Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới thiệu đặc điểm sinh trưởng và kỹ thuật trồng cây thảo quả

Đặc điểm sinh trưởng của cây thảo quả

Thảo quả là cây ưa bóng nên cây chỉ trồng được ở nhiệt độ 1300-2200m có khí hậu mát mẻ quanh năm. Có nhiệt độ trung bình từ 13-15,3 độ C có sương mù thường xuyên, lượng mưa cần thiết là 3.500-3.800 mm/ năm có độ ẩm không khí trung bình 90%. Trước khi trồng cây thảo quả, hộ nông dân cần nắm rõ các đặc điểm sinh trưởng để chăm sóc cây phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng cây thảo quả

Nhân giống

Giống giống ngay sau khi thu hoạch và xử lý xong thì cần mang đi gieo ngay, sau khi gieo hạt xong cần phủ cỏ khô lên trên, hạt nẩy mần sau thời gian gieo 40-45 ngày. Tỉa vườn cây cho thật thưa với cự ly 20x20cm/ 1 cây những cây nào thừa thì dặm sang luống khác, những cây thảo quả con ở vườn ươm 1-2 năm sau là có thể mang đi trồng.

Nhân giống bằng nhánh bạn chọn nhánh nón từ các khóm thảo quả để trồng, nhánh có độ cao chừng khoảng 1m. Ngay phần gốc có một đoạn thân rễ, hãy cắt bỏ lá đi trồng bằng cây giống sẽ không tốt so với việc trồng bằng cây con gieo từ hạt.

Đất trồng

Đất trồng cây thảo quả cần có độ ẩm cao, độ cao 1.500-2.200m so với mực nước biển, bề mặt khá bằng phẳng có độ dốc dưới 15 độ C. Những cây ở tầng dưới tán cần phải chặt bỏ hết chỉ nên để lại một số cây gỗ đủ che 0.4-0.6% cự ly hố trồng 3x4m/ cây. Không cần thiết phải trồng cây thật sâu nhưng khi trồng cần phải giẫm chặt gốc lại, đất trồng màu mỡ thì không cần phải bón phân.

Chăm sóc cây thảo quả đơn giản hơn những cây trồng khác, chỉ cần chặt vệ sinh 2 lần/ 1 năm.

+ Chặt lần 1 trước mùa hoa tháng 2-3

+ Chặt lần 2 sau khi thu hoạch chỉ cần chặt bỏ những cây già

Khi vệ sinh rừng trồng cần loại bỏ hết những cây mọc xâm lấn quanh gốc, sau trồng 3 năm cây bắt đầu cho ra hoa kết quả những năm sau cây cho trí nhiều hơn. Cây cho năng suất cao từ năm thứ 6-15 năng suất trung bình 0.2-0.3 tấn quả khô/ha/năm. Cây cho năng suất thu hoạch sau thời gian 20 năm.

Thu hoạch và chế biến

Kỹ thuật trồng thảo quả đơn giản hơn rất nhiều so với kỹ thuật trồng những giống cây nông nghiệp khác. Hộ nông dân có thể áp dụng trồng trên diện tích rộng để tăng cao thu nhập.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Hoa Phong Lữ Thảo

Hoa phong lữ đa dạng với nhiều màu sắc mang ý nghĩa khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, phong lữ thảo rất được các chị em ưa thích trồng ở ban công đem lại vẻ rực rỡ cho mùa đông lạnh giá. Không chỉ thế, với hương thơm đặc biệt từ là, loài cây này còn được mệnh danh là “thiên thần nước hoa” sẽ làm không gian nhà bạn thêm tươi trẻ, thanh thoát.

Đặc điểm cây hoa phong lữ thảo

– Cây hoa phong lữ thảo được biết đến với tên gọi Thiên Trúc Quỳ, hoa phong lữ có tên khoa học là Pelargonium x hortorum, có nguồn gốc từ các nước ôn đới vùng Địa Trung Hải.

– Hoa phong lữ thảo có 2 loại: phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rủ với đặc điểm hình thái khá khác biệt.

Phong lữ thảo đứng thuộc loại cây thân thảo nhỏ lâu dần hóa gỗ,sống lâu năm, phân cành nhánh nhiều, với chiều cao khoảng 20-60cm. Những chiếc là tròn xinh viên mãn với diềm lá dập dờn tựa như những bông hoa duyên dáng.

Phong lữ thảo rủ thuộc cây thân thảo, lâu dần hóa gỗ với các thân có xu hướng buông rủ xuống dưới, tỏa tròn xung quanh chậu.

Kỹ thuật trồng cây

– Giâm cành:

Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá).Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe.

Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm.

Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.

Có thể lấy hột từ trái sau mùa hoa, hoặc mua hột từ nước ngoài. Mỗi túi hột giống chứa khoảng 20 hột, hột khá nhỏ.

Từ lúc gieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần.

Đổ chất trồng vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáy.

Chất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu.Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều.Cũng có thể dùng đất vườn.

Gieo hột thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hột trên mỗi hànglà 5cm.

Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm.

Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra, tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối.

Khi lá đầu tiên phát triển,phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theo chút đất trồng.

Chăm sóc

– Lượng nước: Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nước nên nên chỉ cần cưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.

– Ánh sáng: Phong lữ thảo sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm.

– Thời gian nở hoa: Hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè; và sẽ lại nở khi không khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần.

– Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Trong Chậu

Cây ăn quả trồng chậu được xem như một giải pháp tuyệt vời dành cho những gia đình có diện tích đất hạn hẹp hoặc hầu hết các gia đình sống tại khu vực đô thị. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng, bạn sẽ có ngay những chậu cây vừa làm cảnh lại vừa có quả ăn.

– Nguồn Tin Nông Nghiệp –

Một số giống cây ăn quả trồng chậu phổ biến

Trên thực tế không phải loại cây nào cũng có thể trồng trong chậu và để trong nhà (trừ khi được áp dụng các phương pháp biến đổi gen, lai tạo).

Các loại cây phổ biến được trồng trong chậu để trong nhà có đặc điểm chung là có kích thước vừa phải, dễ khống chế sự phát triển. Đặc biệt, đối với những giống cây ăn quả trồng chậu thường là những giống cây cho ra quả quanh năm và quả có hình thức nhỏ nhắn, bắt mắt.

Các loại cây ăn quả có thể trồng chậu phổ biến

Là loại cây ăn quả trồng chậu phổ biến nhất bởi loại cây này cho ra quả quanh năm và trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng sử dụng quả chanh thường xuyên để chế biến món ăn, nước chấm, nước giải khát…

Bên cạnh đó, hoa và lá chanh tỏa ra mùi thơm dễ chịu nên nếu để trong nhà sẽ rất thích hợp.

Là loại cây thực tế có kích thước không hề nhỏ để trồng trong chậu nhưng hiện nay người ta đã có thể tạo giống bonsai giúp giảm kích thước của cây và dễ dàng tạo hình thù đẹp mắt.

Giống cây ăn quả trồng chậu được trồng khá phổ biến trong nhà bởi tạo dáng đẹp mắt cùng những trái lựu thơm ngon hấp dẫn.

Chậu quất chắc chắn không còn xa lạ với chúng ta nhất là vào dịp tết.

Cây quất quả sai lúc lỉu chính là biểu tượng của tài lộc, sức khỏe gắn liền với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Tương tự cây khế, ổi cũng là một loại cây có kích thước không hề nhỏ nhưng cũng được trồng và tạo dáng bonsai vừa làm cảnh vừa lấy quả ăn.

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu

So với các loại cây ăn quả thông thường khác, cách trồng cây ăn quả trong chậu sẽ có những điểm khác biệt riêng thể hiện ở cách chọn giống, cách chăm sóc, cắt tỉa…

Nhân giống cây ăn quả trồng chậu

Hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể trồng bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành, mỗi cách nhân giống đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, các loại cây ăn quả trồng chậu thường được trồng bằng phương pháp chiết cành để rút ngắn thời gian ra quả và dễ dàng lựa chọn hình dáng của cây ngay từ ban đầu.

Các bước chiết cành một cây ăn quả

Bước 1: Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh và cành chiết mập, không sâu, thương tật.

Bước 2: Sử dụng dao sắc gọt một đoạn vỏ cành muốn chiết sao cho độ dài lớn khoảng gấp 3 lần đường kính của cành, chỉ gọt lớp vỏ bên ngoài, tránh cắt vào phần gỗ của cành.

Bước 3: Bọc phần vừa lột vỏ bằng đất bùn (có thể trộn chất kích thích tạo rễ) và sử dụng nilon quấn kín bao quanh, thường xuyên tưới nhẹ nước vào bầu đất tránh để đất khô.

Bước 4: Sau khoảng 2 tháng là khu vực bầu đất đó sẽ đâm rễ đủ để đem ra trồng, lấy dao sắc cắt cành chiết giữ lại bầu rễ của cành để trồng.

Cách trồng cây ăn quả trong chậu

Sau khi tách cành chiết ra, chúng ta tiến hành đem cây ăn quả trồng trong chậu đã được chuẩn bị đất trước. Đất trồng cây trong chậu phải đảm bảo tính tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt đem pha trùn quế hoặc phân hữu cơ hoai mục.

Hầu hết các loại cây ăn quả trồng trong chậu đều dễ dàng phát triển trong các loại chậu làm bằng xi măng hoặc sành. Đường kính của chậu phải có kích thước tối thiểu 30cm và tùy theo kích thước của cây định trồng.

Cho đất trồng đã được trộn dinh dưỡng cây trồng hữu cơ vào khoảng 1/2 thể tích chậu. Đưa cành chiết cây ăn quả đặt vào chậu, bầu đất bóc nilon ra rồi đặt vị trí trung tâm của chậu. Giữ cây thẳng rồi nấp đất xung quanh đến miệng chậu, nén chặt đất để cố định cây không bị đổ ngã.

Cách chăm sóc cây ăn quả trồng chậu

Thời gian đầu cây ăn quả trồng chậu cần được tưới nước thường xuyên duy trì độ ẩm, tuyệt đối không để cây bị khô. Nên tưới vào các thời điểm sáng sớm và buồi chiều sớm mà tránh tưới vào tối muộn bởi ban đêm đất ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bệnh phát triển.

Giai đoạn này, cây đang rất yếu bởi rễ chưa phát triển, cây vẫn chưa thích nghi với đất hiện tại. Do đó, bạn cần bổ sung thêm dung dịch dưỡng rễ của Green Scorpion như dung dịch dưỡng rễ Collagen để cho bộ rễ phát triển nhanh và ổn định hơn, hạn chế trường hợp thối rễ, úng rễ trong giai đoạn đầu.

Sau khi trồng khoảng 2 đến 3 tuần cây sẽ cho ra lá mới thay thế lá cũ nên bạn cần bổ sung thêm phân Đạm & Lân (Kali & Photpho) cho cây bằng cách sử dụng phân bón lá Oxygen để cây có thể trực tiếp hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp qua khí khổng của lá giúp cây đâm chồi non mạnh, lá xanh dày phát triển khỏe mạnh, hạn chế rụng hoa và trái non.

Cây ăn quả trồng trong chậu có kích thước nhỏ nên vào thời điểm ra quả chúng ta cần cân nhắc loại bỏ những quả kém chất lượng để tập trung dinh dưỡng cho những quả to, chất lượng tốt hơn.

Ngoài ra, tỉa cành lá cũng là hoạt động cần thiết trong kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu. Thực hiện tỉa bỏ cành khô, cành sâu bệnh giúp cây dễ đón ánh sáng lại vừa tập trung được dinh dưỡng cho những cành lá khỏe hơn.

Lưu ý: chúng ta chỉ nên cắt tỉa cành có phân cấp 3 trở lên để không làm cây bị chột.

Cây ăn quả trồng trong nhà thông thường ít sâu bệnh hơn do không phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít bị lây bệnh từ các loài cây khác. Nếu cẩn thận, chúng ta có thể sử dụng thuốc xua đuổi sâu sinh học từ nước gừng, ớt giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Bài viết hôm nay Tiến Đạt Farm sẽ cùng bà con tìm hiểu các bước cơ bản trong kỹ thuật trồng cây ăn quả, có thể áp dụng chung cho các giống cây trồng khác, bao gồm các công đoạn cơ bản nhất như chuẩn bị đất, đào hố, bón lót, xuống giống, chăm sóc giai đoạn đầu… Mời bà con cùng theo dõi (trong bài viết này chúng tôi sẽ sử dụng hình ảnh cây ổi nữ hoàng để làm ví dụ)

Chuẩn bị đất trồng cây

Đất trồng cây cần được cày xới kỹ, xử lý nấm bệnh tuyến trùng, nếu là đất tái canh hoặc chuyển đổi giống cây trồng, cần có thời gian phơi đất và trải qua 2-3 vụ màu trước khi trồng lại các loại cây lâu năm khác. Có thể bón lót phân chuồng, phân hữu cơ, các loại phân xanh, nấm đối kháng trichoderma kết hợp với cày xới để tăng độ mùn và vi sinh vật có ích cho đất

Bên cạnh đó cũng cần tiến hành đo độ pH và điều chỉnh để bảo đảm độ pH củ đất ở mức trung tính, không quá chua hoặc quá kiềm. Đều có ảnh hưởng không tốt đến trồng.

Đào hố trồng cây

Tùy theo loại cây trồng mà ta tiến hành đào hố với kích thước khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loại cây ăn quả phù hợp với kích thước 40 vuông và 60 vuông (40x40x40cm và 60x60x60cm) việc đào hố cần và xử lý hố được cần chuẩn bị trước khi xuống giống khoảng 1 tháng. Có thể dùng cuốc, xẻng, máy khoan, máy múc… đều được, miễn là đảm bảo đúng kích thước quy định.

Khi đào hố ta nên để phần đất mặt và phần đất phía dưới riêng thành 2 phần, lớp đất mặt ta dùng để trộn với phân (bón lót) sau đó lấp lại vào hố, lớp đất ở dưới ta đắp thành bờ xung quanh để tạo thành bồn, bồn có đường kính từ 1m – 1m2 là được

Bón lót và xử lý hố trồng cây

Mỗi hố ta nên bón lót bằng 5-10kg phân chuồng hoai mục (hoặc phân vi sinh công nghiệp, phân hữu cơ ủ hoai tùy theo khả năng) + 50g nấm đối kháng trichoderma + 50g thuốc chống mối dạng bột + 300 – 500g phân supe lân. Trộn đều với lớp đất mặt để riêng (đã nêu ở bước trên) sau đó lấp đầy hố, tưới đẫm nước để phân thuốc tan đều, các loại vi sinh vật có điều kiện phát triển. Sau tối thiểu 15 ngày đến 1 tháng mới tiến hành trồng cây

Tiến hành trồng cây

Dùng nông cụ như cuốc, xẻng… khơi 1 lỗ ở chính giữa hố trồng. Sâu bằng chiều cao bầu ươm, chiều rộng lớn hơn bầu ươm một chút.

Đối với bầu ươm, tùy theo loại giá thể mà ta tiến hành cắt bịch theo cách khác nhau, miễn là đừng làm bể bầu, động rễ, ví dụ giá thể sơ dừa, cây đã ra nhiều rễ (ươm trên 6 tháng) thì có thể cắt bỏ túi nilon bên ngoài trước khi đặt vào hố, đối với giá thể đất, cây ra ít rễ, hoặc bầu ươm bằng chậu nhựa… nên cắt đáy trước, đặt vào hố trồng rồi mới cắt dọc theo bầu để rút phần túi nilon hoặc chậu nhựa ra. Vừa rút vừa lấp đất và nén nhẹ xung quanh tránh làm bể bầu

Một số điểm cần lưu ý: Khi trồng nên để cho phần mặt bầu cao hơn mặt đất xung quanh hoặc trồng bằng mặt đất nhưng phải vun gốc, làm sao để khi tưới hoặc trời mưa, phần gốc cây không bị đọng nước, đối với cây giống ghép, phần mắt ghép không được nằm trong đất, càng cao và thoáng càng tốt, tránh nấm bệnh xâm nhập từ đất thông qua phần mắt ghép

Các bước chăm sóc ban đầu sau khi trồng cây

Khoảng 1 tháng đầu tiên sau khi trồng là thời điểm nhạy cảm nhất, bà con cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, không để cây bị gió hoặc nắng quá. Cần tiến hành các biện pháp chăm sóc ban đầu như sau

Cắm cọc cố định cây, tránh gió lay dẫn đến gãy mắt ghép, gãy ngọn, động rễ

Che nắng bằng lưới nilon đen hoặc tàu lá dừa… sau đó dỡ bỏ dần cho cây quen với ánh nắng trực tiếp (nếu vườn ươm đã tập nắng cho cây thì không cần bước này)

Tưới đẫm ngay sau khi trồng, 2-3 ngày sau nếu thấy hố trồng khô cần tưới tiếp, kết hợp với các biện pháp giữ ẩm cho gốc như phủ rơm rạ, cỏ khô, bạt nilon hoặc các loại vật liệu rẻ tiền có sẵn tại địa phương

Chăm sóc cây trồng trong năm đầu tiên

Bón thúc cho cây: Thường sau khi trồng 1 đến 2 tháng cây bắt đầu bén rễ và xuất hiện chồi non, lá non. Lúc này bà con tiến hành bón thúc để kích thích cây phát triển. Bón thúc bằng phân đạm hoặc phân NPK có tỷ lệ N-P cao (16-16-8, 20-20-10, 30-20-5…) pha loãng tưới vào gần gốc hoặc cũng có thể bón kết hợp với tưới để phân tan vào đất tránh lãng phí. Mỗi cây bà con nên bón khoảng 0,5kg phân chia đều thành 5-10 đợt trong năm đầu tiên

Tưới nước: Nên duy trì độ ẩm cho hố trồng, bảo đảm luôn có đủ nước cho cây phát triển, tránh tưới quá ít hoặc quá nhiều. Mùa khô có thể tưới mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Tùy theo tình hình thực tế

Xử lý sâu bệnh: Trong năm đầu tiên, cây sẽ phát triển cành lá non liên tục, do đó để bảo đảm cây sinh trưởng khỏe mạnh nhất cần tiến hành phun thuốc nấm bệnh định kỳ 1-2 tháng 1 lần, nhất là những đợt ra lá non cần chú ý đến các loại côn trùng chích hút, vừa gây hỏng đọt hư lá, vừa giảm sức sinh trưởng. Có thể phối hợp chung giữa phân bón lá, thuốc trị nấm và thuốc trị côn trùng trong mỗi đợt phun để giảm sức lao động. Việc phối hợp thuốc nên được sự hướng dẫn từ cán bộ khuyến nông của khu vực hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật uy tín

Cắt tỉa cành tạo tán: Ngay năm đầu tiên cũng cần chú ý đến việc cắt tỉa cành cho cây, nên loại bỏ những cành còi cọc, cành có dấu hiệu sâu bệnh, những chồi mọc từ gốc ghép/gốc thực sinh (đối với cây ghép). Nếu là loại cây ăn quả tán thấp như ổi lê, ổi ruby, nhãn thái, cây có múi (cam sành, bưởi da xanh, quýt đường)… khi cây đạt chiều cao 0,7m – 1m nên hãm ngọn và nuôi 3-5 cành thứ cấp khỏe mạnh và cân đối nhất.

Như vậy vừa rồi chúng tôi đã gửi đến bà con kỹ thuật trồng cây ăn quả và chăm sóc cây giai đoạn đầu. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi loại cây có cách chăm sóc khác dần, do đó không thể gộp chung thành một bài duy nhất, cảm ơn bà con đã theo dõi. Trường hợp cần tư vấn kỹ thuật hoặc cần cung ứng giống cây trồng chất lượng cao hãy liên hệ với Tiến Đạt Farm theo thông tin sau:

VƯỜM ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Giấy phép kinh doanh: 40A8026362 – Email: vuacaygiong.bmt@gmail.com Điện thoại: Vinaphone 0944 333 855 – Viettel 0967 333 855

Tìm kiếm : neu ki that trong cay an qua, Các bước chăm sóc cây an quả, Cach trong cay an trai

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!