Cập nhật nội dung chi tiết về Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG CHO CÂY TRỒNG:
1.1. Các yếu tố dinh dưỡng vô cơ:
a)Yếu tố dinh dưỡng đa lượng: Gồm có Đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); Lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5hữu hiệu) và Kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
c) Yếu tố dinh dưỡng vi lượng: gồm có Bo (được tính bằng B), Co ban (được tính bằng Co), Đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), Sắt (được tính bằng Fe), Mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), Molipđen (được tính bằng Mo) và Kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
1.2. Các yếu tố dinh dưỡng hữu cơ:
Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, …
1.3. Các yếu tố vi sinh vật:
Bao gồm các Vi sinh có lợi như VSV cố định đạm, phải giải lân, phân giải xenlulo…
1.4. Các yếu tố hạn chế sử dụng:
Là các kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg), Ti tan (Ti) Crôm (Cr) hoặc các vi khuẩn gây bệnh gồm: vi khuẩn E.coli, Salmonella hoặc các chất độc hại khác như: biuret, axit tự do với hàm lượng cho phép được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
2. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG:
2.1. Phân loại theo thành phần: Gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón hỗn hợp, phân bón vi sinh vật
2.1.1. Phân bón vô cơ: Gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm các loại: phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.
a)Phân khoáng đơn: là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu
b) Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, có chứa ít nhất hai (02) yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
c)Phân khoáng trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học từ hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng phản ứng hoá học.
2.1.2. Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai (02) yếu tố dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng khác) trở lên, bao gồm các loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.
a) Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công nghiệp, có hàm lượng chất hữu cơ, ký hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
c) Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón được sản xuất từ phân hữu cơ chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.1.3. Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.2. Phân loại theo chức năng: bao gồm phân bón lá, phân bón rễ
2.2.1. Phân bón lá: là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dưỡng qua thân, lá.
2.2.2. Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ
3. PHÂN VÔ CƠ ĐA LƯỢNG:
3.1. Phân đạm:
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây. Có các loại phân đạm thường dùng sau:
Phân Urê CO(NH4)2: là loại phân có tỉ lệ N cao nhất chứa 44-48% N nguyên chất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau: Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm hút ẩm mạnh. Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản. Phân urê có khả năng thích ứng với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau, thường được dùng để bón thúc. Tuy nhiên, khi sử dụng, loại đạm này dễ bị thất thoát do sự bốc hơi. Cơ chế của sự thất thoát đạm Ure diễn ra như sau:
Khi ta bón đạm urê vào đất thì đạm nhanh chóng bị thủy phân dưới tác dụng của men Ureazae:
CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + 2H2O → NH4HCO3 + NH4OH
Nếu quá trình này xảy ra nhanh thì cây trồng sẽ hấp thu không kịp, nên các ion NH4+ có thể chuyển thành NH3 bay hơi gây mất đạm. Đặc biệt, trong môi trường kiềm thì quá trình này diễn ra càng nhanh; hoặc dưới tác dụng của sinh vật làm cho NH4+ chuyển qua quá trình Nitrate hóa.
2NH4+ + 3O2 → 2NO2- + 2H2O + 4H+ + NL
2NO2- + O2 → 2NO3- + NL
Quá trình này xảy ra nhanh thì lượng NO3- dư thừa sẽ bị trực di xuống dưới tầng đất canh tác. Trong điều kiện thiếu oxy, một số vi sinh vật hiếu khí sẽ hoạt động để thực hiện quá trình khử NO3- gây nên hiện tượng mất đạm như sau:
NO3- → NO2- → N2
Nếu đất thoáng khí thì mức độ mất đạm do quá trình Nitrate hóa xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ ẩm đất, nhiệt độ không khí và độ pH của đất
Thực tế cho thấy, ở những ruộng lúa có sử dụng phân đạm urê, thời gian đầu cây lúa tốt và xanh rất nhanh, nhưng từ 10 – 15 ngày sau đó sẽ trở lại màu vàng. Đó là biểu hiện của việc thiếu đạm, nhất là trên ruộng ngập nước thuộc loại đất cát, cát pha
b) Phân amôn nitrat (NH4NO3): có chứa 33-35% N, có dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó sử dụng và bảo quản. Là loại phân sinh lý chua, nhưng có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
c) Phân đạm sunphat (NH4)2SO4: còn gọi là phân SA, chứa 20-21% N, 39% S. Có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xanh xám, có mùi nước tiểu, vị mặn và hơi chua nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm. Dễ tan trong nước, không vón cục, thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Dùng để bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau trừ đất bị phèn, bị chua. Thích hợp nhất cho các cây trồng cạn.
Phân đạm clorua (NH4Cl): chứa 24-25% Có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Ở vùng khô hạn, đất nhiễm mặn không nên bón đạm clorua
f) Phân phôtphat đạm(còn gọi là phôt phat amôn):có 16% N, 20% P. Có dạng viên, màu xám tron hoặc trắng, dễ chảy nước, dễ tan trong nước. Được dùng để bón lót hoặc bón thúc, thích hợp với đất nhiễm mặn.
Có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại…. Hiện nay, có một số loại phân lân như sau:
Supe lân: là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc xám thiếc, có chứa 16-20% lân nguyên chất và một lượng lớn thạch cao. Phân dễ hòa tan trong nước nên dễ sử dụng, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được.
d) Tecmo phôt phat (phân lân nung chảy, lân Vân Điển):có dạng bột màu xanh nhạc, gần như màu tro, có óng ánh; chứa 15-20% lân, 30% canxi, 12-13% Mg, có khi có cả K. Phân này không tan trong trong nước nhưng tan trong axit yếu, cây sử dụng dễ dàng, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Phân có hiệu quả tốt cho đất cát nghèo, đất bạc màu, ít vi lượng hoặc đất chua.
3.3. Phân kali:
Cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông sản. Hiện có một số loại phân kali sau: – Phân kali – magie sunphat: có dạng bột mịn màu xám, chứa 20-30% K2O, 5-7% MgO, 16-22% S, được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.
– Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.
– Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.
3.4. Phân phức hợp và phân hỗn hợp:
Trên thị trường hiện có các loại như sau: loại 2 yếu tố (N-P, N-K, P-K), loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg).
* Phân Diamophor, Di Ammonium Photphat (DAP): tỉ lệ N:P:K là 1:2,6:0, chứa 18% N, 46% P2O5, thích hợp cho đất phèn, đất bazan.
* Phân Mono Ammonium Photphat (MAP): Chưa 12%N, 61% P2O5. MAP được sử dụng cho các mục đích hình thành bộ rễ ở cây con, kích thích ra hoa đồng loạt, phục hổi bộ rễ-thân – nhánh – cành
– Phân kali nitrat (KNO3) chứa 13% N, 46% K2O, dùng để bón cho đất nghèo kali, kích thích cây trồng ra hoa trái vụ
– Phân hỗn hợp khác: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10…
– MKP: Mono Kali Photphat (KH2PO4)): Chứa 35% K2O và 52% P2O5. Do giá thành khá cao nên loại phân này ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao. MKP thường được sử dụng để kích thích phân hóa mầm hoa, xử lý ra hoa trái vụ các loại cây trồng
d) Phân N-P-K:Phân bón chứa đầy đủ 2 thành phần N, P, K Trên thị trường có các công thức như: 20-20-15, 16-16-8, 30-10-10, 17-7-17, 25-5-5…gồm có phân trộn và phân hỗn hợp, phục vụ cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây trồng
4. PHÂN VÔ CƠ TRUNG VÀ VI LƯỢNG:
a) Phân lưu huỳnh:phân supe lân chứa 12% S, phân supe hạt kali chứa 18% S, phân sunphat amon (SA) chứa 23% S, phân sunphat kali – magie chứa 16-22% S.
b) Phân canxi: phân lân nung chảy Văn Điển chứa 28-32% Ca, phân lân NPK Văn Điển chứa 13-14% CaO, phân supe lân chứa 22-23% CaO, Phân Canxi Nitrate Ca(NO3)2 chứa 26% CaO, 15% N
c) Phân magie: phân lân Văn Điển chứa 17-20% Mg, phân sunphat – magie chứa 5-7% Mg, phân borat magie chứa 19% Mg. Phân Magie Nitrat Mg(NO3)2chứa 15% MgO, 10,8% N
4.1. Phân trung lượng:
Thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân trung lượng sau:
4.2. Phân vi lượng gồm :
– Phân Bo: gồm phân axit boric, phân borat natri, borat magie.
– Phân đồng: đồng sulfat
– Phân mangan: gồm sunphat mangan, clorua mangan, pecmanganat kali.
– Phân Molipden: gồm molipdat natri, molipdat amon.
– Phân kẽm: gồm sunphat kẽm, clorua kẽm.
– Phân sắt
– Phân Coban.
5. PHÂN BÓN LÁ
– Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.
– Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.
6. PHÂN HỮU CƠ:
a) Phân chuồng: là phân do gia súc thải ra như phân lợn, phân trâu bò ngựa, phân gà vịt… Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng gồm các đa lượng và vi lượng với hàm lượng tùy thuộc từng loại, thời gian và phương pháp ủ phân.
b) Phân rác: là phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố… được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
c ) Phân xanh: là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Cây phân xanh thường là cây họ đậu hoặc cỏ lào, cây quỳ dại…
7. PHÂN VI SINH:
Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau:
Phân vi sinh vật cố định đạm: có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí như tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella. Trên thị trường hiện nay có một số loại như sau: phân nitragin, phân Rhidafo, phân Azotobacterin, phân Azozin…
b) Phân vi sinh vật hòa tan lân: gồm các vi sinh vật có khả năng phân hủy lân như Aspergillus, Pseudomonas, Bacillus, Micrococens… Trên thị trường có một số loại như: Phosphobacterin…
Kiến Thức Cơ Bản Về Thủy Canh
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dung dịch dinh dưỡng hoặc trên các giá thể như mút xốp hay viên nén xơ dừa,… Có thể hiểu đơn giản là trồng cây bằng nước!
Hiện nay, người ta chia thủy canh làm 3 loại chính: thủy canh hồi lưu, thủy canh không hồi lưu ( thủy canh tĩnh), khí canh.
Thủy canh hồi lưu: là hình thức thủy canh bằng cách dùng một hệ thống thùng chứa dung dịch dinh dưỡng và bơm tuần hoàn lên những ống trồng rau thủy canh, cây nhờ vào dung dịch thủy canh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhờ sự dẫn truyền chất dinh dưỡng bằng một máy bơm.
Thủy canh tĩnh: là phương pháp trồng rau trên giá thể với dung dịch thủy canh đứng yên đặt trong một thùng chứa, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng.
Khí canh: là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở. Hiện nay, khí canh được ứng dụng trong mô hình trồng khoai tây.
2. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh là gì? Thành phần dinh dưỡng thủy canh gồm những gì?
Dinh dưỡng thuỷ canh bao gồm các nguyên tố đa lượng, vi lượng và trung lượng giúp cây phát triển tốt nhất. Dung dịch thủy canh thường được pha cùng với nước sạch để tiếp xúc trực tiếp với dễ cây. Từ đó cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng thuỷ canh trong nước lên và nuôi cây phát triển. Trong phương pháp thuỷ canh, dung dịch thuỷ canh là nguồn thức ăn chính để cây phát triển và đạt năng suất cao.
Các thành phần có trong dinh dưỡng thủy canh:
Dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh bao gồm 2 chai (Group A và Group B). Mỗi chai chứa những nhóm chất dinh dưỡng dành riêng cho cây trồng được pha có tỉ lệ N:P:K phù hợp để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhóm chất ở Group A bao gồm Sắt và Canxi, và Nitrate đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của lá và thân cây.
Nhóm chất ở Group B bao gồm các nguyên tố trung lượng như Magie, Kali, Photpho và các nguyên tố vi lượng bao gồm Mangan, Kẽm, Đồng, Molipden, Bo,… Các chất này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dung dịch thuỷ canh nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng và phát triển của cây.
Đặc biệt dinh dưỡng thuỷ canh không được chứa các kim loại nặng như: Chì, Thuỷ ngân, Cadmium, Arsenic gây hại cho sức khỏe. Vậy nên, hãy luôn yên tâm khi sử dụng dung dịch dinh dưỡng thủy canh cho giàn rau sạch!
3.Vì sao nên chọn Dung Dịch Dinh Dưỡng Hydro Umat khi trồng rau thủy canh?
Nguồn dinh dưỡng được sử dụng phổ biến nhất là: Dung dịch thủy canh Hydro Umat. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh này có 2 loại: Dung dịch Hydro Umat V Dung dịch Hydro Umat F.
Dung dịch thủy canh Hydro Umat V: Sản phẩm là sự kết hợp của 13 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Những dưỡng chất này hỗ trợ tối đa cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau ăn lá.
Dung dịch thủy canh Hydro Umat F dành riêng cho các loại rau ăn quả, củ. Hàm lượng N-P-K cùng nhiều vi lượng thiết yếu như kẽm, chelated sắt, mangan, đồng molypden, Bo trong dung dịch Hydro Umat F đảm bảo về nồng độ hỗ trợ tối đa cho cây ăn quả, củ phát triển nhanh và khỏe.
Dung dịch dinh dưỡng Hydro Umat là 1 sự lựa chọn hàng đầu:
Uy Tín & Chất Lượng Cao: Nhãn hiệu Hydro Umat được chứng nhận là sản phẩm 100% an toàn sức khỏe cho người dùng: Sản phẩm được chứng nhận bởi các cơ quan kiểm định Việt Nam về chất lượng, an toàn cho sức khỏe con người. Sản phẩm đạt Huy Chương Vàng và danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Phù Hợp Tiêu Chuẩn của Viện Chất Lượng Việt Nam năm 2015; Đạt danh hiệu Cúp Vàng Sản Phẩm Tin Cậy Dịch Vụ Hoàn Hảo năm 2014.
Đậm Đặc Cao và giúp tiết kiệm chi phí: Dung dịch thủy canh Hydro Umat có sự đậm đặc cao, với tỷ lệ pha (1:200) cứ 1 lít dung dịch Hydro Umat : 200 lít nước sạch. Bổ sung định kỳ sau 7-10 ngày cùng với nước sạch theo tỉ lệ phù hợp vào hệ thống thủy canh hồi lưu để cung cấp đủ lượng dưỡng chất cho rau phát triển. Trong khi, tỷ lệ pha của các loại dung dịch thủy canh thông thường chỉ 1:100 (lít). Mà giá thành của 1 lít dung dịch Hydro Umat không chênh lệch là mấy, giá 1 cặp dung dịch thủy canh Hydro Umat tại Thủy Canh Miền Nam chỉ 90.000 đồng. Điều này, giúp cho người tiêu dùng giảm chi phí rất nhiều, rẻ hơn gấp bội lần.
Sự tin dùng cao của hàng Việt Nam: Người Việt luôn lựa chọn & mong muốn sử dụng hàng uy tín chất lượng cao. Vậy nên, Dung Dịch Hydro Umat là nhãn hiệu Việt Nam – LUÔN LÀ SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU cho người tiêu dùng Việt. Không những đảm bảo chất lượng và những tiêu chuẩn quốc tế trong thủy canh mà còn là niềm tự hào về sản phẩm hàng Việt Nam!
Từ khóa: dung dich thuy canh, mua dung dich thuy canh tphcm
4. Giá thể trồng rau thủy canh là gì? Như thế nào là giá thể tốt?
Giá thể trồng rau thủy canh có thể là hỗn hợp sơ dừa, bông khoáng bọt biển, sỏi nhẹ hay mút xốp…. Giá thể được cấu tạo từ những thành phần hỗn hợp có tác dụng cố định cây, giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Giá thể có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn ươm cây
Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước tốt, giữ độ thoáng khí tốt
Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường, thân thiện với môi trường
Có pH trung tính và khả năng ổn định pH
Dễ dàng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây
Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng
Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm, đảm bảo chất lượng cây trồng
5. Vì sao nên trồng rau bằng phương pháp thủy canh thay vì thổ canh?
Những lợi ích – lợi thế của phương pháp trồng rau thủy canh so với phương pháp thổ canh truyển thống. Cũng như những ưu điểm + nhược điểm của 2 phương pháp này như sau:
Đây là phương pháp có thể nói rất dễ làm và nhiều người có thể tiến hành trồng mà không cần có nhiều kinh nghiệm.
Chi phí đầu tư trồng có thể thấp hơn rất nhiều. Nếu trồng rau sạch tại nhà, bạn có thể tận dụng thùng xốp hoặc khay trồng rau thông minh để trồng một cách dễ dàng.
Trồng được hầu hết tất cả các loại rau – củ – quả.
Chất lượng rau có thể ngon hơn nhiều so với phương pháp khác.
Diện tích trồng rau thổ canh có thể tốn hơn rất nhiều và cần thêm không gian để cây phát triển.
Tốn công chăm sóc lớn. Bạn phải bón phân thường xuyên vào đất, từ đó chúng sẽ chuyển hóa thành dạng anion và cation để cây hấp thụ.
Yếu tố mùa vụ cũng là một trong những nhược điểm của phương pháp này.
Phương pháp này có thể phải dùng đến các loại thuốc học vì cây rất dễ bị nhiễm bệnh, sâu hại.
Chất lượng rau có thể khác đi nếu như bón phân không đúng, liều lượng bị sai lệch.
Năng suất của mùa vụ phụ thuộc nhiều vào cả đất, phân và thời tiết.
Phương Pháp Trồng Rau Thổ Canh: Đây có thể nói là phương thức canh tác có từ thờ kỳ sản xuất nông nghiệp từ hàng nghìn năm trước. Phương pháp này thực hiện trực tiếp gieo hạt giống vào đất trồng, rồi bón phân và thu hoạch.
Diện tích trồng thủy canh không đòi hỏi quá nhiều. Bạn có thể tận dụng không gian nhỏ hẹp để trồng.
Rau sinh trưởng nhanh hơn phương pháp thổ canh.
Năng suất cao gấp 3 lần so với phương pháp trồng thổ canh.
Công chăm sóc của bạn sẽ giảm đáng kể vì hầu như các bước đã được thiết lập.
Dinh dưỡng cung cấp một cách có kiểm soát, giảm chi phí – tiết kiệm rất nhiều.
Có thể trồng các loại rau nhiều vụ vì hạn chế ảnh hưởng thời tiết.
Phương pháp trồng rau thủy canh tạo ra rau an toàn hơn vì hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với phương pháp trồng rau thổ canh. Tuy nhiên, chi phí này được khấu hao dần vì bạn có thể dùng chúng lên đến trên 5 năm.
Mỗi một loại rau hoặc nhóm rau cần một loại dinh dưỡng. Bạn cần am hiểu, pha chế đúng nồng độ phù hợp.
Rau trồng theo phương pháp thủy canh sau thu hoạch cần bảo quản kỹ, vì chúng rất nhanh héo vì mất nước.
Rau trồng thủy canh có mù vị không nồng như phương pháp trồng thổ canh.
Phương Pháp Trồng Rau Thủy Canh: Đây là một phương pháp được nghiên cứu và phát triển vài chục năm trở lại đây. Phương pháp trồng rau thủy canh được thực diện theo nguyên tắc trồng rau không cần đất. Cụ thể là, Rau được giữ trên giá thể như: Xơ dừa, Đất nung, Múp xốp,… Từ đây rau sẽ lấy dinh dưỡng qua một loại dung dịch gọi dinh dưỡng thủy canh và sinh trưởng – phát triển.
XEM THÊM: 7 Tuyệt chiêu trồng rau sạch chuyên nghiệp ngay tại nhà!
Kiến Thức Cơ Bản Về Dinh Dưỡng Cho Cây
Có nhiều hơn những chất được liệt kê ở đây. Điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào thực vật phát triển và làm thế nào chúng ta có thể giúp chúng phát triển tốt hơn. Đây là những yếu tố cơ bản cho cây trồng.
Dinh Dưỡng Chính Cho Cây TrồngNitơ (N) Nitơ Nitơ là chất đầu tiên và ở một mức độ nhất định là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ, màu lá xanh đậm và quang hợp tốt. Đa số các loại cây như cỏ, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nhỏ và những cây trên sân golf cần rất nhiều nitơ. Số đầu tiên trong phân bón (N) cho các loại cây trồng này và các loại khác phải đặc biệt cao. Đặc biệt là đối với cỏ, vì nó phải liên tục tự tạo ra những lá mới vì chúng ta thường cắt. Do đó, mua phân bón cho cỏ ưu tiên hàng đầu là Ni tơ (N).
Ví dụ: Bạn đang sẽ dụng loại phân 30-0-0 thì bất cứ loại phân nào về Nitơ đều có thể được sử dụng để thay thế.
Nếu 100 gram 30-0-0 hoàn toàn giống với 200 gram 15-0-0. Nitơ là một chất dinh dưỡng cần cho quá trình quang hợp, đó là lý do tại sao cây trồng của bạn phải có đủ chất này. Nếu không có đủ nguồn cung cấp nitơ, lá cây của bạn sẽ biến màu, có màu nâu hoặc vàng. Điều này được gọi là chlorosis và là kết quả của việc thiếu chất sản xuất diệp lục.
Điều gì xảy ra nếu có quá nhiều nitơ? Bạn nhận được những cây lớn với nhiều thân và lá, cây dễ bị nấm, sâu bệnh, dễ bị sương giá, chậm hình thành hoa và / hoặc đậu quả,quả dễ hư hỏng sau khi thu hoạch.
Khoáng Chất Đa LượngCanxi (Ca) Canxi rất quan trọng đối với sức mạnh thực vật nói chung và thúc đẩy sự phát triển tốt của rễ và chồi non. Canxi cũng giúp xây dựng các thành tế bào. Khi các tế bào suy yếu, hệ thống mạch máu của cây bắt đầu chùn bước, làm giảm sự hấp thu của tất cả các yếu tố quan trọng. Các triệu chứng thiếu canxi bắt đầu với các đốm hoại tử ở gốc lá non và trong vòng một tuần, các đốm hoại tử phát triển trên toàn bộ lá. Hệ thống rễ có màu nâu đáng chú ý. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở ngọn tăng trưởng của cả chồi và rễ.
Nhược điểm là Canxi là một nguyên tố bất động. Điều này có nghĩa là trong trường hợp thiếu hụt, canxi không thể chuyển từ lá già sang lá non. Sự phát triển mới ở ngọn lá và gân lá bắt đầu khô héo và chết. Và những chiếc lá mới thường bị biến dạng.
Magiê giúp điều chỉnh sự hấp thu của các loại thực phẩm thực vật khác và hỗ trợ trong việc hình thành hạt giống. Nhưng nó cũng quan trọng trong việc hình thành chất diệp lục vì màu xanh đậm của cây đảm bảo đủ thức ăn được sản xuất từ ánh sáng mặt trời.
Magiê cần thiết cho sự hình thành đường, protein, dầu và chất béo, điều chỉnh sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác (đặc biệt là phốt pho). Các triệu chứng thiếu hụt bao gồm đốm vàng giữa các gân lá già, trong khi các gân lá vẫn xanh. Khu vực màu vàng có thể chuyển sang màu nâu và chết. Màu vàng cũng có thể xảy ra với lá già. Lá có thể chuyển sang màu nâu đỏ do quá trình trao đổi chất P thấp và việc giảm năng suất thường xảy ra.
Nguyên Tố Vi Lượng Chúng ta đã biết các yếu tố chính và phụ mà thực vật cần cho sự tăng trưởng khỏe mạnh. Tuy nhiên, đừng phạm sai lầm khi nghĩ rằng các yếu tố khác không nhất thiết phải được sử dụng. Trái lại! Cái gọi là các nguyên tố vi lượng có thể có tác động nhiều hơn đến sự phát triển của thực vật hơn là chỉ là “hiệu ứng vi lượng”.
Boron có một vai trò quan trọng trong thực vật. Nó cần thiết cho sự tổng hợp protein, phát triển thành tế bào, chuyển hóa carbohydrate, chuyển vị đường, kiểm soát hormone, thụ tinh của hạt phấn hoa và tăng trưởng, số lượng trái cây và hạt phát triển.
Boron chỉ nên có trong các chất dinh dưỡng. Các hợp chất Boron có thể được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như táo hoặc lê. Có lẽ đó cũng là lý do Boron mang đến cho vị ngon của Táo. Nó chứa khoảng 0,5 đến vài miligam mỗi quả táo. Nhưng củ cải cũng rất giàu boron, một yếu tố được con người biết đến như một chất tăng cường cho xương. Và nó cũng tăng cường các thành tế bào của cây.
Hơn nữa, nó cũng là một phần của quá trình quang hợp. Nhưng trên hết, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình hương vị trong một số loại rau và màu sắc trong một số loại hoa.
Nếu đó là một thiếu sót nghiêm trọng, các đốm nhỏ sẽ xuất hiện và nó có thể dẫn đến sự xuống cấp của lá xanh, làm cho lá xanh giữa các gân màu vàng hoặc xám. Cây trồng sau đó sẽ trở nên mất cân đối. Lá sắp tàn và cũng đâm chồi. Nhưng đồng cũng đóng một vai trò trong lớp lót (lignization) của thành tế bào.
Sắt giúp sản xuất chất diệp lục và các quá trình sinh hóa khác. Sắt là một chất dinh dưỡng phải hoạt động tốt trong tất cả các loại thực vật. Nhiều chức năng quan trọng của cây, như sản xuất enzyme và diệp lục, cố định và phát triển nitơ và chuyển hóa đều phụ thuộc vào sắt. Không có sắt thì cây không thể phát triển tốt.
Ví dụ, các triệu chứng thiếu sắt ở thực vật bao gồm nhiễm clo lá. Đây là nơi lá của cây chuyển sang màu vàng, nhưng gân lá vẫn giữ được màu xanh. Nhiễm clorine lá thường bắt đầu ở đỉnh của những chiếc lá mới nhưng cuối cùng sẽ tìm đường đến những chiếc lá già hơn trên cây. Các dấu hiệu khác cũng có thể bao gồm sự phát triển kém và mất lá.
Lưu ý rằng: các vấn đề khác, chẳng hạn như thiếu sắt, tuyến trùng và chấn thương diệt cỏ, cũng làm cho lá có màu vàng. Điều quan trọng trong thủy canh là mangan nhạy cảm nhất với độ axit của tất cả các yếu tố (pH). Trên 6
Thiếu kẽm gây ra một loại đổi màu như vết phồng rộp, làm cho các mô giữa các tĩnh mạch chuyển sang màu vàng, trong khi các tĩnh mạch vẫn có màu xanh. Sự khác biệt chính là nhiễm clo do thiếu kẽm bắt đầu ở lá dưới, trong khi nhiễm clo bắt đầu do thiếu chất sắt, mangan hoặc molypden ở lá trên. Đó là lý do tại sao người ta cho rằng nguyên tố này rất quan trọng trong việc hình thành hoóc môn thực vật.
Kiến Thức Cơ Bản Về Các Loài Lan Thuộc Giống Cattleya
Trong thế giới đầy màu sắc của phong lan thì Cattleya được mệnh danh là nữ hoàng, bởi nó tổng hợp những vẻ đẹp và hương sắc vẹn toàn. Hoa có rất nhiều những sắc màu, khi hoa nở thì tỏa hương thơm ngào ngạt từ sắc hồng, tím trắng cho đến cam, vàng…. Và cũng như những loài lan khác thì Cattleya cũng có những cách chăm sóc riêng.
Kiến thức cơ bản về các loài lan thuộc giống CATTLEYA
Lan Cattleya (Cát Lan)có mùi hoa thơm ngào ngạt, màu sắc lại rực rỡ. Những hoa màu trắng, tím, hồng hương thơm nhiều hơn. Hoa màu vàng và màu xanh mùi thơm ít hơn. Hoa màu đỏ không thơm hoặc thơm rất ít. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa này. AgriMark mời các bạn yêu Lan tham khảo.
Cattleya là một trong những giống lan đẹp nhất trong họ Orchidaceae với rất nhiều loài xuất phát từ Châu Mỹ ước tính khoảng 65 loài ( chưa tính đến những cây lai ). Đây là loại lan có nhiều giống nhất trong họ lan, kích thướt hoa lớn, với bề rộng từ 15 – 20cm và màu sắc thì cực kỳ phong phú.
Ở Việt Nam Cattleya được dùng với một nghĩa rất rộng không chỉ bao gồm Cattleya nguyên thủy, giống Laelia, các Cattleya cùng giống mà còn dùng cho cả các Cattleya lai. Ví dụ như Brassolaelio – Cattleya, Laelicatteya, Sophrocattleya…
Xét trên phương diện thương mại, Cattleya được chia thành 2 nhóm như sau:
– Nhóm Cattleya một lá: Thường là giả hành mang một lá duy nhất ở đỉnh, một số trường hợp thì giả hành cũng có thể mang 2 lá. Đây là nhóm có hoa cô độc, h oa to và thường rất đẹp. Nếu được chăm sóc ở điều kiện tốt nhất thì nhóm lan này cũng có thể cho ra 3 hoa một lúc với những cánh hoa to tròn và đẹp vô cùng.
– Nhóm Cattleya hai lá: Nhóm này thì giả hành thường mang ở đỉnh hai lá, với những loài cá biệt có thể có đến 3. Đây là nhóm Cattleya một lá có hoa chùm rất đẹp những cánh hoa bé xinh tạo thành chùm với hương sắc không kém gì nhóm có những bông to. Nếu được trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn thì lan sẽ ra hoa với một chùm lên đến 12 hoa.
Có thể nói đây là một trong những loại lan tuyệt đẹp, hoa thường có mùi thơm nhưng lại chống tàn và ngắn nhất có thể kể đến là loài Cattleya Mantini chỉ có thời gian nở hoa trong một tuần lễ. Nhưng với những loài khác thuộc giống này thì thời gian nở hoa thường là nửa tháng, với những loài cá biệt có thể đạt đến 3 tuần lễ.
Cattleya là một trong những giống đa thân, cây mang rất nhiều hành giả có thể dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Lan có rể nhỏ và dài thường mọc từ căn hành và bám chặt vào giá thể. Cây phát triển theo chiều ngang và với điều kiện chăm sóc bình thường thì trung bình một cây lan có thể cho ra đời từ 2 đến 3 giá hành mới. Nếu ở điều kiện tốt hơn thì có thể lan có từ 5 – 6 giả hành.
1. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng nước tưới cho lan Cattleya
Là giống lan có thể sống được ở vùng nóng và cả những vùng ôn đới, đặc biệt đây là giống lan rất phù hợp với khí hậu cũng như thời tiết Việt Nam. Chính vì thế có thể thấy giống lan này được trồng và phát triển rộng ở rất nhiều nơi trên khắp các tỉnh thành.
Cattleya phát triển tốt nhất ỏe không khí mát và ẩm, nhiệt độ lý tưởng của loài lan này chính là 21 o vào ban ngày và 16 o vào ban đêm. Và vùng thích hợp nhất cho loài lan này chính là vùng Bảo Lộc. Tuy nhiên loài lan này cũng có thể tăng trưởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lý tưởng vào ban ngày là 8o và vào ban đêm là 5o và đó cũng là nhiệt độ bình thường của các tỉnh phía Nam.
Nhưng với nhiệt độ phù hợp với điều kiện sống thì Cattleya vẫn phát triển tốt hơn. Bằng chứng là những nhà vườn trồng lan ở Đà Lạt thường ít sử dụng phân bón nhưng những cánh hoa vẫn có kích thướt lớn hơn so với cùng một loài được trồng tại Hồ Chí Minh. Lan Cattleya xuất phát từ hai nguồn khác nhau với nguồn thứ nhất xuất phát từ vùng nóng ẩm của Braxin, nguồn còn lại từ vùng đồi núi trên cao nguyên của Columbia và Mexico. Vì vậy các giống lan Cattleya có thể trồng được ở nhiều vùng miền của nước ta.
Ẩm độ tương đối cần thiết cho sự phát triển của lan là 40 – 70%. Bạn cũng cần phải tưới nước thường xuyên để tăng cường độ ẩm cho vườn lan. Tuy nhiên với đặc điểm là có giã hành mập có thể dự trữ nước tốt nên bạn cũng nên lưu ý khi tưới nước. Không nên tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị ngập nước, bạn cũng có thể tưới nước bằng cách nhỏ giọt vào chậu cũng là một cách tưới vô cùng khả quang.
Cách tưới nước ở loài lan này thay đổi theo vùng . Ở khu vực thành phố hồ Chí Minh vào mùa mưa thì nên tưới ngày một lần vào lúc 10 giờ sáng. Và với mùa nắng thì nên tưới hai lần, một lần vào lúc 9 giờ sáng và một lần vào 10 giờ chiều. Vào mùa khô thì không khí giảm rõ rệch nên phải tăng cường số lần tưới.
Với Đà Lạt thì lan Cattleya sẽ được tưới khác so với ở khu vực Hồ Chí Minh, chỉ tưới 1 tuần/ lần vào mùa nắng và không tưới vào mùa mưa. Riêng với những khu vực phía Bắc với mùa khô ngắn, và từng vùng có kiểu khí hậu khác nhau nên cách tưới phải được tận dụng cụ thể cho từng vùng.
2. Ánh sáng
Cattleya có nhiều loài khác nhau và sự che sáng cũng tùy theo từng loài. Mức độ che sáng từ 12000 – 20000 1m/m2 có thể áp dụng cho nhiều loài lan. Loài lan này cần ánh sáng nhưng không cần chiếu trực tiếp và giàn che bằng tôn nhựa thì vô cùng tốt cho loại lan này.
Trong những giàn lan thì không nên treo sát những chậu sát vào nhau và khoảng cách tốt nhất là từ 15 – 20 cm. Các chậu phải có khoảng cách thì cây mới có thể nhận đủ ánh sáng và không khí và đây cũng là phương thức ngăn chặn ốc sên vô cùng hiệu quả.
Nếu không có giàn che thì bạn nên trồng trực tiếp ở ngoài ánh sáng với điều kiện là các cây được trồng từ nhỏ ở các chậu, phải đặt sát vào nhau và khí hậu ở nơi đó phải mát và ẩm.Khi bạn trồng hoa phong lan Cattleya và thấy cây có những biểu hiện như cháy hay màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp là cây bị thừa ánh sáng. Ngược lại nếu thấy cây chậm ra hoa và khi ra hoa thì hoa thường gục xuống chính là cây thiếu ánh sáng.
3. Bón phân như thế nào là thích hợp cho Cattleya?
Cattleya có thể ra hoa ở bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện các bộ phận sinh dưỡng để phát triển thành một giã hành mới. Việc bón phân cho hoa lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây còn nhằm mục đích điều khiển sự ra hoa của giống này.
Là một loài phụ sinh vì thế bón phán cho Cattleya cách tốt nhất là bón phân bằng phương pháp phun sương lên toàn bộ cây sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc tưới các cá thể vào cây. Nếu bạn có số lượng lan it thì cách tốt nhất để bón phân chính là phương pháp nhúng phân ngập là rất tốt.
Phân được bón là những loại phân vô cơ, có công thức 30-10-10 được tưới một lần hay 2 lần/tuần với nồng độ một muỗng cà phê pha trong 4 lít nước. Khi những giả hành chớm nụ hoa thì bạn nên bón các loại phân 10-20-20 với nồng độ cũng như chu kỳ như trên để đảm bảo được hoa đậu chắc chắn và hoa to đẹp.
Có thể dùng dùng phân vô cơ và hữu cơ hỗn hợp loãng sẽ tốt hơn trong sự tưng trưởng. Sinh tố B1 tưới với nồng độ loãng hàng ngày sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng. Trong suốt mùa tăng trưởng một tháng bạn nên bón cho loại phân 10-20-30 để tạo một sự cứng cáp cho cây trước khi cây vào mùa nghỉ tháng 4, mùa này ta sẽ ngừng tưới phân hoàn toàn.
4. Cấu tạo giả thể
Cấu tạo của giả thể chính là điều kiện để quyết định sự phát triển của phong lan Cattleya và cấu tọa giá thể cũng thay đổi theo vùng và theo mùa trong năm. Với khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì phương pháp tròng trên thân cây sống và thân cây chết chính là lớp vỏ của thân được trồng.
Còn với phương pháp trồng chậu thì giả thể phải thật thoáng, nếu quá thể quá bí bít có thể khiến cho cây lan dễ bị chết và thối rễ, nhất là trong mùa mưa. Một giá thể tốt nhất cho Cattleya chính là phần đáy thoáng với khả năng chống được sự úng nước cũng như bề mặt hơi khít kín.
Vùng lạnh thì cấu tạo của những giá thể quá thông thoáng cũng sẽ bất lợi cho sự sinh trưởng cũng như phát triển. Vì khi nhiệt độ lạnh và nhất là bào ban đêm thì những đầu rễ 7đui đi và bộ rễ teo dần, cây phát triển èo uột.
5. Mùa nghỉ của Cattleya
Cattleya là một trong những giống lan có mùa nghỉ, với thời tiết Việt Nam thì mỗi năm loài lan này thường nghỉ một tháng. Ở các tỉnh phía Nam là suốt tháng 4 và các tỉnh phía Bắc là trong tháng 1. Với những tỉnh bắt đầu từ Thuận Hải đến Thừa Thiên Huế mùa nghỉ của lan bắt đầu trong tháng 8.
Trong mà nghỉ thì cây không đòi hỏi dinh dưỡng hay nước tưới và chỉ nên duy trì lượng nước tưới ngày/1 lần. Cũng nên tăng độ che sáng 10% để có thể giảm nhiệt độ và với mùa nghỉ thì nhiệt độ càng thấp càng tốt.
6. Thay chậu và nhân giống
– Thay chậu
Sau thời gian khoảng 2 năm thì bạn nên thay chậu và việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống. Khi thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì bạn nên nghĩ ngay đến một chiếc chậu mới cho Cattleya.
Việc thay chậu tốt nhất là nên thực hiện vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển nhanh, và bạn cũng có thể thay vào bất cứ thời điểm nào cây cũng có thể phát triển tốt. Muốn thay chậu Cattleya ta ngâm chậu vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong khoảng thời gian 1 giời rêu sẽ tróc ra.
Tiếp đến bạn dùng kéo đã khử trùng cắt bỏ những rể thối và và với những rể quá dài thì bạn nên chừa lại một đoạn 10cm. Cuối cùng cột chặt cây lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ấm mát đến hki ra rễ. Lúc này bạn mới cho giá thể vào chậu và đưa chậu trở về vị trí cũ.
Sau khi đã thay chậu thì cây sẽ được phun dung dịch B1 và để cây khô không tưới nước trong vòng một tuần và lần tưới đầu tiên là dung dịch ANA 1ppm. Một lưu ý là bạn đừng bao giờ đặt giá thể vào chậu trước khi ra rễ. Trong trường hợp nếu bạn sợ giá thể có thể bị nhăn nheo thì bạn có thể đặt vài cục than có kích thướt to ở đó là đủ.
– Nhân giống
Để có thể nhân giống cho Cattleya bạn có thể nhân giống bằng cách chiết một lúc 3 giả hành. Đặc biệt Cattleya là loài có giả hành nhưng lại không có thân vì thế tách chiết 3 giả hành cây sẽ phát triển rất yếu. Nếu cây bị nhiễm bệnh, mắt trên căn hành bị hư thì có thể không tạo thành chồi ngọn.
Có rất ít trường hợp cây lan Cattleya với bộ rễ phát triển rất mạnh, lá xanh tốt nhưng các mắt trên căn hành bị hư thì có một vài chồi bằng hạt gạo hình thành trên giả hành ngay phần tiếp giáp với căn hành. Với những cây như vậy thì sẽ rất yếu khi nuôi dưỡng trở lại và cây muốn ra hoa phải có thời gian tối thiểu là 3 năm.
Nếu những loại cây Cattleya thuộc loại quý hiếm thì sự tachs chiết là điều vô cùng cần thiết, có thể chiết hai tép thành một và để nguyên tại chỗ. Khi cây đã hình thành giả hành mới và đủ trưởng thành thì ta có thể lấy ra trồng vào chậ mới.
7. Vấn đề sâu bệnh và những vấn đề khác
Với những loài thuộc giống Cattleya thì thường xuất hiện các loài sâu bệnh như loài sâu bệnh ánh màu nâu, các loài này thường bám vào lá, giả hành và cả những căn hành để hút nhựa. Tác hại hơn là những loại rệp này có thể bám vào những mắt ngủ và qua thời gian có thể làm những mắt này chết đi.
Lớp bên ngoài mà ta nhìn thấy của các loại rệp chỉ là những lớp vỏ che chở cho rệp. Muốn loại bỏ nó thì bạn nên dùng chính ngón tay kéo lệch vị trí của loại rệp này. Bạn nên phòng ngừa vì loại rệp này có thể sinh trưởng nhanh và gây hại không ít cho vườn lan nhà bạn.
Cánh dán và bọ trĩ cũng thường xuyên cắn phá rễ lan và thường xuất hiện ở những cá thể bằng sơ dừa, vỏ cây mục, dớn…Bạn có thể dễ dàng tiêu diệt chúng bằng các loại thuốc sát trùng như Bassa với nồng độ 1/100. Tốt nhất là bạn nên ngăn ngừa chúng theo chu kỳ 2 tháng một lần.
Ốc sên cũng là mối đe dọa cho vườn lan của bạn nếu lan trong vùng ẩm ướt, không những ăn hết rễ mà còn tiết ra những chất làm thối các chồi non mới mọc. Loại trừ ốc sên bằng cách trộn metandehit hay cải xà lách đặt trong rổ góc vườn, các loại ốc sên sẽ ăn xà lách ban đêm, ta dùng đèn dể bắt chúng.
Một vấn đề nữa của Cattleya chính là thối đọt hay thối lá và nguyên nhân có thể do sự cháy nắng. Tiếp sau đó các loại mầm bệnh và virut lan nhanh, nhiễm bệnh có thể thấy ở lá, giả hành hay những căn hành. Cách tốt nhất là bạn nên cắt bỏ những phần bị xâm chiếm và bôi lên vết cắt bằng Vadolin và Benlate cho đến khi không còn xuất hiện mầm bệnh nào nữa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!