Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Ăn Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây ăn quả nói chung cần được bón phân để có năng suất cao, kéo dài tuổi thọ và hạn chế sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, để bón lót phân bón sao cho hiệu quả và tránh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:
Phân loại đất sao cho phù hợp:
– Ở những vùng đất có nhiễm mặn, không nên bón phân có chứa chất ka-li vì làm cho đất bị nhiễm mặn thêm, sẽ ảnh hưởng đến cây.– Ở những vùng đất có nhiễm phèn nặng thì nên bón nhiều phân lân sẽ cải tạo được phèn, giúp cây phát triển tốt.
Các giai đoạn bón phân:
+ Giai đoạn phân hủy: Bón lót cho cây ăn quả bà con chú ý bón trước khi trồng, lúc này cây ăn trái sẽ giúp phân có thời gian phân hủy, do đó rễ cây dễ hấp thu hơn và không bị đứt. Nên bón vùi vào trong đất để không làm phân bị bốc hơi hoặc bị rửa trôi. Thường sử dụng phân lân, ka-li và phân hữu cơ để bón lót.
+ Giai đoạn cây chưa cho trái: Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân, phân đạm và một ít phân ka-li để cây cho nhiều rễ, nhiều cành để tạo bộ khung, cây ít đổ ngã.
+ Giai đoạn cây cho trái: Nếu có điều kiện nên bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh xung quanh tán cây (sâu 2 tấc, rộng 2 tấc) bỏ phân vào và lấp đất lại. Để hạn chế đứt rễ cây thì dùng dao xới nhẹ đất, tránh làm đứt hoặc tổn thương rễ cây
Chú ý: Nếu bón phân hóa học (vô cơ) nên bón vào đầu và cuối mùa mưa, áp dụng cho những vùng đất không chủ động được nước tưới, còn những vùng chủ động được nước tưới thì bón vào giai đoạn trước và sau khi cây trổ bông. Giai đoạn này cần bón nhiều phân ka-li để giúp cây đậu trái và hạn chế trái bị rụng.
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón phân sao cho hợp lý. Chẳng hạn, khi thấy cây hơi cằn cỗi, lá xanh nhạt hoặc lá bị vàng thì bón thêm phân đạm; ít phân cành, rễ phát triển kém thì bón thêm phân lân; phiến lá cọng, hẹp, xuất hiện các đốm, vệt màu vàng cam thì bón thêm phân ka-li.
Lưu ý:Không nên bón phân đạm và phân phun trên lá khi cây đang bị bệnh, vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
Chú ý: Hiện nay, trên thị trường Phân Bón Việt Nam có rất nhiều phân hữu cơ có thể tự làm, tự chế tại nhà. Khuyến cáo bà con nên sử dụng phân bón lót 5 tốt 441 do Cty Phân Bón Hữu Cơ Miền Trung nghiên cứu và chế tạo
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Nho
– Bón lót là gì? Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho. Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nằm phần lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải. Vì vậy cần có thời gian cho sự chuyển hoá các chất này sang dạng dễ tiêu hơn. Do đó, các loại phân này cần được bón sớm để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây nho.
Các loại phân sử dụng bón lót gồm:phân hữu cơ, phân lân và vôi.
1. Cách bón và xử lý phân hữu cơ cho cây nho như thế nào?
– Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu cơ vi sinh phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, chất thải thô của công nghiệp chế biến nông sản đã được ủ hoai mục. Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali và các chất vi lượng nhưng hàm lượng thấp.
Hình 1: Ủ phân hữu cơ
1.1 Tác dụng của phân hữu cơ
– Làm cho đất có kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí.
– Giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng.
– Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được.
– Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất, cải tạo đất.
Hình 2: Phân hữu cơ được ủy thành đống
1.2. Liều lượng bón phân hữu cơ
Liều lượng bón phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Khả năng đầu tư.
– Độ phì nhiêu của đất.
Thông thường liều lượng bón phân hữu cơ để bón lót cho đất trồng nho từ 30 – 50 tấn/ ha.
1.3. Cách bón phân hữu cơ cho cây nho
– Trộn lớp đất mặt với khoảng từ 10 – 20 kg phân hữu cơ, 0,3 – 0,5 kg vôi và 0,3 – 0,5 kg lân, sau đó cho phân đã trộn xuống hố rồi dùng đất còn lại lấp gần đầy miệng hố để kín phân và hạn chế cỏ mọc.
– Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này.
– Việc trộn phân, lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 20 ngày.
* Ngoài ra có thể đưa phân hữu cơ, lân, vôi xuống hố sau đó đưa lớp đất mặt trộn đều phân và lấp kín bằng mặt.
Hình 3: Trộn phân
2. Sử dụng vôi để bón lót cho cây nho
2.1.Tác dụng của vôi trong việc bón lót
Trong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột: bột đá vôi (CaCO3) hoặc vôi sống (CaO).
Tác dụng của vôi:
– Khử chua, huy động chất dinh dưỡng cho cây.
– Tăng cường hoạt động của vi sinh vật.
– Làm đất tơi xốp dễ cày bừa.
– Làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất.
2.2. Liều lượng bón vôi cho cây
Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH (đây là ký hiệu để chỉ độ chua).
Bảng 1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH
Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pHKCl < 5,5 thì cần phải bón vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 2: Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha.
2.3. Cách bón vôi cho cây
Có 2 cách bón vôi:
– Rải đều vôi trên mặt ruộng sau đó cày hoặc bừa đảo đều. Chú ý khi bón vôi phải đi lùi ngược chiều gió tránh vôi tiếp xúc vào mắt, gây hại mắt.
– Vôi bón chung với phân hữu cơ, phân lân cho vào hố, sau đó trộn đều với lớp đất mặt trong hố rồi lấp đầy hố trước khi trồng mới.
Hình 4: Bón vôi với phân lân trước khi trồng
3. Sử dụng lân bón lót cho nho
Do đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc cây còn nhỏ để bộ rễ phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đó mới giải phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót.
3.1. Lân có vai trò rất quan trọng
– Giúp cây nho đâm nhiều rễ.
– Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh.
– Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn.
– Lân tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây, lân là thành phần của một số men để xúc tiến quá trình sinh hóa trong cây.
– Lân giúp cây phân cành, ra hoa thuận lợi, làm quả to, vỏ quả mỏng, màu sắc đẹp, cũng như xúc tiến quá trình hút đạm của cây.
3.2. Liều lượng bón lân
Lượng phân lân nguyên chất bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 – 180 kg/ha,
Như vậy, nếu sử dụng supe lân thì bón với liều lượng từ 837 – 937 kg/ha, nếu dung lân nung chảy thì khoảng 882 – 1000kg/ha.
Loại phân lân thường sử dụng:
– Lân supe: hàm lượng P2O5 16-18%
– Lân nung chảy: hàm lượng P2O5 15-17%.
Hình 5: Phân lân bón lót
Bảng 3: Lượng phân lân có thể bón theo khả năng đầu tư (kg/ha)
3.3. Cách bón lân cho cây nho
– Phân lân cần có thời gian để hòa tan vì vậy nên tiến hành bón sớm, sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất. Lân ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần.
– Thông thường mỗi hố bón từ 0,3 – 0,5kg lân kết hợp với phân hữu cơ
và vôi.
– Có 2 cách bón phân lân:
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi với lớp đất mặt, sau đó cho vào hố trước khi trồng mới.
+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi trong hố trồng.
Hình 6: Trộn đều lân, vôi trước khi trồng
Kỹ Thuật Bón Thúc Bón Lót Cho Cây Trồng Đạt Năng Suất Cao
Yêu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn bón phân cho cây
Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn, từng loại cây trồng, đặc điểm của đất đai để lựa chọn những loại phân thích hợp, tránh thiếu hụt hay dư thừa phân bón. Ví dụ như giai đoạn nuôi trái cây cần phân bón chứa nhiều kali để tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein,… về hạt, củ, quả.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển cành lá) cần cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng. Các loại đất nghèo mùn, đất chai cứng, bạc màu cần bón các loại phân bón hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh…. bổ sung mùn, các chất hữu cơ, các vi sinh vật có tác dụng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
1.Nguyên tắc bón thúc cho cây trồng đúng cách
Khi sử dụng phân bón cho các cây trồng như lúa , ngô cũng như việc bón thúc cho cây ăn quả cần áp dụng các nguyên tắc bón phân sau giúp cây trồng sinh trưởng va phát triển tốt .
Ví dụ bón thúc ra hoa nếu bón muộn thì số lượng hoa phân hóa ít, từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng trong suốt tất cả các giai đoạn, trong suốt chu kỳ sống của mình. Vì thế, để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia phân bón ra nhiều lần bón, bón đúng lúc mà cây cần. Nếu bón dư thừa cây không hấp thu hết, phân bón sẽ bị rửa trôi, bốc hơi gây thất thoát, lãng phí
Sử dụng phân bón đúng liều lượng
Đối với cây trồng phân bón không được thiếu cũng không được thừa, chỉ cần đủ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất. với mỗi loại phân bón sẽ có những liều lượng phân bón thay đổi khác nhau cho từng loại cây trồng
Bón đúng cách
Tùy thuộc vào loại phân mà có những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất. Ví dụ các loại phân dễ bốc hơi, tan nhanh trong nước thì bón vùi vào trong đất, các loại phân khó bốc hơi, lâu tan thì cỏ thể rải trên mặt đất hoặc dùng để bón lót. Các loại phân bón có hiệu lực nhanh.
Bón phân cần chú ý tới thời tiết
Thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng phân bón. Trời mưa nhiều phân bón có thể bị rửa trôi gây thất thoát phân bón, cây không sử dụng được. Thời tiết nắng nóng phân bón có thể bị bốc hơi do xảy ra các phản ứng hóa học khi sử dụng phân bón không đúng cách
2.Thời kỳ bón thúc, bón lót cho cây trồng
Việc bón thúc, bón lót cho cây trồng được chia làm 2 thời kỳ bón phân là bón lót và phương pháp bón, bón thúc và phương pháp bón thúc
a.Bón lót và phương pháp bón :
Là sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng nhằm mục đích khi rễ phát triển thì có thức ăn (các chất dinh dưỡng) để hấp thu ngay tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu, hay tạo điều kiện cho phân bón sẽ có thời gian phân hủy những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Nếu từ đầu thiếu phân bón cây trồng sẽ không đủ sức, yếu ớt, sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng. Phân bón lót thường là những phân bón chậm tan như phân bón hữu cơ ủ hoai mục, phân chuồng.
Phương pháp bón lót :Là bón vào đất, rải đều ra mặt ruộng rồi cày bừa vùi xuống hay rải theo hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất rồi mới tiến hành gieo trồng, hoặc bón phân vào hố trước khi trồng đối với các loại cây lâu năm
b.Bón thúc và phương pháp bón thúc cho cây
Là sử dụng phân bón trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thúc không đủ phân cây trồng sẽ kém phát triển, đạt năng suất thấp. Các loại phân bón thúc là các loại phân bón dễ tan, chứa các dưỡng chất dễ tiêu (dễ hấp thu), phân hữu cơ hoại mục, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh
Bón thúc thương được chia thành nhiều lần bón . Bón thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là bón vào thời kỳ cây trồng phát triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.
– Bón thúc trước khi ra hoa nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây phân hóa mầm hoa tạo điều kiện cho hoa ra khỏe, nhiều, đồng loạt, nâng cao sức sống của hạt phân, tăng tỷ lệ đậu quả.
– Bón thúc nuôi trái/củ/quả là bón sau khi đậu trái/quả, hình thành củ nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ để cây nuôi quả, tạo củ/hạt, tích lũy tinh bột, đường,….giúp cây trồng có một vụ mùa năng suất cao
Phương pháp bón phân : Để sử dụng tốt phương pháp bón thúc đúng cách thì áp dụng các phương pháp bón thúc sau đây:
* Đào rãnh kích thước rộng 20cm và sâu10cm theo chiều rộng của tán cây rải phân rồi lấp đất.
* Rải đều trên mặt đất, theo chiều rộng/vòng quanh tán cây khi đất đủ ẩm nếu đất khô cần tưới nước sau khi bón.
* Có thể hòa tan trong nước tưới rồi tưới vào gốc, lượng nước vừa phải đủ thấm vào đất, không để dư thừa khiến nước chảy ra ngoài gây thất thoát phân bón.
* Có thể rải theo hốc, theo hàng như ngô, lạc,…. Các loại phân bón lá có thể dùng phun qua lá.
Phương pháp tính lượng phân thương phẩm – phân vi sinh
3. Hiệu quả trong việc sử dụng phân bón :
Thất thoát phân bón : Nguyên nhân dẫn đến thất thoát phân bón là bị rửa trôi Do nước (nước mưa, nước tưới) cuốn trôi, phụ thuộc vào lượng nước, địa hình, loại phân bón. Mưa nhiều hay tưới với lượng nước lớn, đất dốc, đất rời rạc không có thảm thực vật che phủ phân bón dễ bị rửa trôi. Các loại phân bón dễ hòa tan bị rửa trôi nhiều. Thất thoát phân bón do bị rửa trôi chiếm trên 30% lượng phân bón bị thất thoát
– Hiện tượng bốc hơi, phân bón bốc hơi bởi các các phản ứng hóa học, các loại phân dễ bay hơi, phân bón lá thường rất dễ bốc hơi, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao. Phân đạm là loại phân bón bị thất thoát nhiều nhất bằng con đường bốc hơi, do xảy ra các phát ứng nitrat hóa hay khử nitrat khiến thất thoát trung bình 30% lượng đạm.
– Giữ chặt các chất dinh dưỡng trong phân bón bị các hạt keo đất giữ chặt dẫn đên cây trồng không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng, khoáng hữu cơ
Hệ số sử dụng phân bón
Hiệu quả sử dụng phân bón được thể hiện bởi hiệu suất phân bón. Hiệu suất phân bón được tính bằng số đơn vị nông sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị phân bón nguyên chất. Ví dụ như hiệu suất của phân đạm cho cây cà phê được tính bằng số kg cà phê thu được/số kg N sử dụng. Hiệu suất phân bón càng cao thì hiệu quả sử dụng phân bón càng cao.
Tính hiệu suất phân bón bằng cách so sánh năng suất, sản phẩm thu được giữa công thức bón loại phân đó và công thức đối chứng không bón loại phân đó trên cùng một loại cây trồng, trên cùng một đơn vị diện tích, cùng một điều kiện canh tác và sử dung các sản phẩm phân bón khác nhau. Dựa theo lượng năng suất tăng lên đó để đánh giá hiệu suất phân bón.
Tăng hệ số sử dụng phân bón cũng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng và hạn chế sự thất thoát phân bón .Tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, bằng việc duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Hạn chế thất thoát phân bón bằng các vùi phân xuống đất, chia nhỏ ra nhiều lần bón, không bón dư thừa, tưới nước đúng kỹ thuật, bón phân hữu cơ sẽ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây…
Công ty CP phân bón hữu cơ miền trung
Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Sầu Riêng Bằng Phân Bón Fitohoocmon
Để bón phân cho cây sầu riêng hoăc cây ăn quả nói chung đạt năng suất cao trước hết bà con cần áp dụng 2 phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá
Bón gốc: Trước hết bà con đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu là 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm, hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.
Bón qua lá : Sau khi cây phát triển bà con cần sử dụng các thuốc hóa học thuốc kích thích cho đậu quả cây để phun hoặc tưới ở trên lá và dưới thân cuống lá , ngoài ra bà con có thể rắc một ít vôi bột ở gốc cây để tăng độ tơi xốp cho cây
Các giai đoạn bón phân cho cây sầu riêng
Đối với giai đoạn này trước khi đưa cây xuống đất bà con sử dụng phân bón phức hợp Fitohoocmon 77 với trọng lượng từ 2- 3kg trộn với đất để bón lót nhằm giúp cho cây sinh trưởng tốt , đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho cây
b. Giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành
Trong giai đoạn cây sầu riêng ghép trưởng thành bà con cần bón như sau
– Phân bón hữu cơ : Phân hữu cơ vi sinh miền trung cao cấp, bón 5 – 10 kg/cây/năm, bón sau thu hoạch. Khi bón phân hữu cơ nên đào đất thành rảnh chiếu theo tán cây, sâu 15 – 20cm, bỏ phân vào và lấp đất
Sau khi trồng xong nên tiến hành phun phân bón lá NPK 1-2-1 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Ngoài ra để kích thích thêm khả năng sinh trưởng của cây, trong năm đầu bà con có thể tăng thêm lượng đạm theo tỷ lệ NPK 2-2-1.
Quy trình bón phân cho sầu riêng giai đoạn ra hoa
Đến năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK có thể áp dụng tỷ lệ NPK 2-1-1 hoặc NPK 3-1-1.
Bà con nên phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với lượng từ 2-3kg/cây.
c. Giai đoạn ra hoa và tạo quả
Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bà con nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây.
Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bón phân hữu cơ với lượng từ 10-20kg/gốc.
d. Giai đoạn nụ hình thành rõ
Trong thời gian này bà con nên bổ sung thêm dưỡng chất cho cây sầu riêng để quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu ăn hoa.
Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bà con sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa.
e. Giai đoạn hình thành quả
đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân Lân hữu cơ vi sinh và 20 kg phân hữu cơ vi sinh năm tốt chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm
Ngoài ra bà con có thể tham khảo liệu lượng và số lần bón theo tuổi cây sầu riêng theo bảng sau
f. Giai đoạn bắt đầu cho quả
Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đang phát triển bình thường có thể bón như sau:
+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3kg/cây.
+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8) kết hợp với 1 – 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
Phân hữu cơ miền trung cao cấp Fitohoocmon 77 để bón cho cây sầu riêng như sau
– Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4 kg phân hữu cơ vi sinh miền trung và 20 kg phân phức hợp Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho Sầu Riêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm.
Phân bón hữu cơ miền trung cao cấp chuyên bón cho cây sầu riêng, cây ăn quả
– Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân fitohoocmon chuyên dùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:
+ Sau thu hoạch bón: 5 – 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh miền trung + 10kg phân chuyên dùng.
+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân hữu cơ vi sinh Fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây sầu riêng.
+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân fitohoocmon 77 chuyên dùng cho cây.
Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, bà con thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bà con nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử ký với 90% phân gà nguyên chất có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.
Bài viết trên, đã trình bày cách bón phân cho cây sầu riêng qua các giai đoạn phát triển của cây cũng như những lưu ý mà bà con có thể tham khảo. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu!
Công ty CP Phân bón hữu cơ miền trung
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Bón Lót Cho Cây Ăn Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!