Cập nhật nội dung chi tiết về Khởi Nghiệp Từ Cây Sả Java mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây sả Java được chị chọn là cây khởi nghiệp trên mảnh đất Tây Ninh, bước đầu chị đã hình thành được vùng nguyên liệu; sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, người tiêu dùng tin dùng.
Chị An cho biết, sau một chuyến tham quan tại tỉnh Đắk Lắk, chị được người bạn giới thiệu về mô hình trồng sả Java chiết suất tinh dầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đang là nhu cầu của nhiều người tiêu dùng trong, ngoài nước. Sau thời gian nghiên cứu và nhận thấy thổ nhưỡng, thời tiết Tây Ninh rất thích hợp để trồng loại cây này, chị quyết định chọn Tây Ninh làm nơi khởi nghiệp mới.
Chị An bước đầu thành công từ cây sả Java.
Ban đầu, với số vốn ít ỏi trong tay, chị An thuê 50 ha và đầu tư cày bừa, giống, hệ thống tưới, phân bón. Sở dĩ, chị An đầu tư thí điểm với diện tích lớn như vậy là do chị muốn tạo dựng niềm tin cho người dân trên địa bàn tỉnh thấy chuyển đổi trồng cây sả Java là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp tình hình sản xuất của tỉnh, để từ đó lấy hiệu quả này liên kết người dân trồng tạo thành vùng nguyên liệu sả tập trung.
Với quyết tâm tạo dựng vùng nguyên liệu tập trung, thời gian không lâu sau đó, chị An đã có trong tay vùng nguyên liệu gần 250 ha, trong đó có hai nông trường sả tập trung trên địa bàn huyện Tân Châu và một số diện tích khác ở các huyện Châu Thành và Tân Biên.
Chị An chia sẻ, đây là giống sả có nguồn gốc từ Ấn Độ, đặc tính sinh trưởng, phát triển nhanh, cho hàm lượng tinh dầu cao, mùi thơm đậm, khả năng khử mùi và xua đuổi côn trùng tốt. Cây sả Java khá dễ trồng, chỉ đầu tư một lần, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng thâm canh hoặc xen canh với nhiều loại cây. Đặc biệt, sản phẩm tinh dầu sả ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng bởi có nhiều công dụng hữu ích.
Thu hoạch lá sả.
Chị cho biết thêm, ban đầu người trồng chỉ tốn chí phí một lần khoảng 50 triệu/ha, năm đầu tiên là có thể thu hồi được vốn; sang năm thứ 2 người trồng bắt đầu có lời, lúc này người trồng chỉ tập trung cho công đoạn làm cỏ và tưới nước. Đặc tính của cây sả Java là cây tốt thì tinh dầu đạt càng thấp, chính vì vậy người dân không cần thiết bón nhiều phân bón, do đó tiết kiệm được chi phí.
Khi người dân liên kết trồng, công ty đứng ra ký hợp đồng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ cây giống và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách trồng, người dân chỉ việc trồng và chăm sóc. Cách 40 ngày cây sả cho thu hoạch lá một lần, năng suất đạt gần 10 tấn/ha, sản phẩm lá được công ty của chị An thu mua.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH MTV An Phát vừa đầu tư giai đoạn 1 gồm 2 lò chiết xuất tinh dầu thủ công trên địa bàn huyện Tân Biên và Tân Châu, công suất đạt 1 tấn tinh dầu/tháng. Bắt đầu từ tháng 11.2020 trở đi công ty đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2, đầu tư công nghệ chiết xuất hiện đại, công suất lên đến 3 tấn tinh dầu/tháng.
Hiện tại đã có các đối tác trong nước liên kết với công ty mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất với diện tích lớn, trong thời gian tới hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm tinh dầu đủ điều kiện ra thị trường nước ngoài.
Đưa lá sả vào chiết xuất tinh dầu.
“Muốn cạnh tranh trên thị trường thì mình phải sở hữu cái riêng, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc. Và khi đầu tư phát triển những sản phẩm đặc thù địa phương, chúng tôi cũng hướng đến việc hỗ trợ, liên kết với người dân để mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương”- chị An chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Bản, ngụ ấp Tân Thanh, xã Tân Phú, huyện Tân Châu cho biết, trước đây gia đình trồng 4 ha mì, nhưng do cây mì nhiều dịch bệnh khiến thu nhập của gia đình không cải thiện được. Nên ông quyết định liên kết ký hợp đồng với công ty chuyển đổi 4 ha mì sang sang trồng cây sả Java.
Sản phẩm tinh dầu sả Java.
Theo ông Bản, trồng sả không mất nhiều công chăm bón, cây ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với nhiều loại đất. Từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 4 tháng, sau đó cứ 40 ngày cho thu một lần bằng cách cắt một lượt lá sả, các vụ tiếp theo cứ làm sạch cỏ xung quanh, tưới nước là cây tiếp tục đâm chồi phát triển lại.
Do sả mới cho thu hoạch lứa đầu, nên hiện tại gia đình chưa đánh giá được hiệu quả, nhưng bước đầu, sả được công ty thu mua với giá ổn định và tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng trên phần diện tích này đạt khá cao, nếu đầu ra ổn định lâu dài gia đình ông Bản mới mở rộng diện tích.
Nhi Trần
Hứa Hẹn Từ Cây Sả Java Trên Vùng Đất Cằn
Được UBND huyện Ea H’leo hỗ trợ cây giống và bao tiêu đầu ra sản phẩm, tháng 8-2018, 18 hộ dân là các hội viên phụ nữ ở xã Ea H’leo đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây trồng cho năng suất thấp sang thử nghiệm mô hình trồng cây sả Java lấy tinh dầu.
Để mô hình được triển khai hiệu quả, trước đó Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã phối hợp tổ chức cho các hội viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ các mô hình trồng sả lấy tinh dầu đã thành công tại xã Ea Tir. Sau khi đi tham quan về, chị Đào Thị Thắm (thôn 2C) quyết định trồng cây sả Java trên diện tích 1 ha đất trồng hồ tiêu bị chết đã bỏ không một năm nay.
Chị Thắm cho biết, quy trình trồng sả rất đơn giản, khi bắt đầu trồng chỉ cần lên liếp hoặc xẻ rãnh đặt sả giống vào, với mật độ phù hợp hàng cách hàng và cây cách cây 0,5 m để tạo độ thoáng cho cây sinh trưởng. So với nhiều loại cây khác, trồng cây sả chi phí đầu tư rất ít, chỉ tốn công làm cỏ và bón phân 2 lần/năm. Hơn nữa, cây sả có ưu điểm trồng một lần nhưng cho thu hoạch liên tục 4 – 5 năm, mỗi năm cho thu (cắt lá) 7- 8 lần. Qua hơn 4 tháng trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn sả của chị Thắm phát triển rất tốt, hiện đang cho thu lượt đầu tiên ước đạt gần 3 tấn lá sả tươi, với giá bán 6.000 đồng/kg.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea H’leo thăm vườn sả của chị Đào Thị Thắm (phải) ở thôn 2C.
Trên cánh đồng sả đang được cắt lá, thơm nồng mùi tinh dầu, chị Cao Thị Ngần (thôn 2C) chia sẻ, giữa năm 2018, chị loay hoay chưa biết trồng cây gì thay thế vào diện tích 1 ha đất cằn cỗi không còn phù hợp trồng cây màu nên khi được xã giới thiệu mô hình trồng sả Java và hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chị quyết định thử nghiệm loại cây trồng mới này.
“Để liên kết người nông dân trồng sả, thống nhất từ khâu sản xuất cho đến khi ra sản phẩm, 18 hộ hội viên phụ nữ tham gia mô hình đã đăng ký xây dựng HTX trồng và chế biến tinh dầu sả xã Ea H’leo, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 3 tới. Sau khi đi vào hoạt động, HTX sẽ đầu tư xây dựng lò chưng cất tinh dầu nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn, hướng tới sản xuất khép kín”
– bà Mai Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea H’leo.
Theo chị Ngần, trồng sả không mất nhiều công chăm bón, cây ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với nhiều loại đất. Từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 4 tháng, sau đó cứ 40 – 45 ngày cho thu một lần bằng cách cắt một lượt lá sả, các vụ tiếp theo cứ làm sạch cỏ xung quanh, tưới nước là cây tiếp tục đâm chồi phát triển lại. Những ngày này, gia đình chị Ngần vẫn đang tích cực thu hoạch lứa sả vụ đầu, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây và ghi nhận sản lượng trên phần diện tích này. Nếu khả quan chị Ngần sẽ mở rộng diện tích trồng sả.
Bà Mai Thị Hoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ea H’leo cho biết, sau hơn 4 tháng trồng thử nghiệm, 18 ha sả Java của 18 hộ hội viên phụ nữ xã đang cho thu hoạch vụ đầu tiên, bước đầu đã cho hiệu quả rõ rệt, cây sả phát triển rất tốt, phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương. Theo tính toán, khi cây sả sinh trưởng ổn định sẽ cho sản lượng khoảng 25 tấn/ha/năm, với mức giá ổn định trên dưới 5.000 đồng/kg, có thể thu về số lãi 100 triệu đồng/ha. Cây sả Java đang mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất sỏi đen, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Thời gian tới, xã sẽ có kế hoạch tăng cường khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật thâm canh… nhằm từng bước mở rộng diện tích trồng sả, hình thành vùng nguyên liệu, chuyên canh bền vững.
Nông Dân Khởi Nghiệp Từ Đam Mê
Đam mê lan rừng từ thuở học sinh nhưng không có điều kiện theo đuổi nên mỗi lần nhìn lan rừng ở Bình Phước được người dân bán với giá rẻ, anh Đoàn Ngũ Sang ở phường Hưng Chiến (TX. Bình Long) lại tiếc ngẩn ngơ. Tuy bị gián đoạn vì chuyện học hành nhưng sở thích sưu tầm lan rừng của anh ngày càng cháy bỏng. Vì vậy, khi cuộc sống gia đình tạm ổn, anh Sang quyết tâm tìm về với đam mê. Từ những chuyến đi rừng trên khắp đất nước, anh Sang đã sưu tập được nhiều giống lan, trong đó có những giống quý, giá trị kinh tế cao.
Ước mơ bảo tồn lan rừng
Vườn lan Kiều Mai ra đời với ước mơ có thể bảo tồn được nhiều giống lan rừng Bình Phước. Vì vậy, không quản đường sá xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, vào những ngày nghỉ anh Sang lại cùng chiếc xe máy rong ruổi khắp các cửa rừng trong tỉnh để mua các loại lan rừng do người dân tìm được. Anh còn đến Lâm Đồng, Kon Tum, Nha Trang, Ninh Thuận… mong tìm được những giống lan hiếm mà vườn nhà chưa có. Hàng tuần, anh Sang còn đặt mua hàng từ Campuchia để làm phong phú thêm bộ sưu tập của mình.
Dần dần, vườn lan Kiều Mai ngày càng đa dạng về giống, phong phú về chủng loại. Để theo đuổi đam mê, anh Sang đã bỏ rất nhiều công sức, tiền của và tự mày mò, nghiên cứu để nhân giống các loại lan quý như kim điệp, hoàng thảo trinh bạch, bí kỳ nam, trầm rừng, hỏa hoàng, ngọc điểm, gia hạc, quế vàng, vẩy rồng… Anh Sang cho biết: Hiện vườn lan Kiều Mai có khoảng 5.000 giò các loại. Lan rừng ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa và là loại “cây rừng”. Sức sống của lan rất mãnh liệt và dễ chăm sóc. Đặc biệt, hoa lan đẹp, lâu tàn, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng. Lan rừng hiếm khi bị bệnh, nếu có chỉ là thối lá hoặc nõn. Theo kinh nghiệm của anh Sang thì người chơi lan chỉ cần hòa nước vôi pha loãng tưới hoặc dùng sơn móng tay quét lên là cây lành bệnh.
Hiện nay, do chưa có phòng nuôi cấy mô nên anh Sang nhân giống bằng phương pháp thủ công, lấy hạt già rải lên xơ dừa để cây nảy mầm. Ngoài ra, anh còn dùng phương pháp thụ phấn chéo, lấy phấn hoa của dòng này lai tạo với dòng khác để tạo ra một loại hoa có màu sắc và mùi thơm theo ý muốn. Anh Sang còn nắm vững kỹ thuật xử lý lan ra hoa đúng thời điểm theo nhu cầu của thị trường.
Làm kinh tế để nuôi đam mê
Tuy dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng phải tỉ mẩn, vì thế lan rừng kén người chơi. Theo anh Sang, để định giá vườn lan của anh là rất khó. Hiện ở vườn lan Kiều Mai tùy chậu lớn nhỏ mà lan rừng có giá 50-150 ngàn đồng/giò. Còn đối với những giò lan lớn và quý thì giá phải đến vài triệu đồng. Những trụ (cội) có thiết kế hoàn chỉnh khoảng 10 cây có giá từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Và anh Sang đang sở hữu khoảng 300-400 trụ như vậy.
Ngoài bán giống theo giò, chậu, trụ, vườn lan Kiều Mai còn nhận cung cấp các giống lan theo nhu cầu. Nguồn hàng chủ yếu từ Campuchia, thường xuyên mỗi tuần/chuyến dao động 80-300kg lan, chủ yếu là ngọc điểm và các dòng gia hạc. Sau khi nhập hàng, nhân công sẽ phân loại lan theo giống, theo dòng và lấy cây đẹp để xuất đi các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Anh Sang cho biết: Tùy từng đợt hàng mà thu nhập từ việc bán lan mỗi tháng khoảng 100 triệu đồng. Tuy chưa tính được lãi ròng do phần lớn thu nhập được đầu tư lại vườn lan nhưng anh Sang khẳng định có lãi và trong vòng 3 năm nữa khi vườn lan của anh hoàn thiện thì “lãi lớn là đằng khác”.
Ông Châu Hùng Phương, một người chơi lan ở phường Hưng Chiến cho biết: “Vườn lan Kiều Mai hiện có nhiều giống, dòng lan rừng nhất tỉnh. Thậm chí có những giống được lai tạo có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới”. Tuy làm kinh tế bắt đầu từ đam mê nhưng anh Sang đang dần khẳng định việc làm của mình không chỉ góp phần bảo tồn giống lan rừng mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Ông Phương cho rằng, lan kén người chơi nên chưa phổ biến. Tuy nhiên, tương lai không xa, khi thú chơi này thịnh hành thì việc mua bán lan giống của anh Sang sẽ chuyển từ mua ký sang bán cây và lãi lúc đó có thể tính bằng tiền tỷ.
Kỹ sư Nguyễn Văn Đạo, Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cho biết: Nhiều năm trở lại đây, cùng với việc mất rừng thì các giống lan rừng ở Bình Phước cũng dần khan hiếm. Một số người chơi lan ở tỉnh phải bỏ không ít công sức và tiền bạc để mua các giống lan nhập từ nước ngoài để thỏa đam mê. Vì vậy, việc sưu tầm và bảo tồn giống lan rừng của anh Sang đang là một mô hình mới, vừa có hiệu quả kinh tế vừa giúp những người chơi lan có địa chỉ trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Anh Sang bộc bạch: Để hoàn thiện vườn lan Kiều Mai tôi rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan. Từ đó có thể xây dựng phòng nuôi cấy mô để nhân giống các loại lan rừng quý hiếm, đồng thời có thêm kinh phí để duy trì, bảo tồn và phát triển vườn một cách bài bản.
Nguồn: Bình Phước Online
Cô Gái Khởi Nghiệp Từ Sen Đá, Xương Rồng
Ở tuổi 29, sở hữu cơ ngơi là vườn xương rồng, sen đá trên 50.000 chậu, Trần Hồng Thảo vẫn cặm cụi theo đuổi đam mê cho hoa nở trên cát sỏi. Đó là câu chuyện khởi nghiệp đằng sau thành công của trang trại Flowerland, ở đường Đặng Văn Dầy, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Hồng Thảo chăm sóc xương rồng, sen đá.
Bước vào không gian Flowerland, khách choáng ngợp trước vườn xương rồng, sen đá đẹp như một bức tranh thiên nhiên. Hơn 100 chủng loại với những hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau cho thấy sự phong phú của loài cây kiểng đang được ưa chuộng này và cũng chứng tỏ sự kỳ công tìm tòi, khám phá của chủ nhân.
Trần Hồng Thảo sinh năm 1992, quê ở Thanh Hóa. Năm 2010, Thảo vào Cần Thơ học đại học, chuyên ngành Công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ. Từ khi học năm cuối, Thảo đã khởi nghiệp bằng quầy bán hoa kiểng trong hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều. Năm 2018, Thảo lập vườn xương rồng, sen đá riêng và mở rộng quy mô đến nay. Thảo kể, thật ra ban đầu cô muốn chọn trồng nấm thực phẩm để khởi nghiệp nhưng nghề này đòi hỏi đầu tư vốn rất nhiều nên cô chọn xương rồng, sen đá để từng bước khởi nghiệp. “Tôi cũng đã đi tìm hiểu một số vùng trồng hoa kiểng ở Bến Tre, Đà Lạt, Đồng Tháp… và nhận thấy rằng đây là nghề nhiều triển vọng nên quyết định theo đuổi. Tôi chọn xương rồng và sen đá vì phù hợp với không gian sống và làm việc hiện đại, đòi hỏi sự nhỏ gọn, tiện lợi” – Hồng Thảo giải thích.
Đến thời điểm này, Hồng Thảo vẫn chưa dám nhận mình đã thành công mà chỉ là đã “làm chủ” được các loài xương rồng, sen đá như cách chăm sóc, đất, nhiệt độ cho cây… Để tích cóp những kiến thức ấy, Thảo đã trải qua bao phen thất bại. Lúc đầu, Thảo chưa đầu tư nhà kín nên sau vài đám mưa, cây bị úng, chết gần hết. Sau đó Thảo đầu tư nhà kín nhưng chưa xử lý tốt nhiệt độ nên vì quá nóng mà cây lại bị “chín”, tổn thất lớn. Vậy mà cô gái trẻ xứ Thanh vẫn không bỏ cuộc, quyết cho xương rồng trổ hoa, sen đá bén rễ trên đất Cần Thơ.
Chia sẻ bí quyết trồng hai loại cây này, Thảo cho biết chỉ cần để cây hấp thụ đủ nắng, mỗi tuần tưới 2 lần khi đất thật khô, sử dụng loại đất trồng dành riêng cho cây thì cây sẽ sinh trưởng tốt… Hiện mỗi tháng Thảo xuất bán số lượng đơn hàng cây xương rồng, sen đá khá lớn, với giá dao động từ vài ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng mỗi cây. Riêng xương rồng thì có những cây Gymno đột biến có giá trị cao vì sự độc đáo và hiếm có của nó.
Ngoài nhận đơn hàng qua mạng internet, lượng khách đến tại Flowerland để chọn cây khá đông. Thảo có cách bán hàng khá đặc biệt, khách lựa những cây yêu thích và chủ sẽ định giá sản phẩm. Hầu như, giá do Thảo đưa ra đều hợp lý và khách hàng dễ dàng chấp nhận. Thảo còn ân cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng. Chị Nguyễn Thị Lệ Trinh cho biết: “Biết đến Flowerland qua facebook, tôi đến để tìm mua xương rồng. Không ngờ ở đây sen đá cũng rất đẹp và chị chủ tư vấn nhiệt tình nên tôi quyết định thử nghiệm trồng sen đá. Vườn xương rồng và sen đá này quả thật rất tuyệt vời”.
Theo Thảo, thời gian tới vườn sẽ được đầu tư mở rộng thêm diện tích, nhập thêm nhiều giống mới để đa dạng hóa chủng loại, sản xuất với số lượng nhiều hơn. Con đường khởi nghiệp của 9X Thanh Hóa đang hanh thông trên đất Tây Đô.
Bài, ảnh: DUY KHÔI
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khởi Nghiệp Từ Cây Sả Java trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!