Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara # Top 3 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vườn cỏ nhung nhật cung cấp sỉ và lẽ cái loại cỏ kiểng cỏ trang trí cho sân vườn Nhận trồng cỏ và thi công chăm sóc bảo dưỡng Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất

Kinh nghiệm trồng lan Mokara, 166, Mai Tâm, Nông Nghiệp Nhanh

, 08/11/2016 10:57:20

Lan Mokara là là nhóm lan hiện đang được trồng phổ biến ở nước ta, lan cho cánh to, màu sắc tươi, đẹp rực rỡ. Lan Mokara khá dễ trồng và cũng rất được ưa chuộng khi trồng tại nhà.

Kinh nghiệm trồng lan Mokara

Một số ý kiến chia sẻ cách trồng lan mokara từ người trồng lan:

“Thân chào mọi người! Nhà mình có trồng ít lan Mokara…nhưng cây hay rớt lá và sau đó xuất hiện các chấm tròn màu trắng ngay đầu rể giáp thân…làm cây rụng lá và thối rể. Xin hỏi mọi người bệnh trên là bệnh gì và các phòng trị ra sao?” – bạn Phúc chia sẻ

“Gửi bạn Phúc:– Theo nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm chúng tôi xác định trên vỏ quả và hạt đậu phộng có 7 loại nấm mốc thường xuất hiện trong quá trình hình thành quả, bảo quản và dùng hạt đậu phộng; trong đó có 03 loại nấm gây hại thân rễ là chủng nấm Pythium miriotylum gây thối rễ (cuống phát hoa chui xuống đất tạo quả) và quả đậu phộng; Sclerotium rolfsii gây thối gốc mốc trắng dạng hình sợi; nấm Aspergillus niger gây thối gốc mốc trắng. Đây có thể là ba loại nấm bệnh gấy bệnh cho dàn Mokara của bạn.– Đặc biệt nấm nấm Sclerotium rolfsii sacc được các nhà nghiên cứu về phòng bệnh cho lan xác nhận gây bệnh héo rễ trên các loại cây lan. Khi cây bị bệnh tấn công đầu tiên ở đọan rễ gần với gốc cây bóp nhẹ thì thấy rễ đã bị khô xốp nhẹ, chứ không tươi, cứng chắc như rễ bình thường. Khi tuốt bỏ lớp ngòai của rễ bị bệnh ra thì phần lõi rễ bên trong vẫn còn dai chắc. Nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều thì chỗ bị bệnh bị mục và chuyển dần sang mầu nâu đen thối rễ làm rễ bị chết, làm cho bộ lá sẽ vàng dần rụng, cây chậm phát triển, yếu ớt, còi cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa sau này.– Do sử dụnh chất trồng bằng vỏ đậu phộng là chất trồng giữ nước và độ ẩm cao, nếu tưới nước đẫm quá mà nước rút không hết hoặc gặp thời tiết ẩm ướt kéo dài hay trời mưa dài ngày liên tục sẽ làm chất trồng này giữ nước nhiều dễ phát sinh nguồn bệnh đã có sẵn trong vỏ đậu phộng. Nên cắt bỏ phần rễ nhiễm bệnh, dùng một trong các loại thuốc như sau: Benlate 50WP; Fundozol 50WP; Bendazol 50WP; Vicarben 50BTN; Topsin-M 50WP; Derosal 50SC… để phun xịt theo quy định của nhà sản xuất.”- bạn dancayocap chia sẻ

Kinh nghiệm trồng lan Mokara được chia sẻ từ Vườn hoa lan:“Chia sẻ một số kinh nghiệm trồng lan Mokara”

Trong bài này chúng tôi giới thiệu một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Mokara do kỹ sư Đỗ Nữ Lệ Quyên (Trại giống cây trồng Đồng Tiến, Q.12) trình bày.

Lan MokaraLan Mokara là một trong số loài lan nhiệt đới được trồng nhiều ở nước ta. Ở TP HCM những năm gần đây các nhà vườn trồng lan tập trung khá mạnh vào các loài như Mokara, Cattleya, Cymbidium, Dendrobium, Lycaste, Oncidium, Vanda.

Mokara thuộc loại lan đơn thân, sống ký sinh, nó là kết quả lai 3 của các giống: Arachis x Vanda x Ascoceantrum. Mokara có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường như sau:

Về ánh sáng: Để ra hoa, mỗi ngày cần chiếu sáng suốt 6 giờ liền, không được ánh sáng trực tiếp, do đó ta sử dụng lưới có độ che phủ từ 20%-30% ánh sáng.

Nhiệt độ: Mokara có thể trồng được trong môi trường nóng từ 27°C – 32°C, ban đêm từ 17°C – 22°C.

Độ ẩm: Mức độ ẩm cao xung quanh là điều cơ bản cho các giống cây xuất xứ ở vùng nhiệt đới. Sự tăng nhiệt độ có nghĩa là hạ ẩm độ, vì thế ta phải dùng các phương pháp để kiểm soát ẩm độ. Ẩm độ thích hợp: 50%-60%.

Độ thông thoáng: Ở môi trường thông gió tốt, cây trồng không bị hư hại nghiêm trọng do nhiệt độ ở mức thấp hơn theo sự đòi hỏi tối thiểu.

Nước tưới: Trước tiên chúng ta phải xét đến chất lượng nước: nước ngọt, ít lượng muối hòa tan bên trong, nước không bị phèn, bẩn, acid, clo. PH thích hợp:5,5-6,5. Đây được xem là yếu tố quan trọng để ta lập vườn.

Để có một vườn lan Mokara phát triển tốt thì kỹ thuật trồng và chăm sóc được chú trọng nhiều. Mokara có thể trồng chậu hoặc luống. Thực tế người ta áp dụng việc trồng lan theo luống vì nó tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời phù hợp với mục đích kinh doanh. Chất trồng được sử dụng là vỏ dừa, vỏ đậu phộng.

Ở phong lan nói chung và Mokara nói riêng, hiện nay người ta quen dùng phân bón dưới dạng nước, thông thường từ 1g-2g phân pha trong 1 lít nước. Phân bón thường được thể hiện ở dạng NPK, và tỉ lệ NPK thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Ở cây nhỏ thì tỉ lệ N cao, cây trưởng thành thì tỉ lệ NPK bằng nhau, khi muốn cây ra hoa thì tỉ lệ P và K phải cao. Ngoài ra ta có thể sử dụng thêm phân hữu cơ: phân cá, bánh dầu….và phân vi lượng . Một tuần ta có thể bón phân cho lan từ 2-3 lần.

Trong quá trình phát triển, lan sẽ bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh thường gặp trên lan Mokara và cách trị bệnh như sau:

Bệnh thối đọt đen: Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc có gốc Lutamol.

Bệnh đốm lá: Cắt bỏ lá bệnh, sử dụng thuốc có thành phần Benomyl.

Bệnh thối rễ: nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole.

Ở Mokara, sự xuất hiện sâu không đáng kể, và khi xuất hiện sâu ta mới phun thuốc. Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ…nên thuốc đặc trị là : Mitac,Ortus, Trebon…

Với điều kiện thích hợp , lan Mokara đã dần dần trở nên quen thuộc với người nông dân ở các vùng lân cận chúng tôi như Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn. Và nó đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân.

Kinh nghiệm trồng lan Mokara

Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Vườn cỏ nhung nhật

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cỏ kiểng cỏ trang trí cho sân vườn Cung cấp với số lượng lớn Nhận trồng cỏ và thi công Chăm sóc bảo dưỡng sân vườn nhà bạn Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: hướng dẫn trồng lan mokara, kinh nghiệm trồng lan mokara, kỹ thuật trồng lan mokara, trồng lan mokara

Cây dừa xiêm dừa ta trồng cảnh quan

Nhận trồng trọn gói thi công Cây công trình Cây bóng mát Cây ăn trái theo yêu cầu khách hàng Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất

Tags: cách trồng lan mokara

Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Lan Mokara

Kỹ thuật bón phân cho cây lan là một khâu hết sức quyết định cho việc ra bông của cây, nếu không biết cách, cây lan sẽ ít hoặc không cho bông, hoặc chỉ cho bông rất nhỏ, xấu, nhanh tàn… Sau đây chúng tôi xin giới thiệu để các bạn chơi lan “tài tử” tham khảo và áp dụng thử.

Kinh nghiệm bón phân cho lan mokara

Sau đây xin chia sẽ một số kinh nghiệm của Minh về cách trồng và bón phân cho lan mokara. Theo anh Minh thì trong suốt quá trình sống của một cây lan Mokara có thể tạm chia ra làm 3 giai đoạn:

Khi cây lan mokara còn nhỏ

Khi cây lan mokara còn nhỏ anh dùng loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao để giúp cây ra chồi mới, ra lá, ra rễ nhiều, cây tăng trưởng nhanh. Hiện trên thị trường có nhiều hiệu phân bón loại này, nhưng anh thường dùng phân Piter có tỷ lệ đạm, lân, kali (NPK) 30-10-10 của Mỹ, xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần. Sau khi sử dụng loại phân này được khoảng 7-8 tháng (lúc này cây lan con có được 2 tép và cao khoảng 20 cm), thì cây bắt đầu bước sang giai đoạn trưởng thành.

Khi cây lan đã bước vào giai đoạn trưởng thành

anh chuyển sang dùng phân Piter (loại 20-20-20) cũng xịt phân bón này định kỳ trên lan mokara khoảng 6-7 ngày/một lần. Sau khi sử dụng loại phân này khoảng 7-8 tháng cây lan Mokara sẽ bước vào giai đoạn cho bông (lúc này cây lan cao khoảng 50-60 cm).

Khi cây lan bước vào giai đoạn cho bông

anh dùng phân Piter (loại 10-30-20), xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần để “kích” cho cây lan ra bông. Sau khi xịt khoảng 3-4 lần thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (lớn cỡ hạt lúa). Khi vòi hoa đạt độ dài khoảng 2-3 cm (vài ngày sau khi cây búng ra vòi hoa) thì thay phân Piter (loại 10-30-20), bằng phân Piter (loại 15-20-30), xịt định kỳ khoảng 6-7 ngày/một lần, để kích thích cho vòi hoa phát triển dài, và sau này mầu sắc hoa sẽ sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn, ít bị bệnh gây thối hoa.

Muốn cây cho bông vào dịp Tết Nguyên đán thì vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch anh chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non (lá cuối cùng đã chuyển sang bánh tẻ, mà cây không còn tiếp tục ra lá non nữa) đưa vào một khu vực riêng để phun xịt bằng phân Piter (loại 10-30-20) như đã nêu ở phần trên. Sau khi xịt phân 10-30-20 khoảng 45-50 ngày thì cành hoa đạt tiêu chuẩn xuất vườn (mỗi cành nở được 1-2 bông) lúc này là vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, sau đó những bông hoa phía trên tiếp tục nở và đến Tết Nguyên đán thì cành hoa đã nở gần hết, nhìn rất đẹp.

Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara Đơn Giản, Dễ Chăm Sóc

Hoa lan mokara thuộc loại phong lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói giống lan này mang được hết những đặ tính tốt của bố mẹ chúng là có sức sống mạnh mẽ của Ascoentrum và vẻ đẹp từ vanda.

Lan mokara thuộc nhóm hoa đơn thân không có giả hành và thân mọc cao lên về phía đỉnh. Lan có chiều cao thân trung bình khoảng 60cm. Thân mọc dài và mang cả lá và rễ. Lá màu xanh non dài hình lòng máng hay hình trụ mọc theo hướng cách nhau ở hai bên thân.

Loài lan mokara được nhiều người yêu thích

Phần rễ trần được mọc từ thân xen kẽ với phần lá và mỗi khi mọc chúng sẽ xẻ bẹ lá và chui ra ngoài dọc theo chiều dài của cây. Hoa lưỡng tính đối xứng hai bên và phần phát hoa mọc ở giữa từ nách lá đến giữa thân. Hoa mokara thường có năm cánh với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, tím, đỏ, hồng và cam rất rực rỡ.

Loài lan đặc biệt này có thể ra hoa quanh năm nếu như biết cách trồng và chăm sóc hoa lan mokara tốt. Nhiều nhà vườn trồng tốt mỗi cây lan có thể có ra 6-8 phát hoa một năm.

Mua hoa lan mokara giống, ở các cửa hàng chuyên về lan

Giá thể than củi và vỏ đậu phộng.

Hướng dẫn cách trồng lan mokara

Đầu tiên, bạn cho than củi vào đáy chậu rồi rắc vỏ đậu phộng lên. Sau đó cắm trụ đỡ ở giữa và cố định chắc chắn.

Cách trồng lan Mokara là đặt cây vào chậu rồi dùng dây buộc với trụ đỡ để cố định cây. Lưu ý nên chôn lan nông, không được quá sâu trong đất. Tưới một chút nước vào chậu để giữ ẩm rồi đặt cây ở nơi thoáng, ánh sáng không quá mạnh (tốt nhất bạn nên làm giàn che). – Mỗi ngày bạn tưới cho chậu lan Mokara 2 lần và cố gắng giữ nhiệt độ từ 25-30°C để giúp cây ra hoa.

Điều kiện trồng lan mokara

Lan mokara có phổ nhiệt độ khá rộng từ 25 độ đến 32 độ C.

Lan mokara thuộc nhóm phong lan chịu được nắng khá tốt. Với những vùng lan nở đẹp nhất ở đó thường có cường độ nắng khoảng 70%.

Lưu ý khi trồng hoa lan mokara, do thuộc nhóm phong lan ưa ánh sáng và độ ẩm cao nên chế độ tưới nước cho cây khá quan trọng. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần chế độ tưới nước nhiều và đều. Nếu thiếu nước cây sẽ héo khô và thân lá có hiện tượng teo lại. Nếu thừa nước rễ có thẻ bị thối.

Lưu ý khi trồng lan mokara

Kiến thức trồng và chăm sóc lan mokara

Đội ngũ thợ cắm hoa chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, luôn luôn cập nhật và cho ra những mẫu hoa đẹp và phù hợp với xu hướng thị trường nhất.

Nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo số hotline: 0936 65 27 27 – 0977 301 303 để được nhan viên tư vấn nhiệt tình nhất.

Truy cập vào trang website: https://hoatuoi360.vn/ để biết thêm nhiều mẫu hoa, kiểu dáng hoa đẹp nhất .

Kinh Nghiệm Trồng Lan Cattleya

Kinh nghiệm trồng lan Cattleya: Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những người chơi lan.

Kinh nghiệm trồng lan Cattleya

Cattleya có tuổi thọ rất dài, có thể sống đến 20 – 30 năm nếu chăm sóc tốt. Cattleya có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, có những loại cattleya độc đáo giá lên đến 1 – 3 triệu đồng cho một nhánh lá, trong khi chậu lan thông thường giá chỉ 200.000 đồng. Những người mới bắt đầu sở hữu chậu lan Cattleya, nhất là chậu lan quý rất lúng túng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho cây lan xanh tốt, trổ hoa.

Ông Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) là một trong những người trồng và chơi lan Cattleya thành công đầu tiên của Việt Nam, đồng thời cũng là người đang lưu giữ nhiều giống Cattleya độc đáo, quý hiếm. Ông Trí ngoài việc sưu tầm, còn cung cấp giống Cattleya cho người chơi lan. Với kinh nghiệm của mình, ông Trí hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và điều khiển ra hoa loài lan này như sau:

Cách trồng cây con

Chọn nhánh lan khỏe, tép to, màu xanh tốt, không có vết bệnh hay màu lá khác thường. Sau khi cắt nhánh lan khỏi cây mẹ, treo trong mát 3 – 5 ngày (nếu cây mua ở chợ thì khỏi treo mát). Ngâm nhánh lan trong thuốc khử trùng (5 – 10 phút), để ráo, sau đó ngâm tiếp trong thuốc trị nấm (5 – 10 phút), khoảng 3 ngày sau đem trồng.

Chọn chậu nhựa, có dây treo, cách trồng rất đơn giản: Đặt nhánh lan ở bên mép chậu, quấn dây không cho nghiêng ngả, xoay chiều phát triển vào trong (nếu đặt nhánh lan giữa chậu, cây sẽ phát triển tới và tràn ra ngoài không đẹp).

Khi mới trồng, không cần cho thứ gì vào chậu. Đến khi cây lan ra rễ mới cho than vào chậu. Chú ý không dùng than lấy từ cây vùng nước mặn, không để than ngập rễ mà có khoảng cách để rễ ăn xuống từ từ. Rễ bám sâu thì cho lớp dớn (có bán ở shop hoa kiểng) phủ mặt chậu (không phủ rễ).

Trong thời gian lan ra rễ, phun thêm chất tăng trưởng (tuần/lần) cho cây ra rễ nhanh. Khi lan có rễ ăn sâu thì tưới phân, giai đoạn đầu bón NPK 30 – 10 – 10, sau đó là 20 – 20 – 20 (dùng nuôi lan quanh năm).

Cho lan Cattleya ra hoa

Cây lan trồng khoảng một năm, có khoảng 5 tép lá, đến tép thứ 6 có thể “kích” ra hoa. Tép thứ 6 này phải khỏe mạnh, có khả năng cho hoa thì chuyển sang phun phân NPK có lân cao như 19 – 31 – 17, 6 – 30 – 30 (theo hướng dẫn từng loại) lên thân, rễ.

Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày, cũng có thể 3 ngày/lần nếu pha loãng phân. Đến lần thứ 4 thì phun NPK 20 – 20 – 20. Cách 7 ngày sau thì phun lại 19 – 31 – 17 (phun khoảng 1 – 2 lần) thì cây bắt đầu ra hoa. Khi cây có nụ, dùng phân có kali tăng (10 – 10 – 30, 12 – 0 – 40) giúp không rụng hoa, hoa nở có màu sắc đẹp.

Lưu ý khi trồng lan Cattleya

Lan Cattleya thích hợp nước có pH = 6 – 7, mùa nắng tưới 2 – 3 lần/ngày. Thích hợp nắng 50% nên cần chọn lưới có ánh sáng 50%. Phun phân, thuốc (trừ sâu, nấm) định kỳ 15 – 30 ngày/lần, sau khi hoa tàn thì dùng lại phân 20 – 20 – 20. Không cần phải tỉa rễ, khoảng 2 năm thay chất trồng/lần.

Nếu chăm sóc tốt, Cattleya sẽ tự ra hoa. Còn để đảm bảo cây ra hoa đúng thời điểm như ý thì “kích” ra hoa. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng, chọn thời điểm chồi thứ 6 vừa nhú lên 4 – 5 cm thì xử lý, nếu chồi thứ 6 quá cao thì khó xử lý ra hoa.

Thông thường, chồi vừa mới nứt đến khi ra hoa khoảng 4,5 tháng. Trong lúc “kích” ra hoa phải giảm 50% nước tưới, tăng ánh sáng (bỏ bớt lớp lưới che). Đối với lan Cattleya, cần chú ý khi điều khiển ra hoa là tăng lân, giảm nước, đưa ra ánh sáng và treo cây cần ra hoa cao hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!