Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Bí Ngô Mật Vụ Đông # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Trồng Bí Ngô Mật Vụ Đông # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Trồng Bí Ngô Mật Vụ Đông mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kinh nghiệm trồng bí ngô mật vụ đông

1. Đặc điểm chính của giống

Bí ngô mật có thân bò lan trên mặt đất, phân nhánh khoẻ. Hoa cái mọc từ đốt thứ 15, quả phát triển tốt nhất ở đốt thứ 23 – 25. Quả hình cái trùy, khi chín vỏ màu vàng chanh, thịt quả màu vàng đỏ, chất lượng thơm ngon. Trọng lượng quả đạt 2,5 – 4 kg, quả có thể quản quả được trên 90 ngày ở điều kiện bình thường. Sau trồng 70 – 90 ngày, cây bí cho thu hoạch, năng suất bình quân 1.400 – 2.000 kg/360 m2.

Điều kiện khí hậu thích hợp để trồng cây bí ngô mật là: nhiệt độ từ 20 – 320C, số giờ chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày, nhất là giai đoạn bí ra hoa.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

– Thời vụ trồng từ 15/8 – 5/10. Nếu trồng sau ngày 15/10 quả đậu nhiều nhưng không chín và hay bị thối.

– Chọn đất và làm đất: Chọn đất pha cát hoặc thịt nhẹ chủ động nước. Làm luống như làm luống trồng dưa hấu, cặp luống rộng 5,5 – 6 m.

– Ươm cây con: Xử lý hạt giống bằng nước nóng khoảng 40 – 500C trong 1 – 2 giờ, sau đó đãi sạch và ủ hạt đến khi nứt nanh rồi đưa ra gieo. Nên gieo ươm cây con trong bầu, khi cây con đạt 1 – 2 lá thật thì đem ra trồng

– Mật độ trồng: 250 – 300 cây/360 m2, khoảng cách cây x cây/luống 40 – 50 cm. Khi cây ngả ngọn được 4 – 5 lá thì bấm ngọn, hướng cây bò sang bên kia luống.

– Bón phân:

+ Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2): 300 – 500 kg phân chuồng; 20 kg NPK (5:10:3); 15 kg NPK (16:16:8); 3 kg kaliclorua ; kết hợp phun phân bón qua lá.

+ Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng; 100% NPK (5:10:3). Bón thúc bằng NPK (16:16:8), lần 1 khi bí phân nhánh, lần 2 khi cây ra hoa đậu quả. Các lần bón thúc kết hợp tưới đủ nước, tốt nhất dùng phương pháp tưới thấm qua rãnh (bơm nước đầy rãnh để tự ngấm).

– Cắt tỉa nhánh, định hướng dây và tuyển quả: Cần bấm ngọn khi cây có 4 – 5 lá thật để cây phân nhánh sớm. Chỉ giữ lại 2 nhánh bò song song, chủ động tỉa bỏ các nhánh phụ khác để tận dụng ngọn làm rau. Lựa chọn những quả dài có cuống to, hình dáng đẹp, nhiều lông và nên để 2 quả/gốc.

– Do thân lá bí phát triển rất mạnh (5 – 6 m) nên cần có rãnh thoát nước tốt, dùng các dụng cụ tre nứa làm cầu cho ngọn bí vượt sang luống bên mới phát huy hết năng suất thân, lá và quả của bí.

3. Phòng sâu và bệnh

Bí ngô mật ít bị sâu hại. Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều cây dễ bị bệnh sương mai, thối thân ở giai đoạn cây con; bệnh phấn trắng, thán thư ở giai đoạn phát triển quả. Với những bệnh trên cần chủ động phòng trừ bằng các thuốc Ridomil, Alvil, Scor…

Lưu ý: Cây rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời vì vậy thời điểm nào có ánh nắng mặt trời chiếu 13 giờ/ngày trở lên thì không nên trồng.

Ngô Hồng Huyên – Khuyến Nông VN, 29/07/2010

Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bí Ngô Mật

Bí ngô mật có thân bò lan trên mặt đất, phân nhánh khoẻ. Hoa cái mọc từ đốt thứ 15, quả phát triển tốt nhất ở đốt thứ 23-25. Quả hình cái trùy, khi chín vỏ màu vàng chanh, thịt quả màu vàng đỏ, chất lượng thơm ngon. Trọng lượng quả đạt 2,5-4kg, quả có thể quản quả được trên 90 ngày ở điều kiện bình thường. Sau trồng 70-90 ngày, cây bí cho thu hoạch, năng suất bình quân 1.400-2.000 kg/360 m2.

Điều kiện khí hậu thích hợp để trồng cây bí ngô mật là: nhiệt độ từ 20-32°C, số giờ chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày, nhất là giai đoạn bí ra hoa.

– Chọn đất và làm đất: Chọn đất pha cát hoặc thịt nhẹ chủ động nước. Làm luống như làm luống trồng dưa hấu, cặp luống rộng 5,5-6m.

– Ươm cây con: Xử lý hạt giống bằng nước nóng khoảng 40 – 50°C trong 1-2 giờ, sau đó đãi sạch và ủ hạt đến khi nứt nanh rồi đưa ra gieo. Nên gieo ươm cây con trong bầu, khi cây con đạt 1-2 lá thật thì đem ra trồng

– Mật độ trồng: 250-300 cây/360m2, khoảng cách cây x cây/luống 40-50 cm. Khi cây ngả ngọn được 4-5 lá thì bấm ngọn, hướng cây bò sang bên kia luống.

+ Lượng phân bón cho 1 sào (360m2): 300-500 kg phân chuồng; 20 kg NPK (5:10:3); 15kg NPK (16:16:8); 3kg kaliclorua ; kết hợp phun phân bón qua lá.

+ Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng; 100% NPK (5:10:3). Bón thúc bằng NPK (16:16:8), lần 1 khi bí phân nhánh, lần 2 khi cây ra hoa đậu quả. Các lần bón thúc kết hợp tưới đủ nước, tốt nhất dùng phương pháp tưới thấm qua rãnh (bơm nước đầy rãnh để tự ngấm).

– Cắt tỉa nhánh, định hướng dây và tuyển quả: Cần bấm ngọn khi cây có 4-5 lá thật để cây phân nhánh sớm. Chỉ giữ lại 2 nhánh bò song song, chủ động tỉa bỏ các nhánh phụ khác để tận dụng ngọn làm rau. Lựa chọn những quả dài có cuống to, hình dáng đẹp, nhiều lông và nên để 2 quả/gốc.

– Do thân lá bí phát triển rất mạnh (5-6m) nên cần có rãnh thoát nước tốt, dùng các dụng cụ tre nứa làm cầu cho ngọn bí vượt sang luống bên mới phát huy hết năng suất thân, lá và quả của bí.

Bí ngô mật ít bị sâu hại. Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều cây dễ bị bệnh sương mai, thối thân ở giai đoạn cây con; bệnh phấn trắng, thán thư ở giai đoạn phát triển quả. Với những bệnh trên cần chủ động phòng trừ bằng các thuốc Ridomil, Alvil, Scor…

Lưu ý: Cây rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời vì vậy thời điểm nào có ánh nắng mặt trời chiếu 13 giờ /ngày trở lên thì không nên trồng.

Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh Vụ Đông

Cây bí xanh một trong những cây trồng chủ lực trong vụ đông hiện nay bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật trồng bí xanh không quá phức tạp, không cần nhiều lao động và có thể làm với diện tích lớn. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả trồng bí xanh cần chú ý một số biện pháp sau:

Ươm cây con: Để chủ động đẩy nhanh thời vụ cũng như đảm bảo sự đồng đều của cây giống khi đưa ra ruộng nên tiến hành ươm cây con trước, có thể dùng bầu nilon hoặc khay để ươm. Giá thể ươm gồm đất nhỏ + phân chuồng hoai mục tỷ lệ 1 : 1. Cách đơn giản và không tốn nhiều chi phí đó là dùng bùn để ươm. Bùn được lấy trước khi ươm 2 – 3 ngày cho thoát khí độc, trải đều một lớp mỏng 1,5 – 2 cm, để bùn ráo mặt kẻ ô ươm theo kích thước 3 x 3 cm, tra hạt đã nảy mầm lên, sau đó rắc lớp đất bột dày 1 cm, nên làm vòm che để tránh mưa.

Về thời vụ: Bí xanh là cây trồng ưa ấm nên trồng được càng sớm càng tốt. Nên gieo hạt từ 1 – 15/9, tốt nhất nên đưa cây ra ruộng trong tháng 9, muộn nhất đến ngày 10/10.

Về phân bón: tổng lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ như sau:

+ Phân chuồng: 300 – 400kg.

+ Vôi: 10 – 15 kg (đất chua có thể tăng đến 20 – 25 kg).

+ Lân super: 25 kg

+ Đạm Urê: 12 – 14 kg

+ Kaliclorua: 10 kg

Có thể dùng các loại NPK tổng hợp và cần quy đổi ra lượng đơn tương ứng.

– Bón vôi khi làm đất lần cuối (trước khi lên luống)

– Bón lót toàn bộ phân chuồng và 20 kg lân, 3 kg phân đạm và 2 kg kali, bón bằng cách rạch làm hai hàng trên luống để bón lót không trùng với hàng trồng.

– Bón nhử: Sau trồng 7 – 10 ngày bón nhử bằng cách hòa 1,5 kg đạm + 5 kg lân với nước và tưới.

– Bón thúc 1: khi cây bắt đầu ngả ngọn bò, bón 3 kg phân đạm + 2 kg kali.

– Bón thúc 2: trước ra hoa cái, bón 3 kg phân đạm + 2 kg kali

– Bón thúc 3: Sau khi đậu quả rộ, bón 3 kg phân đạm + 2 kg kali

Chú ý: khi bón trực tiếp vào đất phải rắc xung quanh gốc vì rễ bí ăn rộng và phủ đất lên trên để tránh mất phân, tăng hiệu quả bón phân. Có thể bổ sung phân bón lá giai đoạn sau trồng, trước và sau khi đậu quả.

Về chăm sóc:

– Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng, cây phát triển tốt. Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.

– Khi cây được 50 cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn để cho bí ra rễ bất định, tăng khả năng lấy chất dinh dưỡng nuôi quả sau này, hướng ngọn bí vào giữa luống.

– Tỉa bỏ bớt nhánh, chỉ để 2 – 3 nhánh/cây nếu thu quả non, để nhánh chính nếu thu quả già.

– Dùng rơm, rạ phủ mặt luống khi bí bắt đầu bò ngả để giảm cỏ dại, quả bí nằm lên trên sẽ không bị thối.

Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Phạm Duy Phú – TTKNNB

Trồng Ngô Mật Độ Dày

Công trình do Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT chủ trì, được Nhà nước cấp bằng sáng chế năm 2002, và là một trong số các đề tài sẽ được trao thưởng VIFOTEC 2004.

Thạc sĩ Nguyễn Tôn Tạo – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn nhận định: “Công trình này có khả năng đột phá, đưa cây ngô bước vào một giai đoạn phát triển mới, sâu rộng hơn và rất hiệu quả. Nó sẽ mở ra cuộc cách mạng xanh mới trong nghề trồng ngô ở Việt Nam và nhiều nước khác”.

Từ phát hiện bất hợp lý trong gieo trồng

Quan điểm lâu nay là muốn tăng năng suất bất cứ một cây trồng nào, đều phải đi bằng hai con đường: tạo giống mới và trồng chúng theo mật độ hợp lý. Nhưng với cây ngô, không ai chú ý đến vấn đề mật độ bất hợp lý, không phù hợp với đặc tính thực vật của loài ngô.

Theo kỹ sư Chu Văn Tiệp, nếu gieo trồng ngô theo cách thức như hiện nay thì các cá thể sau này sẽ có tán lá quay lung tung. Tình trạng đó khiến không thể tăng số cây trên m 2 để tăng năng suất. Trong khi bề rộng tán lá rất lớn, trên dưới 1m, thì khoảng cách giữa các hàng ngô lại hẹp 0,6- 0,7m, còn chiều nghiêng của tán lá chỉ có trên dưới 10 cm thì khoảng cách giữa các cây lại rộng tới 25-35cm.

Sự bất hợp lý này được chấp nhận từ bao đời nay, do người ta nhận thấy cây ngô thường xòe tán rộng nên buộc phải trồng thưa cho cây phát triển tự nhiên, dẫn đến quá dư thừa diện tích đất cho mỗi cá thể mà vẫn không có khoảng cách gieo trồng phù hợp với đặc tính thực vật của loài ngô.

Từ chỗ nắm được bản chất của hiện tượng này, kỹ sư Tiệp đưa ra giải pháp “chỉnh tán cây con” từ khi đặt bầu hoặc gieo hạt để điều khiển “tán lá tương lai” của mỗi cá thể phát triển song song, nâng cao rõ rệt mật độ trồng bằng cách thay đổi hợp lý khoảng cách. Đây là sáng tạo căn bản về khoa học kỹ thuật của tác giả trên cơ sở “trồng ngô theo tán lá song song với nhau, vuông góc với hàng ngô và rút ngắn khoảng cách cây”.

Đến tăng đột biến về mật độ và năng suất

Với kỹ thuật trồng mới, kỹ sư Chu Văn Tiệp cho tăng mật độ trồng lên 8 – 10 cây/m 2 trong khi cách gieo trồng hiện nay là 5 – 7 cây/m 2.

Nghiên cứu của kỹ sư Tiệp mang tính phổ biến cho mọi giống ngô, có khả năng áp dụng thành công cho các nước có trồng cây ngô. Chính tác giả đã từng thử nghiệm trực tiếp trên đất Senegal (châu Phi). Đề tài đã được ứng dụng lần đầu tiên tại miền Đông Nam Bộ từ năm 1978 và nhiều vụ tại huyện Hoài Đức, Hà Tây vào năm 2002-2003.

Mới đây, tháng 12/2004, Sở Khoa học Công nghệ Hải Dương đã tổ chức nghiệm thu hợp đồng ứng dụng tiến bộ trồng ngô mật độ cao trên diện tích gần 10 ha của các hộ gia đình xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ và xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện. Bà con ở hai xã cho biết đây là một vụ thu hoạch cho năng suất vượt trội nhờ làm theo phương pháp trồng ngô mới.

Theo kỹ sư Chu Văn Tiệp, với mật độ trồng cao tăng gần gấp đôi, năng suất ngô có thể tăng trung bình 40-50% , tương ứng với tăng thêm được 2- 3 tấn ngô hạt trên mỗi ha so với mức 5-6 tấn/ha hiện nay. Riêng tại Hải Dương, nhờ kết hợp tốt giữa mật độ trồng cao với kỹ thuật chăm sóc, sử dụng phân chuồng nên năng suất tăng trên 70%, thậm chí nhiều hộ gia đình cho biết năng suất tăng gần 100% so với những vụ trước, và tại nhiều thửa ruộng có tới 90% bắp to.

Theo tính toán, đầu tư cho trồng ngô mật độ cao chỉ tăng hơn 1,3-1,35 triệu đồng/ha so với mật độ thường, nhưng tính chung thì hạ giá thành sản xuất trên 20%, tăng lãi ròng từ 70% trở lên.

(Theo Nông thôn ngày ngay)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Trồng Bí Ngô Mật Vụ Đông trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!