Cập nhật nội dung chi tiết về Kĩ Thuật Trồng Xoan Ta mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây Xoan – còn gọi là Xoan ta có tên khoa học là Melia azedarach L thuộc họ Xoan Meliaceae. Là loài cây được trồng phổ biến trong nhân dân, có vùng sinh thái rộng.
Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống:
Cây trồng được 4-5 tuổi bắt đầu ra hoa, thường thu hái hạt ở cây có độ tuổi thành thục 7- 9 tuổi. Thời gian thu hái từ tháng 12 đến tháng 2, khi chín quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thịt quả mềm, hạt mẩy, nhân màu trắng. Cứ 5 – 6 kg hạt được 1 kg hạt, có khoảng 2200 -2.500 hạt /kg. Tỉ lệ nẩy mầm trên 80%. Hạt bảo quản khô thông thường hay trong túi PE.
Nhân giống cây con:
– Xử lý hạt: Xử lý hạt bằng nước nóng. Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ 70 – 80°C trong 24 giờ, sau đó xả sạch bằng nước lạnh và đem ủ tiếp 3 – 4 ngày rồi đem gieo. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp đốt để xử lý hạt giống: đào hố, cho hạt xuống, lấp một lớp đất bột, tủ rơm rạ rồi đốt. Sau khi đốt trộn đều tro nóng với hạt trong hố, ủ từ 2 – 3h rồi đem gieo.
– Gieo hạt: Gieo hạt thẳng vào bầu hoặc gieo trên luống, khi cây mạ đạt chiều cao từ 10 – 15cm thì nhổ cấy vào bầu.
– Chăm sóc: Cây sau khi gieo cũng được chăm sóc tương tự một số loài cây khác với những nội dung như che tủ, tưới nước, làm cỏ, xới đất.
Kỹ thuật trồng: – Mật độ trồng: Xoan là cây thường phân cành sớm,đoạn thân dưới cành ngắn, không thẳng nên trồng dày để thân phát triển theo chiều cao và thẳng, ít phân cành. Việc trồng dày phải đi đôi với tỉa thưa kịp thời vì Xoan là cây ưa sáng mạnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Nếu có điều kiện thì nên trồng với mật độ 4.444 cây/ha (cây cách cây 1,5m; hàng cách hàng 1,5m). Nếu không có điều kiện thì trồng với mật độ 2.500 cây/ha (cây cách cây 2m; hàng cách hàng 2m)
– Làm đất: Làm đất trước khi trồng ít nhất 15 ngày, làm toàn diện theo băng hoặc cục bộ theo cuốc hố. Kích thước hố là 30x30x40.
– Bón lót: Kết hợp phân chuồng với phân vi sinh hoặc NPK, bón lót cùng với thời điểm lấp hố. Dùng cuốc cào lớp mặt xung quanh xuống đầy một nửa hố sau đó đổ lượng phân bón lót xuống và trộn đều với đất trong hố, cào đất xung quanh lấp đầy hố.
– Phương pháp trồng: Trồng rừng Xoan có thể trồng bằng cây con hoặc trồng bằng phương pháp gieo hạt thẳng. Trước khi trồng trộn lại đất trong hố và moi một hốc ở giữa hố đã lấp, sâu hơn bầu cây 2 – 3cm, đặt nhẹ bầu để bầu cây không bị nghiêng, lấp đất và lèn chặt dần, đến khi đầy đất ngang miệng hố.
– Chăm sóc và nuôi dưỡng rừng sau khi trồng: Cần tiến hành chăm sóc như làm cỏ, xới đất, vun gốc kết hợp bón thúc, đồng thời thực hiện tỉa cành ngay từ khi cây 1,5 – 3 tuổi. Sau tuổi này không tỉa thưa nữa. Sau khi khai thác có thể kinh doanh chu kỳ cây chồi.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoan Ta
Quy trình kỹ thuật trồng cây xoan ta
Những năm gần đây, cây xoan ta được chọn lựa là cây phủ xanh đồi núi trọc, trồng ven rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân vùng núi. Cây xoan ta có nhiều giá trị sử dụng khác nhau như lấy gỗ, sử dụng lá làm thuốc trừ sâu, làm thuốc trị bệnh, … Hiện nay thị trường về cây xoan ta rất lớn, khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây xoan để nâng cao doanh thu cho bà con miền núi. Để trồng cây xoan ta có năng suất cao cần tuần thủ theo một số kỹ thuật như sau:
1. Phương thức trồng cây xoan ta phổ biến hiện nay
– Trồng xen cây xoan ta với cây nông nghiệp trên đất dốc.
– Trồng cây phân tán có thể trồng thuần loại hoặc trồng xen với cây khác ở ven đường, kênh mương, hồ, vườn, nương,..
Trồng cây xoan ta ven đường mương
2. Chọn vùng trồng cây xoan ta
– Cây xoan ta là loại cây có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện trồng khác nhau. Điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển cho sinh khối lớn là loại đất cát pha, đất phù sa ven sông giàu dinh dưỡng, tần canh tác dầy, đất giữ ẩm tốt, thoát nước tốt không gây ngập úng.
– Địa hình có thể trồng cây xoan ta là nơi có độ dốc dưới 25 o, vùng trồng xoan có độ cao 500 – 700 m so với mực nước biển là lý tưởng.
3. Thời điểm trông cây xoan ta
– Cây xoan ta là cây dễ trồng có thể tiến hành trồng quanh năm. Nhưng để giảm công chăm sóc nên trồng vào mùa xuân và mùa thu.
– Mùa xuân trồng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch. Mùa thu trồng từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch hàng năm.
Trồng cây xoan che bóng vườn chè
4. Mật độ trồng và kỹ thuật làm đất
– Mật độ trồng tùy thuộc vào phương thức trồng. Nếu phương thức trồng thuần loài nên trồng với mật độ từ 2.500 – 3.000 cây/ha, khoảng cách cây cách cây từ 2 – 3 m. Trồng rùng hỗ giao với cây trồng khác nên trồng với mật độ trồng là 500 cây/ha, khoảng cách cây cách cây 4 m, hàng cách hàng 5 m. Trồng cây phân tán quanh vườn, chân đồi, tùy vào quỹ đất để trồng xen tạo hàng rào cây.
– Xử lý thực bì: Nếu vùng trồng có độ dốc dưới 20 o cần phát quanh theo băng. Nơi có độ dốc trên 20 o cần phát thực bì theo đường đồng mức (băng phát rộng từ 1,5 – 2 m).
– Cần tiến hành đào hố trước trồng ít nhất 15 ngày. Kích thước hố có chiều dài 30 cm, rộng 30 cm, sâu 30 cm. Khi đào từng lớp đất để riêng.
– Bón phân lót trước khi trồng: Lượng phân 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 – 0,3 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi cho xuống hố. Lớp đất dưới phủ lên trên.
Cây giống xoan ta đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm
5. Chọn giống cây xoan ta
– Trồng cây xoan ta có thể trồng bằng cây con hoặc gieo thẳng. Tùy vào phương thức trồng để lựa chọn phương pháp trồng. Đối với trồng tập trung có thể áp dụng gieo hạt trực tiếp. Trồng cây phân tán nên trồng cây con.
– Phương thức gieo hạt trực tiếp nên tiến hành gieo vào đầu mùa mưa. Tiến hành gieo 3 – 4 hạt/hốc. Nếu trồng cây con rễ trần cho cách thức trồng cây phân tán nên trồng vào cuối đông đầu mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch.
– Cây con bầu là cách lựa chọn hiệu quả nhất, cho tỷ lệ sống cây sau trồng cao nhất. Tuy nhiên tăng chi phí giống. Tiêu chuẩn cây con: Tuổi cây từ 9 – 10 táng, chiều cao đạt từ 1,5 – 2 m, đường kính cổ rễ từ 2 – 3 cm. Cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chưa ra lá non. Hoặc có thể trồng cây con có kích thước nhỏ hơn khi cây con từ 4 – 5 tháng tuổi, cây cao 25 – 30 cm, đường kính từ 0,4 – 0,6 cm, cây khỏe mahj, không sâu bệnh, cụt ngọn, chưa ra lá non.
6. Cách trồng cây xoan ta
– Dùng cuốc cơ hố có kích thước rộng hơn bầu cây giống. Nhẹ nhàng xé bỏ nilong bầu sao cho bầu không bị vỡ, tránh tổn thương rễ cây giống. Đặt cây giống thẳng, tại chính giữ hố. Vừa lấp đất vừa ấn xung quanh bầu để cố định cây, lấp đất cao hơn miện hố từ 2 – 3 cm tạo hình vòng tránh mưa chồi cổ rễ cây.
– Ngày trồng nên chọn ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ, đất trong hố đủ ẩm, không trồng vào ngày mưa rào, mưa to, nắng gắt. Trước khi vận chuyển cây giống cần tưới đẫm nước, xếp cây vào sọt ngay ngắn, nhẹ nhàng tránh dập nát.
– Trồng dặm: Sau trồng từ 15 – 20 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống của cây con và tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Phải trồng dặm bổ sung ngay để vườn cây có độ đồng đều cao.
Vẻ đẹp từ hoa xoan ta
7. Chăm sóc cây xoan ta sau trồng
– Sau trồng cần chăm sóc vùng trồng ba năm liên tiếp, mỗi năm chăm sóc từ 2 – 3 lần tùy thuộc vào thực bì phát triển tại nơi trồng.
– Các lần chăm sóc trong một năm: Lần 1 vào mùa xuân: Dẫy cỏ xung quanh gốc cây, vun gốc có đường kính 1 m, phát cỏ, gỡ cây leo, cây bụi lấn át cây xoan ta. Lần 2 vào mùa thu: Dẫy cỏ xung quanh gốc, vun gốc đường kính 1 m, chăm sóc kết hợp trồng dặm những cây bị chết.
– Kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng cây: Từ năm thứ ba trở đi cần tiến hành tỉa thưa cây. Cần loại bỏ cây bị bệnh, cây cụt ngọn, cây sinh trưởng phát triển kém, … không cho hiệu quả kinh tế. Sau 3 – 5 năm khi rừng khép tán, tỉa thưa lần 1 để lại mật độ từ 800 – 1.000 cây/ha. Đến năm 9 – 10 tỉa thưa để mật độ từ 400 – 500 cây/ha, tuổi cây khai thác chính từ 15 – 20 năm tuổi.
Rừng xoan ta giá trị kinh tế cao
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Auxin K-IAA 98% (Potassium 3-Indole acetic acid) thúc đẩy sự sinh trưởng kéo dài, sự phân chia tế bào làm cho tế bào có kích thước lớn hơn và số lượng tế bào nhiều hơn; đồng thời là…
Phân bón lá NPK 10-50-10 + TE là loại phân bón cao cấp chứa đầy đủ 3 yếu tố đa lượng N,P,K cho cây trồng, đồng thời với hàm lượng lân đến 50% …
Quế là loài cây đa tác dụng. Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia đình…
Nhân giống cây lâm nghiệp đang trở thành một nghề mang lại hiệu quả cao cho các hộ làm vườn. Cây keo lá tràm là một trong những cây chủ lực của các vườn ươm. kỹ thuật nhân giống cây keo lá tràm như thế nào?
Xu hướng thị trường tiêu thụ trái cây hiện nay là ưa chuộng các dòng trái cây không hạt. Một trong nhưng loại trái cây được ưa thích là quả hồng không hạt. Với chất lượng quả ngon, ngọt, giàn đã thu hút người tiêu dùng.
Kĩ Thuật Trồng Cây Xoan Lát ( Lát Hoa)
Cây Lát Hoa là cây gỗ quý, gỗ có độ cứng và năng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mot, thườngdùng để đóng đồ đạc quý, làm gỗ, tán lạng, trang sức bề mặt.
I Đặc điểm sinh học cây xoan lát*Đặc điểm hình thái: Lát Hoa là cây gỗ lớn cao tới 25 – 30 m, đường kính ngang ngực tới 1.2 – 1.3 m. Thân thẳng, hệ rễ và tán lá phát triển. Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách mang 10- 18 lá chét. Hoa tự xim viên chuỳ ở đầu cành. Quả nang hoá gỗ hình trái xoan, đường kính 3-3.5 cm. Hạt dẹt
hình quạt, có cánh mỏng, xếp chồng chất ngang trong từng ô của quả.* Đặc điểm sinh thái
Cây ưa sáng, lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, chịu bóng. Từ 10 tuổi trở đi sinh trưởng chậm hơn. Lát Hoa ưa đất ơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất đất rừng. Lát Hoa phát riển tốt rên đât feralit phát riển trên đá mẹ Granit, đá vôi
II. Kỹ thuật rồng và chăm sóc
* Thời vụ: Thường trồng vào đầu mùa mưa (vụ Xuân hoặc vụ Hè).
*Phương thức trồng: Trồng thuần loài, hỗn giao hoặc làm giầu rừng hỗ giao theo rạch hoặc theo đám với các loài cây bản địa khác.
Mật độ: Trồng thuần loài: 10 cây/ ha (cự ly 3x3m) hoặc trồng với mật độ 830 cậy/ha (cự ly 3x4m). – Trên các nơi đất xấu, trồng Lát Hoa cần có cây phù trợ, mật độ cây Lát Hoa là 60 cây/ha, cây phụ trợ là 100 cây/ha, hỗ giao theo hàng. – Trồng làm giàu theo rạch: Mật độ 420 cây/ha (cự ly 8x3m)
– Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: Mật độ 20-250 cây/ha.* Tiêu chuẩn cây giống: Tuổi cây giống con trên 6 tháng, đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm, chiều cao bình quân: 35 – 40 cm, cây sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.
– Chọn đất và làm đất: Chọn đất màu mỡ, cao ráo, hơi ẩm, xốp. Đánh cỏ, cuốc hố cách nhau 3 m, – Đào hố: 40x40x40 cm, lót phân, phủ đất., bố trí theo hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng. – Lấp hố kết hợp với bòn lót ừ 0.1 – 0.3 kg phân NPK/hố, vun đất heo hình mui rùa.
– Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
– Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-4 và tháng 9-10. – Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0.1 -0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại.
III. Phòng trừ sâu, bệnh hại – Nhìn chung cây xoan lát trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh. Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng.
+ Xén tóc: Ấu trùng xén tóc đục thân, xén tóc trưở thành gặm vỏ, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và làm chết cây.
+ Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn, giảm sinh trưởng của cây. – Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất hông thường. + Phòng chống mối: Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC: 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 – 15 ngày.
+ Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 1/00 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng
Có thể thu hoạch tập trung hay rải rác. Cây Lát 8-10 tuổi có thể cho khai thác tỉa thưa làm cột kèo. Lưu ý cây Lát ừ 9 – 10 năm tuổi có tốc độc phát riển rất chậm,vì ở độ tuổi này cây lát ập trung ra hoa và kết quả rộ nhất, dẫn đến sự không tập trung nuôi dưỡng. Lát hoa cho khai thác lấy gỗ ít nhất sau 25-30 năm trồng.
Kỹ Thuật Ươm Trồng Cây Xoan
Gieo hạt vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, gieo vào mỗi bầu 1 hạt, sau đó lấp một lớp đất mịn vừa kín hạt.
– Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 10 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ quả thường chuyển từ màu xanh sang vàng, thịt quả mềm, nhân màu trắng.
– Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Khi quả chín đem ngâm trong nước lã, chà hết lớp vỏ hạt, đãi lấy hạt sạch, rửa lại trong nước sạch, rải đều phơi dưới nắng khi hạt đã khô cho vào bảo quản. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, ….
2. Tạo cây xoan con
2.1 Làm đất gieo
Chọn đất cát pha nhẹ, mịn, kích thước hạt dưới 2 mm, mặt luống rộng 1m, gờ luống cao 15 – 20 cm, chân luống rộng 1,2m. Sau khi san phẳng mặt luống, tưới nước cho đất đủ ẩm để gieo hạt. Khử trùng đất trước khi gieo hạt 1 ngày bằng Benlat (6g Benlat hòa tan trong 10 lít nước phun đều cho 100 m2) hoặc Captan (4 thìa Captan hòa trong 5 lít nước) để phun lên đất.
2.2 Xử lý hạt xoan giống
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt vào nước ấm 45oC trong 8 giờ, sau đó cho hạt xuống hố, phủ đất lên trên một lớp dày 10cm rồi chất rơm hoặc cỏ khô lên trên và đốt sau đó tưới nước giữ ẩm, khi hạt nứt nanh đem gieo.
2.3 Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 10 x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m.
2.4 Gieo hạt xoan
– Gieo hạt vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, gieo vào mỗi bầu 1 hạt, sau đó lấp một lớp đất mịn vừa kín hạt. Mỗi hạt sau này có thể mọc lên 3 – 4 cây do vậy phải tỉa bớt, mỗi bầu chỉ để lại 1 cây tốt nhất, có thể chọn những cấy tốt cấy vào những bầu hạt không mọc, chỉ cấy cây khi còn nhỏ (khoảng 2 tháng tuổi), cây cao dưới 15 cm.
– Hoặc gieo hạt trên luống, khi cây mạ đạt chiều cao từ 10 – 15 cm thì nhổ cấy vào bầu.
Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Booc đo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 – 4 tháng, cây có chiều cao 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4,0 mm thì đem xuất vườn.
2.6 Phòng trừ sâu bệnh cho cây xoan
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 giờ thì tưới lại bằng nước sạch.
Tìm bài này trên Google:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kĩ Thuật Trồng Xoan Ta trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!