Đề Xuất 5/2023 # Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hà Nội , ngày 04 tháng 10 năm 2019

  Không phải muốn “tốt củ” thì khoai lang cứ phải “xấu dây” như trong câu ví von hài hước của dân gian. Muốn thu hoạch được củ khoai lang to, đẹp và nhiều đường, ít nước, bảo quản lâu, nhà nông nên cho “anh Khoai” ăn đủ chất đa, trung, vi lượng, vốn có đủ trong phân bón Văn Điển.

  Khoai lang là một loại củ được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Nó là nguồn lương thực có thể thay thế cho gạo trắng vì nó cung cấp cho ta một nguồn tinh bột rất lớn. Ngoài ra khoai lang còn là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, chứa vitamin A, B6 và các khoáng chất như mangan, kali, carotene, các vitamin và rất nhiều chất chống oxy hóa gọi là beta-carotene, hiệu quả trong việc nâng cao vitamin A, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có tác dụng giúp sáng mắt, da khỏe, giảm nguy cơ ung thư vú, giúp giảm cân… Khoai lang là một nguồn bổ dưỡng, giàu chất xơ và có một hương vị ngọt ngon.

Muốn nhiều củ, cần nhân giống bằng dây

  Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống khoai lang như khoai lang Nhật, khoai lang ruột tím, khoai lang ruột trắng… Bạn có thể chọn giống tùy vào điều kiện và sở thích. Khoai lang ruột vàng có hàm lượng caroten cao. Dòng KLC266 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá phát triển rất mạnh và thời gian sinh trưởng 145-150 ngày cho năng suất khá cao, chất lượng rất tốt, giá bán rất tốt (nhiều nhà hàng, siêu thị bán khoai lang ruột vàng giá 18.000-25.000đ/kg, trong khi gạo thơm BT7, T10 bán với giá 15.000-18.000đ/kg)

  Khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để trồng rau lang lấy củ thì nên trồng ở các loại đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ không chua, tơi xốp “khoai lang đất cát đã ngon lại bùi”.

  Khoai lang thường được nhân giống bằng dây hoặc củ. Nếu nhân giống bằng củ thì vụ đầu không ra củ. Để trồng khoai lang lấy củ phải nhân giống bằng dây.

  Khoai lang rất dễ trồng, có thể trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v… Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường được sử dụng nhiều hơn.

  Đối với khoai lang, nhu cầu chất hữu cơ rất cao, đồng thời cũng cần dinh dưỡng khoáng rất lớn kể cả các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và dinh dưỡng trung,  vi lượng nhưng trước hết chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali.

Tác dụng của đạm, lân, kali đối với cây khoai lang

– Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá. Thời kỳ đầu khoai lang cần tương đối nhiều đạm, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, chuyển vàng sớm, nhánh ít, quang hợp yếu, năng suất giảm. Nhưng bón quá nhiều đạm cây thường bị vống, thân lá phát triển mạnh, lá che khuất nhau nhiều ảnh hưởng đến quang hợp; kết hợp với đất ẩm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành củ, củ ít, chậm lớn năng suất giảm nhiều.

– Lân có ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Thiếu lân năng suất thấp, phẩm chất củ giảm, không để được lâu. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện đủ lân thì hiệu quả của đạm càng rõ hơn.

– Kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ và của tượng tầng, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển gluxít về rễ. Thiếu kali, khoai chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng, không bảo quản được lâu.

Khoai lang không kén đất, nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH từ 5 – 6 và được cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng các loại. Với yêu cầu của khoai lang như vậy, nên bón phân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.

Cách bón phân Văn Điển cho khoai lang

  Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, phân nung chảy Văn Điển, ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (magie): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất trên nền phân lân nung chảy Văn Điển nên mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho cây khoai lang, nhất là trên các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn.

  Về chọn phân bón cho khoai lang, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh tư vấn như sau: Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 20 tấn củ/ha trong thời gian ngắn (từ 75-90) ngày. Nếu trồng trong điều kiện được thâm canh đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân Văn Điển, khoai lang có thể đạt năng suất cao từ 25-30 tấn củ /ha. Để thâm canh khoai lang lấy củ có thể sử dụng các loại phân bón ĐYT NPK :

Phân chuyên bón lót:

Phân ĐYT NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (magie): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… ;

Phân ĐYT NPK 5:10:3.  Tổng dinh dưỡng trên 58%.

Phân chuyên bón thúc:

Phân ĐYT, NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…;

Phân đa yếu tố NPK 10.5.12 tổng dinh dưỡng N = 10% , P2O5 = 5% . K2O = 12%, CaO = 7%, MgO = 7%, SiO2 = 6%, S – 3%  và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.

Cách trồng và chăm bón cây khoai lang

–Thời vụ: Miền Bắc có thể trồng khoai lang vụ Đông hoăc vụ Xuân hè. Là cây màu ưa ấm nên vụ Đông cần trồng sớm từ tháng 8-9, tránh ngày gió rét, ứng theo câu“Cải mả tránh ngày trùng tang, trồng khoai lang tránh ngày gió Bắc”.

–Cách trồng: Tốt nhất đất đã được phơi ải và bừa sạch cỏ. Sau khi chia luống, tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như cỏ, rác, rơm rạ, thân lá cây ngô…vun thành luống giả, sau đó kéo đất 2 bên thành luống thật. Kẻ rạch giữa luống, mỗi sào rải 15-20kg phân ĐYT NPK 4:12:7 hoặc 5:10:3, rải tiếp phân hữu cơ ủ mục (nếu có), lấp đất kín phân rồi đặt dây, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 3-5cm và 1-2 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh.

– Chăm sóc khoai lang.

Sau trồng cần giữ đủ ẩm cho khoai tươi dây, giữ được các lá hương và nhanh ra rễ. Nếu rụng lá hương sẽ ảnh hưởng tất lớn đến quá trình hình thành rễ củ

Khi dây khoai ngả ngọn bò bón phân bón thúc. Lúc này có thể xả 2 mép luống cho đất “hả hơi”, bón hết phân bón thúc khoảng 15-18kg/sào; sau đó lấp phân và vun cao luống (nếu có tro bếp đảo cùng phân bón thúc cùng bón thì càng tốt). Nếu đất khô cần tưới rãnh nhằm cung cấp đủ ẩm cho củ phát triển.

Lưu ý: “thiến đào, đảo quất, nhấc dây lang”. Củ khoai lang được hình thành từ rễ củ; trong khi mọi mắt đốt trên dây đều có thể ra rễ. Do vậy phải thường xuyên nhắc dây lang, vừa cắt đứt các rễ phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi củ, vừa tạo thông thoáng, hạn chế bọ hà hại củ.

Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho cây khoẻ, ít sâu bệnh, dây mập, lá tốt bền, củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, vỏ củ đẹp hơn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu.

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                           Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                                 Nguồn : Langmoi.vn

Phân Bón Cho Lan Loại Nào Tốt

Bài viết giới thiệu đến bạn TOP các loại phân bón cho lan tốt, được mọi người tin dùng hiện nay. (Số liệu được tổng hợp từ các trang thương mại điện tử lớn như: Tiki, Shopee, Sendo).

Top 7 phân bón cho lan tốt nhất hiện nay

1. Bộ Ba Dinh Dưỡng Phân Bón Hữu Cơ Cho Lan Hoa Kiểng Kích Ra Mầm, Mọc Rễ DG301010, Ra Hoa DG 103020 &Vitamin B1 Plus

Phân Bón Hữu Cơ NPK 30-10-10 (Mỹ) Kích Nhú Mầm, Đâm Chồi, Thân Dày Xanh, Phục Hồi Rễ (Cho Lan, Hoa Kiểng Nhỏ)

Tăng khả năng ra rễ tối đa, giúp cây trồng (đặc biệt hoa lan) phục hồi nhanh sau thu hoạch

Kích thích cây trồng sinh trưởng và ra tược cành mạnh

Giúp cây con ra nhiều chồi mới, thân dày xanh, phát triển nhanh

Đặc biệt rất thích hợp cho cây con và cây trồng sau khi thu hoạch

Phân Bón Hữu Cơ NPK 10-30-20 (Mỹ) Siêu Kích Ra Rễ, Ra Hoa, Lá Xanh Bóng (Cho Lan, Hoa Kiểng Trưởng Thành)

Kích thích phân hoá mầm hoa, giúp cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa, hoa đẹp lâu tàn

Kích ra rễ, lá xanh, phân hóa mầm hoa, cây, kích ra hoa, lan, hoa kiểng

Điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của cây, giúp cây tăng trưởng bộ rễ và chống đổ ngã.

Gia tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Chống rụng hoa và trái non.

Vitamin B1 Thái Lan

Giúp cây ra rễ cực mạnh, tạo bộ rễ mập, tốt, hút được nhiều dưỡng chất cho cây sinh trưởng.

Kích thích ra keiki, ra nhiều chồi mập, bộ lá xanh tốt quang hợp mạnh, tích luỹ nhiều dinh dưỡng để hình thành vòi hoa.

Tăng khả năng đề kháng cho cây, chống lại sâu bệnh.

Nhúng cành giâm hoặc thoa vào vào chỗ chiết để kích ra rễ

Kích thích phân hóa mầm hoa, nhiều hoa to, mẫu mã hoa đẹp

2. Phân Bón Phong Lan RYNAN 210

Phân Bón Phong Lan RYNAN 210: là dòng sản phẩm phân bón thông minh tan chậm có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết ở giai đoạn trưởng thành và phục hồi sau ra hoa, thời gian cung cấp dưỡng chất lên đến 120 ngày. Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế nấm bệnh, phục hồi cây nhanh, phát triển thân lá.

Công dụng: FLOWERMATE 210 là phân bón thông minh có kiểm soát chuyên dùng cho hoa phong lan lúc mọc mầm, cây con và trưởng thành. Cung cấp dưỡng chất giúp lan phát triển thân và lá tốt trong 120 ngày với chỉ 1 lần bón.

Cách sử dụng: Phân bón thông minh FLOWERMATE 210: Rải phân bón xung quanh gốc lan hoặc vùi sâu 5cm xung quanh gốc, tưới nước theo cho phân tan dần.

3. Phân bón lá ra rễ cực mạnh N3M

Thúc đẩy quá trình ra rễ cho cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm, cây cảnh…

Bên cạnh đó, khi phun lên lá N3M còn có tác dụng giúp cây nhanh đâm màu lá, nhanh ra tược mới; làm lớn lá; chống rụng hoa, tăng đậu trái.

Ngoài ra, nếu cây bị ngập úng có thể dùng N3M như một phương thuốc hữu hiệu đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng của cây.

4. Neem Cake (Bánh dầu Neem) hữu cơ

Bánh Dầu Neem là một loại phân bón hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ quả và hạt cây neem ép lạnh, giúp cải thiện kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước và tăng cường thông khí cho đất, giúp rễ phát triển tốt hơn.

Bánh Dầu Neem cũng kích thích làm tăng sự phát triển lá, hoa, giúp hoa nở nhiều và sai hơn.

Bánh Dầu Neem có thể được trộn với các loại phân hữu cơ khác (đặc biệt phân Ure) giúp làm chậm quá trình chuyển đổi các hợp chất Nitơ thành khí Nitơ, giữ Nitơ cho cây sử dụng trong thời gian dài hơn.

Bánh Dầu Neem ngăn ngừa và điều trị các bệnh do rối loạn hoặc thiếu, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng và vi lượng. Tăng tốc phát triển bộ rễ và tăng trưởng thực vật tổng thể, bảo vệ cây khỏi tuyến trùng và sâu bệnh có hại cho rễ như Sùng đất, cuốn chiếu, ốc sên.

Bánh Dầu Neem là loại phân bón hoàn toàn hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, làm tăng năng suất và độ phì nhiêu của đất, có đặc tính chống nấm mạnh mẽ. Có thể được sử dụng một cách an toàn cho tất cả các loại cây như hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, cây ăn trái.

5. Chai phân bón lá pha sẵn dạng xịt Đầu Trâu Spray

Công ty Phân bón Bình Điền đã đưa vào sản xuất sản phẩm phân bón lá cao cấp cho hoa kiểng: Đầu Trâu Spray 1, Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận.

Đầu Trâu Spray 1 Với thành phần các chất dinh dưỡng cân đối, còn được bổ sung các chất vi lượng giúp cây trồng phát triển tốt

Chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận

Spray 1: giúp ra rễ chồi lá, cây xanh tốt

Chuyên dùng cho hoa lan, cây cảnh, bonsai, sen đá, cây văn phòng

6. Phân bón lá Siêu lân đỏ Ra rễ cực mạnh

Siêu lân chứa hàm lượng lân cực cao dưới dạng bão hòa giúp kích thích bộ rễ cây trồng phát triển cực nhanh và mạnh ở thời điềm gieo cấy và cây con

Siêu ra rễ, siêu ra hoa, ra hoa nhiều và đồng loạt.

Chống rụng hoa và trái non

Phục hồi vườn cây sau thu hoạch

Chống vàng lá cháy lá

Kích thích phấn hoa, mầm hoa cực mạnh, hoa to mập, hạt phấn khỏe, thụ phấn tốt cây phát triển mạnh, chống khô cành, khô quả

Kích thích ra rễ non cực mạnh, cải tạo đất, chống nghẹn rễ.

Ức chế sự phát triển của ve sầu

Phục hồi vườn cây bị hư rễ, vàng lá, quắn lá, xoắn lá, quấn ngọn

Giúp cây chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết, nắng hạn, mưa quá nhiều, sương muối, ngập úng…

Khử chua nhanh giải độc hữu cơ BVTV

Tăng tỷ lệ ra hoa, tăng tỷ lệ đậu trái

Hạn chế rụng trái non trái lớn nhanh

7. Phân bón lá Đầu Trâu chuyên dành cho hoa lan

3 lọ phân bón lá Đầu Trâu: MK 501(kích thích cây ra rễ, nảy chồi, ra lá), MK 701 (kích thích cây ra hoa), MK 901 (dưỡng hoa lâu tàn)

Khối lượng: 100gr/hũ

Dùng cho mọi thời kỳ sinh trưởng của cây hoa lan, cây kiểng

Giới thiệu về hoa lan

Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.

Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.

Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.

Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokaram, lan hồ điệp…

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan

Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.

Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.

Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.

Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.

Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.

Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.

Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.

Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.

Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. – Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.

Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.

Phân bón cho lan và những nguyên lý chung

Thứ nhất: Nếu không phun/bón phân cho lan dù cây không thể chết vì chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường. Tuy nhiên, nếu thiếu đi phân bón thì cây sẽ còi cọc, khô cằn và không phát triển tốt.

Thứ hai: Thêm bón cho lan thì cây sẽ phát triển mạnh. Nhưng nếu bón quá dư phân thì cũng có thể tác dụng phụ. Cây có thể sẽ chết vì bị bội thực. Vì thế, việc sử dụng phân loãng đều đặn sẽ giúp cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tránh lãng phí quá nhiều phân thuốc.

Thứ ba: Nếu dùng sai thành phần của phân cho các giai đoạn phát triển thì lan sẽ không phát triển theo đúng quy trình tự nhiên. Chúng sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như đi ngọn nhiều năm, chậm ra hoa,…

Thứ tư: Dùng phân bón cũng giống như việc ăn cơm mỗi ngày. Theo đó, ăn ít mà ăn nhiều lần vẫn sẽ tốt hơn là ăn một lần mà nhiều để dẫn đến no tức và gây tác dụng phụ. Việc bón phân cũng vậy, bạn nên chia ra các thời gian tưới phân phù hợp và mỗi lần không được quá mức quy định.

Thứ năm: Tự chế phân hữu cơ chính là con dao hai lưỡi gây hại cho lan. Vì thế nếu không am hiểu về chất dinh dưỡng của cây trồng thì cách tốt nhất vẫn nên dùng sản phẩm đã chế biến sẵn từ các nhà sản xuất uy tín.

Cách bón phân cho lan

Theo các nghiên cứu khoa học thì thông thường lan sẽ trải qua đến 3 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn ấy bắt đầu từ việc phát triển thân lá, hình thành chồi nụ, ra hoa. Tùy vào những giai đoạn cụ thể mà lan có thể sẽ cần những dưỡng chất khác nhau. Phân bón cho lan nào tốt? Cách bón phân cho lan như thế nào tùy vào từng giai đoạn phát triển được các chuyên gia đánh giá rất quan trọng:

1. Giai đoạn phát triển thân lá

Đây được coi là giai đoạn mầm non phát triển nhất cho đến khi lan có dấu hiệu đứng ngọn. Giai đoạn này lan cần rất nhiều N. Vì thế nên bạn nên dùng phân tan chậm và phân bón có hàm lượng N cao như những dòng 30 – 10 – 10.

2. Giai đoạn hình thành chồi nụ

Đây là giai đoạn tiếp theo để lan tích trữ dinh dưỡng và chuẩn bị ra hoa. Giai đoạn này lan đều cần đầy đủ cả 3 loại N – P – K. Trong đó hàm lượng P nên được ưu tiên nhiều nhất. Bạn cần chọn những phân bón có hàm lượng cân đối như 20 – 20 – 20 hoặc 14 – 14 – 14.

3. Giai đoạn ra hoa

Có thể nói giai đoạn này lan cần rất nhiều K. Vì thế, hãy nên chú trọng chọn dùng phân có hàm lượng 7 – 5 – 47 hoặc 6 – 10 – 60,…

Theo đó, nhà sản xuất khi đã làm ra phân bón cũng đã nghiên cứu và điều chỉnh cho thêm các chất trung vi lượng tương ứng với quá trình phát triển của cây trồng. Vì thế, nếu dùng phân hóa học cho lan thì các bạn chỉ cần xem thông tin hàm lượng NPK trên bao bì tương ứng với các giai đoạn như trên là đủ. Tránh cho quá nhiều trung vi lượng kẻo bị dư và gây tác dụng ngược lại.

Bên cạnh đó thì hiện nay, với sự phát triển của khoa học đã có nhiều chất được tạo ra sẵn. Lan có thể dùng luôn chứ không cần các dạng phân tổng hợp. Đây được gọi là phân phức hợp.

Theo đó, nhóm phân phức hợp như humic, Atonik, NAA,.. khi phun vào lan sẽ giúp lan nhanh phát, kích thích để cây phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, để lan phát triển một cách hoàn hảo nhất vẫn là nên phối trộn đồng thời cả hai loại.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón cho lan

Theo các nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất để bón phân cho lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày nếu có nhiệt độ lên quá 33 độ C thì nên phun phân lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khi 10 giờ bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.

Trước khi tiến hành bón phân, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.

Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt dưới nhiều hơn. Bởi mặt dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý làm ướt bộ rễ để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu.

Đối với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với bao bì hướng dẫn. Về thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng lên. Hiểu nôm na thì phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần phân lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước lan vẫn thích ứng đủ.

Khoai Mỡ Là Loại Củ Tốt Cho Sức Khỏe

Khoai mỡ ( Dioscorea alata) có chung một nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á và cũng được trồng ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Đại Dương.

Ở Việt Nam, khoai mỡ còn có nhiều tên khác là khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt… khoai mỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi

Khoai mỡ ở Việt Nam có hai loại: ruột trắng và ruột tím. Loại ruột trắng có giống Mộng Linh, củ chùm, nặng ký (từ 4-5 kg/củ), năng suất cao. Loại ruột tím lại chia ra giống tím than và tím bông lau, loại này củ suông, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ăn ngon, khi chế biến thành món ăn màu sắc cũng đẹp hơn nên được thị trường ưa chuộng.

1.Khoai mỡ là loại củ tốt cho sức khỏe

Các bộ phận của cây khoai mỡ đều sử dụng được 1.1 Lá và đọt non cây khoai mỡ được dùng làm rau

Lá và đọt non cây khoai mỡ dể kiếm ở vùng trồng khoai mỡ chuyên canh. Ở đây người dân dùng đọt và lá non làm rau luộc, xào, nấu canh như các loại đọt khoai khác. Do lá có độ nhớt cao nên không được dùng để ăn sống.

1. 2 Củ khoai mỡ được dùng làm lương thực

Trên thế giới, khoai mỡ được xem là một trong những loại cây lương thực quan trọng. Khoai mỡ có thể dùng trong nhiều món ăn quen thuộc như luộc, chiên, hay nấu canh, hấp bánh và mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tại Việt Nam

Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày. Khoai mỡ nấu canh với thịt (heo) bằm nhuyễn, tôm khô hoặc tép đồng còn tươi, nhất là nấu với tép tươi

Khoai mỡ là món ăn mộc mạc, dân dã ở nông thôn, càng chế biến cầu kỳ nó càng mất mùi vị đặc trưng của khoai mỡ, nên càng kém ngon. Thường có hai cách nấu canh khoai mỡ.

– Phi một chút dầu (mỡ) với tỏi đập dập, rồi cho thịt (tôm, tép) vào xào sơ qua cho săn để tránh mùi tanh. Nêm bột ngọt, muối (tùy khẩu vị) vào đảo đều rồi trút ra cái tô để đó. Lấy một cái nồi khác, đổ chừng hơn một tô lớn nước lã vào, bắc lên bếp nấu cho nước sôi lên, rồi cho khoai đã đập dập vào nấu. Đến khi thấy nước canh đục lại, còn miếng khoai nhạt màu tím hơn, trong hơn ban đầu là khoai chín. Đổ phần thịt (tôm, tép) xào lúc nãy vào nồi canh, chờ sôi lên, hớt bọt kỹ, cho thêm rau mùi đã cắt nhỏ vào. Đợi canh sôi lên lần nữa, thấy rau chín là nhắc nồi xuống.

Xào thịt bằm (tôm, tép) trước, nêm gia vị rồi đổ tô nước lã vào nồi đang xào. Đậy nắp chờ nước sôi lên, hớt bọt kỹ xong cho khoai vào, nấu cho đến khi khoai chín cho rau vào, sôi lại lần nữa là nhắc xuống ăn được rồi. Cách này nấu nhanh hơn, tuy nhiên, màu canh sẽ không tươi đẹp vì nó bị màu vàng vàng của mỡ tỏi xào ban đầu dính nồi hòa vào, nhưng ăn thì chất lượng canh như nhau.

Công thức chế biến chung là khoai mỡ cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt củ khoai làm hai theo chiều dọc. Dùng muỗng canh ăn cơm thường ngày cạo ngay chính giữa ruột củ khoai, cho đến khi mỏng ra đến tận vỏ không thể cạo được, mới lấy dao đập bẹp phần khoai. Khoai càng nát thì càng cho độ nhớt nhiều. Nấu nồi nước sôi mênh mông đại hải, nêm chút muối, bột ngọt rồi cho khoai vào nấu sôi lên, cho rau mùi vào là nhắc xuống. Hiện nay, kiểu nấu canh khoai mỡ này, vẫn tồn tại ở những quán cơm bình dân.

Ở nước ngoài – Ở nhiều nước Khoai mỡ được dùng để ăn ở các dạng như luộc, chiên, nấu súp… – Khoai mỡ là một thực phẩm bổ sung cần thiết trong bối cảnh chế độ ăn uống của Ấn Độ. – Ở Nhật Bản khoai mỡ được luộc trong nước giấm để ăn kèm với mì sợi. Khoai mỡ cũng được dùng như chất làm đặc súp. – Ở Philippines khoai mỡ được dùng làm mứt và dùng trong món rau nấu. – Ở Thụy Sĩ khoai mỡ được dùng để làm bánh quy, bánh ngọt, kem, sữa… – Ở Florida (Mỹ) khoai mỡ cùng với một số loài dây leo khác thuộc Họ Củ nâu và Sắn dây là những loài thực vật xâm lấn rất tốn kém để tiêu diệt chúng.

– Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai mỡ là một nguồn dồi dào kali, giúp duy trì huyết áp ổn định.

Lưu ý: Khoai mỡ phải được nấu chín trước khi ăn, không nên ăn sống. Khoai mỡ cũng có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu do đó không nên ăn quá nhiều.

Những người bị bệnh gan, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt nên cẩn thận khi dùng khoai mỡ.

1.3 Các bộ phận của cây Khoai mỡ được dùng làm thuốc

Theo Đông y, các bộ phận của cây khoai mỡ có tính dược như sau:

– Lá khoai mỡ: Vị cay, tính mát, chữa tay chân xuất mồ hôi không kiểm soát, trẻ đổ mồ hôi trộm, phụ nữ mồ hôi ở nách, kẽ tay chân gây mùi hôi; người bị ung nhọt, thủng độc, ngộ độc thuốc.

Sử dụng 50-100gr lá khoai mỡ, rửa sạch, 20gr đậu xanh nguyên hột còn vỏ, ¼ muỗng muối hột, 1 con cua đồng (5gr để nguyên). Tất cả sao vàng, tán nhuyễn, sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ uống 5 lần/ngày. Liên tục từ 3-5 ngày. (Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -www.thanhnien.com.vn).

– Cuống lá khoai mỡ: Tính mát, vị cay, sử dụng từ 20-25gr, rửa sạch, sao khử thổ, tán nhuyễn. Khi bị tiêu chảy, kiết lỵ, tiêu thủng, khó tiêu hóa, uống một muỗng canh với 5ml nước trà đặc. (Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -www.thanhnien.com.vn).

– Hoa khoai mỡ: Vị the, tính bình, tỷ lệ độc tố 0,1-0,5% (1.000gr), lấy 20gr rửa sạch, phơi một nắng, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân, uống 2 lần/ngày. Trị dạ dày loét, thổ huyết, sa tử cung, trĩ, lở loét, sa trực tràng. (Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -www.thanhnien.com.vn).

Theo tây y : Do tính phổ biến được dùng trong lương thực, thực phẩm và Đông dược, nhiều công trình nghiên cứu về Cây khoai mỡ đã được công bố. -Tốc độ chuyển đổi các carbohydrate thành đường trong củ khoai mỡ là rất chậm chạp, do đó, giúp kiềm chế sự gia tăng của lượng đường trong máu trong cơ thể con người. Khoai mỡ cũng giúp kiểm soát được đường huyết trong máu và trọng lượng cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ và carbohydrate phức hợp. Điều này có nghĩa là những loại đường tự nhiên chứa trong khoai mỡ khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa ở tốc độ chậm hơn và giúp cảm thấy no lâu hơn. Hàm lượng chất xơ cao không chỉ có lợi cho quá trình tiêu hóa, mà còn có tác dụng giảm cân, giúp phân bố đều trọng lượng nên đây cũng là thực phẩm rất thích hợp cho những người muốn giảm béo. – Khoai mỡ được chứng minh là có lợi cho bài tiết nước tiểu, hệ thống hô hấp và thần kinh của con người.

Khoai mỡ cũng là thực phẩm lợi tiểu nên có tác dụng chống viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiểu, bàng quang, giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút… – Khoai mỡ giải quyết một số vấn đề tiêu hóa. – Khoai mỡ có tác dụng kiểm soát tác động cao huyết áp. – Khoai mỡ có tác dụng làm giảm thiểu tình trạng căng cơ, căng thẳng thần kinh, đau dây thần kinh và chuột rút.

-Vitamin B6 chứa trong khoai mỡ có thể giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Sự hiện diện của của Vitamin B6 trong củ Khoai mỡ làm giảm trầm cảm ở phụ nữ. Khoai mỡ cũng rất tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh vì giúp giảm những triệu chứng khó chịu của phụ nữ trong giai đoạn này. – Hàm lượng mangan cao trong củ khoai mỡ làm tăng cấp độ năng lượng trong cơ thể con người. Nguồn mangan giúp hỗ trợ cho sự chuyển hóa carbohydrate, điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể. – Trong củ khoai mỡ có chứa một hợp chất hóa học gọi là diosgenin, được sử dụng để làm cho steroid như dehydroepiandrosterone.

2.2 Trị suy nhược gân cốt, khớp gối, đau nhức cột sống: Canh khoai mỡ với cua đồng hoặc thịt nạc cá lóc, 5gr rau om, 2gr hành hương, 2gr lá gừng non, 0,5gr tiêu sọ, nấu với 3 chén nước, sôi 10 phút nhắc xuống. Ăn nóng sẽ giúp tăng lực, mát gan.(Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -www.thanhnien.com.vn).

2.3 Chống khô khát, đắng miệng, bồi dưỡng chức năng ăn, ngủ, sau chữa bệnh bao tử:200gr khoai mỡ, 50gr thịt dê nạc, 20gr gạo tẻ, 1/3 muỗng muối nấu trong 3 chén nước còn 1 chén. Tác dụng bổ âm. (Theo Đông y sĩ Kiều Bá Long -www.thanhnien.com.vn).

2.4 Trị dứt mụn lở loét, sưng nhọt: Khoai mỡ (250gr) bỏ vỏ, xắt hột lựu, rang cháy vàng, tán thành bột. Mỗi ngày nấu từ 30gr với 50gr gạo tẻ thành cháo nhừ. Thêm ¼ muỗng muối trước ăn.

Nguồn : Rau rừng Việt Nam – KS Hồ Đình Hải

Bón Phân Cho Hoa Hồng Như Thế Nào Là Đúng Và Đủ?

Đặc biệt khi nhắc tới cây hoa hồng, nhiều câu hỏi được đặt ra như “Bón phân cho hoa hồng như thế nào đúng cách”, “Thời gian nào bón phân cho hoa hồng là thích hợp”, “Và sau khi cắt tỉa bón phân chăm sóc như thế nào cho hợp lý”,… Với những tiêu chí đó, Đặng Gia Trang xin gửi gắm đến các cô chú, anh chị qua bài viết này.

Trước tiên bạn cần hiểu chính xác bón phân cho hoa hồng để làm gì và có tác dụng ra sao, vai trò như thế nào.

Vậy bón phân cho hoa hồng là làm gì & có tác dụng gì? Bón phân ngoài việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng còn phải đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định của cây hồng.

Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò và tác dụng của việc bón phân. Vậy đúng và đủ là như thế nào?

Cung cấp dinh dưỡng và phân giải các chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tiêu cho cây hoa hồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo đầy đủ các nguyên tố đa trung, vi lượng để cây khỏe, cành hoa hồng cứng, không bị giòn, màu sắc hoa đẹp và bền hơn.

Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất & giá thể trồng hoa hồng.

Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận: phân phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất, các Acid Humic và Fulvic, kích thích thích sự phát triển của hệ rễ để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón. Ngoài ra, Acid Humic và Fulvic còn tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng.

An toàn, thân thiện môi trường và người sử dụng: hiện nay các sản phẩm phân bón luôn đề cao vấn đề này, do đó bạn cần ưu tiên chọn những dòng sản phẩm hữu cơ – organic. Khi lỡ tay bón nhiều cũng không gây ra tình trạng sốc phân, cháy cây.

1. Vườn hoa hồng cắt cành

Cách bón phân cho hoa hồng đúng & đủ!

Bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.

Bón lót trước khi trồng mới 7 – 10 ngày, nếu cần trồng nhanh, phải bón trước trồng tối thiểu 3 ngày. Lượng phân lót cho 1ha: 30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15 – 20 tấn) + 30 tấn tro trấu + 300 – 400 kg phân super lân, 300 – 400kg phân KCl. Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300 – 400kg vôi bột, tùy độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho thích hợp. Trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.

Bón thúc: định kỳ 15 – 20 ngày/lần 400 – 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5 – 10 tấn phân trùn quế. Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 40 – 50 tấn phân trùn quế.

2. Hồng trong chậu Đối với hồng trồng trong chậu nên bón tùy vào lượng đất, kích thước cây có trong chậu. Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Cây con dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây.

Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày phun phân bón lá trộn với phân trùn quế, hòa nước tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ.

Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10 -15 ngày trồng), ta hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần. Khi cây hồng lớn thì tăng lượng phân bón nhưng dãn cách ngày tưới xa hơn.

Đồng thời cũng bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa. Ngoài ra khi bón phân trùn quế nhiều cũng không làm nóng, cháy cây và vô cùng thân thiện với môi trường, với người sử dụng. Hiện nay phân trùn quế SFARM Pb01, được nhiều người trồng hồng ưa dùng, do sản phẩm uy tín, rất tốt và tiết kiệm, thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 200 – 800gr phân trùn quế SFARM Pb01/ gốc, tùy gốc lớn nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp, thậm chí không cần bón thêm NPK.

Bón phân khi hồng đã cho hoa ổn định: bón bổ sung phân hữu cơ từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc, hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế SFARM Pb01 300 – 800gr/gốc, cứ 7 – 10 ngày bón/lần và vào các thời điểm: hoa tàn hết, khi cắt tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước khi hoa hồng nở. Nên giữ ẩm vào mùa khô và làm thoáng gốc vào mùa mưa để rễ phát triển tốt, bón phân theo hốc gần vùng rễ non phát triển, bón vào hốc hoặc rãnh sâu từ 5 -7cm, sau đó lấp đất lại. Bạn cũng có thể hòa phân trùn quế với nước rồi tưới lên gốc, giúp rễ cây hấp thụ nhanh đến từng ngõ ngách.

Nguồn: sfarm

Sau 3-5 tháng trồng hồng, khi thấy đa phần các lá hồng có màu vàng nhạt, các lá hồng giống như héo úa và rụng dần. Đồng thời cây rất ít đâm tược non, hoặc tược non có mọc thì ốm yếu. Lúc này cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu và bổ sung thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, mỗi lần từ 1 – 2 kg/chậu. Cần lấy đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Cây Cảnh trên google

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khoẻ Dây – Tốt Củ, Phân Bón Nào Đủ Chất Cho “Anh Khoai”? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!