Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Chè mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật bón phân cho chè là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng chè búp. chính vì vậy cần phải bón phân gì, số lượng bao nhiêu vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người dân trồng chè.
Việt Nam là một nước có diện tích trồng chè lớn, đến năm 2012 đạt 129.100 ha. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và chế biến chè còn nhiều hạn chế. Do nhiều yếu tố về kinh phí và sự hiểu biết của những người trồng chè còn hạn hẹp. Hôm nay “Công ty Chè Thái Nguyên” xin chia sẻ cho bà con trồng chè kỹ thuật bón phân cho chè như thế nào là hợp lý? Giúp bà con có những sản phẩm Trà chất lượng.
1. Điều kiện đất đai trồng chè
Cây chè được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch với mật độ khoảng 10.000 hốc/ha. Tuy nhiên, đất trồng chè đa số chỉ có tầng canh tác dày 50 -70 cm, hiếm khi trên 1 m. Lượng mưa tập trung theo mùa làm cho đất bị rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa; còn mùa khô thì hạn hán trầm trọng, thậm chí ngay vào thời điểm mùa mưa cây chè vẫn bị hạn do đất dốc không giữ được nước.
2. Bón phân cho chè (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2)
Bón lót
Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm, đáy 30 – 35 cm. Phân chuồng hoai mục 700 – 1.000 kg và 15 – 20 kg NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao. Trộn đều với đất để bón lót.
Bón phân cho chè 1 tuổi
Sử dụng phân NPK-S Lâm Thao 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 với liều lượng 12 – 14 kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7, mỗi lần bón 6 – 7 kg. Bón cách gốc 30 cm, sâu 6 – 8 cm.
Bón phân cho chè 2 tuổi
Sử dụng phân NPK-S Lâm Thao 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 với liều lượng 24÷28 kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 12 – 14 kg. Thời kỳ và cách bón như bón cho chè 1 tuổi.
Bón phân chuồng theo chu kỳ
5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh. Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón xuống rãnh 700 – 1.000 kg phân chuồng đã được ủ hoai mục và lấp đất lại. Thời kỳ bón tháng 11 hoặc tháng 12.
Bón phân vô cơ cho chè kinh doanh
Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9. Nên bón NPK theo tỷ lệ và liều lượng 240 N:130 P2O5: 160 K2O cho 1 ha theo quy trình (tiêu chuẩn ngành – 10 TCN) và sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 hoặc 10.5.10-5 thì liều lượng bón phân cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 22 – 27 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 22 – 27 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 18 – 24 kg.
3. Bón phân cho một số giống chè mới
Đối với giống Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền
Tổng lượng bón N + P2O5 + K2O = 300 kg/ha và trên nền 20 tấn phân chuồng/ha kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho giống chè (tuổi 4) Shan Chất Tiền là 3:1:2 để SX chè đen và cho giống Phúc Vân Tiên để SX chè xanh. Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 16 – 18 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 16 – 18 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 13 – 15 kg.
Còn phân chuồng bón 700 – 800 kg/sào vào tháng 11 hoặc tháng 12.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 (chè cành lai)
Ở đầu thời kỳ kinh doanh : (tuổi 3 – 4) thì tỷ lệ 3:1:1,5 và liều lượng NPK (kg/ha) là 120 N + 40 P2O5 + 60 K2O. Do đó nên sử dụng phân bón lâm Thao NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng bón cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 12 – 14 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 12 – 14 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 9 – 11 kg.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 ở thời kỳ kinh doanh đạt năng suất 10-11 tấn/ha thì tỷ lệ 3:1:1 và liều lượng NPK (kg/ha) là 300 N + 100 P2O5 + 100 K2O. Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón phân cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 38 – 40 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 38 – 40 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 30 – 32 kg.
Đối với giống chè PH8 (là giống chè lai hữu tính giữa giống chè Kim Tuyên nhập nội từ Đài Loan với giống chè TRI777- chè cành 777)
Đạt năng suất 10-11 tấn/ha thì tỷ lệ 3:1:1 với lượng 35 kg N/tấn sản phẩm và liều lượng NPK (kg/ha) là 350 N + 120 P2O5 + 120 K2O. Do đó nên sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S 10.5.5-3 với liều lượng bón phân cho chè 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2) như sau:
Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 44 – 46 kg.
Bón lần 2 (tháng 5 – 6): 44 – 46 kg.
Bón lần 3 (tháng 8 – 9): 35 – 37 kg.
Các nương ở chè Thái Nguyên nói riêng và các vùng chè khác ở Việt Nam cần có một quy trình bón phân cho chè hợp lý, để cây chè phát triển tốt, bền vững, cho sản phẩm Trà chất lượng. Vì thế bà con trồng chè nên sử dụng phân bón cho chè theo“4 đúng” (đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian,đúng phương pháp) để đạt năng suất và chất lượng chè cao.
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Chè
I. Kỹ thuật trồng:
A. Kỹ thuật trồng chè cành
1.1.Ưu điểm :
– Giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, nương chè sinh trưởng đồng đều, dễ thu hoạch và chăm sóc. Năng suất cao hơn 25 – 30% so với trồng hạt.
– Nương chè trồng cành cho thu hoạch sớm hơn 1 năm so với trồng hạt.
1.2. Thời vụ trồng chè cành:
Ở miền Bắc tốt nhất là tháng 8 – 10 (mưa ngâu) cũng có thể trồng vào tháng 2 – 3 (mưa Xuân). Vùng Tây Bắc mùa mưa kết thúc sớm nên trồng sớm hơn tháng 6-8. Vùng miền Trung và Tây Nguyên thường trồng vào tháng 10 – 11. Trồng khi đất đủ ẩm, sau khi mưa trời râm mát.Nếu sau trồng gặp hạn thì cần phải tưới nước cho chè mau bén rễ.
1.3. Cách trồng:
Trên rạch đã bón phân lót và lấp đất, bổ hố rộng 20 cm, sâu 20 – 25 cm, theo khoảng cách, mật độ quy định. Bóc túi P.E, giữ nguyên bầu đất, đặt cây chè bầu vào hố, lấp đất lèn chặt xung quanh bầu chè. Sau đó lấp một lớp đất tơi xốp lên trên mặt hàng chè, sau khi trồng xong cần tủ cỏ rác theo rạch rộng 40 cm để giữ ẩm, tăng mùn, hạn chế cỏ dại.
Chú ý:
– Bầu chè đem trồng không được khô quá khi trồng bầu đất dễ vỡ ảnh hưởng đến rễ chè. Nếu bầu đất quá ướt, bóp chặt bầu khi trồng gây bó rễ thì sinh trưởng kém và tỷ lệ chết cao.
– Khi trồng chè đặt cây quay cùng một hướng theo hướng gió để tiện chăm sóc.
B. kỹ thuật trồng chè hạt:(hiện nay hầu như kỹ thuật này không được sử dụng, chủ yếu giới thiệu để tiện so sánh với trồng chè cành)
2.1. Tiêu chuẩn hạt giống tốt:
Hạt chín, chắc, nặng, to. Tỷ lệ nẩy mầm trên 70%. Hàm lượng nước trong hạt 25 – 35%. Lượng giống cho 1 ha (Chè Trung du, chè shan): 500 kg quả tương đương 200 – 250 kg hạt tốt.
2.2. Thời vụ gieo hạt:
Thời vụ gieo được quyết định bởi thời kỳ hạt chín và độ ẩm đất, thời vụ thu hoạch quả từ 1/10 đến hết tháng 11 với chè Trung du và từ 1/11 đến 15/12 tuỳ theo giống chè.
2.3. Cách gieo:
Ngâm hạt vào nước lã 12 giờ trước khi gieo, sau đó có thể đem gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo.
Trên rãnh chè đã đào và bón phân lót, gieo hạt theo hốc, gieo 4 – 6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3 – 4 cm, mỗi hốc cách nhau 40 cm. Khi chè mọc tỉa bỏ cây xấu, để 2 – 3 cây/hốc. Trồng xong có thể tủ cỏ rác để giữ ẩm, hạn chế cỏ mọc, không bị đóng váng bề mặt đất, chè sinh trưởng tốt hơn.
II. Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản.
1. Giặm chè.
- Để nương chè đảm bảo mật độ những cây mất khoảng phải trồng giặm thường xuyên. Thường phải dự trữ 10% số cây giống cùng loại cho trồng dặm. Để cây chè trồng giặm đáp ứng được yêu cầu thì cần phải chuẩn bị cây. - Kỹ thuật chuẩn bị cây chè trồng giặm. Kích thước túi PE đóng bầu 18 x 25cm, đất đóng bầu nên dùng Đất sạch Better trộn với phân Hữu cơ sinh học Better HG 01, để ngừa sâu bệnh, tỷ lệ trộn 3 đất 1 phân (0,3 kg Đất sạch Better + 0,1 kg Better HG 01/bầu), chọn cây chè giâm cành 9 -10 tháng tuổi, chuyển sang bầu to đã chuẩn bị trên, chăm sóc tiếp trong vườn 5 – 6 tháng khi cây được 16 – 18 tháng, cao 30 – 40 cm có 12 – 18 lá trở lên đã phân cành cấp 1, cấp 2, đường kính thân 0,5 cm thì đưa đi trồng giặm.
– Kỹ thuật trồng giặm: Đào hố kích thước sâu 30 x 30 x 30cm bón phân Hữu cơ sinh học Better HG 01 trộn đều với đất sạch Better 4 kg/ hố, đặt bầu cây ngay ngắn, cổ rễ thấp hơn mặt đất 1 – 2cm sau đó lấp đất chặt xung quanh bầu, tủ gốc bằng cỏ, lau lách, rơm rạ để giữ ẩm. Thời vụ giâm là tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9, chọn những ngày trời râm mát, đất đủ ẩm để tiến hành trồng giặm, nếu giặm xong trời hạn phải tưới nước. Đảm bảo cây trồng giặm không bị cỏ dại lấn át và sâu bệnh phá hại.
2. Phá váng:
Đối với chè khi trồng đã được tủ gốc (lau lách, rơm rạ, cây phân xanh…) thì không cần phải phá váng. Đối với chè trồng không được tủ gốc do gặp trời mưa đất bị đóng váng, bí chặt thì nên phá váng. Dùng cuốc xăm nhẹ lớp đất trong rạch chè, làm vào những ngày trời nắng ráo (thường chè sau trồng 1-2 tháng mà bị mưa đất chặt bí thì bắt đầu phá váng).
3. Phòng trừ cỏ dại và cắt tỉa cây phân xanh.
a. Mục đích.
– Không để cỏ dại và cây phân xanh lấn át, tranh chấp nước, dinh dưỡng, ánh sáng với cây chè.
- Thông qua việc xới cỏ làm thông thoáng, tăng lượng ô xy trong đất tạo điều kiện cho bộ rễ sinh trưởng tốt.
– Làm mất nơi cư ngụ của sâu bệnh
Lưu ý: Sau khi trồng bón nhử cho chè con: Dùng 100kg Phân Better NPK 16-12-8-11+TE để bón cho 1 ha chia làm 10 lần bón (trung bình 15 ngày nhử phân một lần). Khi cây lên giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), lượng phân bón như sau:
b. Bón phân cho chè:
Tất cả đều phải bón cách xa gốc trên 10cm. Đến giai đoạn chè kinh doanh, bón phân Better NPK 16-12-8-11+TE theo tỷ lệ 3:1:1, với lượng 30 kg N/tấn sản phẩm chè búp tươi.
Lượng phân cụ thể như sau:
Phân Better NPK bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 – 80%, vùi sâu 6 – 8cm, bón 5 – 6 lần/năm từ tháng 4 – 11.
Nên bón vào đầu vụ (tháng 4 – 5 ) 1 lần cùng với các phân khác (nếu có).Hàng năm nên thay đổi các dạng phân hoặc phối hợp theo tỷ lệ thích hợp để không làm dư thừa các chất có trong phân mà cây không hấp thụ.
Nếu trồng chè ở vùng đồi dốc nên bón bổ sung Chế phẩm vi lượng Sunfat magiê (MgSO4) và Sunfat kẽm (ZnSO4) với liều lượng 50kg MgSO4 và 3,5kg ZnSO4 trên 1ha. ( Có thể dùng chế phẩm vi lượng tổng hợp Better cho rau màu cũng sử dụng tốt cho cây chè )
Bón phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 6-2-2+TE, để cung cấp thêm dinh dưỡng cho chè và cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất.
Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 – 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần vào đầu mùa mưa.
Sau khi đã bón cân đối các loại phân gốc cho cây chè, để ổn định năng suất và nâng cao chất lượng chè thành phẩm, nên dùng phân bón lá được chế biến từ đạm thực vật (đạm chiết xuất từ cá nguyên con, rong biển,…). Phun ngay sau lứa hái (2 – 3 lứa hái/lần) lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa. Các loại phân bón lá Better,…với liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.
c. Kỹ thuật trừ cỏ dại.
Với chè kiến thiết cơ bản nếu để cỏ sinh trưởng mạnh, lấn át cây chè, khi thao tác làm cỏ dễ làm đứt rễ và cả cây chè (là nguyên nhân gây mất khoảng). Đối với chè kiến thiết cơ bản khi nào có cỏ là tiến hành làm, làm ngay khi cỏ còn non chưa ra hoa rụng hạt, tiến hành làm sạch cỏ toàn bộ diện tích, chú ý nhổ cỏ bằng tay ở trong gốc chè để tránh tình trạng làm dập nát hay đứt cây. Những đồi chè có nhiều cỏ sinh trưởng bằng thân ngầm (như cỏ gấu, cỏ tranh) hoặc những cỏ có khả năng tái sinh mạnh như thài lài, khi sới cỏ xong cần nhặt hết thân ngầm ra bìa lô để phơi khô đốt diệt, hoặc dùng thuốc trừ cỏ đề diệt trừ.
d. Kỹ thuật đốn tỉa cây cốt khí.
Những nương chè được trồng xen cây cốt khí khi chè trồng đã qua mùa hè, cây chè đã bén rễ, từ tháng 9-10 phải tiến hành cắt tỉa cành lá cốt khí hai bên hàng chè, tháng 2 năm sau tiến hành tỉa thưa cây cốt khí , cứ 2-3 m để lại 1 cây làm cây bóng tạm thời. Khi chè đưa vào kinh doanh thì phá bỏ cây cốt khí vì sang tuổi 3 khả năng tái sinh của cốt khí rất yếu, năng suất chất xanh thấp làm cản trở cho thao tác hái chè và phun thuốc trừ sâu.
III. Trồng cây bóng mát cho chè kiến thiết cơ bản.
– Mục đích của trồng cây bóng mát: Nhằm che bóng cho cây chè,cải tạo tiểu khí hậu đồi chè, tận dụng đất đai, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất…đây là hướng phát triển bền vững. Tập đoàn cây bóng mát rất phong phú như trẩu, trám, gỗ, mỡ, keo, tràm, muồng đen, chàm lá nhọn, cây hoa hoè, bồ kết tây…nhưng thông dụng hiện nay là cây tràm lá nhọn. Ven các đường chân đồi, lưng đồi, những nơi hợp thuỷ đất dốc không trồng chè thì trồng các loại cây lấy gỗ, khoảng cách trồng 3-5 m 1 cây để làm đai rừng chắn gió, giảm khả năng xói mòn.
Đường lô, trong hàng trồng các cây họ đậu (như hoa hoè, muồng đen, chàm lá nhọn…) khoảng cách trồng ở đường lô 2- 2,5m trồng 1 cây, trong hàng chè 3-5m trồng 1 cây) cách 3 hàng chè trồng 1 hàng cây bóng mát, với cây tràm lá nhọn mật độ khoảng 250- 300 cây/ ha, có thể trồng dày hơn 500-600 cây/ha. Khi cây bóng mát lớn thì tỉa thưa dần để lại đủ 300 cây/ ha.
Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con bội thu!
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mai
Ngày đăng: 2016-01-29 08:27:10
– Giai đoạn hồi phục và phát triển: là thời điểm đầu năm, thông thường sau môt mùa ra hoa, cây đã trút hết dinh dưỡng cho việc tạo hoa, hoặc những cây mới được bứng trồng ở cuối năm trước thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới. Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để phục hồi lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình sinh trưởng. Đây là giai đoạn hồi phục và phát triển mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.
Từ tháng 2 đến tháng 5, nên dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.
Đối với những cây có bộ rễ kém phát triển, có thể dùng phân bón qua lá để hỗ trợ thêm cho mau hồi phục. vì bộ rễ lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu do bị cắt xén, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.
– Giai đoạn làm nụ: bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.
Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.
Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai hệ thống rễ phát triển mạnh, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, khả năng chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh.
Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết. Ở giai đoạn này, nên bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ, nếu có phân lân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất, cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học NPK có hàm lượng lân cao.
– Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịch trở đi, nếu nuôi trồng đúng thì bộ lá mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa.
Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ thành thục. Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá trình thành thục của nụ hoa, l;àm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết.
Để giúp cho cây thành thục đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa thành thục đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn.
– Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30-50g quậy đều và tưới cho cây.
Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đợt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị hấp thu phân nhanh, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón hiệu quả hơn.
– Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) Phân NPK từ 30-50g có hàm lượng P cao ( DAP).
Cách sử dụng cũng như làn 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách dễ dàng và hiệu quả.
– Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 -30 g sunfat kali hay Clorua kali. Cũng có thể là nitrat kali để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.
Lưu ý: cho đến trước khi lảy lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc mới.
Nguyễn Thành – TTKNTPHCM
Từ khóa: cách bón phân cho cây mai, cách sử dụng phân bón cho cây mai, phương pháp bón phân cho cây mai, hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây, cách chăm sóc và bón phân cho cây mai.
TIN TỨC KHÁC :
Bón Phân Cho Cây Chè Xanh
Chè là cây cho sản phẩm “búp chè” thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng.
Các nhà khoa học đã xác định trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha. Cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)… nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… cây chè cần rất nhiều.
Bà con nên biết rằng sau đạm cây chè còn cần lân, kali và đặc biệt cần canxi, manhê và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… trong đó cây chè cần nhiều nhất là canxi và manhê. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N.P.K) và các chất trung lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… chuyên dùng cho cây chè đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây chè.
Bởi vậy cây chè khoẻ, tốt đều, tốt bền. Để chăm bón cho cây chè kinh doanh nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện, bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo hoặc cũng có thể dùng loại NPK Văn Điển 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo. Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 – 80kg/sào/năm tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.
Theo cách bón xới đất giữa hai hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15-20cm, sâu 20-25cm, hố cách hố 30-40cm, sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Sau 3 năm sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây chè, bà con nông dân ở Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Thái Nguyên, Phú Đa, Phú Bền, Phú Thọ… nhận xét chè cho năng suất cao hơn 2 – 3 lần so với bón phân thông thường.
Đặc biệt búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85- 4,2 kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao, đặc biệt bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7-8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Chè trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!