Đề Xuất 6/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Dụng Cụ Và Chăm Sóc Lan Rừng # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Dụng Cụ Và Chăm Sóc Lan Rừng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Sử Dụng Dụng Cụ Và Chăm Sóc Lan Rừng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu chúng ta chỉ trồng lan để ngắm thì có thể không cần đến dụng cụ này, nhưng với những người trồng lan chuyên nghiệp thì đây hẳn là dụng cụ không thể thiếu để có thể quan sát được sự thay đổi của lan. Đó có thể là sự thay đổi của đường vân lá, hoa, ngọn, màu sắc hoặc các bệnh hại đang hình thành và phát triển trên cây.

1.Giá đỡ

Để đảm bảo an tòan cho cây lan,tránh trường hợp chúng bị nghiêng,đổ và cũng để tăng thêm giá trị thẩm mĩ cho chậu lan thì giá đỡ là dụng cụ không thể thiếu. Các loại giá đỡ dành cho chậu lan hiện nay khá đa dạng, bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng chuyên doanh. Khi chọn giá đỡ nên dựa vào độ rộng, hẹp của chậu hoặc vườn lan của mình để chọn được những chiếc giá phù hợp nhất.

2.Bình tưới

Đây là dụng cụ trồng và chăm sóc hoa lan cần thiết cho việc tưới nước và bón phân cho cây lan, bình tưới có nhiều kích thước, hình dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. Trên miệng bình được thiết kế nhỏ để có thể điều tiết lượng nước tưới mạnh hay nhẹ cho cây.

3.Thùng nhựa

Người trồng lan cũng hay sử dụng thùng nhựa để chứa nước và pha chế phân bón dành cho lan. Chúng ta có thể thấy rằng nhiệt độ bên trong thùng nước sẽ tương đương với nhiệt độ của chậu nên nó không ảnh hưởng gì đến cây lan khi tưới.

4.Chậu nước

Là chậu được dùng để rửa và tiêu độc cho lan

5.Bình phun sương

Chúng ta có thể sử dụng bình phun sương để tưới trên mặt của lá lan hoặc là bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bình phun sương cũng có rất nhiều kích thước, màu sắc và kiểu dáng khác nhau để mọi người có thể lựa chọn.

6.Sàng

Sàng được sử dụng để lọc giá thể, có nhiều loại sàng khác nhau như sàng mắt lớn, nhỏ và vừa. Với những trại lan lớn người ta sẽ phân loại và xếp thành từng tầng khác nhau, thường là sàng mắt to ở dưới đáy chậu, loại vừa ở giữa và nhỏ là bên trên. Việc này sẽ giúp giữ độ ẩm rất tốt cho cây lan.

7.Dao kéo

Nếu muốn phân nhánh hoặc cắt tỉa lá, rễ chúng ta cần có dao kéo thật bén và sau mỗi lần sử dụng cần phải khử trùng để tránh gây bệnh, thối cây lan.

8.Nhíp

Sử dụng nhíp để gắp bỏ các vật uế tạp và sâu bệnh trên cây, bạn có thể chọn loại nhíp to hoặc nhíp nhỏ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

9.Kính hiển vi

Nếu chúng ta chỉ trồng lan để ngắm thì có thể không cần đến dụng cụ này, nhưng với những người trồng lan chuyên nghiệp thì đây hẳn là dụng cụ không thể thiếu để có thể quan sát được sự thay đổi của lan. Đó có thể là sự thay đổi của đường vân lá, hoa, ngọn, màu sắc hoặc các bệnh hại đang hình thành và phát triển trên cây.

10.Bay

Được dùng để vun xới giá thể.

11.Bình nhựa lớn

Đây là dụng cụ trồng và chăm sóc hoa lan dùng để chứa phân hữu cơ bón cho lan.

12.Chổi lông

Nếu có bụi bẩn hoặc trứng sâu bám trên lá chúng ta có thể sử dụng chổi lông để quét chúng.

13.Chổi mềm

Đây cũng là dụng cụ cần thiết để quét sạch bề mặt lá làm tăng khả năng quang hợp cho cây.

14.Búa

Được sử dụng để đập vụn mảnh gốm, sứ, than hoặc các giá thể khác để trồng lan.

15.Nhiệt kế

Nhiệt kế được dùng để đo nhiệt độ, độ ẩm của môi trường trồng lan để có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất.

16.Bút và giấy thử độ pH

Chúng được sử dụng để đo pH trong đất và nước giúp người trồng lan nắm được tình hình để điều chỉnh. Độ pH có ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của cây, nếu quá cao hoặc quá thấp cũng không được, tốt nhất nên ở mức 5.6 – 6.5 là phù hợp nhất.

17.Dụng cụ đo

Nhằm mục đích đo lường chính xác liều lượng phân bón cũng như thuốc trừ sâu.

18.Giấy dán

Được dùng để ghi chép thời gian và quá trình sinh trưởng của cây.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Hoa Lan

Loading…

Hoa lan đẹp, quý phái, dễ thương… và đặc biệt có những loài giữ được hoa rất lâu tàn, có khi đến hàng tháng, như loài Dendrobium nên được nhiều người chơi hoa ưa thích. Tuy nhiên, do đây là một loài hoa tương đối mới lạ đối với nhiều người chơi hoa “tài tử” nên nhiều người chưa biết cách chăm sóc chúng. Vì thế, họ thưởng thức, ngắm nhìn những bông hoa có sẵn trên cây khi mới mua về, sau đợt hoa này tàn thì không thấy tiếp tục ra hoa nữa, hoặc có khi mua cây lan con về trồng nhưng chờ mãi chẳng thấy chúng ra hoa. Qua tìm hiểu thực tế trong những người chơi lan “tài tử” chúng tôi thấy: lan không ra hoa có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cây chưa trưởng thành, lan rừng được nhập từ xứ lạnh về trồng ở xứ nóng…; trong đó, việc không bón đúng loại phân theo yêu câu của từng giai đoạn sinh trưởng của cây lan là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất.

Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lan cũng cần có một số lượng và tỷ lệ phân bón thích hợp. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lan sẽ bị ảnh hưởng, mà thể hiện rõ nhất là việc không ra hoa, hoặc có hoa nhưng hoa nhỏ, xấu, dễ rụng… Trong phân bón người ta thường quan tâm nhiều đến ba nguyên tố đa lượng là Đạm, Lân và Kali.

Đạm

Là nguyên tố có tác dụng làm cho cây tăng trưởng nhanh, ra chồi, ra lá mạnh nên phù hợp để bón cho cây lan con đang thời kỳ tăng trưởng để kích thích cây ra chồi non, ra lá, ra rễ… làm cho cây phát triển nhanh. Thiếu Đạm cây sẽ ốm yếu, lá nhỏ, già nua nhanh, lá bị vàng…

Lân

Có tác dụng kích thích, thúc đẩy quá trình hình thành hoa cho cây lan, đồng thời giúp cây nảy chồi và ra rễ mạnh, giữ cho hoa đỡ rụng. Thiếu Lân cây lan sẽ không lớn, cằn cỗi không ra hoa được, lá xanh đậm hoặc tím, rễ ít phát triển, không có chồi non và cây dễ bị bệnh.

Kali

Có tác dụng làm cho cây lan cứng cáp, thúc đẩy ra chồi mới, giữ cho hoa lâu tàn, mầu sắc tươi đẹp… Thiếu Kali cây lan sẽ không phát triển được, cây yếu ớt, hoa mau tàn và mầu sắc hoa không đẹp, dễ bị bệnh… Đặc biệt hiệu quả nhất hiện nay và các nước tiên tiến đang sử dụng là phân bón Kali Sulphat.

Cách sử dụng hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại phân hỗn hợp có chứa nhiều nguyên tố đa lượng và vi lượng (với những tỉ lệ khác nhau). Với lan chúng ta nên chọn và sử dụng các phân sau đây:

1) NPK 30-10-10: Là loài phân giúp cây tăng trưởng mạnh; vì, chúng có chứa nhiều Đạm. Trong thành phần của chúng chứa tới 30% Đạm, nhưng chỉ có 10% Lân và 10% Kali. Loại phân này sử dụng cho cây lan con, chồi non mới tách, để cây ra rễ, nhẩy con, ra lá và phát triển thân cây…

2) NPK 10-30-10: đây là loại kích thích thúc đẩy quá trình hình thành hoa; vì, chúng chứa nhiều Lân. Trong thành phần của chúng chỉ có 10% Đạm và 10% Kali, nhưng lại có đến 30% Lân. Loại phân này sử dụng cho cây lan đã trưởng thành để kích thích cho cây ra hoa, giúp cho phát hoa dài, siêng hoa và nhiều hoa…

3) NPK 10-10-30: Loại phân này giữ cho mầu sắc của hoa đẹp và lâu tàn, và trong thành phần của chúng có tỉ lệ Kali rất cao (30%) so với hai loại phân kia, mỗi loại chỉ có 10%. Sử dụng khi xuất hiện phát hoa, làm cho cây đứng vững, vòi hoa dài, thẳng, hoa đẹp, lâu tàn …

Ngoài những loại phân vừa nêu trên, trên thị trường còn có nhiều loại phân hỗn hợp có tỷ lệ N, P, K khác nhau, chúng ta cũng có thể chọn để sử dụng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc là khi cây còn nhỏ phải dùng loại phân có tỷ lệ Đạm cao để giúp cho cây tăng trưởng mạnh. Khi cây đã trưởng thành phải dùng loại phân có tỷ lệ Lân cao để kích thích thúc đẩy quá trình hình thành hoa. Và khi cây đã bắt đầu ra hoa thì phải dùng loại phân có tỷ lệ Kali cao để hoa đẹp và lâu tàn.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphat (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphat này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun lên lá (dạng bột) vào cây hoa lan; nhằm giúp cho hoa đẹp, tươi màu, hương hoa thơm hơn và đặc biệt là lâu tàn hơn các loại phân bón khác.

Nguồn : Sưu tầm

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Nhãn

Loading…

Tên khoa học: Dimocarpus longan, nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn. 

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…

Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón cho cây nhãn vừa làm tăng năng suất vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm; kế đến là kali và lân. Ngoài ra nhãn còn cần các chất trung và vi lượng như Mg, Ca, S, Si, Bo, Zn, Fe, Cu, Mo, Co, … Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, với vườn nhãn nhiều năm tuổi khi cây cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón bù lại với lượng phân 4,3kg Urê + 6,2kg Super lân + 3,3kg kali sulphate (K2SO4) (tương đương với 2kg N + 1kg P¬¬2O5 + 2kg K2O).

Kỹ thuật bón phân

Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lân thấp hơn và bón đủ trung vi lượng. Tùy loại đất và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây nhãn có thể bón lượng phân khác nhau Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1kg Super lân.

Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau: 

Năm thứ nhất: 0.1kg ure + 0.3kg super lân + 0.15kg kali sulphate (K2SO4)

Năm thứ hai: 0.15kg ure + 0.4kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4)

Năm thứ ba: 0.2kg ure + 0.55kg super lân + 0.25kg kali sulphate (K2SO4)

Lượng phân trên được chia làm 4 lần bón, cach 3 tháng bón 1 lần, mỗi năm cần bón thêm 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục vào đầu mùa mưa

Giai đoạn kinh doanh

Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây

Từ năm 4 – 6: 0.9kg ure + 1kg super lân + 0.7kg kali sulphate (K2SO4) chia làm 4 lần bón

Bón phân lần 1 (Sau khi thu hoạch 1 tháng): 300g ure + 800g Super lân + 100g kali sulphate (K2SO4) + 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón này giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch và chuẩn bị đợt lộc thu.

Bón phân lần 2 (trước khi ra hoa): 200g Urê + 200g Super lân+200 g kali sulphate (K2SO4) +. Đợt bón này nhằm thúc cây ra hoa và nuôi lộc xuân.

Bón phân lần 3 (Sau khi ra hoa, chuẩn bị đậu quả): 200g ure + 200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này nhằm giúp cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.

Bón phân lần 4 (Giai đoạn quả đang lớn): 200g ure+200g kali sulphate (K2SO4). Đợt bón này giúp quả mau lớn và chất lượng quả ngon.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều các loại phân và rải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây nhãn, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Trên Cây Nho

Loading…

Cây nho tên khoa học là Vitis vinifera là một loại cây ăn quả thân leo có nguồn gốc từ miền ôn đới khô Châu Âu, Châu Á, Iran, Acmêni. Từ những năm 1975 cây nho không còn là độc quyền của các nước ôn đới nữa. Cây nho không chỉ đẹp ở bộ lá che mát tốt mà những chùm nho trĩu cành lủng lẳng tạo thành khung cảnh lãng mạn. Quả nho mọc thành chùm, mỗi chùm 8-300 quả với nhiều màu sắc khi chín như: lam, đen, lục, đỏ tía, vàng, có loại còn có màu trắng. Nho có vị thơm ngọt, mát, được coi là một loại quả đặc sản. Nho mọc thành từng chùm có khoảng 15 đến 300 quả, và có nhiều màu sắc khác nhau như đen, xanh thẫm, vàng, lục, cam và tím. Nho “trắng” thực chất là có màu lục, và có nguồn gốc tiến hóa từ nho tía. Đột biến ở hai gen quy định của nho trắng làm mất sự sản xuất anthocyanin, một chất tạo màu tía của nho. Anthocyanin và các chất tạo màu khác trong họ polyphenol tạo màu tía giúp tạo ra sắc tía trong rượu vang đỏ. Theo số liệu của FAO, 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho

Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng.

Đạm

Đạm là nguyên tố thiết yếu cần thiết cho cây nho sinh trưởng và phát triển thân, lá, cành , là thành phân cấu tạo nên protein, acid amin quan trọng bên trong cây.

Lân

Dự trữ, cung cấp năng lượng cho cây, hoạt hóa các enzim thiết yếu,  giúp kích thích phát triển rễ, gốc, thân

Kali

Tham gia vào điều tiết việc đóng mở khí không và giữ nước bên trong cây, kích thích ra hoa, năng tình trạng rụng hoa, rụng quả.

Bón phân cho cây nho

Bón lót trước khi trồng từ 15 – 30 ngày với liều lượng: Bón 8 – 10kg hữu cơ trên 1 gốc, tưới đẫm nước sau khi trồng.

Cây nho cần nhiều dinh dưỡng, mỗi vụ bón  12.65kg phân chuồng + 675g ure + 850 super lân + 430 kali sulphate (K2SO4). Mỗi năm bón đều 3 vụ tổng lượng bón một năm là 37.95kg phân chuồng + 2025g phân ure + 2550g super lân + 1290g kali sulphate (K2SO4).

Bón đạm một nữa trước khi cắt cành, nửa còn lại bón vào giai đoạn ra lá, nở hoa, quả to.

Lân bón 2/3 trước khi cắt cành, 1/3 giai đoạn quả.

Kali bón 46% trước khi ra quả, 44% khi quả đang lớn.

Cây nho không chịu được gió vì gió to có thể làm đổ giàn, dập nát lá và chùm nho vì vậy không nên trồng ở những nơi thường xuyên có gió bão. Trồng nho ở những nơi hứng nắng nhưng cần che chắn gió.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây nho nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to và đẹp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Sử Dụng Dụng Cụ Và Chăm Sóc Lan Rừng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!