón chuyên dùng cho lan, có thể chia làm hai loại chính là phân vô cơ và phân hữu cơ:
Phân vô cơ: Các loại phân đơn, phân đa được kết hợp giữa nhiều yếu tố thường có dạng viên tan hoàn toàn, hoặc phân bón dạng nước. Trong đó, phân dạng viên tan hoàn toàn ta nên pha cho tan với nước để tưới. Phân dạng nước nên được tưới trực tiếp
Phân hữu cơ thường gồm dạng bột, dạng nước và dạng tan chậm. Đối với dạng bột và dạng nước, ta nên pha với nước sạch và tưới cho cây. Riêng dạng viên tan chậm, có hai hình thức là bỏ vào túi lưới và gắn lên chậu, hoặc rải phân lên bề mặt chất trồng.
Sở dĩ, các loại phân bạn nên đưa về dạng nước để tưới lúc có ẩm độ cao, sẽ giúp cây hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn. Trong đó, trước khi tưới phân cho lan, bạn có thể tưới nước trước cho cây để tạo độ ẩm, sau đó mới tưới phân. Sau khi tưới phân từ 1-2 ngày, nên tưới xả lại để hạn chế phân tồn đọng gây cháy lá hoặc thối đọt.
5/ Những lưu ý kỹ thuật khi bón phân cho lan
Nên bón phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng, khi trời còn tương đối mát
Từ 16 – 17 giờ tưới phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thụ hết phân
Nếu sử dụng các loại phân trên lá, sau 2-3 ngày nên tưới xả để tránh hiện tượng cháy lá và ảnh hưởng đến màu sắc lá lan.
Với điều kiện khí hậu ở nước ta, nhiều giống lan không cần thời gian nghỉ, nên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, cây sẽ có khả năng ra hoa theo chu kỳ.
PHÂN TRÙN QUẾ SFARM VIÊN NÉN – nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lan
Bên cạnh việc bổ sung các nguồn dinh dưỡng đa lượng thông qua các loại phân chuyên biệt cho lan, để đảm bảo các yếu tố trung và vi lượng thì việc bổ sung phân bón hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng của lan là không thể thiếu. Trong đó, phân trùn quế SFARM viên nén sẽ là nguồn phân bón an toàn cho cây, dinh dưỡng đa dạng, cực kỳ thích hợp cho tất cả quá trình sinh trưởng của cây mà không gây nên tình trạng nóng, chết cây hay thối rễ-thối ngọn khi bón.
Mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết: Phân trùn quế viên nén – phân bón hữu cơ lý tưởng cho hoa lan
chúng tôi
5
/
5
(
7
bình chọn
)
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp Hiệu Quả Nhất
Để có được giò lan Hồ Điệp đúng chuẩn, có giá trị cao, ngoài việc chọn được giống tốt và giá thể phù hợp thì kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là bón phân cực kỳ quan trọng. Bón phân cho lan Hồ Điệp được thực hiện đều đặn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn bón sai cách, sai thời điểm hay nghiêm trọng hơn sai loại phân bón, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của lan Hồ Điệp.
1/ Nhu cầu dinh dưỡng của lan Hồ Điệp trong từng giai đoạn sinh trưởng – phát triển
Lan Hồ Điệp cũng giống như các loại lan khác, cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng nhưng không quá liều và đột ngột. Cụ thể
– Giai đoạn cây con: Đây là khoảng thời gian lan cần nhiều đạm (N) để phát triển thân, cành, kie và rễ.
– Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Nếu giai đoạn này bị xáo trộn dinh dưỡng thì lan Hồ Điệp sẽ khó hoặc không ra hoa. Thời gian này lan Hồ Điệp cần cung cấp nhiều lân (P) hoặc đồng đều các dinh dưỡng đạm – lân – kali, để tích trữ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo.
– Giai đoạn ra hoa: Đây là thời gian đáng mong chờ nhất của nhà vườn trồng lan Hồ Điệp. Để có những cành “hoa đều đặn” hoặc “cực kỳ đều đặn”, cần cung cấp nhiều kali (K) cho lan trong giai đoạn này.
– Giai đoạn hoa tàn: Sau thời gian cho hoa đẹp say lòng người, nhà vườn cần dưỡng cây lại bằng cách cung cấp dinh dưỡng nhiều đạm (N), để cây đủ sức khỏe cho một quá trình tiếp theo.
2/ Hướng dẫn cụ thể kỹ thuật bón phân hiệu quả cho lan Hồ Điệp
Để đảm bảo lan Hồ Điệp tiếp nhận được vừa đúng lượng dinh dưỡng cung cấp, bạn nên thực hiện theo từng bước như sau
2/1 Chọn đúng loại phân bón
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng – phát triển, lan Hồ Điệp cần đầy đủ các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho suốt quá trình.
Đồng thời, lan là loại cây “khá nhạy cảm” khi tiếp nhận dinh dưỡng, nếu bạn chọn sai loại phân bón có thể làm cháy rễ, thối đọt và nguy hại hơn gây chết cả cây.
Ngoài ra, lan Hồ Điệp thường được trồng trong môi trường thoát nước rất nhanh, thiếu dinh dưỡng và đôi khi thiếu hụt các trung – vi lượng cần thiết cho quá trình phát triển rễ, kie và chồi.
Do đó, bạn nên chọn các loại phân bón mà trên bao bì liệt kê cụ thể tỷ lệ đạm – lân – kali và các trung – vi lượng cần thiết khác.
Trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều dòng phân bón riêng biệt, đáp ứng đúng, vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn dành cho lan Hồ Điệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại phân bón như: Grow More, Vitamin B1, Rynan, phân bón chậm tan… Với đặc tính cung cấp dinh dưỡng một cách đều đặn cho lan Hồ Điệp, nhiều nhà vườn đã lựa chọn phân bón chậm tan, trong đó loại phân được tin tưởng sử dụng nhiều nhất là phân trùn quế Sfarm viên nén.
2/2 Lượng phân bón cho lan
Việc nên làm trước khi bón phân cho lan Hồ Điệp là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của phân bón. Bạn chỉ mất vài phút cho việc này nhưng lại cực kỳ quan trọng. Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ có mức đo lường cụ thể để tránh tình trạng tối kỵ của lan – vượt liều lượng phân bón cần thiết.
Để lan Hồ Điệp tiếp nhận dinh dưỡng một cách an toàn, hiệu quả nhất, bạn nên pha loãng phân bón đến một nữa nồng độ hoặc ít hơn. Vì bón phân với nồng độ yếu thường xuyên sẽ tốt hơn khi bón với nồng độ mạnh nhưng không thường xuyên.
Bên cạnh đó, lan Hồ Điệp con bạn chỉ nên bón với liều lượng bằng một nữa liều lượng được khuyến cáo trên bao bì dành cho lan trưởng thành.
2/3 Tưới nước trước khi bón phân
Theo các chuyên gia trồng lan, làm ướt môi trường trồng trước khi bón phân làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ. Vì vậy, bạn nên tưới ướt giá thể trồng trước khi bón phân cho lan Hồ Điệp. Đồng thời, việc tưới nước còn hạn chế tối đa tình trạng “xót” rễ làm chết cây nếu bạn “lỡ” bón quá liều lượng.
2/4 Tần suất bón phân
Trong suốt quá trình sinh trưởng – phát triển của lan Hồ Điệp, dinh dưỡng cần được cung cấp với nồng độ nhẹ nhưng thường xuyên, liên tục. Vì thế, bón phân 2 tuần/ 1 lần cho lan trong giai đoạn cây con và chuẩn bị ra hoa giúp Hồ Điệp có đủ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo. Giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp không cần quá nhiều dinh dưỡng, 3 – 4 tuần/ 1 lần bón phân là vừa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Xem xét tốc độ tăng trưởng, nhiệt độ môi trường và thời gian trong năm của vườn để điều chỉnh hợp lý tần xuất bón phân cho lan Hồ Điệp. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thăm vườn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của lan Hồ Điệp, nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho lan.
Phân trùn quế Sfarm viên nén với những đặc điểm vượt trội là lựa chọn lý tưởng cho lan Hồ Điệp
– Cung cấp đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ, giúp lan Hồ Điệp thuận lợi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
– Chất dinh dưỡng trong phân giúp hoa bền màu, chuẩn form hoa.
– Chứa acid humic, acid fulvic và IAA,.. kích rễ phát triển, nảy chồi xanh um và khỏe mạnh.
– Tăng sức đề kháng cho lan Hồ Điệp với hệ vi sinh vật có lợi trước các tác nhân gây bệnh hại nguy hiểm.
– Dạng viên nén chậm tan, cung cấp dinh dưỡng đều đặn và hợp lý với thời gian tan từ 30 – 45 ngày.
– Cực kỳ lành tính có thể bón ở bất kì vị trí nào trên giò lan không lo cháy rễ, thối ngọn làm chết cây.
Phân Bón Cho Lan Kiếm Và Cách Bón Phân Hiệu Quả
Phân bón cho lan Kiếm. Bạn đã xây dựng một khu vườn sân thượng đẹp, với mái che mưa lấy sáng, và căng lưới. Bạn đã có những chậu trồng đẹp, đồng bộ. Bạn đã phối trộn chất trồng là đá nhật, vỏ thông, trùn quế với chất lượng đệ nhất. Bạn đã biết rõ nguyên tắc tưới nước là chỉ tưới đẫm khi đất chậu đã khô. Như vậy, bạn đã sắp thành công với lan rồi.
Lý do là Kiếm khỏe vô cùng, lại được sống trong môi trường tốt này thì việc có được cây kiếm xanh mướt mỡ màng là điều chắc chắn. Bài này viết trong bối cảnh trồng hoa lan kiếm trên sân thượng Miền Bắc với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông và điều kiện trồng trong mái che mưa, tránh mưa hoàn toàn. Trải nghiệm về dùng phân bón cho hoa lan kiếm trong thời gian 4 năm qua và được viết lại để các bạn mới tham khảo, áp dụng cho vườn của mình.
I. Các loại phân bón cho lan
Là người yêu Kiếm đồng thời yêu bản thân mình. Do vậy, việc dùng phân bón nghĩa là sử dụng các chất hóa học sẽ phải đảm bảo đồng thời 2 mục tiêu: làm cây hoa lan kiếm xanh mướt, đẹp và ra hoa đẹp. Bản thân mình khỏe mạnh yêu đời để có thời gian chăm kiếm.
Yêu cầu của tôi khi sử dụng phân bón: Phải đảm bảo an toàn, không hại tới con người, giữ sức khỏe cho mình. Chất lượng cao (tập trung vào hàng ngoại của các hãng Sygenta, Bayer, Mỹ, Nhật, Châu Âu), sẽ hỗ trợ cho yêu cầu an toàn đấy. Phân bón cho lan tôi thường dùng:
1. Phân bón gốc cho lan
– NPK viên xanh và Dynamic/Phân gà Hà Lan (Nhật). – Super Lân và Vôi bột (hoặc có thể dùng chai Calcium Photpho làm từ xương bò và dung môi). – Phân cá Fish Emulsion của Mỹ. – Ngoài ra nên mua 1 ít Kali Clorua (KCl) để dùng vào những lúc thời tiết quá nóng, hoặc quá lạnh.
2. Phân bón lá cho lan
Dùng Growmore Mỹ loại cân bằng 20 -20 -20
3. Chế phẩm sinh học dùng trên lan
Trichoderma và Pseudomonas. Ngoài ra trên thị trường có vô vàn loại phân bón khác nữa. Là người mới tôi cũng đã từng ham thử nhưng trong bài này, tôi khuyên Anh Em mới đừng tò mò dùng thử phân mới. Vì mình chưa làm chủ việc tưới với lại đang ở giai đoạn yêu cây quá nên rất dễ tham tưới nhiều phân sẽ làm cây bị ngộ độc. Khi cây đã bị ngộ độc phân bón rồi thì chỉ có trời cứu. Nếu có hồi phục thì ôi thôi, nó sẽ không còn đẹp nữa và bạn sẽ thấy rất nản (mục tiêu ban đầu của mình là yêu cái đẹp mà).
II. Thời điểm bón phân cho lan và cách bón phân
1. Thời điểm bón phân cho lan
Chỉ bón phân vào buổi sáng khi trời sáng nắng (xem dự báo và bón). Trời âm u thì không bón phân.
Tần suất bón là 7 đến 10 ngày một lần. Đừng tham rút ngắn trước 7 ngày, tưới nhiều lần như vậy, phân bón tích trữ lâu là cây sẽ chết.
2. Cách bón phân cho lan
a. Dùng phân bón gốc cho lan
– Lấy 6g NPK và 12g phân gà Hà Lan/Dynamic của Úc ngâm với 10 lít nước (tôi ngâm vào trong vỏ thùng sơn 18 lít đấy) ngâm 3 – 4 ngày. Sau đó, khuấy đều, để lắng và tưới cho lan. Công thức này tôi học được từ người trồng mai, nhưng áp dụng sang lan Kiếm, lan Phi điệp đều hiệu quả vô cùng.
Khoảng 7 đến 10 ngày tôi tưới phân bón cho lan1 lần. Trước khi tưới tôi chọn 1 ngày nắng, để cho chậu lan kiếm khô rồi bón. Lý do là chậu khô, rễ lan sẽ háo nước và khi tưới phân vào sẽ hấp thu rất nhiều. Xin nhắc lại là 7 – 10 ngày tôi mới tưới phân bón cho lan 1 lần. Thậm chí 10 ngày mới tưới mục đích là để cho lan Kiếm hấp thu hết phân bón. Ngoài ra, vi sinh vật trong trùn quế khi trộn chất trồng sẽ có nhiệm vụ phân giải phân bón tồn đọng để cây dễ hấp thu hơn.
Mùa đông lạnh: Các bạn nên giảm nồng độ (1/2)/ thời gian tưới phân này cho lan. Có thể 15 hoặc 20 ngày 1 lần. Đan xen công thức trên, đặc biệt là những ngày nắng nóng, tôi thay thế bằng: 10ml phân cá Fish Emulsion với 10 lít nước. Phân cá tốt vô cùng, đây là lý do làm lá lan kiếm mỡ màng đấy.
– Lấy 10g lân + 10g vôi bột hòa với 10 lít nước, ngâm qua 1 đêm, khuấy đều, để lắng và tưới cho lan. 1 tháng hoặc 45 ngày 1 lần. Vôi có tác dụng cân bằng PH và lân có tác dụng lên hệ rễ và cơ quan sinh sản của lan Kiếm đấy
– Với phân Kali: Các bạn chỉ dùng khi trời rất nắng mùa hè trên 36 độ hoặc rất lạnh đông dưới 10 độ cho lan kiếm, lấy 10g Kali + 10 lít nước ngâm qua 1 đêm khuấy đều, để lắng và tưới cho cây. Nhớ chỉ 1 lần duy nhất mà thôi. Ngoài ra, với thời điểm giao mùa, bạn nên bón vôi bột dải mặt để ngừa nấm và sâu bọ (1 đến 2 thìa vôi bột 1 chậu to nhỏ).
b. Dùng phân bón lá cho lan:
Ngoài phân bón gốc, cây cần phân bón lá, mục đích là cây rất cần các nguyên tố vi lượng như Fe, Mg, S, Mo. Phân bón gốc ở mục a cung cấp cho cây nguyên tố đa lượng hay chúng ta hay gọi là đạm lân kali, ở mục a có cả vôi và lân.
Với phân bón lá này, các bạn làm theo hướng dẫn trên bao bì. Tôi thường cho vào bình 2g cho 2 lít nước phun lên lá lan vào buổi sáng. Việc phun lên lá này với tần xuất 10 ngày 1 lần (thậm chí có đợt lười 1 tháng/lần).
c. Tưới Trichoderma cho lan
Việc tưới Trichoderma là để phòng và bảo vệ rễ khỏi nấm gây thối thân, củ do nấm fusarium; Phytopthora gây ra (do ham tưới thừa nước …). Cái này sau khi cây phát triển ổn định, tôi tưới 2g với 2 lít phun lên thân rễ lá. Nó là bào tử và nó sẽ kích hoạt trong chậu để bảo vệ.
Do việc tưới nước đúng và bón phân như trên, nên cây không bị bệnh, tôi không phải dùng đến thuốc trị nấm, sâu nữa. Việc không phải dùng các thuốc trừ bệnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh đấy.
Còn nhiều kỹ thuật chuyên sâu rất mong các cao thủ bổ sung thêm như xiết nước, tưới phân chuyên sâu để tạo hoa với những cây kiếm khó hoa.
Phân Bón Cho Lan Nào Tốt? Cách Bón Phân Cho Lan Hiệu Quả?
Trong phân bón có chứa khá nhiều dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự sinh trưởng của cây. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà lan sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin phân bón cho lan nào tốt? cách bón phân cho lan một cách đầy đủ nhất. Cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của cây trồng.
Có thể nói lan cũng giống như con người vậy. Để phát triển đầy đủ ngoài những yếu tố ánh sáng và không khí thì lan cũng rất cần chất dinh dưỡng từ phân bón. Chọn phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan trong từng giai đoạn phát triển của cây là cực kỳ quan trọng
Theo đó, phân bón mà lan cần phải đáp ứng đầy đủ đạm – tương đương thịt mỡ cho người; lân – tương đương thịt nạc cho người và K – tương đương những chất xơ, rau củ quả cho người. Sự phối hợp nhịp nhàng của 3 thành phần cơ bản này đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây trồng. Và chúng luôn cần thiết ở mọi giai đoạn phát triển.
Bên cạnh đó thì phân bón cho lan cũng cần có thêm khoảng 18 loại trung cùng các vi lượng khác. Nhóm phân cần dùng thường cho lan được gọi là “đa lượng” ( N,P,K), Nhóm cũng hay dùng những lại không cần nhiều thì được gọi là “trung lượng” (Ca, Mg, S). Nhóm cần dùng ít nhưng rất quan trọng trong quá trình ra rễ, tạo mầm hoa thì được gọi là “vi lượng” (Cu, Zn, Mo).
Thông qua các nghiên cứu thì trong suốt thời kỳ phát triển của lan đều rất cần lượng N – P – K. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà chúng sẽ được phân chia với nhiều hàm lượng khác nhau. Các nhóm trung lượng và vi lượng cũng sẽ tùy theo từng giai đoạn để chăm bón. Bởi có thời điểm cây sẽ cần loại này, không cần loại kia và ngược lại.
Theo các nghiên cứu khoa học thì thông thường lan sẽ trải qua đến 3 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn ấy bắt đầu từ việc phát triển thân lá, hình thành chồi nụ, ra hoa. Tùy vào những giai đoạn cụ thể mà lan có thể sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào tùy vào từng giai đoạn phát triển được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng:
Đây được coi là giai đoạn mầm non phát triển nhất cho đến khi lan có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này lan cần rất nhiều N. Vì thế nên bạn nên dùng phân tan chậm và phân bón có hàm lượng N cao như những dòng 30 – 10 – 10.
Đây là giai đoạn tiếp theo để lan tích trữ dinh dưỡng và chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này lan đều cần đầy đủ cả 3 loại N – P – K. Trong đó hàm lượng P nên được ưu tiên nhiều nhất. Bạn cần chọn những phân bón có hàm lượng cân đối như 20 – 20 – 20 hoặc 14 – 14 – 14.
Có thể nói giai đoạn này lan cần rất nhiều K. Vì thế, hãy nên chú trọng chọn dùng phân có hàm lượng 7 – 5 – 47 hoặc 6 – 10 – 60,…
Theo đó, nhà sản xuất khi đã làm ra phân bón cũng đã nghiên cứu và điều chỉnh cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng với quá trình phát triển của cây trồng. Vì thế, nếu dùng phân hóa học cho lan thì các bạn chỉ cần xem thông tin hàm lượng NPK trên bao bì tương ứng với các giai đoạn như trên là đủ. Tránh cho quá nhiều trung vi lượng kẻo bị dư và gây tác dụng ngược lại.
Bên cạnh đó thì hiện nay, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều chất được tạo ra sẵn. Lan có thể dùng luôn chứ không cần các dạng phân tổng hợp. Đây được gọi là phân phức hợp.
Theo đó, nhóm phân phức hợp như humic, Atonik, NAA,.. khi phun vào lan sẽ giúp lan nhanh phát, kích thích để cây phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, để lan phát triển một cách hoàn hảo nhất vẫn là nên phối trộn đồng thời cả hai loại.
Việc hiểu rõ về phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào cho đúng giúp cây phát triển bền vững. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì cách phân bón cho lan tốt nhất là nên hòa loãng với nhau. Hòa loãng là sao ? Chính là cho phân hòa tan hoàn toàn vào nước rồi đem phun trực tiếp lên lan. Bởi phân bón lỏng dễ phân tán khắp chậu và mau thấm sâu đến rễ.
Thêm vào đó, đối với một số phân bón là thì bạn nên áp dụng chúng mỗi ngày nhưng cũng nên rửa lại vào ngày hôm sau. Thực hiện như vậy là để nhằm tránh sự phát triển của rong và sự cô đọng từ muối.
Nếu bạn là người sử dụng các loại phân hạt tan chậm thì cũng có thể kết hợp thêm việc bón phân lỏng để hỗ trợ tốt cho lan. Điều đặc biệt hơn là không nên bón phân hữu cơ vào gốc lan. Bởi như thế sẽ khiến lan dễ bị phân hủy và làm mất đi sự thông thoáng của chậu lan. Dẫn đến tình trạng dễ thối rễ và chết cây.
Thứ nhất, nếu không phun/bón phân cho lan dù cây không thể chết vì chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, nếu thiếu đi phân bón thì cây sẽ còi cọc, khô cằn và không phát triển tốt.
Thứ hai, thêm bón cho lan thì cây sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu bón quá dư phân thì cũng có thể tác dụng phụ. Cây có thể sẽ chết vì bị bội thực. Vì thế, việc sử dụng phân loãng đều đặn sẽ giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tránh lãng phí quá nhiều phân thuốc.
Thứ ba, nếu dùng sai thành phần của phân cho các giai đoạn phát triển thì lan sẽ không phát triển theo đúng quy trình tự nhiên. Chúng sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như đi ngọn nhiều năm, chậm ra hoa,…
Thứ tư, dùng phân bón cũng giống như việc ăn cơm mỗi ngày. Theo đó, ăn ít mà ăn nhiều lần vẫn sẽ tốt hơn là ăn một lần mà nhiều để dẫn đến no tức và gây tác dụng phụ. Việc bón phân cũng vậy, bạn nên chia ra các thời gian tưới phân phù hợp và mỗi lần không được quá mức quy định.
Thứ năm, tự chế phân hữu cơ chính là con dao hai lưỡi gây hại cho lan. Vì thế nếu không am hiểu về chất dinh dưỡng của cây trồng thì cách tốt nhất vẫn nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn từ các nhà sản xuất uy tín. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm uy tín và an toàn tại https://chephamvisinh.vn/. Vừa giúp bảo vệ cây trồng lại bảo vệ môi trường hiệu quả.
Theo các nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân cho lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày nếu có nhiệt độ lên quá 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khi 10 giờ bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.
Trước khi tiến hành bón phân, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.
Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt dưới nhiều hơn. Bởi mặt dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý làm ướt bộ rễ để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu.
Đối với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với bao bì hướng dẫn. Về thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng lên. Hiểu nôm na thì phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần phân lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước lan vẫn thích ứng đủ.
Trên thị trường ngày nay hiện đã cho ra đời khá nhiều cơ sở bán phân nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong trồng trọt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ sở nào cũng đặt chữ tín lên hàng đầu và chiếm trọn lòng tin của khách hàng.
Theo đó, https://chephamvisinh.vn/ hiện đang là địa chỉ phân phối phân bón cho cây trồng rất uy tín và chất lượng. Trong đó có phân bón cho lan. Trung tâm chế phẩm sinh học này được ra đời với sứ mệnh xử lý môi trường và phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ. Nơi này đã cho ra rất nhiều chế phẩm sinh học tuyệt vời như Trichoderma, men ủ thức ăn, Pseudomonas,… được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những sản phẩm chất lượng tốt nhất hiện nay với nhiều mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, khi đến đây các bạn còn sẽ được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Nơi đây luôn tìm kiếm sự hợp tác với tất cả đại và nhà phân phối trên toàn quốc để sản phẩm được đưa đến người tiêu dùng một các dễ dàng nhất. Nếu bạn đang băn khoăn trong sự tìm kiếm của mình thì còn chần chừ gì nữa mà không đến đây ngay nào !
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân lan bị vàng lá và cách khắc phục hiệu quả
About Đức Bình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lan Đúng Và Hiệu Quả Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!