Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Trồng Các Loại Rau Thơm Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.Chuẩn bị đất trồng: Hổn hợp đất dinh dưỡng
Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp : 1,5 kg xơ dừa + 2 kg đất dinh dưỡng (với tỷ lệ: 1,5 phần xơ dừa – 2 đất dinh dưỡng Vườn Xinh).
Bước 2: cho hổn hợp đất trên vào khay ( thùng) xốp vừa bằng mặt. Dùng bình phun nước, phun nước cho đất trồng duy trì ẩm thường xuyên.
2. Gieo hạt:
– Với các loại rau thơm như: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế: gieo đều trên bề mặt mỗi khay, ( khoảng 0,5-1g hạt giống/khay), phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm rồi tưới nước, giữ ẩm, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
– Với cây hạt rau thơm khó nảy mầm như ngò gai, hành lá, kinh giới, ngò rí… ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 10-12 giờ. Sau đó vớt hạt ra ủ lại trong khăn giấy ướt khoảng 6-10 giờ, vớt ra để ráo nước rồi mới đem trọn với giá thể xong gieo đều lên mặt khay, tưới nước đủ ẩm sau 10-15 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
– Chú ý: Dùng các tấm che (Giấy các tông, lưới đen…) đậy kín các khay sau khi gieo hạt và tưới đủ ẩm đem vào chỗ tối mát trong 2-3 ngày đầu cho hạt nhanh nẩy mầm. Khi hạt đã nẩy mầm thì dỡ các tấm đậy ra, kiểm tra độ ẩm để thường xuyên cung cấp nước cho khay. Khi rau thơm đã mọc 1-2 lá mầm thì đưa ra chỗ nhiều ánh sáng cho rau nhanh phát triển.
3. Tỉa thưa trồng sang chậu khay khác:
Các loại rau thơm như: húng quế, tía tô, kinh giới… khi được 20-30 ngày tuổi hoặc có từ 3-4 cặp lá là có thể bứng ( nhổ cây ) trồng ra các chậu riêng (1-3 cây/chậu) cây sẽ nhanh lớn, bấm ngọn, bón thêm đất trồng , tưới đủ ẩm để cây phân nhiều cành và thu hái ngọn, lá cây rau sống được lâu hơn (từ 6 tháng đến 1 năm).
4. Chăm sóc và bón phân:
– Tưới nước thường xuyên cho rau thơm, những ngày đầu tưới 2 lần/ngày (sáng, chiều), những ngày sau có thể tưới thêm tùy độ ẩm trong khay và điều kiện thời tiết bên ngoài. Không tưới khi trời đang nắng nóng. Nên dùng các loại bình phun có tia nhỏ, mịn để tránh làm rau bị dập lá.
– Bón phân :
Bón lần 1: Khi cây rau thơm vừa được tỉa ra sang trồng chậu khác 4-5 ngày thì cho tưới thêm phân cho cây mau lớn. Pha 10g phân ure và 10g super Lân trong 4 lít nước tưới cho cây rau thơm.Nên tưới lúc chiều mát.
Bón bổ sung Vitamin: để giúp cây rau thơm có sức đề kháng nên phun thêm vitamin B1, Atonik, Rong biển… sau khi bón phân lần 1.
Bón lần 2: Cách 10 ngày bón phân lần 1, bấm ( ngắt) bớt ngọn rau thơm để cây có thêm nhiều cành bên, bón bổ sung thêm hổn hợp đất trồng lớp dầy 3-4 cm và pha 10g phân NPK hay DAP vào 2 lít nước tưới cho cây lúc chiều mát.
Bón sau khi thu hoạch lá rau thơm: Dùng kéo cắt để thu hoạch cành lá rau thơm, phun phân “ ra rể mầm chồi” để giúp cây mau ra cành lá mới, khi lá rau vừa ra tiếp tục bón như hướng dẩn trên.
Lưu ý:
– Thời gian cách ly sau khi tưới rau thơm là 7-10 ngày mới thu hoạch, cây rau thơm hay bị vàng lá do trời mưa kéo dài hay thiếu đạm và lân. Thường xuyên kiểm tra hái bỏ lá vàng úa, lá hư nhũng để tránh cây bị nhiểm bệnh.Trường hợp có mưa bão kéo dài cây rau thơm sẽ chậm lớn cần phun thêm vitamin giúp cây khỏe mạnh.
– Trồng rau thơm lưu ý để cây rau nơi có ánh sáng thì cây mới tốt, cho nhiều thân lá.
– Khi rau thơm thu hoạch nhiều lần, cây còi cọc chậm phát triển do rể cây đã ra kín hết diện tích chậu thì có thể nhổ bỏ cây thu hồi lại giá thể. Trộn giá thể thu hồi với vôi bột hay chế phẩm sinh học Tricoderma, sau vài ngày có thể thêm hổn hợp đất để tái sử dụng trồng rau mới.
Hướng Dẫn Trồng Các Loại Dây Leo Tại Nhà
Ngoài những loại rau ăn lá, dây leo chính là lựa chọn được nhiều “nông dân thành thị” để tâm đến và ưa chuộng hiện nay khi tiến hành trồng rau tại nhà. Bài viết sau đây của BioSacotec Hướng dẫn trồng các loại dây leo tại nhà chia sẻ những điều cơ bản nhất, giúp bạn có được một vườn trồng như ý khi mới bắt đầu.
Các loại dây leo đang được ưa chuộng hiện nay
Những loại dây leo không thể không nhắc đến khi bắt đầu trồng rau tại nhà như dưa leo, bầu, bí, khổ qua, mướp… sẽ giúp bạn nắm được kinh nghiệm cơ bản trước khi trồng những loại dây leo phức tạp hơn.
Những khó khăn khi trồng dây leo tại nhà
Dây leo trồng tại nhà cũng cần có loại đất trồng phù hợp, có khả năng thoát nước tốt vì đây là loại cây dễ bị những căn bệnh rễ tấn công, gây chết cả cây.
Mỗi loại dây leo sẽ có những vụ mùa trồng hiệu quả khác nhau.
Trồng dây leo chắc chắn bạn phải làm giàn, mặc dù không gian có chật hẹp thì giàn chính là yếu tố tối thiểu để cây dây leo phát triển.
Tỷ lệ nảy mầm của những loại dây leo thường không cao như những loại rau ăn lá, ngoài ra chất lượng hạt giống cũng là yếu tố quyết định năng suất sau này.
Tầm quan trọng của việc mua hạt giống chất lượng
Chất lượng hạt giống sẽ quyết định tỷ lệ nảy mầm và chất lượng quả được tạo ra sau này. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu hạt giống trong và ngoài nước, làm người trồng hoang mang và không biết lựa chọn loại nào là đúng đắn.
Nếu bạn mua phải hạt giống có chất lượng không đảm bảo sẽ gặp phải những vấn đề như sau:
– Tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc nảy mầm tốt những cây chậm lớn, èo uột.
– Hạt giống chứa mầm bệnh sẽ lây lan cho cả vườn trồng, thậm chí đi vào sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hạt giống tốt là hạt giống có chất lượng nảy mầm cao, sản phẩm cuối cùng chất lượng. Kích thước đều nhau, tròn đều, không bị mốc, lép hay mối mọt, nhìn bề ngoài căng và độ mẩy cao.
Kỹ thuật trồng các loại dây leo tại nhà
Ngâm ủ hạt giống: Ngâm ủ hạt giống sẽ giúp hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao hơn. Tùy theo từng loại hạt giống sẽ có thời gian ngâm ủ và lưu ý khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, đa số các loại hạt giống nên được ngâm trong khoảng 2-4 giờ trong nước ấm pha theo tỷ lệ 2 nước sôi, 3 nước lạnh. Sau khi ngâm xong có thể đặt hạt giống lên khăn ẩm hoặc bông gòn ẩm, tuy nhiên không quá nhũn nước để tránh gây hỏng hạt giống. Tiếp theo nên cho vào túi nilon (không quá kín) để ở nhiệt độ phòng 1-2 ngày để hạt nảy mầm. Trong thời gian này, nên kiểm tra xem hạt đã nảy mầm chưa, tránh rễ đã ra quá dài, khi tách hạt cho vào đất sẽ dễ gây chết cây. Đối với những loại hạt giống có kích thước nhỏ như cải xanh, cải ngọt, xà lách thì có thể bỏ qua bước ngâm hạt.
Để đảm bảo chất lượng tỷ lệ nảy mầm, ngoài chọn Bảo quản hạt giống:mua hạt giống thì bạn cũng nên nắm được cách thức bảo quản. Hạt giống nên được đặt trong túi kín, đặt nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng như mưa gió, nóng, ẩm… Trường hợp túi hạt giống đã sử dụng và cần bảo quản cho mùa vụ sau, bạn nên gấp phần mép túi đã xé lại, miết cho kín, sau đó đặt vào túi hoặc hộp kín, đảm bảo mát mẻ và không có ánh sáng chiếu vào.
Kỹ thuật thiết kế giàn cho dây leo: Vị trí trồng dây leo bạn có thể tận dụng mép tường, hoặc hàng rào tại nhà sau đó thiết kế thêm giàn hỗ trợ cho cây. Khi làm giàn nên hạn chế dùng những vật liệu có tính tích nhiệt như sắt, kẽm, thép sẽ dễ làm tổn thương dây leo khi trời nắng. Bạn nên ưu tiên dùng những loại tre, nứa, dây thép bọc nhựa giúp giảm nhiệt và mát cho dây leo.
Kỹ thuật bón phân: Bón phân là việc làm không thể thiếu giúp cây phát triển hiệu quả, bạn nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón lót và bón thúc vào giai đoạn dây leo chuẩn bị ra hoa kết trái. Bón phân lúc cây chuẩn bị ra hoa bạn nên bón cách gốc từ 10-15cm để tránh gây nóng và chết cây.
Chăm sóc cây leo giàn: Giai đoạn dây bắt đầu leo giàn, bạn nên chỉnh sửa phân bố đều kết hợp tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh để giàn được thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Lượng nước tưới cũng phải đảm bảo hằng ngày, vào ngày mưa bạn nên hạn chế tưới và tiến hành kiểm tra tình trạng thoát nước để tránh ứ đọng gây thối gốc rễ và phát sinh mầm bệnh.
Diep Minh
Hướng Dẫn Các Phương Pháp Trồng Rau Sạch Thủy Canh Tại Nhà
4 loại tháp rau lý tưởng để nhà chật đến mấy vẫn trồng đủ rau sạch để ăn Tất tần tật các mẹo trồng rau trong thùng xốp để có vườn rau xanh mơn mởn 3 phương thức trồng rau tại nhà đơn giản, hiệu quả cho chị em
Để khắc phục tình trạng ngộ độc do dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định cho phép, mô hình trồng rau sạch tại nhà ngày càng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là đối với những hộ gia đình sinh sống ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội… Một trong số đó là phương pháp trồng rau thủy canh. Thủy canh rất tiết kiệm đất mà lại hiệu quả, kỹ thuật này phù hợp với nhà phố, cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố.
1. Về phương pháp trồng rau thủy canh
Phương pháp trồng rau thủy canh tuy mới mẻ nhưng ngày càng được phổ biến tại các đô thị lớn, nơi mà các hộ gia đình không có quá nhiều diện tích để xây dựng cho mình một khu vườn rộng rãi. Thủy canh giúp tiết kiệm diện tích trồng rau thông qua sự sắp xếp của các kệ trồng. Có hai loại thủy canh cơ bản: Thủy canh hồi lưu là quá trình dung dịch được tự động bơm lên để tưới cho các loại rau trong kệ trồng bằng máy bơm, nước sẽ được luân hồi trong kệ để đảm bảo sự phát triển của thực vật; thủy canh tĩnh: dùng dung dịch thủy canh trong chậu đã được pha sẵn và trồng những cây giống vào đó.
Nhìn chung, phương pháp thủy canh rất đơn giản, dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.
Thủy canh giúp tiết kiệm diện tích thông qua sự sắp xếp của các kệ trồng.
– Kệ thủy canh hình chữ A:
Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến hơn cả vì chắc chắn và dễ di chuyển. Đơn cử như mẫu kệ 8 ống, bạn cần khung sắt kích thước 1.55 x 1.45m, 8 ống thủy canh, máy bơm, thùng chứa dung dịch 30-40 lít. Các bước tiến hành gồm: lắp đặt khung kệ, lắp đai sắt giữ ống rồi lắp đặt ống trồng rau thủy canh là hoàn thành. Bạn có thể làm loại kệ 8, 10 hoặc 12 ống tùy nhu cầu.
Kệ trồng rau thủy canh chữ A phổ biến vì chắc chắn và dễ di chuyển.
– Mô hình kiểu giàn treo:
Mô hình này dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn” nhưng vẫn muốn sở hữu một mảng xanh để trồng rau sạch. Lắp đặt chúng không quá khó, bạn cần một chiếc giàn có độ cao khoảng 2 mét với chiều dài tương tự, những chiếc ống được chuẩn bị lỗ khoan kích thước vừa đủ để đặt rọ nhựa, ống dẫn nước, thùng chứa cỡ lớn và thêm một giàn cáp thật chắc chắn để treo các ống này lên. Thế là đã sẵn sàng rồi đấy!
Mô hình kiểu giàn treo dành cho hộ gia đình có diện tích “khiêm tốn”.
– Hệ thống giàn thủy canh ngang:
Lựa chọn này dành cho những gia đình có diện tích sân thượng tương đối rộng và nhu cầu sử dụng rau nhiều. Các dụng cụ chuẩn bị thường bao gồm khung sắt, ống trồng, máy bơm, thùng chứa, có thể có mái che. Theo đó, các ống sẽ đặt trên các giá đỡ nằm ngang, dung dịch dinh dưỡng thủy canh được bơm lên cung cấp vào từng ống. Chiều dài ống tùy theo hiện trạng lắp đặt, tuy nhiên chỉ cần 8 ống, mỗi ống dài 6m và trồng luân phiên là gia đình bạn có thể có rau xanh ăn liên tục suốt tháng.
Hệ thống giàn thủy canh ngang thích hợp với không gian rộng rãi.
3. Những dụng cụ chuẩn bị để trồng rau
Để tiến hành trồng rau bằng phương pháp thủy canh, sau khi lắp đặt một hệ thống vững chắc như trên, chúng ta cần tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:
– Những chiếc rọ nhựa dùng để ươm các loại cây con và nâng đỡ cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
– Dung dịch thủy canh: là dung dịch dinh dưỡng được tìm mua dễ dàng trên thị trường. Bạn cần chọn cơ sở sản xuất uy tín và làm theo hướng dẫn cụ thể khi pha dung dịch.
– Giá thể xơ dừa, cây con hoặc hạt giống rau cần trồng. Ưu điểm khi chọn phương pháp trồng rau thủy canh là bạn có thể trồng được các loại rau ăn lá kể cả khi trái vụ mùa.
– Bút đo nồng độ PH và bút đo hàm lượng TDS (đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước).
4. Ươm cây con và chăm sóc
– Ươm cây con:
+ Đầu tiên bạn cần ngâm hạt giống trước khi gieo để đảm bảo hiệu quả tối ưu, có thể là tầm 1-2 tiếng đồng hồ trong nước ấm. Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm rồi bắt đầu gieo hạt.
+ Mỗi ngày tưới 1-2 lần, liên tục tưới ẩm vừa đủ cho đến khi cây bắt đầu nảy mầm và phát triển. Khi cây con ra được 2-3 lá thì có thể đưa lên hệ thống thủy canh.
– Quá trình chăm sóc:
+ Bơm nước vào bể chứa trước khi đưa cây con lên hệ thống thủy canh tuần hoàn. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch dinh dưỡng lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp sẽ chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn bạn lại bơm 2 chiều đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp.
Thủy canh rất tiết kiệm đất mà lại hiệu quả, giúp rau được cung cấp đủ dinh dưỡng, cách ly với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố.
+ Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh khoảng tầm 5 ngày thì chúng ta tiến hành tỉa cây. Mục đích của việc làm này là tỉa bỏ những cây xấu, loại đi những cây còi cọc. Trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần thường xuyên nhổ cỏ và theo dõi sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.
+ Mỗi đợt gieo trồng cây mới bạn cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ 3 lần, cụ thể: lúc cây được 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày tính từ khi đưa cây vào dung dịch. Lưu ý, trước khi thu hoạch 10 ngày thì tuyệt đối không bổ sung dinh dưỡng. Mỗi loại cây rau cần dinh dưỡng theo nhu cầu nên bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của từng loại mình trồng để thuận tiện khi bổ sung dưỡng chất.
Hướng Dẫn Trồng Rau Muống Tại Nhà
Trồng rau muống tại nhà rất dễ thực hiện nếu chúng ta tham khảo cách thực hiện sau:
1.Chuẩn bị dụng cụ trồng rau muống tại nhà
– Khay xốp
– Xơ dừa ủ đã xử lý vi sinh
– Đất dinh dưỡng
– Hạt giống rau muống
2. Cách gieo trồng rau muống
Hạt giống rau muống tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Nhưng tỷ lệ nẩy mầm khoảng 50-60% và thời gian lâu hơn.
– Ủ hạt giống: Để đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất:
Cần phải ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ( 2 ly nước sôi và 3 ly nước thường)
Ngâm hạt trong nước pha trên từ 3h đến 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước từ 6-10h.
Để hạt giống ráo khô sau khi ủ.
– Chuẩn bị đất trồng rau muốn: hổn hợp đất dinh dưỡng
Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2 kg đất dinh dưỡng , cho hổn hợp đất vừa đầy mặt khay.
Bước 2: Dùng bình phun , phun nước cho đất trồng đủ ẩm thường xuyên.
– Gieo hạt: Rải hạt thành hàng 10cm x 15 cm.Tưới nước cho khay (hay thùng xốp), bằng bình phun với tia nước nhỏ,dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới đủ nước 2 lần/ngày , khi hạt ra được 2 – 3 cặp lá rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng.
Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát.
– Bón phân bổ sung cho việc trồng rau muống: Bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá, bón phân Super lân để giúp rễ phát triển tốt.
– Bón phân lần 1: Sau khi cây rau muống ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê và 10g Super lân ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.Sáng nhớ tưới xả lại. . – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân lần 1, tiếp tục phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, Rong biển, Atonik, phân bón lá ra rể mầm chồi… để giúp cây rau muống có sức đề kháng với sâu bệnh. – Bón phân lần 2: Cách lần 1 từ 10-15 ngày, pha liều lượng 08g-10g NPK, hoặc phân DAP cho 4 lít nước.Tưới đều trên thân lá gốc cây rau muống lúc chiều mát, sáng hôm sau nhớ tưới rửa lại
– Bón phân sau khi thu hoạch lần đầu: khi thu hoạch rau muống cần cắt ngang gốc chừa lại gốc khoảng 2-3 cm, để 2-3 ngày gốc rau muống bắt đầu nhú mầm non cho đất hổn hợp rải trên mặt khay lớp 1-2 chúng tôi 7-10 ngày cho phun phân bón lá ” ra rể mầm chồi “giúp cây rau muống mau cho ra lá mới.Tiếp tục bón phân như bón lần 1,2.
Khi rau muống có từ 3-4 cặp lá thì rau muống hay có hiện tượng nhạt màu, vàng lá là do thiếu đạm và hệ rễ nhạy cảm với đất trồng. vì thế việc bón phân lần 1 sẽ khắc phục được hiện tượng này
Lưu ý:
1/ Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều, tránh nước có áp lực mạnh làm dập lá rau. Khi trời mưa to nên có mái che hạn chế nước mưa trực tiếp làm hư nhũng thối lá.
– Thu hoạch :
Thời gian thu hoạch lần 1: khoảng 40-50 ngày gieo có thể thu cắt rau muống đợt đầu tiên.Hay khi rau muống đạt độ cao khoảng 35-40 cm là cắt được.
Thời gian thu hoạch lần 2: sau khi cắt thu hoạch lần 1 cho bón phân bổ sung khoảng 20-25 ngày sau là thu hoạch lần 2.
Nếu chăm sóc cây rau muống tốt và đầy đủ dinh dưỡng thì có thể thu hoạch 5-6 đợt
Đất trồng rau muống sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới phơi đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để sử dụng lại.
Trongraulamvuon
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Trồng Các Loại Rau Thơm Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!