Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Sản Xuất Cây Dứa Queen Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La ​ # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Sản Xuất Cây Dứa Queen Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La ​ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Sản Xuất Cây Dứa Queen Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La ​ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trang chủ

Chuyên mục khuyến nông

Lượt xem: 58

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sản xuất cây dứa Queen trên địa bàn tỉnh Sơn La ​

I. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI.

1. Cây dứa sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 22-330C, lượng mưa hàng năm từ 1.200 mm – 2.000 mm, độ ẩm không khí 75%- 80%.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DỨA.

1. Thời vụ trồng: Cây dứa có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên ở những địa phương vào mùa đông, khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 120, có sương muối có thể gây chết chồi sau trồng, do vậy không nên trồng vào thời điểm này).

2. Làm đất: Vãi đều vôi bột trước khi làm đất, lượng bón 1 tấn/ ha, sau đó đất được cày chảo, phay nhỏ, phẳng, lên luống theo tiêu chuẩn sau:

           – Độ rộng mặt luống: 1,5 m – 1,6 m

– Khoảng cách giữa 2 luống:  0,4 m – 0,5m

– Chiều cao luống: 0,2m – 0,25m

– Sau đó rạch hàng 4 hàng trên 1 luống: Hàng cách hàng: 0,4 m

– Nếu đất có độ dốc cao không cần lên luống nhưng phải trồng theo vạt, chiều rộng vạt khoảng 1,5m – 1,6m, trồng 4 hàng trên 1 vạt đó.

– Bón lót: Toàn bộ lượng phân Lân (hoặc N.P.K), 70 % lượng phân đạm Sunfat,  50% lượng phân Kali của 1 chu kỳ cây dứa, phay trộn đều phân, dùng màng phủ Nilon phủ lên luống dứa, chặn kỹ nilon để không bị bay, lật. Lượng phân còn lại dùng để bón thúc (xem ở mục 2.5).

3. Chọn chồi và phân loại chồi.

– Chọn chồi khoẻ mạnh không sâu bệnh, đỉnh sinh trưởng còn nguyên vẹn, không dập nát, chọn chồi cùng loại có kích thước và trọng lượng tương tự nhau để trồng (tránh tình trạng chồi to, chồi nhỏ trồng lẫn lộn).

– Trọng lượng từ 200 gam – 300 gam (chiều dài chiều đã phát lá đạt 27cm – 30cm).

4. Kỹ thuật trồng.

           – Khoảng cách trồng và mật độ như sau:

           + Cây cách cây: 0,3m – 0,35m

           + Hàng cách hàng: 0,4 m

           + Mật độ: 55.000 cây – 60.000 cây/ ha.

– Với mật độ này, năng suất dứa có thể đạt: 40 – 50 tấn / ha (đã bẻ hoa)

– Cách trồng: Dùng cuốc nhỏ hoặc dùng bay đào hố, đặt chồi giống dứa thẳng đứng, vun đất vào gốc, ấn chặt xung quanh gốc (không để đất rơi vào nõn dứa), nên trồng kiểu nanh sấu để vườn dứa sinh trưởng tốt.

5. Chăm sóc dứa.

– Trồng dặm: Sau khi trồng từ 10 đến 15 ngày phải kiểm tra: nếu có cây dứa đổ nghiêng phải dựng lại, nếu có cây chết, lấy chồi cùng loại trồng dặm lại ngay.

– Làm cỏ: Trong thời gian sinh trưởng vườn dứa luôn sạch cỏ, tuyệt đối không để cỏ chụp, kết hợp sau các lần làm cỏ bón thúc phân cho dứa, khi bón phân phải lấp đất cẩn thận tránh sự bốc hơi của phân, chú ý dừng bón phân trước thời gian xử lý dứa từ 30 đến 40 ngày.

– Bón phân cho dứa: (tấn/ ha/ chu kỳ)

Cách bón

Loại phân bón

Lân Nung chảy

Đạm Sun Fat

Ka li

Bón lót

2,0

1,4

0, 5

Thúc đợt 1 : Sau trồng 8 tháng

0,3

0, 3

Thúc đợt 3: Sau ra hoa 2 tháng

0,3

0,2

Tổng

2,0

2,0

1,0

–  Phòng trừ sâu bệnh.

+ Bệnh thối nõn:

 Trước khi trồng chọn chồi khoẻ không có bệnh và xử lý chồi (như phần chọn chồi để trồng). Khi cây bị bệnh có thể dùng thuốc như Manab 0,5% phun 3 – 4 lần cách nhau 10 ngày với lượng 800 – 1.000 lít/ha.

+ Bệnh hại rễ: Dùng Texphophat rải vào ruộng trước khi trồng dứa với lượng 60 kg/ha, vào tháng 7 và 8 xuất hiện sâu non bón Mocap 20 C lượng 9 kg/ha

Lưu ý: Đất trồng dứa phải luân canh, cải tạo đất, hạn chế nguồn gây bệnh.

Với những vùng dứa trồng trên đất mới rất ít bị sâu bệnh hại cây dứa

6. Buộc lá dứa:

-  Mục đích.

+ Hạn chế dứa ra hoa chính vụ khi cây dứa chưa đủ tiêu chuẩn xử lý, khi cây dứa đạt tiêu chuẩn tiến hành xử lý ra hoa, từ đó tăng năng suất, chất lượng dứa.

+ Tăng khả năng rải vụ dứa để phù hợp với kế hoạch chế biến.

– Biện pháp kỹ thuật:

+ Chọn thời điểm buộc: Đối với dứa cây non thường tiến hành buộc lá dứa vào tháng 9. Với dứa trồng mới bằng chồi loại 1 trồng vào tháng 8, 9 tiến hành buộc sau khi trồng từ 1,5 – 2 tháng.

+ Cách buộc: Túm gọn tất cả các lá dứa vuốt thẳng đứng, dùng 2 lạt mềm buộc chặt túm lá dứa lại, sao cho ánh sáng không lọt vào nõn cây dứa.

III. XỬ LÝ DỨA.

          1. Tiêu chuẩn cây xử lý: Thời gian từ khi trồng đến khi xử lý từ 10 – 12 tháng tuổi (Tuỳ theo loại chồi trồng, thời vụ trồng và chế độ chăm sóc), cây tốt, lá xanh đậm, dầy bản lá to, số lá trên cây từ 28 – 30 lá.

2. Hoá chất xử lý dứa: Điều Hoa Bảo (Ethrel)

          – Pha 10cc thuốc Ethrel với 5 lít nước sạch + 10 gam đạm Urê khuấy đều (nồng độ 20/00) sau đó rót đầy dung dịch thuốc vào nõn dứa.

          – Thời gian xử lý: buổi sáng từ 5 giờ – 9 giờ, buổi chiều từ 15 giờ – 18 giờ.

           – Khi xử lý nếu gặp mưa to phải xử lý lại (nếu xử lý sau 2 giờ gặp mưa không phải xử lý lại).

           3. Lượng hóa chất Điều Hoa Bảo( Ethrel) dùng để xử lý cho 01 ha: 3lít /ha

IV. THU HOẠCH.

1. Thu hoạch quả: Sau khi dứa ra hoa từ 5-6 tháng sẽ cho thu hoạch quả.

1. 1.Tiêu chuẩn thu dứa chế biến đồ hộp và chế biến lạnh.

            - Cắt 1/3 phía trên (từ gốc chồi ngọn trở xuống) ruột quả có màu vàng, đến chín từ 1 đến 2 hàng mắt.

            - Dứa không sâu bệnh và chuột khoét.

            - Dứa không dập nát không úng và không trám nắng.

            - Trọng lượng quả: 0,45 kg / quả trở lên (đã bẻ hoặc chặt hết cuống và hoa).

           1.2. Tiêu chuẩn thu dứa chế biến cô đặc:

             – Dứa chín vỏ quả có màu vàng từ 1/3 trở lên đến chín toàn phần.

             – Dứa không sâu bệnh và chuột khoét.

            – Dứa không dập nát, không úng và không trám nắng.

            - Trọng lượng quả: 0,35 kg / quả trở lên (đã bẻ hoặc chặt hết cuống và hoa).

2. Thu hoạch chồi.

2.1. Sau khi thu hoạch dứa quả từ 3-5 tháng sẽ thu hoạch chồi (tùy thời điểm thu hoạch).

  4.2. Thường mỗi cây dứa cho thu hoạch từ 2-3 chồi đạt tiêu chuẩn.

Tác giả:

Thái Dương

Tweet

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc

Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc và chế biến, tiêu thụ sản hàng nông…

Bắc Yên có 01 trường hợp lợn bị dương tính với virut dịch tả lợn châu Phi

Kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nhãn

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

Quy Trình Kỹ Thuật Canh Tác Cây Dứa Queen Khu Vực Phía Nam

Cây dứa (khóm) tuy không phải là một loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao nhưng góp phần rất lớn trong cơ cấu nông nghiệp của một số địa phương (ĐBSCL diện tích cây dứa khoảng 40.000 ha), giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và đặc biệt là giảm diện tích đất bỏ hoang, đất chua phèn, đất xấu nơi mà các loại cây trồng khác khó thích nghi. Một số địa phương có diện tích trồng dứa tập trung phải kể đến như: Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang… và một số tỉnh miền núi phía bắc.

Nhằm giúp bà con nông dân trồng dứa nắm được quy trình canh tác chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật canh tác cây dứa hiện đang được áp dụng tại các khu vực trồng dứa phía Nam.

1. Nhiệt độ

Cây dứa sinh trưởng tốt ở phạm vi nhiệt độ 25 – 35 oC. Trong giai đoạn phát triển, nếu thời tiết lạnh, ẩm và cường độ ánh sáng yếu kéo dài thì quả thường nhỏ, phẩm chất kém, ngược lại nhiệt độ lớn hơn 40 o C thì thân, lá, quả thường bị hiện tượng cháy nắng.

2. Ánh sáng

Cây thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ. Vùng cao có nhiệt độ và cường độ ánh sáng giảm nên chu kỳ của cây kéo dài. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ vào mùa hè dễ gây ra hiện tượng cháy nắng trên quả. Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn.

3. Lượng mưa

Cây dứa yêu cầu lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm và phân bố đều trong các tháng, mùa nắng kéo dài phải có biện pháp giữ ẩm cho vườn dứa.

Trên đất thấp: điều chỉnh sao cho mực nước trong mương thấp hơn tối thiểu là 40cm so với mặt đất trồng cây để rễ không bị úng.

Trên đất cao: phải bố trí hệ thống tưới nước bổ sung cho cây vào mùa nắng để đảm bảo tương đương với lượng mưa như trên và thoát thủy tốt vào mùa mưa.

4. Đất trồng

Đất trồng dứa phải có tầng canh tác dày trên 0,4 m, đất phải tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt. Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Queen là 4-5.

II. THIẾT KẾ VƯỜN 1. Thiết kế vườn dứa

Đất trồng dứa nằm trong vùng đất phèn thường dễ bị ngập nước vào mùa lũ, nên cần chú ý các vườn dứa phải có đê bao chống lũ, trồng trên liếp và thiết kế hệ thống mương liếp cho phù hợp để có thể dẫn nước tưới vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Mặt liếp trồng phải cao mực nước cao nhất hàng năm trong mương là 40 cm.

2. Đắp đê bao:

– Đối với những vùng đất thường bị ảnh hưởng lũ cần có hệ thống đê bao có độ cao hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm với chức năng vừa là đê chắn lũ vừa là đường giao thông kết hợp với thiết kế hệ thống xả lũ hoặc dẫn nước vào đồng. Các hệ thống mương được sử dụng làm trục giao thông thủy lợi đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm thu hoạch và tưới nước.

3. Mật độ và khoảng cách trồng:

Tùy theo điều kiện cụ thể (kích thước liếp trồng), bố trí mật độ trồng 45.000 – 55.000 chồi/ ha. Bố trí cây theo hàng kép có chừa lối đi sẽ giúp dễ dàng chăm sóc, thu hoạch và nâng cao năng suất.

Cách trồng: Trồng theo hàng đã căng dây sẵn, nên trồng ở độ sâu thích hợp (khoảng 5 cm), giữ chồi thẳng đứng, nén đất xung quanh cho chặt gốc. Không nên trồng sâu quá dễ gây thối noãn chồi. Sau khi trồng cần kiểm tra và trồng dặm những chỗ cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng và năng suất vườn dứa về sau.

III. CHỌN CHỒI VÀ XỬ LÝ CHỒI GIỐNG:

Cây giống dứa trước khi đem trồng cần đạt các tiêu chuẩn sau đây:

– Khối lượng trung bình từ 150 – 200g, sự chênh lệch về khối lượng giữa các cây không quá 50g, chiều cao cây từ 25 – 30cm và số lá đạt từ 12 – 15 lá.

– Cây khoẻ, không nhiễm các bệnh như: héo khô đầu lá, thối nõn và không nhiễm côn trùng như rệp sáp…

– Các loại chồi được dùng làm vật liệu trồng dứa như sau:

+ Chồi cuống: Kích thước nhỏ nên phải qua một thời gian chăm sóc ở vườn ươn để chồi đạt một kích thước nhất định mới đem trồng ra vườn sản xuất.

+ Chồi thân (hay còn gọi là chồi nách): Loại chồi này phát sinh ra từ nách lá. Đây là loại vật liệu trồng chủ yếu, ít bị hư hại trong vận chuyển. Chồi này có ưu điểm khỏe, thời gian từ khi trồng đến khi xử lý ra hoa sẽ sớm hơn các loại chồi khác.

Trước khi trồng phải tiến hành phân loại chồi. Các loại chồi khác nhau cần được trồng riêng ở các khu vực khác nhau. Trong cùng một loại chồi phải tiếp tục phân loại chồi to nhỏ khác nhau và phải được trồng ở các lô khác nhau. Sự phân loại này có ý nghĩa quan trọng không những để tiện việc chăm sóc mà còn tạo ra các lô trồng đồng đều, giúp dễ dàng chăm sóc và xử lý ra hoa trái vụ.

2. Xử lý chồi giống:

Chồi dứa sau khi đã chọn lọc, phân loại, tiến hành bóc bẹ lá ở phần gốc để lộ ra 3 – 4 vòng mắt, bó lại thành từng bó (15 – 20 chồi một bó), sau đó xử lý bằng thuốc hoá học để trừ nấm bệnh ở gốc thân và trừ rệp sáp truyền bệnh héo rũ . Pha sẵn thuốc trong một chậu to, nhúng ngập phần gốc (cả bó) vào dung dịch thuốc trong 1 – 3 phút, sau đó lấy ra và đặt sấp cả bó để phần ngọn hướng xuống đất.

Trong trường hợp chồi xử lý chưa trồng ngay, cần phải xếp dựng các bó chồi cho phần ngọn hướng lên vào thời điểm 1 ngày sau khi đã hoàn thành các bước lxử lý. Đặt các bó chồi thành từng đám dưới bóng cây to hoặc làm mái che tránh nắng. Nếu để lâu hơn 1 tuần thì nên tưới nước giữ ẩm để bộ rễ khỏi bị khô héo.

IV. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

Giống dứa Queen cũng giống như giống địa phương, có thể trồng được quanh năm, cần đủ nước tưới để đảm bảo giữ độ ẩm trong thời kỳ cây chưa ra quả. Tuy nhiên thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5 dl) và cuối mùa mưa (tháng 10-11 dl).

2. Chuẩn bị đất:

Được thực hiện vào mùa nắng, đất trồng cho cày xới sâu 30 cm, nhặt kỹ gốc cỏ, phơi đất từ 30 – 40 ngày.

Trước khi trồng tiến hành bón lót lân (250 -300 kg/ha) + vôi (500 kg/ha) + hữu cơ (10-12 tấn/ha) + thuốc trừ kiến, rệp sáp (Regent 5-10 kg/ha).

Nên duy trì chu kỳ kinh tế 2-3 vụ (một vụ tơ, một đến hai vụ gốc), sau đó phá bỏ và trồng mới.

Luống trồng cao từ 20 – 30cm, rộng 90 – 100cm, khoảng cách giữa hai luống từ 40 – 50cm. Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm từ 2 – 3 tuần trước khi trồng dứa.

3. Tỉa chồi, cắt lá và định vị chồi 3.1 Tỉa chồi:

Chồi cuống hình thành tồn tại cùng với quả có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn quả dứa đã lớn có từ 1 – 2 mắt quả gần cuống bắt đầu nở (khoảng 65 – 70 ngày sau khi hoa nở).

3.2 Cắt lá và định vị chồi:

Sau khi thu hoạch vụ tơ, kết hợp cắt tỉa các lá già ở phía gốc chỉ để lại 1 chồi bên (gọi là chồi nách, hay chồi thân) gần mặt đất và hướng chồi mọc vào bên trong hàng kép.

4. Tưới nước và quản lý ẩm độ cho cây

Các vùng trồng dứa ở các tỉnh phía Nam, tình trạng thiếu nước thường xảy ra vào thời điểm mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 dl hàng năm, cần có nước tưới cho cây định kỳ 3 – 4 lần/tháng. Áp dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm sao cho nước thấm sâu, không gây rửa trôi đất mặt.

Quản lý ẩm độ bằng cách tủ gốc cho cây dứa, có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp hay nguồn vật liệu tại chổ như: rơm rạ, cỏ khô, năng…. kết hợp với xới đất và vun gốc.

Dứa tuy là cây chịu phèn, nhưng nếu dùng nước có độ pH £ 3 để tưới thường xuyên sẽ hại cho bộ rễ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất quả.

5. Bón phân – Nguyên tắc bón phân cho dứa

+ Khi bón lót cần chú ý phân được rãi đều trên mặt đất.

+ Lượng phân bón còn lại chia làm nhiều lần bón.

+ Bón vào nách các lá già từng cây.

+ Bón hết lượng đạm và lân trễ nhất là 1-2 tháng trước khi xử lý ra hoa.

Bón lót: bón vào thời điểm 3-4 ngày trước khi trồng, trên đất thấp nhiễm phèn nặng cần tăng cường lượng vôi.

Bón cơ bản: Bón vào thời điểm từ 1 tuần đến 4 tháng sau khi trồng (SKT), bón 3-4 lần mỗi lần cách nhau 20 ngày.

Bón thúc chồi: Tưới ướt cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc

Không nên bón đạm khi cây mang quả.

Hạn chế sử dụng phân bón có chứa gốc Clo (Kali clorua) sẽ làm giảm chất lượng trái và gây chua đất. Sử dụng phân Kali Sulphate (K2SO4) trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

– Liều phân bón: Thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính của đất. Tuy nhiên, đối với một số loại đất thuộc vùng phèn canh tác khóm ở phía Nam, có thể áp dụng lượng phân bón ở mức độ cơ bản như sau:

+ Lượng phân bón lót: 500kg vôi/ha, 10 – 12 tấn phân hữu cơ/ha

+ Lượng phân bón cơ bản và bón thúc cho cây ở mỗi vụ trồng: phân đạm (N) 8g/cây, lân (P 2O 5) 4g/cây, kali (K 2 O) 12g/cây tương ứng với 6g Urea + 10g Super lân + 20g Sulphate kali/ cây/vụ.

+ Bón lót: toàn bộ lượng phân hữu cơ và vôi + 1/2 lân ngay sau khi phơi ải.

+ Bón thúc chồi (1,5 tháng sau khi trồng): 1/5 đạm + 1/6 kali.

+ Bón thúc lần 1 (4 tháng SKT) 2/5 đạm + 1/4 lượng lân + 1/6 kali.

+ Bón thúc lần 2: (7 tháng SKT): 1/5 đạm +1/4 lượng lân còn lại + 2/6kali.

+ Bón thúc lần 3: ( 10 tháng sau khi trồng): 1/5 đạm + 2/6 kali.

Có thể phun bổ sung qua lá 50g (11-0-0 -16 MgO) + 50g NaCaB 5O 9 +10g Ca(NO 3) 2 trong bình 8 lít, tháng/lần. Ngưng phun cho cây trước khi hoa nở.

* Liều lượng phân bón quy ra lượng phân thương phẩm bón cho cây dứa:

– Phân hữu cơ: 10-15 tấn/ha; vôi: 500kg/ha; Phân lân nung chảy: 550 kg/ha/vụ; Ure: 910 kg/ha/vụ; DAP: 200 – 250 kg/ha/vụ; K 2SO 4: 1.100 kg/ha/vụ.

– Bổ sung phân bón lá trung vi lượng (Mg, Ca, Bo, Zn….) 1 tháng phun một lần. Xịt lúc sáng sớm hoặc chiều mát, ngừng phun cho cây trước khi hoa nở.

– Có thể phun bổ sung 50- 70gr K2SO4 /bình 16l nước phun vào giai đoạn trước thu hoạch trái 1 tháng giúp nặng trái và tăng độ ngọt.

6. Xử lý dứa ra hoa trái vụ: Xác định thời điểm xử lý bằng 3 cách:

– Tính tuổi cây từ khi trồng đến khi xử lý: 11-12 tháng

– Đếm số lá vào thời điểm xử lý: 28- 32 lá đang hoạt động.

– Đo chiều cao của cây dứa đạt từ: 0,7 -1 m

6.1 Hoá chất và cách xử lý:

– Có thể sử dụng đất đèn (CaC 2) hoà vào nước nồng độ 1,0 – 1,5% phun trực tiếp vào nõn (khoảng 40 – 50ml dung dịch cho 1 cây) hoặc đập nhỏ thành viên (khoảng 1,0 – 1,5gr/viên) bỏ trực tiếp vào nõn dứa sau khi đã tưới nước. Xử lý vào ban đêm cho tỷ lệ ra hoa đạt cao nhất.

– Đối với ethrel (còn gọi là ethephon) chỉ sử dụng dạng dung dịch, pha ở nồng độ 0,5% trộn thêm 1,5% urê phun đều cho toàn cây, lượng phun khoảng 2.000 lít/ha. Xử lý khi trời râm mát hoặc xử lý vào ban đêm.

Lưu ý:

– Tùy theo tính chất đất, giống, mùa vụ, thời tiết, lượng phân bón có thể điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp.

– Bón phân khi đất đầy đủ độ ẩm, giúp phát huy hiệu lực phân bón.

– Ngưng bón đạm khi cây mang quả.

Kính chúc quý bà con nông dân áp dụng thành công trong thực tế sản xuất./.

(NHT)- PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ (Quy trình có tham khảo tài liệu của Viện Cây ăn quả Miền Nam)

Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Dứa

QUY TRÌNH DINH DƯỠNG CHO CÂY DỨA

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DỨA

TIẾN NÔNG 2016-2017

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi kỹ thuật làm dứa hộp phát triển (cuối thế kỷ 19). Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng đều mỗi năm (hàng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn). Là loại quả có giá trị dinh dưỡng khá cáo: trung bình từ 8 đến 12% hàm lượng đường (66 % đường dạng xacarô và 34 % dạng glucô), độ axít khoảng 0,6 % (trong đó 87% la axít citric), Vitamin C (24 – 28mg/100g), thành phần tro từ 0,4-0,6 % trọng lượng (chủ yếu là kali, magiê và canxi). Ngoài ra trong dứa còn có một loại men Bromêlin có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa protít. Một cốc nước dứa (khoảng 150 ml) có thể cung cấp cho cơ thể tới 150 calo và 01 kg quả dứa có thể cung cấp tới 420 calo.

Dứa thuộc loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh và năng suất cao (bình quân trên thế giới năng suất đạt 40-50 tấn/ha). So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Sản phẩm được thị trường quốc tế ưa chuộng, dễ tiêu thụ. Do vậy, diện tích trồng dứa trên thế giới ngày càng được mở rộng.

Cây dứa nhạy cảm với điểu kiện nhiệt độ, có thể sinh trưởng phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 15°C đến 40°C và thích hợp nhất từ 28°C đến 32°C. Cây không có khả năng chịu úng, nhưng cũng cần đất đủ ẩm; Khu vực lượng mưa bình quân năm từ 1000-1200mm là trồng được, tốt nhất là lượng mưa được phân bố đều ở các tháng trong năm. Mặc dù bộ rễ cây dứa phát triển yếu, nhưng nhớ cấu trúc và cách sắp xếp của bộ lá mà cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Chính vì vậy, trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô cây dứa vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

1. Chọn đất trồng dứa

Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ  4,5-5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. Đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt dứa vẫn cho năng suất. Là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, phần lớn là diện tích đất đồi núi, vùng trung du và vùng núi nước ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn. Cũng là do việc chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do vậy, cây dứa có thể được xem là cây trồng làm giàu trong điều kiện áp lực lao động thời vụ cao và còn hạn chế về cơ giới hóa nông nghiệp trong vùng.

2. Làm đất trồng dứa

2.1. Cày xới

– Đối với các vùng đất bằng phẳng độ dốc < 5°, tiến hành làm đất toàn diện, cày sâu 25 – 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; Các vùng đất tương đối dốc có thể cày bừa hoặc làm đất cục bộ, chỉ tiến hành trên các hàng, luống dự định trồng. 

– Thời gian tiến hành làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc trồng một thời gian (20-30 ngày) để đất không bị khô, tránh bị xói mòn khi mưa lớn và thuận tiện cho thao tác trồng, giúp cây con sớm hồi phục.

– Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc trong mùa đông, kết hợp vệ sinh đồng ruộng, diệt mầm cỏ dại để đến năm sau cày bừa lại và tiến hành trồng. 

– Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai: Nơi có điều kiện có thể sử dụng máy phay băm thân lá kết hợp rải 750 – 1000 kg chất điều hòa pH đất Tiến Nông/ha, tiến hành cày lấp thân dứa cho hoai mục. Nơi không có điều kiện sử dụng máy phay, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại ruộng, tập trung thành đống to rồi tiến hành đốt, rải đều tro lên mặt ruộng.

Để tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành lên luống khi trồng.

2.2. Lên luống

– Chiều cao luống: 20-25cm,

– Bề rộng mặt luống (tùy thuộc quy cách trồng) và được tính như sau:

          R = 40 x (N-1) + 2 x 20cm

          R: Bề rộng mặt luống tính bằng cm;

          N: là số hàng dự định trồng trên một luống

– Khoảng cách giữa các luống: Để thuận tiện cho khâu chăm sóc khoảng cách giữa hai mép luống nên để 30 cm, như vậy khoảng cách giữa các hàng rìa ngoài mép luống sẽ là 70 cm (đảm bảo cho đi lại dễ dàng).

Ví dụ: Nếu luống trồng 4 hàng thì bề rộng mặt luống sẽ là: 40 x (4-1) + 2 x 20 = 160cm. Và bề rộng đáy luống sẽ là 160 + 30 cm =190cm.

Sơ đồ thiết kế mặt luống

3. Chọn giống và xử lý chồi giống

3.1. Chọn giống: Có ba nhóm dứa được trồng phổ biến ngày này

– Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu)

– Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha)

– Nhóm dứa Cayenne

Đặc điểm chung: Giống có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được phân bón, có khả năng trồng dày. Giống ít bị sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn cao.

 

Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến, quả đều, dạng hình trụ (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện lợi). Trọng lượng quả bình quân lớn, quả có mắt nông, lõi quả nhỏ, thịt quả mịn và chặt.

3.2. Chọn chồi giống: 

Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau

Chồi loại 1: Số lá từ 14-15 lá; trọng lượng chồi 250-300g

Chồi loại 2: Số lá từ 12-13 lá; trọng lượng chồi 200-250g

Chồi loại 3: Số lá từ 10-11 lá; trọng lượng chồi 170-200g

Chồi không được dập nát và phải được lấy từ vườn cây đảm bảo sạch bệnh, độ đồng đều cao (95% trở lên).

Tùy theo thời vụ trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn của chồi cho thích hợp:

– Vụ xuân tháng 1,2,3,4: Có thể trồng được cả 3 loại chồi

– Vụ hè tháng 5,6: Chỉ nên trồng chồi loại 1 (chồi già, to, khoẻ)

– Vụ thu tháng 7, 8, 9: Nên trồng chồi non (chồi loại 3)

– Vụ đông tháng 10,11,12: Nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước), nên trồng chồi loại 2 và loại 3. Nếu trồng chồi già phải hãm sinh trưởng để hạn chế ra hoa.

3.3. Xử lý chồi giống

– Sau khi thu hoạch chồi: Phân loại chồi để đảm bảo độ đồng đều và bó lại thành từng bó nhỏ khoảng 20-30 chồi/1bó. Phơi ngược gốc chồi trong 1-2 tuần ngoài nắng để lành vết thương ở gốc chồi.

– Chồi trước khi trồng cần xử lý để trừ các mầm bệnh bằng các loại thuốc như: Aliette 80WP hoặc Mexyl MZ 72WP… để phòng bệnh thối nõn, thối thân, thối rễ, nồng độ pha như  hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, hoặc có thể dùng dung dịch Boocđo nồng độ 1-2% để xử lý.

– Cách xử lý: Nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các loại thuốc đã pha trên trong thời gian 2-3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc của bó chồi.

Đối với những chồi dài trên 40cm, chồi trồng mùa khô từ T11 trở đi nên cắt bớt ¼ ngọn lá.

​​4. Mật độ trồng, chăm sóc và bón phân cho cây dứa

4.1. Mật độ trồng

Mật độ trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, ở Việt Nam mật độ trồng thích hợp là từ 45.000-55.000 cây/ha, tùy vào số hàng trên luống (2-4 hàng/luống). Do vậy, để đảm bảo mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây trong hàng chỉ để từ 30-40cm (30cm nếu trồng 2 hàng một luống và 40cm nếu trồng 3-4 hàng một luống), hàng cách hàng 40cm và khoảng cách giữa các mép luống là 30 cm.

4.2. Phân bón cho cây dứa

Qua tài liệu về trồng dứa ở các nước tiên tiến như Hawai, thấy vai trò phân bón rất quan trọng đến năng suất và phẩm chất của dứa. Thực tế trồng dứa ở ta cũng thấy rõ điều đó. Những vùng trồng dứa lâu năm ở nước ta không bón phân chăm sóc quả dứa rất nhỏ và phẩm chất rất kém. Tuy nhiên, cũng có một số vùng dứa trồng dưới tán rừng (rừng lim, rừng tràm …) không bón phân nhiều năm dứa vẫn cho năng suất tốt nhờ lượng hữu cơ từ lá rừng rụng xuống hình thành nên tầng mùn dày tạo điểu kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của vi sinh vật và động vật đất làm tăng quá trình khoáng hóa đất, tăng lý tính cũng như hóa tính đất giúp bộ rễ dứa phát triển và hấp thu tốt dinh dưỡng. Do vậy, rất cần đất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn đất tốt để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dứa.

Các nước trồng dứa có năng suất cao đều đầu tư phân bón cho dứa một cách thỏa đáng (khoảng 20-25% giá thành). Người ta đã tính toán rằng cứ bón 2-3 tấn phân khoáng (tùy thành phần và tỷ lệ NPK) sẽ cho 50 tấn dứa và  sau đó cứ bón thêm một tấn phân khoáng sẽ cho thêm khoảng 10-15 tấn dứa và số lượng phân khoáng tối đa cho mỗi ha trồng dứa là 7 tấn phân khoáng.

Căn cứ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng các vùng trồng dứa Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiên Nông giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiên Nông chuyên dùng “NPKCây dứa” và khuyến cáo giải pháp đồng bộ dinh dưỡng cho canh tác và chăm sóc cây dứa nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất”, Tăng cường chất hữu cơ và mùn đất bằng “Dinh dưỡng cây trồng Tiên Nông Hữu cơ khoáng Vinagreen” và cung cấp dinh dưỡng cho cây dứa bằng sản phẩm NPK Cây dứa “Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng Cây dứa”.

- Bón lót

+ Chất điều hòa pH đất: 500-1000kg/ha. Rải đều lên mặt ruộng sau khi phay nhỏ lá dứa hoặc lên mặt luống trước khi bổ hốc, rạch hàng trồng.  

+ Phân chuồng hoai mục 15 – 20 tấn/ha hoặc dinh dưỡng Tiên Nông hữu cơ khoáng Vinagreen 1000-1200 kg/ha (Nên bón vào hốc hoặc rãnh trồng).

+ Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa 800 – 1000 kg/ha. Đảo đều với đất trong hốc hoặc rãnh trồng.

– Bón thúc

Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa, lượng bón cho mỗi ha từ 1800 – 2200 kg (chia hai lần).

+ Bón lần 1 (khi cây có 4-5 lá mới): Lượng bón 800 – 1000 kg/ha.

+ Bón lần 2 (khi cây đạt 13-14 lá thật, hoặc trước xử lý hoa 25-35 ngày): Lượng bón 1000 – 1200 kg/ha.

– Cách bón: Bón theo hốc hoặc rạch hàng giữa hai hàng dứa (vì bộ rễ cây dứa phát triển chủ yếu tầng đất mặt, nên chỉ rạch hàng sâu khoảng 8-12cm), rải đều phân và dùng cuốc lấp kín.

Thời điểm bón thúc lân 1

Thời điểm bón thúc lân 2

4.3. Chăm sóc dứa

- Tưới nước và giữ ẩm đất

Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn và các vùng đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Vì vậy, cũng cần tưới nước cho cây khi đổ ẩm đất dưới 40-50% trong nhiều ngày.

Phủ đất ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, để giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại, giúp tăng năng suất dứa. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng dứa, hoặc có điều kiện dùng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc cỏ khô để phủ lên còn có thể cung cấp thêm mùn cho đất.

– Tỉa chồi

Đối với cây dứa, tỉa chồi là biện pháp cần thiết, nhất là với các giống nhóm Queen và Spanish là giống thường ra nhiều chồi, tranh chấp dinh dưỡng của quả. Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống vì những chồi này không dùng làm giống.

Thời điểm tỉa chồi: Khi hoa dứa đã tàn 10-15 ngày, chồi ngọn đã cao 4- 6 cm là lúc bắt đầu tỉa chổi, chổi dứa đem về lại là một món rau ăn rất tốt, có thể xào, luộc, muối dưa đều rất ngon và hợp khẩu vị. Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối, quả to, nặng cân, hình dáng quả đẹp, lõi bé, phẩm chất cao (nên tỉa chổi vào những ngày nắng ráo để vết thương mau lành, tránh các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập làm thối quả).

 - Rải vụ thu hoạch

Thường cây dứa có thời vụ chín rất tập trung gây khó khăn cho thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Vì vậy, ở những cơ sở sản xuất diện tích lớn, cần phải rải vụ theo cách:

+ Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kéo dài thời gian thu hoạch.   Miền Bắc, nhóm dứa Queen chín vào tháng 5-6, nhóm Spanish chín vào tháng 6-7 còn nhóm Cayen chín vào tháng 7-8. Nếu trồng cả 3 nhóm giống thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.

+ Trồng nhiều loại chồi có kích thước, trọng lượng khác nhau vào các thời vụ và từng lô khác nhau cũng cho thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau.

+ Xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất có hiệu quả.

Cây dứa đủ tiêu chuẩn xử lý ra hoa

– Xử lý cho cây ra hoa

Thời điểm xử lý: Trung bình thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch là 4-5 tháng tùy thời vụ và điều kiện chăm sóc. Do vậy, cần xử lý ra hoa trước thời gian dự kiến thu hoạch 5-6 tháng (tương đương với cây có số lá 18 – 20 lá thật).

Hóa chất xử lý: Dùng dung dịch Ethrel, pha 40 – 60ml/bình 10lít phun vào nõn dứa với lượng 30 – 40ml/cây. Có thể dùng đất đèn, sử dụng 4-6g đất đèn pha trong một lít nước xử lý cho 20 cây (mỗi cây 50 ml dung dịch), xử lý 2 lần cách nhau một ngày, xứ lý vào 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau (làm qua đêm).

Chú ý: Tránh xử lý vào thời điểm nắng gắt hay rét đậm kéo dài, nếu xử lý xong trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ gặp trời mưa phải xử lý lại, Nếu họng dứa chứa nước mưa tăng lượng thuốc pha xử lý lên 10-15%.

5. Sâu bệnh hại và phòng trừ

Là một cây ít bị sâu bệnh phá hại so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy vậy, người ta cũng thấy cây dứa thường bị hại bởi rệp xáp, bệnh héo khô đầu lá (virus) và bệnh thối nõn. Đặt biệt, rệp sáp và bệnh héo khô đầu lá thường xuất hiện cùng lúc và có quan hệ mật thiết với nhau.

5.1. 

Bệnh héo khô đầu lá dứa

Cho đến nay bệnh héo khô vẫn là mối lo lớn nhất đối với người trồng dứa. Vết bệnh thường xuất hiện ở đầu các lá già, với những vệt màu đồng, toàn lá chuyển màu đỏ nhạt sau đó sang đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên đầu là khô dần và toàn lá bị héo khô. Bệnh còn gây hại ở bộ rễ, ban đầu các rễ non bị thối sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị hư làm ngừng quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của cây. Bệnh do Virus gây nên và lan chuyền qua chồi giống hoặc thông qua rệp xáp chích hút nhựa cây (thời gian ủ bệnh từ 3-8 tháng). Khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc trị.

Cách phòng trừ: Luân canh định kỳ với cây trồng khác, chồi giống phải được lấy ở vườn không bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch quả (không để nơi cho rệp ẩn nấp), làm đất kỹ và phơi ải 20-30 ngày, xử lý chồi giống và chăm sóc bón phân cân đối. Vì có mối quan hệ mật thiết giữa bệnh héo khô và rệp xáp do vậy diệt rệp xáp cũng chính là động tác ngăn ngừa bệnh khô đầu lá dứa hiệu quả.

+ Xử lý chồi giống (diệt rệp xáp): dùng 12,5 ml  Bavistin 50FL + 40 ml Oncol 20EC pha trong 10 lít nước, nhúng gốc chồi giống 3-5 phút trong dung dịch thuốc trước khi trồng.

+ Phòng trừ rệp sáp, sử dụng thuốc nội hấp lưu dẫn Goldra để phun, phun định kỳ 15- 20 ngày/1lần (phun 2-3lần). Hoặc các loại thuốc như: Oncol 20EC; Nurelle D 25/2.5EC; Mospilan 3EC; Cori 23EC … sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Bệnh héo khô đầu lá

5.2. Bệnh thối nõn dứa

Là một trong các bệnh gây hại đáng kể trên cây dứa: Vết bệnh thường ở phần gốc lá non, đỉnh sinh trưởng của cây bị thối, toàn bộ thân cây và gốc lá có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt rồi nâu đen, giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Lá chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, chóp lá khô xám, tóp lại, cuộn xuống phía dưới, mép lá hơi cuộn vào bên trong, cây lùn xuống và chết dần, có thể dễ dàng rút các lá ngọn khỏi thân. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục.

Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora (nicotianae và cinamomi) gây nên. Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm, tuy nhiên phát triển mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, ít mưa và đặc biệt là có nhiều sương), bệnh gây hại nặng vào giai đoạn dứa mới trồng từ 2-5 tháng.

Những khu ruộng trũng hoặc hợp thủy dưới chân đồi, những vườn dứa bón phân không cân đối (đặc biệt là bón quá nhiều đạm) rất dễ bị nhiễm bệnh.

 

Cách phòng trừ: Cần chọn chồi giống khỏe mạnh từ ruộng sạch bệnh, trước khi trồng lại dứa, đất cần được cải tạo, luân canh với các cây trồng khác (đặc biệt là với một số cây họ đậu sẽ có tác dụng cách ly và hạn chế nguồn bệnh tồn lưu trong tàn dư cây dứa và trong đất).

+ Xử lý chồi giống:  Chồi giống trước khi đem trồng cần cần được xử lý bằng cách nhúng gốc chồi vào dung dịch thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,2% và Phosacide 200 nồng độ 4% hay Agri-fos 400 nồng độ 1% trong 5 phút.

+ Phun phòng trong thời gian sinh trưởng: Sử dụng các loại thuốc Aliette 80WP, Mexyl  MZ 72WP và Ridomyl MZ 75WP… phun với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì nhà sản xuất, phun 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20ngày (Phun từ tháng 12 trở đi). Những cây đã bị bệnh phải nhổ bỏ đem tiêu huỷ và rải vôi bột vào vị trí đã nhổ cây để hạn chế bệnh lây lan.

+ Bón phân: Bón phân chuyên dùng để đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe và tăng khả năng kháng bệnh cho cây (bón theo quy trình hướng dẫn trên bao bì nhà sản xuất).

6. Thu hoạch

– Dựa vào màu sắc, hình thái quả: Khi mới hình thành quả có màu đỏ rồi đến màu xanh, xanh đậm, xanh nhạt rồi đến màu vàng hoe và khi chín hoàn toàn quả có màu vàng đỏ. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và bắt đầu có một vài mắt ở gần cuống quả có màu vàng hoe.

– Dựa vào hình thái quả: Lúa già mắt quả bắt đầu căng ra, người ta gọi là thời kỳ “mở mắt”,  thường quá trình này tuần tự từ dưới lên trên. Khi mở mắt hết là lúc quả đã già, thu hoạch vào lúc này bảo đảm phẩm chất tốt. 

Hình ảnh quả dứa khi chín

Th.S Nguyễn Quốc Hải

Mọi nhu cầu tư vấn xin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu phát triển KH&CN Tiến Nông

Địa chỉ: Km 312 Quốc lộ 1A – Hoằng Quý – Hoằng Hoá – Thanh Hoá

Điện thoại: 0373.936.666

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Tùng La Hán

Gieo hạt: Khi quả tùng la hán chín đỏ, tức là hạt la hán đã già. Ta chỉ việc lấy quả gieo toàn bộ hạt vào một khay đất mịn, để nơi râm mát, tưới đủ độ ẩm thường xuyên. Sau 1-2 tháng, các cây la hán con sẽ mọc lên. Chờ cho cây khá khỏe và cứng cáp, ta đánh ra trồng để nuôi to. Có thể giao hạt tùng la hán vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất vào đông chí hay đầu mùa xuân.

Dâm cành: Chọn những cành bánh tẻ, dài chừng 10cm, đem cắm vào khay đất mịn đặt nưoi râm mát, đặc biệt phải đảm bảo độ ẩm liên tục. Nếu có thuốc kích thích rễ càng tốt, không có cũng không sao. Tỷ lệ cành sống có thể đạt 70-90%. Kinh nghiệm chúng tôi có thể cắm những cành to bằng ngón tay cái mà vẫn sống miễn là đảm bảo độ ẩm thường xuyên. Sau khi ươm chừng 3 tháng, nếu thấy phát ra các búp mới, đó là dấu hiệu cành dâm đã có rễ. Phải chờ vài tháng nữa cho rễ ra thật khỏe mới đánh ra trồng vào chậu khác. Nếu mới cắm được mươi mười lăm ngày mà thấy búp non đã ra thì chưa phải là cành có rễ, đó chỉ là những chồi chuẩn bị phun vào dịp ta cắt cành. Nếu vội vàng đánh lên thấy không có rễ mà dâm lại thì cành chắc là chết.

Chiết: giống như chiết các cây khác, có điều phải tính cành chiết có triển vọng cho một cây la hán đọc đáo không, nếu không thì đừng chiết. Vả lại, cành chiết bao giờ bộ rễ cũng kém hơn nhiều so với cây gieo hạt. Nên chiết vào cuối mùa thu hay đầu xuân. Phải chờ cho rễ trong bầu dài ra và có mầm râu, đó là rễ đã khỏe mới bắt đầu cắt ra đem trồng. Nếu rễ còn trắng, tức là còn non, nếu cắt đep trồng thì tỷ lệ sống không cao. Khi trồng nên cho trong hốc đất 1 lớp cát đen, đảm bảo độ mềm cho rễ phát triển trước khi đam vào đất cứng. Gữi cho cành chiết vững vàng, tránh mưa bão làm đổ. Nếu mưa bão làm đổ mà trồng lại thì cành chiết cũng khó sống.

Ươm cây phôi cần cho cây phát triển thật nhiều cành để cho ta nhiều phương án tạo hình, đồng thời chú trọng tạo đường nét cho thân cây khi cây còn non. Trồng la hán trên chậu thường dùng đất phù sa, đất pha cát đen 50%. Ngày nay có nhiều giá thể trồng thay cho đất, vừa nhẹ vừa đảm bảo độ ẩm, tưới bón, thay chậu dễ dàng. Nên trồng la hán vào cuối thu hay đầu mùa xuân. Các mùa khác cũng có thể trồng được nhưng phải che chắn thật kỹ để tránh cái nắng gắt vào mùa hè. Không nhất thiết phải thay chậu hàng năm, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu chăm bón đều đặn thì tùng la hán sống liền trên chậu 5-6 năm là bình thường. Không nên đào, đánh thay chậu tùng la hán liên tục trong một thời gian ngắn. Nếu thay chậu liền 3 lần trong khoảng 1-2 tháng thì tùng la hán rất dễ chết. Bấm tỉa lá có thể làm bất cứ lúc nào trong năm nhưng nên có hai đợt chính vào khoảng tháng 3 và tháng 7 âm lịch để đón đầu 2 đợt tùng la hán phun chồi rất mạnh trong năm là tháng 4 và tháng 9 dương lịch. Bám phải bớt lại1-2 lá hoặc đoạn cành bên dưới còn vỏ xanh thì chắc chắn la hán ra chồi mới. Nếu vỏ đã quá già thì ít khi ra chòi mới sau khi ta bấm.

La hán ưa ẩm, chịu được khô, nhưng nếu chậu sũng nước, đất nhão thành bùn thì la hán dễ chết. Biểu hiện sớm nhất là la hán xuống màu. Phải kịp thời ngừng tưới nước, có khi cả tuần. Dùng que xiên rải rác trên mặt đất sâu xuống tận đáy chậu làm tăng thoát hơi nước và đưa nhiều không khí vào đất. Để nơi râm mát chờ khi đất khô ta mới tưới từ từ trở lại, không tưới sũng. Các biện pháp đánh cây ra, cắt rễ đen, trồng lại đều rất ít kết quả. Khi búp la hán xòe ưỡn ra tối đa là lúc trong chậu đang thiếu nước nặng, cần bổ sung kịp thời.

Tưới nước: đối với những loại cây có giá trị lớn như Tùng La Hán, nếu tưới dư nước cây sẽ úng và chết, nếu tưới nước ít quá thì cây chậm phát triển, vậy việc tưới nước cho Tùng La Hán như thế nào là hợp lí. Ngày nay, với công nghệ tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đã được ứng dụng rộng rãu trong các vườn ươm. Đối với Tùng La Hán, tưới nhỏ giọt hợp lí bởi bộ rễ của chúng luôn được giữ ẩm, chất dinh dưỡng được vận chuyển một cách dễ dàng. Bón Phân: Không đòi hỏi cầu kỳ, đặc biệt. Có thể dùng dung dịch NPK pha loãng theo tỷ lệ 1/20, nước tiểu pha loàng 1/20, nước ốc ngâm kỹ pha loãng 1/20 bón 1-2 tháng đầu 1 lần.

Tùng la hán thường bị rệp sáp bám đầy ở các búp lá non làm cho búp lá chùn lại không lớn được. Có thể dùng thuốc trừ rệp hoặc dùng ngay thuốc xịt muỗi. Khi dùng thuốc xịt muỗi nên phun ướt đãm là bằng nước trước, rồi xịt thuốc, chỉ sau 1 lát rệp sẽ chết tức khắc, ta phun đẫm nước để rửa thuốc đi. Tuy búp lá non có thể bị tổn thương đôi chút, nhưng sau đó nó sẽ phát triển bình thường. Chỉ cần xịt thuốc 1 lần.

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa ghép cho năng suất trái caoCây cà chua, kỹ thuật trồng và chăm sóc như thế nào?Kỹ thuật chăm sóc hoa mai nở đúng dịp tếtCách trồng và chăm sóc cây Cam Canh cho năng suất trái caoKỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh cho năng suất caoKỹ thuật chăm sóc cho cây hồ tiêu sau khi thu hoạchKỹ thuật tưới nước cho vườn lan và những gì bạn chưa biết?Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc Ca cho năng suất caoKỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bưởi diễnChia sẽ kinh nghiệm về trồng chuối cho năng suất cao

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Sản Xuất Cây Dứa Queen Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La ​ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!