Đề Xuất 6/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Loading…

Sầu riêng là một loại cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á ( Malaysia và Indonesia) có giá trị kinh tế cao bao gồm calo, đường, đạm, chất béo, chất khoáng. Trên thế giới, sầu riêng được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippine, Việt Nam, Ấn Độ, Srilanka, Căm Pu Chia, Bắc Australia … Thái Lan là nước chiếm khoảng 58% toàn bộ sản lượng sầu riêng trên thế giới. Ở Việt Nam Sầu riêng được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng. Một số nơi khác như Quảng Nam, Huế, Khánh Hòa cũng đã trồng được sầu riêng, quả to, ngọt nhưng ít mùi thơm hơn. Tuy nhiên để có những quả sầu riêng to đẹp ngoài sự chăm sóc thì  sầu riêng cũng cần có một chế độ dinh dưỡng  đặc biệt  dựa theo  Nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Sầu riêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầu riêng mới thu bói. Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn và đặc biệt phải trú trọng bón phân Kali trong giai đoạn từ nuôi trái cho đến khi thu hoạch. Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCl làm sầu riêng bị sượng múi và giảm mùi thơm.

Đạm

Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt. Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Lân

 Sầu riêng cần lân tương đối ít. Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua. Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ. Cần bón lót phân lân trong hố trước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu.

Kali

Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn. Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chất ngon cho sầu riêng. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Bón Phân

Chuẩn bị phân

Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê (46%) hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 – 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân.

Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% – 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).

Chuẩn bị phân bón chứa: kali Sulphate (SOP, K2SO4) chứa 50% Ô-xít Ka-li (K2O).

Giai đoạn khi mới trồng: Bón lót bằng phân hữu cơ, mỗi gốc từ 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục, trong năm đầu chưa cần thiệt bón phân hóa học.

Giai đoạn 2 năm sau khi trồng: đây là giai đoạn rất quan trọng, sự thành công trong giai đoạn này có ý nghĩa quyết định. Trong giai đoạn này có thể bón 19 kg Urea, 55 kg super lân, 18 kg Kali sulphate trên 1 hecta, chia nhỏ làm 2 đến 3 lần bón. Bón theo rãnh hình tròn sâu 7-10 cm theo hình chiếu mép tán cây.

Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa: Giai đoạn này nên tăng cường bón Lân và Kali, hạn chết bón đạm lại có thể bón 95 kg Urea, 720 kg Super lân, 225 kg Kali Sulphate trên 1 hecta, chia nhỏ làm 2-3 lần/năm.

Giai đoạn kết trái: Đây là thời kỳ trái non giành giật thức ăn, nếu dinh dưỡng ở cây thiếu, trái non sẽ rụng đi giai đoạn này nên dùng phân Urea, Super lân, Kali Sulphate (không nên dùng Kali Clorua vì gây sượng trái và mất mùi) với liều lượng lần lượt là 170kg; 480kg; 250kg/hecta chia nhỏ làm 3 lần bón trên năm.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun lên lá (dạng bột) vào cây sầu riêng; nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to sáng tròn, không bị sượng.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Bưởi

Bưởi là một loại quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18 – 20 cm. Bưởi là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hiện đang được mở rộng diện tích trồng tại nhiều tỉnh ở nước ta, ngoài phần thịt quả chứa nhiều dinh dưỡng thì người ta còn tận dụng vỏ bưởi, lá bưởi vào sản xuất công nghiệp như làm mức bưởi, nước hoa bưởi…

Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein bên trong cây bưởi. Giúp tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.

Lân là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây, Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây bưởi.

Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật. Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bón lót: lượng phân bón lót cho một hố là 30 – 50kg phân chuồng hoai mục, 1,0 -1,5kg supe lân, 1,0 – 1,5kg vôi bột.

Thời kỳ bón: Trong 3 năm đầu khi cây bưởi đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, lượng phân bón thúc được chia làm 4 lần trong năm

Đợt bón tháng 2: 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

Đợt bón tháng 5:30% đạm + 30% kali

Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali

Đợt bón thang 11: 100% lân + 100% vôi

Bón 20 – 30 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 40 – 60 kg phân chuồng hoai/cây/năm

Phân hóa học: Chia làm 6 lần bón/cây/năm

Lần 1 – sau khi thu hoạch: Bón phân N-P-K theo tỉ lệ 3:2:1, gồm 0,25 kg urê + 0,50 kg lân super + 0,12 kg K2SO4.

Lần 2 – trước khi ra hoa: Bón 0,17 kg urea + 1 kg lân super + 0,20 kg K2SO4 0,24 kg.

Lần 3 – sau đậu trái 1 tháng: Lúc này trái bưởi lớn chậm, bón 0,25 kg urê + 0,70 kg lân super + 0,12 kg K2SO4.

Lần 4 – sau khi đậu trái 2,5 tháng: Lúc này trái lớn nhanh, bón 0,33 kg urê + 0,50 kg lân nung chảy + 0,3 kg K2SO4.

Lần 5 – sau đậu trái 4 tháng: Lúc này trái lớn nhanh và bắt đầu tích lũy chất khô, bón 0,20 kg urê + 0,30 kg lân nung chảy + 0,3 kg K2SO4.

Lần 6 – trước khi thu hoạch 1,5 – 2 tháng: bón 0,30 kg K2SO4 để giúp trái tăng độ ngọt.

Phương pháp bón:

Bón phân theo hình chiếu dưới tán cây, cách gốc tối thiểu 0,5m hoặc bón trên mặt liếp trong vùng rễ cây hoạt động. Cần tưới đủ nước sau khi bón giúp cho phân tan thấm đều vào đất. Khi xới xáo tránh làm tổn thương đến hệ rễ. Cần che phủ mặt liếp bằng cỏ, tàu lá dừa để giữ ẩm và chống rửa trôi dinh dưỡng.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun lên lá (dạng bột) vào cây bưởi; nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Dưa Lưới

Dưa lưới Tên khoa học: Cucumis melo thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp. Đất trồng dưa lưới cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

Quy trình bón phân cho cây dưa lưới

Giai đoạn 1: 0 – 20 ngày tuổi

Hòa tan 0.65kg ure + 0.63kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng giai đoạn 0 – 10 ngàysau khi trồng là 0.6 lít/ngày/cây; giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi gieo là 0.9 lít/ngày/cây.

Giai đoạn 2: Cây từ 20 – thụ phấn.

Hòa tan 0.43kg ure + 1.25kg super lân + 0.3kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 0.9 – 1.2 lít/ngày/cây, khi trời nắng là 1.2 – 1.5 lít/ngày/cây.

Giai đoạn sau thụ phấn (Nuôi trái)

Hòa tan 0.4kg ure + 0.45kg super lân + 0.45kg kali sulphate (K2SO4) + 1kg trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/ngày/cây, khi trời nắng lá 1.9 – 2.5 lít/ngày/cây

Giai đoạn trước khi thu hoạch 10 ngày

Hòa tan 0.1kg ure + 1.5kg super lân + 0.5kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lit nước để dùng tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/cây/ngày, trời nắng là 1.9 – 2 lít/cây/ngày

Ghi chú: Lượng phân phối trộn theo tỷ lệ ở các giai đoạn hòa tan vào nước rồi tưới hàng ngày cho cây.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây dưa lưới, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Dừa

Loading…

Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, là một thành viên trong họ cau, đến nay nguồn gốc của cây dừa vẫn còn gây tranh cãi trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao, do đó Dừa chỉ có thể trồng từ tới cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây dừa

Đạm

Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

Lân

Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây.

Kali

Kali không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng Kali lớn cho tất cả mọi bộ phận. Kali ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật. Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng.

Bón phân cho cây dừa

Bón lót: au khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng 15-20 ngày tiến hành bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30kg+100g super lân+200g kali sulphate, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây từ 1-3 năm tuổi)

Cây con sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc cây trong mùa nắng; khoảng 2-3 ngày tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc. Năm đầu tiên nên bón cho cây mỗi gốc 160g ure + 470g super lân + 140g kali sulphate. chia làm 02 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Cách bón là xới nhẹ quanh gốc và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại và tưới nước cho tan phân để cây dễ hấp thu. Giai đoạn này cần quan tâm đến bọ cánh cứng (bọ dừa) tấn công đọt non làm cây chậm phát triển, nếu nặng có thể chết cây.

Bắt đầu từ năm thứ 2, hằng năm nên đắp thêm đất thêm vào mô để tạo điều kiện cho rễ phát triển (trên đất ruộng), hoặc bồi bùn mỗi năm 1 lần vào đầu mùa nắng (đất liếp vườn cũ). Phân bón cũng có thể sử dụng 240g ure + 700g super lân + 220g kali sulphate. chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Năm thứ ba cũng chăm sóc như năm thứ hai nhưng lượng phân bón tăng lên 1kg/gốc. Giai đoạn này nếu cây dừa được chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật thì sau 26-28 tháng cây sẽ cho hoa đầu tiên.

Chú ý: ở giai đoạn này cần lưu ý kiến vương thường hay tấn công cây làm cho đọt non bị cong queo, nếu chúng tấn công trúng đỉnh sinh trưởng thì cây sẽ chết, những vết đục của kiến vương là nơi tốt nhất để đuông dừa tấn công. Vì vậy, ở giai đoạn này nên chọn những cây ngắn ngày như dưa leo, cà chua, đậu búng, so đũa… trồng xen vào vườn dừa để lấy ngắn nuôi dài và đặc biệt các cây trồng xen này sẽ là môi trường ngăn chặn sự tấn công của kiến vương và đuông dừa.

Giai đoạn kinh doanh

– Hàng năm nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, hoặc nếu có điều kiện nên bón cho cây từ 30-50 kg phân hữu cơ hoai mục/gốc, tỉa dần cây trồng xen và giữ cỏ dại hợp lý sao cho cây có đầy đủ ánh sáng để quang hợp, tránh việc để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với dừa hay dây leo chằng chịt trên cây làm cây giảm quang hợp.

đối với cây dừa vào thời kỳ kinh doanh cần bón phân với công thức theo tỷ lệ urê, super lân, kali sulphate (K2SO4): 0,8kg-1.5kg-1,5kg/cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm, đầu và cuối mùa mưa.

Cách bón: mỗi lần bón đào rảnh 1/2 vòng tròn gốc và cách gốc 1,5-2 mét, sâu 0,15-0,2, rộng 0,2 mét sau đó bón phân vào rảnh đã đào rồi lấp đất lại, cuối cùng tưới nước cho phân tan.

rong giai đoạn cây dừa khoảng 4-6 tuổi, hàng năm nên tổng vệ sinh cây từ 1-2 lần như: dọn dẹp tất cả các nhen, bông mo khô, tàu dừa khô dính lù xù trên cây, rọc các nhen còn dính quá chặt trên đọt để giúp lá bung nhanh, cây phát triển tốt hơn; ngoài ra, dọn dẹp sạch nhen, bông mo, tàu dừa khô cũng là một phương pháp phòng ngừa kiến vương tấn công dừa rất hiệu quả, song song đó ngừa luôn cả đuông dừa.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây dừa nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Sầu Riêng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!