Đề Xuất 3/2023 # Kết Hợp Nuôi Xen, Trồng Xen Trong Vườn Dừa Để Tăng Thu Nhập # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kết Hợp Nuôi Xen, Trồng Xen Trong Vườn Dừa Để Tăng Thu Nhập # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kết Hợp Nuôi Xen, Trồng Xen Trong Vườn Dừa Để Tăng Thu Nhập mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngay thời điểm dừa trái  khô liên tục rớt giá, các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa càng khẳng định ý nghĩa thiết thực góp phần ổn định nguồn thu cho người trồng dừa. Phóng viên Báo Đồng Khởi đã phỏng vấn ông Lê Phong Hải – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh nội dung này.

* Xin ông cho biết, cây dừa phải trồng với mật độ như thế nào để đảm bảo cho việc trồng xen, nuôi xen?

Dừa là loại cây trồng có khả năng kết hợp trồng xen rất tốt. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, cây dừa trồng với khoảng cách 7 x 7m hoặc 8 x 8m, ở các vườn chuyên canh thì diện tích đất sử dụng chỉ chiếm khoảng từ 20 – 25%. Vườn dừa vào thời kỳ cho trái, có tới 30% ánh sáng chiếu xuống mặt đất và con số này tăng dần theo độ tuổi của cây dừa và đạt đến 80% vào giai đoạn dừa lão. Theo lý thuyết, năng suất tối đa của một loại cây trồng trong điều kiện tốt nhất vào khoảng 281 tấn sinh khối/ha/năm. Ở vườn dừa chuyên canh cho trái, năng suất cao nhất đạt tới mức 100 trái/cây/năm cũng chỉ cho được 17,1 tấn sinh khối/ha/năm, tức chỉ đạt 6,1% tiềm năng tối ưu. Điều này có nghĩa là sẽ rất lãng phí nếu không biết kết hợp xen canh trong vườn dừa.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là đa số vườn dừa trồng với mật độ quá dày (trên 220 cây/ha đối với dừa ta và trên 250 cây/ha đối với dừa xiêm), không những trở ngại trong bố trí cây trồng xen mà còn trực tiếp làm suy giảm năng suất dừa. Vì vậy, việc bố trí mật độ dừa hợp lý để trồng xen là hết sức quan trọng. Cây dừa trồng với mật độ như thế nào còn phụ thuộc vào chủng loại nuôi trồng xen. Qua thực tế ở tỉnh, việc áp dụng mật độ dừa như sau, tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất và mang lại hiệu quả tốt:

    Loại dừa                         ta (cây/ha)                     xiêm (cây/ha)

Cây trồng xen          

Cacao                               120 – 150                       150 – 200

Cam, chanh, quýt, chuối     120                               150

Bưởi                                 80 – 100                        100 – 150

Măng cụt, bòn bon, trồng cỏ, chăn nuôi         80                                 100

* Sở khuyến khích người dân nên chọn cây gì, con gì để trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác?

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình nuôi trồng xen trong vườn dừa có hiệu quả cần được nhân rộng như:

1. Trồng cacao xen trong vườn dừa được đánh giá là mô hình sản xuất bền vững. Vì cây cacao tương đối dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, chi phí đầu tư thấp. Ở Bến Tre, khi trồng xen trong vườn dừa, cây cacao phát triển tốt, do thích nghi trong điều kiện bóng râm, cộng điều kiện canh tác đúng kỹ thuật cho năng suất cao. Hiện thị trường trong nước và xuất khẩu đánh giá cao phẩm chất hạt cacao trồng trên đất Bến Tre. Với năng suất từ 700 – 1.000kg hạt khô/ha/năm (trong điều kiện trồng xen trong vườn dừa) và mức giá ổn định 45.000 đồng/kg, cây cacao tạo thêm thu nhập quan trọng cho nông dân. Hơn nữa, việc trồng xen đúng kỹ thuật còn góp phần nâng cao năng suất cho dừa.

2. Trồng xen các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh…): Đây là loại cây trồng đòi hỏi phải có sự thích hợp với điều kiện đất đai, môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái trong vườn dừa và có những tính toán một cách khoa học để chọn cây trồng xen mang lại hiệu quả cao. Tùy theo giá cả thị trường, cây có múi trồng xen có thể nâng tổng lợi nhuận lên từ 100-150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dự kiến trồng xen cây có múi phải có đủ năng lực đầu tư sản xuất, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đất tương đối tốt, ít bị ảnh hưởng phèn – mặn và tìm hiểu thị trường tiêu thụ nên liên kết với các đơn vị bao tiêu sản phẩm.

3. Các loại cây ăn trái vùng nước ngọt (bòn bon, măng cụt, dâu…): Đây là những loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật canh tác chặt chẽ; đặc biệt cây trồng không thích nghi trong điều kiện đất bị ngập úng hoặc bị nhiễm mặn. Chú trọng khâu thủy lợi nội đồng, tích trữ được nước ngọt trong thời điểm mặn xâm nhập, phải có đê bao chống ngập úng đề phòng lúc triều cường dâng cao.

Ngoài các mô hình trồng xen nêu trên, tùy theo điều kiện sản xuất thực tế, bà con có thể trồng xen các loại chuối, trồng cỏ nuôi bò, nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, tận dụng diện tích mặt nước mương vườn nuôi tôm – cá. Khi kết hợp nuôi xen trong vườn dừa, phải lưu ý cây trồng cần được canh tác theo hướng an toàn, áp dụng các biện pháp hữu cơ sinh học.

* Tỉnh có chính sách gì hỗ trợ cho nông dân trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa?

Thời gian qua cũng như sắp tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp triển khai các chính sách, giải pháp đồng bộ, thích hợp để hỗ trợ nông dân trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa, cụ thể:

– Thông qua dự án 10.000ha cacao trồng xen trong vườn dừa, hỗ trợ cây giống (từ 40% đang đề nghị tăng lên 100%), tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cử cán bộ kỹ thuật tham gia chỉ đạo sản xuất… từng bước tạo chuyển biến trong sản xuất. Hiện toàn tỉnh có gần 9.000ha đất vườn dừa trồng xen cacao, trong đó có 40% diện tích đang cho trái, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo cho người dân, đặc biệt trong điều kiện giá dừa xuống ở mức thấp như hiện nay.

– Xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng xen kết hợp trong vườn dừa như: Mô hình dừa kết hợp trồng cacao, nuôi tôm càng xanh, nuôi gà sạch, cây ăn trái xen trong vườn dừa, trồng cỏ cao sản kết hợp nuôi bò, dê,… thông qua các mô hình nhằm nâng cao nhận thức về tổ chức sản xuất, kiến thức và kỹ thuật canh tác và tiến đến nhân rộng trong sản xuất.

– Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân giúp nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất.

* Ngoài ra, ông có trao đổi gì thêm với người trồng dừa?

Như nhận định trước đây của Sở, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên thế giới, cộng với năng suất dừa trong nước cũng như các quốc gia trong khu vực tăng so với các năm trước nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, giá dừa bị giảm. Tuy nhiên, cần khẳng định đây chỉ là yếu tố mang tính thời điểm. Hiện giá dừa trong tỉnh đang có chiều hướng tăng trở lại. Vì vậy, người trồng dừa cần bình tĩnh và an tâm đầu tư sản xuất. Sự việc này cũng cho thấy, việc tổ chức sản xuất dừa còn những bất cập cần sớm điều chỉnh như: thiếu liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân, chi phí trung gian trong sản xuất còn cao, các sản phẩm chế biến từ dừa chưa phong phú… Hướng tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn tiếp tục được sự hợp tác chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp. Hiệp hội Dừa cầu nối trung gian giúp nông dân trồng dừa gắn kết cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần đưa cây dừa Bến Tre phát triển theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.

* Xin cảm ơn ông!

Trồng Ổi Xen Canh Vườn Bưởi Thu Hơn 450 Triệu Đồng

Trước tình trạng cây ăn trái bấp bênh về thị trường tiêu thụ và hay bị sâu bệnh, anh Đỗ Văn Sang, ấp 4, xã Phú Thịnh đã thực hiện mô hình trồng ổi xen canh với cây bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn ổi xen với bưởi có diện tích 2,5 hécta được anh Đỗ Văn Sang trồng gần 3 năm nay. Từ một vườn nhãn ban đầu bị bệnh quăn đọt, không thể ra trái, anh phải chặt bỏ để thay thế bằng cây bưởi da xanh. Trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch, anh nghĩ phải trồng xen vào một loại cây khác để lấy ngắn nuôi dài. Và anh đã về Tiền Giang săn tìm giống ổi không hạt về trồng thử trên rẫy của mình. Anh Sang nói: “Khi đem 15 cây ổi giống từ Tiền Giang về trồng được 8 tháng thì ra trái xum xuê. Thấy vậy, tôi chiết thành nhiều cây để trồng xen với bưởi. Đến nay, ngoài 800 cây bưởi, trong vườn còn có khoảng 3.000 cây ổi không hạt”.

Nhờ ra trái quanh năm nên ngày nào anh Sang cũng có ổi để thu. Riêng năm qua, anh đã thu được khoảng 60 tấn trái, với giá bán tại vườn cho các thương lái là 8.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu cho cây ổi rất ít, chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng thu. Tính ra, chỉ với cây ổi, mỗi năm anh đã thu nhập hơn 450 triệu đồng. Theo anh Sang, giống ổi không hạt kháng được nhiều sâu bệnh và chịu hạn tốt. Không những thế, khi trồng cây ổi xen canh thì vườn bưởi gần như không còn thấy bọ cánh cứng và rệp sáp. Có lẽ, do đặc tính của lá ổi có vị đắng nên sâu bọ cũng “lánh xa” so với những vườn bưởi trồng độc canh. Anh Sang lưu ý, để cho ra hoa và đậu trái cao, người trồng ổi phải am hiểu về kỹ thuật, trong đó việc bấm đọt và bao trái phải đúng thời kỳ, nếu không cây ổi sẽ không ra hoa.

Hiện nay, loại ổi không hạt còn ít người trồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn. Ổi không hạt khá ngon và an toàn, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cũng không bón nhiều phân hóa học, chủ yếu chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng.

Vườn ổi xen canh bưởi của anh Sang đang được huyện Tân Phú chọn làm mô hình điểm để bà con nông dân học tập và nhân rộng. Theo ông Trần Bá Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Phú, thì những mô hình tương tự như thế này cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả cho nhà nông, nhất là đối với những người ít vốn, việc trồng xen canh sẽ giúp cho bà con lấy ngắn nuôi dài và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Mới đây, ổi không hạt của anh Đỗ Văn Sang đã giành được huy chương vàng tại Chợ công nghệ – thiết bị thương mại Cẩm Mỹ do Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với UBND huyện Cẩm Mỹ tổ chức.

Tiến Khang – Bá Lợi

Trồng Xen Ổi Và Bưởi Để Phòng Bệnh

Phương pháp xua đuổi rầy chổng cánh truyền bệnh vàng lá gân xanh (greening) ra khỏi vườn cây có múi bằng cách trồng xen ổi và bưởi để phòng bệnh là một phát hiện mới, mọi nhà vườn có thể áp dụng ngay và không phải tốn kém.

Nội dung trong bài viết

Cây ổi “đuổi” rầy gây bệnh vàng lá

Biện pháp áp dụng trồng xen ổi

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam vừa hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật áp dụng trồng xen ổi trong vườn cây có múi như sau:

Cây ổi “đuổi” rầy gây bệnh vàng lá

Trong các cơ hội lây lan bệnh đối với bệnh vàng lá gân xanh (greening) nguy hiểm nhất do rầy chổng cánh (tên khoa học Diaphorina citri Kuwayana, họ Psyllidae – bộ Homoptera). Thành trùng thích sống và đẻ trứng trên cây chanh, cam, quýt, bưởi,… chích hút nhựa cây để sống, nhưng đồng thời rầy chổng cánh vô tỉnh mang theo vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiatỉcus trên kim chích và nước bọt truyền cho cây khỏe. Theo cơ chế này hàng loạt cây có múi khỏe bị rầy chổng cánh truyền bệnh greening và sau đó, trong tầm hoạt động, rầy chổng cánh tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh trong một vùng rộng lớn.

Có nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh: Nuôi kiên vàng Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng; thuốc trừ sâu lưu dẫn,… nhưng việc trồng xen Ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn chú ý quan tâm nhất hiện nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau 1 năm thay vì chỉ trồng thuần cây có múi 3 năm sau mới bắt đầu có thu nhập.

Biện pháp áp dụng trồng xen ổi

Bước 1: Vệ sinh nguồn bệnh xung quanh:

– Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ các cây bị nhiễm.

– Trồng cây sạch bệnh (được sản xuất trong nhà lưới 2 cửa), có nguồn gốc rõ ràng, có bảo vệ khi vận chuyển (xử lý thuốc trước khi vận chuyển).

– Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đợt đọt ra tập trung, dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh.

– Trồng cây chắn gió xung quanh vườn (chiều cao 4m) để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành.

– Không nên trồng các loại cây nguyệt quới, cần thăng, kim quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

Bước 2: Đào mương lên liếp nên áp dụng ở vùng ĐBSCL nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1 – 2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6 – 8m. Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu hoặc đắp mô.

Bước 3: Chọn giống ổi, cây có múi: ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành (cây cao 40cm); giống cây cam quýt phải sạch bệnh mua từ Viện, Trường, Trung tâm giống các tỉnh.

Bước 4: Khoảng cách trồng:

– Trồng ổi trước 6 tháng (tháng 12 âm lịch năm trước) để cây ổi có đủ mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Sau đó trồng cam quýt (tháng 4 âm lịch).

– Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m.

– Khoảng cách trồng giống cam, quýt: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m; bưởi: 4 x 5m hoặc 5 x 6m.

Bước 5: Tạo khung cành và tỉa cành

– Cây Ổi có chiều cao thấp hơn hoặc cao hơn cây cam, quýt chừng 20 – 30cm là có đủ mùi xua đuổi rầy. Ở ĐBSCL cây ổi được cắt đọt nhiều lần trong năm, đây là điều kiện tốt tạo mùi xua đuổi rất mạnh để đuổi rầy chổng cánh.

Bước 6: Vào mùa mưa ẩm độ cao, nhà vườn chú ý cắt bỏ các cành ổi giúp giảm bớt ẩm độ và rút hết nước trong vườn sau những cơn mưa kéo dài.

Chú ý: Thăm vườn thường xuyên phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ.

Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài

Việc trồng 2 loại cây đan xen với nhau không chỉ giải quyết tốt vấn đề kinh tế trước mắt và lâu dài, mà xen đúng các loại cây còn giúp giảm thiểu sâu hại. Mô hình trồng xen giữa cây bưởi và cây ổi tại Khánh Vĩnh đáng được nghiên cứu nhân rộng.

Một cách làm hay

Vườn bưởi rộng 6ha của ông Đặng Thái Luyện (thôn Sơn Thành, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh) hiện có 2.400 cây bưởi, trong đó khoảng 1/3 đã cho thu hoạch, số còn lại từ 1 năm đến 2,5 năm tuổi, tất cả đều xanh tốt. Điều đáng chú ý là giữa những hàng bưởi, ông Luyện còn trồng 700 gốc ổi giống ổi lê Đài Loan.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan mô hình trồng bưởi xen ổi tại vườn ông Luyện.

Theo ông Luyện, việc trồng ổi sẽ hạn chế được tối đa loại rầy chổng cánh gây hại cho cây bưởi. Rầy chổng cánh được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung, trong đó có cây bưởi. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều khi cây bưởi ra đọt non hoặc trổ bông. Cây bưởi bị rầy chổng cánh tấn công sẽ bị vàng lá, cành khô héo. Cây bưởi bị bệnh giảm hẳn năng suất, nếu có trái thì trái cũng nhỏ, xù xì, méo mó, hầu như không bán được.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, hiện nay, trên địa bàn xuất hiện một số mô hình trồng xen ổi với bưởi. Ngoài ra, còn có các mô hình xen chanh, chuối, dứa… với bưởi nhằm giải quyết vấn đề trước mắt trong quá trình cây bưởi phát triển. Đến thời điểm bưởi cho thu hoạch sẽ giảm dần số lượng, mức độ vào những cây ngắn ngày. Lấy ngắn nuôi dài

Theo UBND huyện Khánh Vĩnh, cây bưởi đang được người dân tập trung đầu tư bài bản, chất lượng cao. Diện tích bưởi da xanh của huyện đang phát triển từng ngày. Nếu như khoảng 5 năm trước, toàn huyện chỉ có khoảng 130ha thì nay đã vượt qua con số 500ha. Đơn cử như xã Khánh Phú, địa phương còn nhiều khó khăn nhưng tốc độ phát triển diện tích bưởi da xanh đang thuộc loại mạnh nhất huyện.

Ngay cả ở quy mô nhỏ hơn, chỉ độ 200 gốc bưởi cũng khó thực hiện. Chưa kể cây bưởi phải mất khoảng 4 năm trồng, chăm sóc, đầu tư chu đáo mới có thể cho thu hoạch. Đó là một quãng thời gian dài. Vì thế, để giải quyết vấn đề trước mắt, không ít hộ đang áp dụng việc trồng các loại cây cho thu hoạch sớm trước, rồi sau đó xen bưởi vào để lấy ngắn nuôi dài.

Với mô hình trồng ổi xen bưởi, bên cạnh tác dụng phòng bệnh như đã nói ở trên, thu nhập từ cây ổi cũng rất đáng kể. “Sau 8 tháng trồng, ổi đã cho thu hoạch đều đặn quanh năm. Mỗi năm, 1 cây ổi cho bình quân 20kg quả. Với 700 gốc ổi đang có, bình quân mỗi tháng cũng thu được hơn 2 tấn quả. Giá bán tại vườn hiện quanh mức 15.000 đồng/kg. Đây đang là thu nhập chính nhằm giải quyết cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và đầu tư phân bón, tưới tiêu, chăm sóc cây bưởi”, ông Luyện chia sẻ.

Được biết, hiện nay, Khánh Vĩnh đã có các mô hình hợp tác xã trồng cây ăn quả, tổ sản xuất trái cây an toàn nhằm nâng cấp quy trình trồng, chăm sóc và cho ra thị trường những trái bưởi không chỉ thơm ngon mà còn an toàn, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn để có thể vào được các kệ hàng siêu thị, trung tâm mua sắm. 3 hợp tác xã và 16 tổ hợp tác cây ăn quả đã được thành lập, củng cố nhằm liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật; giống cây trồng; vật tư nông nông nghiệp; kết hợp các dịch vụ làm đất, thu hoạch; tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 82ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh của 51 hộ thành viên.

Tổ sản xuất trái cây an toàn Khánh Vĩnh đã được chứng nhận VietGAP. Dự kiến trong tháng 6 này, nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm bưởi da xanh Khánh Vĩnh sẽ chính thức được công bố. Đó là những bước tiến đáng kể cần được tiếp tục duy trì, phát triển nhằm đưa loại cây chủ lực này thực sự trở thành cứu cánh cho bài toán kinh tế ở huyện miền núi Khánh Vĩnh.

Theo Báo Khánh Hòa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kết Hợp Nuôi Xen, Trồng Xen Trong Vườn Dừa Để Tăng Thu Nhập trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!