Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Du Bonsai mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kinh nghiệm chăm sóc cây Du bonsai
Hiện nay, việc chơi cây kiểng bonsai đã trở thành một thú vui không quá kén người chơi, chỉ cần có một chút đam mê với những loại cây trồng thì bạn đã có thể tự mình chăm sóc cây cảnh bonsai không kém phần nghệ thuật.
Cây du bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nó lại vô cùng thích hợp với thỗ nhưỡng Việt Nam, có lẽ cũng vì sự du nhập sang mà nó đã được gọi với cái tên Du.
Đặc điểm hình thái của cây du:
Cây du là cây gỗ nhỏ, có vỏ màu xám nhạt và trơn nhẵn, nhưng đến khi trưởng thành thì vỏ sẽ tự bong ra.
Lá cây du nhỏ, có hình oval, cuống ngắn, chóp nhọn, có rìa mép có răng cưa, mặt trên xanh lục tươi, hơi ráp, mặt dưới có màu xanh nhạt.
Đặc điểm sinh trưởng của cây:
Cây du là cây ưa sáng, không chịu được nắng gắt, thích khí hậu ấm ấp ôn hòa, có khả năng chịu được khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích phân và đất ẩm ướt, có khả năng ra chồi non mạnh.
Cây mọc rất khỏe, tuy nhiên cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng, chỉ tới khi thấy đất se mặt. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, nếu chơi rễ khi thay chậu cần nâng rễ, tạo rễ nổi cho cây.
Cây du thuộc loại ưa nước, khi trồng nên tưới nước thường xuyên cho cây. Chỉ cần thấy 1 chi của cây Du có lá già, có những vết nứt trắng trắng là lá đã đến độ già hoặc lá bắt đầu vàng thì phải tuốt lá ngay cho toàn bộ cây, neeys không tuốt tự động các chi sẽ tự bỏ, từ từ sẽ bỏ toàn bộ cây. Khi tuốt xong, lúc lá mới nhú mầm 2 – 3 ngày là bón phân hữu cơ vào lá sẽ bóng, căng và xanh đậm nhifn rất mát mắt.
Da vỏ thân cây cũng không ưa nắng fawts, nếu nắng gắt chiếu thẳng vào da nhất là lúc tuốt lá cây sẽ rất dễ bị tuột da. Nên những cây trồng ở sân thượng hoặc chỗ nắng nóng chiếu vào nhiều nên che cho thân cây an toàn.
Cách chăm sóc cây du đúng kỹ thuật:
– Vị trí đặt chậu: ban công, bệ cửa sổ, sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không phải che mát cho cây.
– Đất trồng: đất thịt, tro trấu, xơ dừa, cát theo tỷ lệ %: 40 – 30 – 20 – 10.
– Cây cần được cung cấp đầy đủ nước tưới, mùa hè cần tưới nhiều hơn, tưới 2 lần sáng tối, không để tích nước, mùa thu và đông tưới ít nước.
– Bón phân: không bón gốc, nhưng hàng tháng nên bón thúc dung dịch phân pha loãng 1 lần, chủ yếu là đạm và kali
– Thay chậu khoảng 2 – 3 năm/ lần vào mùa xuân trước khi cây ra chồi non.
– Cắt tỉa tùy ý như ngắt chồi non, cắt ngắn, ngắt lá.
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua:
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG
Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Email: canhquanphuongtrung@gmail.com
Địa chỉ: C22/5, đường 449, phường Tăng Nhơn Phú A, Q9, TPHCM
Website: baoduongcayxanh.com
LIÊN HỆ TƯ VẤN
0946 49 54 45 – 0974 222 759 – 096 111 0546
canhquanphuongtrung@gmail.com
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
Chia sẻ:
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Cảnh Bonsai Ngay Tại Nhà
Như mọi loài thực vật khác, cây bonsai cũng cần được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp. Vì thế, hãy đặt những chậu bonsai của bạn ở những nơi có ánh sáng tốt. Tốt nhất là nên đặt ngoài sân hơn là trong nhà để cây có thể hấp thụ được nhiều ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên phun sương cho cây hoặc đem cây ra ngoài phơi sương vào buổi tối nếu cần thiết. Mỗi loại cây Bonsai sẽ có một nhu cầu về ánh nắng và lượng nước khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ về điều này trước khi bắt đầu chơi bonsai. Quá nhiều hay quá ít nước đều có thể khiến cây chết.
Cắt tỉa và uốn nắn cây bonsai
Một trong những điểm quan trọng làm nên giá trị của một chậu cây bonsai đó chính là nằm ở phần tạo dáng cho cây. Những chậu cây cảnh bonsai được chăm sóc kỹ lưỡng và tạo dáng đẹp thường có giá rất đắt. Việc tạo dáng, uốn nắn cho dáng cây là một công việc tỉ mỉ, nghệ thuật cần nhiều thời gian của người chơi Bonsai. Để giữ dáng cho cây, phải tiến hành cắt tỉa và uốn nắn định kỳ vào những thời điểm thích hợp (thường là mùa xuân) và tùy loại loại cây bạn trồng.
Dù được xem là loại cây cảnh có sức sống tốt nhưng khâu phòng bệnh cho cây khi trồng cũng rất quan trọng. Những tình trạng bệnh mà các loại cây cảnh bonsai trồng trong nhà thường gặp nhất là kiến, sâu bướm, mối mọt (do là cây thân gỗ), nhện đỏ, nấm…Một loại bệnh thường gặp nhất ở cây bonsai là bệnh nấm, nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Để bảo vệ tốt nhất cho cây, bạn cần thường xuyên quan sát, chú ý để phát hiện ra những dấu hiệu bệnh trên cây từ khi còn sớm để có cách xử lý kịp thời (thường là phun thuốc) trước khi chúng lây ra hết toàn bộ cây.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt
Cây bonsai muốn sinh trưởng tốt cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, quá thừa hay quá thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cũng có thể khiến cây bị yếu đi. Cây Bonsai rất nhạy cảm với sự khác lạ trong chế độ dinh dưỡng của nó và biểu hiện ra phần lá. Đó là lý do mà bạn nên theo dõi lá cây mỗi ngày để biết được tình trạng sức khoẻ của cây. Nếu lá cây bonsai của bạn xuất hiện những đốmg gỉ màu cam hoặc nâu thì thường là dấu hiệu cây đang bị thừa kali. Cây bonsai có lá chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn xanh thường là do cây đang thiếu chất sắt,…Bạn cần lưu ý đến những đặc điểm bộc lộ ra bên ngoài này để điều chỉnh phân bón chăm sóc cây cho phù hợp.
Tường An
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Mai
Khi chăm sóc Mai, chúng ta thường phải tìm hiểu phải dùng thuốc gì cho cây? Chất kích thích gì, chăm sóc ra sao? Trong giai đoạn cuối năm làm sao cho Mai nở đúng ngày, cho nụ sai, hoa to, nở đẹp?
Nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc Mai:
Tưới nước:
– Tưới nước vừa đủ ẩm cho đất, không tưới quá nhiều và tưới nhiều lần trong ngày làm rửa trôi các chất dinh dưỡng và hư lông hút. Chỉ tưới khi mặt đất tại gốc mai bị khô.
– Chỉ tưới nước khi trời nắng và gió nhiều, thời gian tưới thích hợp là sáng từ 9 giờ, chiều tưới xong trước 5 giờ.
– Kiểm tra lỗ thoát nước cho chậu thường xuyên để không bị đọng nước lâu trong chậu.
Bón phân
– Bón phân ít và bón nhiều lần hiệu quả vẫn cao hơn một lần với số lượng lớn.
– Bón thiếu vẫn tốt hơn bón thừa (bón đủ là tốt nhất nhưng khó xác định bón bao nhiêu là đủ)
– Chỉ nên bón phân tập trung vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, trời mưa dầm không bón phân.
– Không bón phân khi trời nắng nóng (nhất là phân bón lá). Không bón trực tiếp vào rễ cây.
Phun thuốc trừ sâu bệnh
– Luôn đứng trên hướng gió để phun thuốc, mang khẩu trang, áo mưa để tự bảo vệ mình.
– Phun cả trên tán lá, phía dưới dạ lá với giọt sương nhỏ.
– Pha thuốc theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất, và chỉ phun lại sau 1 tuần lễ.
Nguyên nhân gây chết Mai:
– Nếu chưng cây Mai ngoài sân hay hành lang thì không bị mất sức nhiều lắm, còn nếu chưng trong nhà thì không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, không quang hợp nhiều sẽ khiến lá phát triển nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu.
– Chủ nhà ít tưới nước cho cây, đôi khi còn đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai.
– Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, cây Mai đã phải dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại thiếu điều kiện sống trong một tuần khiến cây bị kiệt sức. Nếu không chăm sóc cây Mai tốt thì năm sau, Mai sẽ không ra hoa nữa, có khi bị sâu bệnh tấn công và có thể chết đi.
Chăm sóc phục hồi cho cây:
– Nên mang Mai ra ngoài càng sớm càng tốt, đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị chát khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
– Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa, để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, các lá dù xấu cũng để nguyên như vậy.
– Dùng 5g Urê pha với 10 lít nước tưới gốc và phun lên cả cây. Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển…) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa, trường hợp cây có vấn đề mới sử dụng thuốc kích thích phun với liều lượng ít hơn.
– Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra ngoài nắng để cây quen dần, nó sẽ phát triển chồi, lá rất nhanh.
Một số lưu ý khi chăm sóc Mai:
– Chú ý rằng đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung 2 loại thuốc có hoạt chất: Hexaconazole (Anvil) Fipronii (Regent) phun lần đầu khi tược non vừa phát triển và tàn sau khi lá vừa già (khoảng sau 20 ngày)
– Khi cành bị cắt đi, tược non sẽ phát triển tạo nên cành mới, và mang theo cả chồi trên nách lá, chồi này có thể biến thành tược hoặc nụ phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác. Đặc biệt, những cây không tỉa cành chắc chắn sẽ không ra hoa nhiều bằng các cây tỉa cành ngay từ đầu năm.
– Trong việc tỉa cành các bạn chú ý rằng: cành tỉa càng gần thân thì tược phát triển càng mạnh, nhưng khi chồi phát triển có thể là nhiều chồi thì ta chỉ chọn một chồi theo đúng vị trí mong muốn để lại và bỏ các chồi còn lại ngay từ khi mới hình thành. Tùy theo sự định dạng của cây, khi chồi phát triển từ 6 lá trở lên ta nên bấm đọt để cành nhảy tược mới, có thể bấm đọt tiếp sau đó để tán lá hoàn chỉnh theo ý.
– Khi cây chưa nhiều lá thì bón phân: vì chưa thay đất nên sử dụng phân vô cơ để có tác dụng nhanh như loại 16 – 12 – 8 – 11 TE của Bình Điền hoặc phân NPK tương đương (không nên bón DAP giai đoạn này nụ hoa hình thành sớm mai có thể nở trước).
– Cây trồng trong chậu nếu chất trồng chủ yếu bằng tro, xơ dừa thì mang cây ra khỏi chậu dễ dàng nếu rễ đã phát triển đầy chậu. Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già, dùng bay nhỏ hoặc cây nhọn cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm.
– Trước khi đưa mai vào chậu trở lại cần kiểm tra lại các lỗ thoát nước, dưới đáy chậu cần lót một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào (không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân), bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc.
Kinh nghiệm chăm sóc cây Mai tươi tốt sau Tết coi như hoàn chỉnh, làm các việc trên các bạn đã chuẩn bị thật tốt cho cây Mai để nó tích lũy chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp cho Tết tới.
Thông tin liên hệ:
PHƯƠNG TRUNG GREEN
Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759 – 0909.550.721
Email: canhquanphuongtrung@gmail.com
Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, HCM.
Kinh Nghiệm Tạo Dáng Bonsai Ôm Đá
Kỹ thuật uốn bonsai ôm đá cũng tương đối đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
+ Đầu tiên, bạn tiến hành cắt bỏ bớt những rễ thừa, không cần thiết của cây, dùng tay lấy hết cát ra khỏi rọ che. Sau đó, dùng nước rửa sạch, lưu ý mọi thao tác phải thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn hại đến bộ rễ của cây bonsai.
+ Tiếp theo, bạn đặt cây kiểng lên tảng đá, cố gắng dồn hết rễ cây về 1 phía, bạn tìm những kẻ hở trên đá rồi đặt cây vào, sao cho cây bonsai trông tự nhiên nhất là được. Còn những rễ cây còn nhỏ chưa phát triển thì bạn gói chúng lại chung với nhau.
+ Sau khi đã đặt rễ cây vào đúng chỗ thì bạn dùng dây nhựa đã chuẩn bị cố định rễ cây. Để thực hiện được dễ dàng thì công việc này nên có người phụ, 1 người đứng vị trí đã định, còn người kia dùng dây nhựa quấn quanh để cố định rễ vào đá, chừa phần đáy lại để rễ cây đâm vào đất hút dinh dưỡng.
+ Khi rễ cây kiểng đã được đặt đúng vị trí thì bạn phủ lớp đất lên trên phần đá, sao cho nhìn vào không thấy đá nhưng vẫn thấy phần cuối của thân.
3. Bước hoàn thành sản phẩm
+ Sau khi đã cố định cây vào đá thì công việc đã cơ bản hoàn thành, bạn chỉ cần tưới nước cho cây. Lưu ý, bạn chỉ nên tưới nước với liều lượng vừa phải, vì lúc này rễ còn yếu nếu tưới nhiều sẽ làm thối rễ cây. Bạn nên chăm sóc cẩn thận giai đoạn đầu để cây lan có điều kiện phát triển tốt nhất.
Sau khi uốn cây cảnh vào đá xong thì sau khoảng 2 năm cho cây phát triển và bám chặt vào đá. Nếu cây phát triển nhanh thì chỉ khoảng 1 năm là bạn đã có thể lấy cây từ trong chậu ra được.
Dùng dao cắt bỏ phần dây nhựa mà bạn đã quấn rễ vào đá trước đó, bạn cắt cẩn thận để tránh cắt vào rễ. Sau khi rễ đã đủ dài, dày, bám chặt vào đá, phần rễ đã phát triển thì bạn có thể mang trồng vào đĩa gốm tạo thành chậu bonsai trang trí.
Chậu để trồng bonsai ôm đá bạn nên chọn chậu gốm có màu nâu đen, không tráng men hoặc màu xanh lá cây nhằm tạo sự hài hòa với cây bonsai góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho tác phẩm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Du Bonsai trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!