Đề Xuất 6/2023 # Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kinh doanh phân bón vô cơ

I.Căn cứ pháp lý:

– Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP

– Điều 13 Thông tư 29/2014/TT-BCT

II.Điều kiện để kinh doanh phân bón vô cơ

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

3. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

4. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

5. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

6. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

7. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định pháp luật.

III.CƠ QUAN THỰC HIỆN

Bộ công thương

Bạn có những thắc mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn.

Công ty luật TNHH Việt Nga – VALAW

Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại : 09.345.966.36

 

 

Quy Định Mới Về Điều Kiện Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ

Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:

a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;

b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;

c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;

d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích /được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;

(Điểm đ bị bãi bỏ)

a) Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng;

b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

Điều 8a. Điều kiện sản xuất phân bón vô cơ

Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 8 được thực hiện như sau:

1. Dây chuyền sản xuất phải được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

2. Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

3. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.

4. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng bằng văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định của Bộ Công Thương.

Điều 15a. Điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ

Các điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 được thực hiện như sau:

1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

3. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

4. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

5. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều kiện sản xuất phân bón vô cơ

Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

3. Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

4. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.

5. Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.

6. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng lập thành văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 13. Hướng dẫn thực hiện điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ

Các điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

3. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

4. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

5. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Điều 5, 13 Thông tư 29/2014/TT-BCT

Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón

     Hiện nay, bà con đang đứng giữa ma trận về phân bón hữu cơ với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu tên gọi, công dụng, thành phần,… khác nhau. Nên bà con cần phải nắm rõ, hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đưa ra lựa chọn thông minh, lựa chọn những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp với loại cây trồng bà con đang canh tác để đạt hiểu quả cao trong canh tác nông nghiệp.

I.Phân bón hữu cơ là gì?

Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

II.Phân loại phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….

Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

1.Phân bón hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

a.Phân chuồng

Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.

Ưu điểm: Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.

Nhược điểm:

Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.

Nếu không chế biến kỹ  hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Phân chuồng được lấy từ phân và nước tiểu gia súc

b.Phân xanh

Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất. Ưu điểm: Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn. Nhược điểm: Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.

Lá và cây tưởi được ủ để làm phân xanh   Nguồn:tuysonvien.blogsport

c.Phân rác

Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,…. Ưu điểm: Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng. Nhược điểm: Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).

Rơm rạ để ủ thành phân rác

d.Than bùn

Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất. Nhược điểm: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.

2.Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

Phân bón hữu cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp

a.Phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,….. Ưu điểm: Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón. Nhược điểm:

Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….

Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.

b.Phân bón hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ. Ưu điểm:

Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…

Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học –  sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất.

Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại.

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.

Nhược điểm: Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người.

c.Phân bón hữu cơ vi sinh

Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp  từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%. Ưu điểm: Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích. Nhược điểm: Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học. d.Phân bón hữu cơ khoáng

Là  sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18%  tổng số các chất vô cơ (hóa học,  N+P+K). Ưu điểm: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao. Nhược điểm: Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.

Phân Bón Vô Cơ Là Gì?

Khái niệm phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học (có một số nơi gọi là phân bón khoáng, phân khoáng, v.v…) là những chất vô cơ hóa học có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng, được sử dụng để pha và bón trực tiếp vào nền đất nhằm cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của các dạng thực vật sống.

Phân đơn

Phân đơn là tên gọi chung của những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân). Thông thường, phân đơn gồm 03 loại chính sau: Phân đạm, phân lân, phân kali

1. Phân đạm

Phân đạm là những sản phẩm phân bón chứa thành phần đạm (N) cung cấp cho cây trồng.

1.1. Phân Urê

Có công thức là [CO(NH 2) 2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH 4 + (Amôn) và dạng NO 3 – (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng.

Phân Urea dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm.

Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO 3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người.

1.2. Phân Amoni nitrat

Amôn nitrat (NH 4NO 3) dạng tinh thể màu trắng, là loại phân bón chứa cả hai dạng đạm (NH 4 + và NO 3-) mà cây trồng dễ hấp thu và sử dụng được, có hàm lượng đạm từ 34-35%. Thích hợp với các nhiều loại cây trồng cạn.

Amôn nitrat khó bảo quản, khó sử dụng do dễ vón cục, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Là phân bón chua sinh lý nên có nguy cơ làm chua đất. bón trong môi trường ngập nước thường bị thất thoát nên có hiệu quả không cao.

1.3. Amoni Sunphat

Amôn sunphat (NH 4) 2SO 4 hay còn gọi với cái tên là phân SA, dang tinh thể màu trắng ngà, chứa khoảng 21% hàm lượng đạm dưới dạng NH 4 + (Amôn) một dạng đạm cây trồng dễ hấp thu, phân này còn chứa từ 23-25% hàm lương lưu huỳnh (S).

Amoni sunphat (SA) thích hợp với các cây trồng cần nhiều lưu huỳnh, trên đất kiềm, đất hàm lượng lưu huỳnh thấp hay thiếu lưu huỳnh.

Amoni Sunphat không nên bón vào các loại đất phèn, đất mặn, chua, lầy thụt sẽ khiến đất chua hơn. Có hàm lượng đạm thấp, tốn chi phí sản xuất vận chuyển, nên giá thành cao. Khi bón vào lá thương gây hiện tượng cháy lá, bón vào đất với số lượng nhiều cây hấp thu không kịp dễ bị thất thoát đạm do bị đất hấp thu.

1.4. Amoni clorua

Amôn clorua (NH 4Cl) dang tinh thể rắn màu trắng, có hàm lượng đạm chiếm từ 25-26%, hòa tan nhanh, không vón cục, có dạng NH 4 + (Amôn) nên cây dễ sử dụng.

Nhược điểm của Amoni Clorua là dễ chảy nước, ít đạm nhiều clo, bón vào đất mặn gây tích lũy và ngộ độc clo, gây chua đất.

1.5. Natri nitrat

Natri nitrat (NaNO 3), lượng N chiếm từ 15-17%, dễ tan trong nước, cây dễ sử dụng dưới dạng NO 3 – (Nitrat).

Phân có nhược điểm dễ bị rửa trôi, lượng đạm ít, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng.

1.6. Canxi nitrat

Canxi nitrat Ca(NO 3) 2 dạng tinh thể trắng, hàm lượng đạm từ 14-16%, Ca (Canxi) chiếm 35-36%, phù hợp với các loại đất phèn, đất chua, tăng độ pH, giúp cứng cây, hạn chế đổ ngã…

Dễ tan, háo nước khó bảo quản,tính Oxy hóa mạnh, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.

1.7.Canxi cyanamit

Canxi cyanamit (CaCN 2) có hàm lượng đạm từ 20-21%, thích hợp với các loại đất bạc màu, đất chua phèn, có tác dụng khử chua, hạ phèn.

Nhược điểm gây bỏng, rát da nên phải đeo găng tay khi sử dụng, khi hút ẩm dễ bị biến chất làm giảm chất lượng của phân bón. Không dùng để phun lên lá.

2. Phân lân

Là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng

2.1. Phân Super lân

Phân super lân (Ca(H 2PO 4) 2) dạng bột có xám xanh, hàm lượng lân (P 2O 5) chiếm 17-20%, dễ hòa tan thành dạng H 2PO 4 – nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh, thích hợp bón cho nhiều loại cây.

Trên đất chua, phèn nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm.

2.2.Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy (Thermo phosphat) dạng bột óng ánh, có màu xám đen, có từ 15-18% hàm lượng P 2O 5. Thích hợp bón cho các chân đất phèn, chua, đất trũng, bạc màu.

Không nên bón cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính.

3. Phân kali

Phân Kali là tổng hợp những phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng.

3.1.Phân kali clorua

Phân kali clorua (KCl) chứa 55-60% K 2 O, là loại phân kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Dạng bột tinh thể màu đỏ hồng. Dược sử dụng cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, chất lượng của nông sản.

Bón kali clorua nhiều và liên tục khiến đất bị chua, phân bị kết dính lại khi để ẩm nên khó sử dụng. Không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,…

3.2.Phân kali sunphat

Phân kali sunphat (K 2SO 4) có hàm lương K 2 O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…

Bón phân kali sunphat lâu ngày đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.

4. Phân bón hỗn hợp

Phân hỗn hợp là gọi chung những loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân bón hỗn hợp được phân ra hai loại : phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp.

4.1. Phân trộn

Phân trộn là phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, được sản xuất bằng cách phối trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ thích hợp và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu. Như phân NPK, NPK+TE,…

Ưu điểm của phân trộn: Phân trộn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và từng loại cây, thuận tiện không cần phải tính toán phối trộn sao cho cân đối như các loại phân đơn, sản xuất và chế biến đơn giản nên giá thành thấp.

Nhược điểm của phân trộn: Rất khó nhận biết được phân trộn thật với phân giả cũng như đánh giá chất lượng của phân bón. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu bón nhiều và bón trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đất đai cũng như môi trường khu vực

4.2. Phân phức hợp

Phân phức hợp gồm những loại phân bón chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng được sản xuất bằng việc phối hợp các thành phần lại với nhau để xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao. Một số loại phân phức hợp :

Phân Diamôn photphat (phân DAP)

Có 2 dưỡng chất chính là đạm (N) chiếm 16-18% và lân P 2O 5 chiếm 44-46%, cung cấp đồng thời cả đạm và lân cho cây, thích hợp với các loại đất bazan và đất phèn. Tuy nhiên, không nên bón cho cây lấy củ và trên các chân đất thiếu kali, đất bạc màu, đất cát.

Phân kali nitrat (KNO3)

Kali nitrat là một loại phân kali phức hợp, hàm lượng K 2 O chiếm 45-46%, đạm chiếm 13%, thích hợp để kích thích cây trồng ra hoa. Là loại phân bón có giá trị cao, đắt tiền.

Phân phức hợp kali photphat

Có nhiều dạng như mono kali photphat (KPO 4), di kali photphat (K 2PO 4),…tùy loại mà hàm lượng lân và kali khác nhau, có hiệu quả cao cho nhiều loại cây, có công dụng giúp hoa ra sớm và đồng loạt. Tuy nhiên giá thành của phân kali photphat tương đối cao khi so sánh với các loại phân phức hợp khác.

5. Phân trung lượng

Phân trung lương là loại phân bón có chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng

1. Phân magiê (Mg)

Phân magiê sunphat (MgSO4).H2O) chứa 16-18% Mg, có nhiều trong mỏ khoáng tự nhiên

Phân magiê nitrat (Mg(NO3)2.H2O) hàm lượng Magiê (Mg) chiếm 15-16%.

Phân magiê cacbonat (MgCO3) hàm lượng Mg chiếm từ 45-48%,ít tan trong nước.

Ngoài ra còn nhiều loại phân magiê như magiê oxit (MgO) ; magiê kali sunphat (2MgSO4.K2SO4) ….

2.Phân canxi (Ca)

Canxi sunphat (CaSO 4.H 2 O) hay còn gọi là thạch cao, hạm lượng Ca chiếm 32%. Bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón.

Đôlômit (CaCO 3.MgCO 3) có hàm lượng canxi (CaO) từ 30-32% và 16-20% magiê (MgO).

3.Phân lưu huỳnh

Một số phân bón chứa lưu huỳnh như đạm sunphat amôn ((Nh 4) 2SO 4 chứa 24% S) ; quặng photphat (chứa 8-16% S) ; kali sunphat (K2SO 4, chứa 18% S) ;….

6. Phân vi lượng

Gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng.

Phân kẽm (Zn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như sunphat kẽm (ZnSO4, chứa 21-23% Zn) ; Oxit kẽm (ZnO, chứa 60-80% Zn) ; clorua kẽm (ZnCl2, chứa 45-52% Zn) ;….

Phân sắt (Fe) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng sắt cho cây trồng như sunphat sắt (FeSO4, chứa 20% Fe) ; cacbonat sắt (FeCO3, chứa 42% Fe) ; sunphat amôn sắt (14% Fe) ;….

Phân đồng (Cu) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng đồng cho cây trồng như sunphat đồng (CuSO4, chứa 25-26% Cu) ; oxit đồng (CuO chứa 75% Cu) ;….

Phân mangan (Mn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng mangan cho cây trồng như sunphat mangan (MnSO4, chứa 25% Mn); oxit mangan (MnO và MnO2, chứa 63% Mn) ;….

Phân bo (B) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng bo cho cây trồng như axit boric (H3PO4, chứa 17% B); borat natri ( Na2B4O7, chưa 11% B) ;….Phân molipden (Mo) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng molipden cho cây trồng như molipdat natri (NaMoO4, 39% Mo) ; molipdat amôn ((NH4)2Mo7O2, chứa 54% Mo) ;….

Phân clo (Cl) là những phân bón cung cấp, bổ sung cloc ho cây như KCl, NH4Cl,….

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!