Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Cơ Cấu Giống Và Lịch Thời Vụ Vụ Đông # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Cơ Cấu Giống Và Lịch Thời Vụ Vụ Đông # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cơ Cấu Giống Và Lịch Thời Vụ Vụ Đông mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Một số điểm lưu ý sản xuất nông nghiệp

– Theo dự báo, điều kiện nhiệt độ vụ Đông – xuân 2017-2018 xuống thấp, đề nghị các huyện, thành phố cần theo dõi diễn biến thời tiết để chỉ đạo hướng dẫn nhân dân gieo trồng đảm bảo hiệu quả, hạn chế tối đa gieo trồng vụ Xuân sớm.

– Thị trường vật tư nông nghiệp (giống và phân bón) diễn biến phức tạp, giá cả lên xuống thất thường. Vì vậy, các huyện, thành phố cần chủ động có kế hoạch cung ứng sớm, tránh tình trạng giá lên cao nhân dân ngại đầu tư ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

– Các huyện, thành phố xây dựng phương án sử dụng giống cây trồng năm 2018, xác định cơ cấu giống lúa, ngô cho từng mùa vụ theo Thông báo kết luận số “259” của UBND tỉnh và văn bản số “1251” của Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi các huyện, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện.

Lưu ý: Phương án dự phòng khoảng 5-10% lượng giống vụ Đông – xuân, bằng các giống ngắn ngày như: PC6, Việt Lai 20, HT1… để chủ động khắc phục khi gặp thiên tai như: Rét đậm, rét hại, băng giá, sâu bệnh hại bùng phát.

– Kiên quyết chỉ đạo các địa phương gieo, cấy theo đúng lịch thời vụ, cần tránh trường hợp gieo quá sớm hoặc quá muộn khiến thời điểm lúa, ngô trỗ không an toàn, không đồng bộ làm giảm năng suất, chất lượng và nguy cơ sâu bệnh bùng phát thành dịch.

– Đối với cây lúa:

+ Khuyến cáo không cấy trà Xuân sớm, tập trung vào trà Xuân trung và tăng diện tích sử dụng giống lúa năng suất, chất lượng cao. Bố trí trà lúa Xuân hợp lý, trà Xuân muộn có thể áp dụng phương pháp mạ ném. Đối với các chân ruộng không chủ động nước tưới cần sớm chủ động chuyển sang trồng cây màu các loại.

+ Sử dụng giống có thời gian sinh trưởng trung ngày và ngắn ngày, chủ động đề phòng mạ già và áp dụng triệt để biện pháp che phủ nilon 100% chống rét cho mạ Xuân. Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài cần giữ đủ ấm bón thêm phân chuồng, tro bếp, phân lân.

+ Bố trí thời vụ hợp lý để cây lúa phân hóa đòng và trổ bông vào thời điểm có tần xuất an toàn cao nhất với các yếu tố như nhiệt độ và ánh sáng. Đặc biệt chú ý với những giống lúa mẫn cảm, phản ứng mạnh với các yếu tố bất lợi của thời tiết.

+ Chủ động, bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo sâu bệnh hại cây trồng để hướng dẫn kịp thời các địa phương chủ động có các biện pháp phòng trừ. Đối với các giống lúa dễ nhiễm bệnh bạc lá, khô vằn, bệnh nấm hoa cúc cần lưu ý xử lý hạt giống trước khi gieo, bón phân cân đối hợp lý (tăng cường bón phân kaly), chuẩn bị sẵn các loại thuốc sâu, bệnh đặc trị để phòng trừ nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do sâu bệnh gây ra.

-  Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật KHCN tạo sự đột phá làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tiếp tục xây dựng, mở rộng cánh đồng mẫu lớn gắn với cơ giới hóa, đầu tư có thu hồi. Đặc biệt là các địa phương có điều kiện về đất đai, địa hình thuận lợi như: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên….

– Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do vậy cần chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ, bón phân cân đối hợp lý NPK, bón lót sâu, kết hợp sử dụng phân vi sinh theo phương châm bón sớm, bón tập trung “nặng đầu, nhẹ cuối” để cây trồng sinh trưởng sớm, khỏe, hạn chế sâu bệnh, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

– Đối với cây ngô và rau màu các loại:

+ Diện tích trồng ngô vụ Đông – xuân ở những nơi có diện tích đất lúa một vụ, đất bãi bằng, nơi có điều kiện đảm bảo đủ độ ẩm cho sản xuất ngô đạt hiệu quả. Tuỳ từng địa phương, vùng sản xuất có thể lựa chọn những giống cho phù hợp để áp dụng vào sản xuất.

+ Các huyện vùng cao và hai huyện phía Tây xác định rõ diện tích gieo trồng ngô và duy trì diện tích ngô vụ 2 và đậu tương Hè – thu để chỉ đạo sát sao từ đầu năm. Tuân thủ tuyệt đối khung thời vụ và thực hiện biện pháp gối vụ, trước khi thu hoạch cây ngô 20 – 25 ngày, tiến hành gieo trồng ngô, đậu tương vào giữa 2 hàng ngô.

+ Việc sản xuất cây vụ Đông phải bố trí hợp lý đảm bảo đúng khung thời vụ, riêng đối với cây ngô Đông là cây ưa ấm, vì vậy phải chỉ đạo gieo trồng đúng khung thời vụ nếu không đảm bảo khung thời vụ thì kiên quyết không gieo trồng, tránh thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến tâm lý người dân.

2. Cơ cấu giống và lịch gieo cấy vụ Xuân 2017-2018:

2.1. Cây lúa:

*  Vùng thấp (các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố Hà Giang):

– Thời vụ:

+ Trà Xuân chính vụ: Gieo mạ từ 10/1 đến 25/1, cấy xong trong tháng 2.

+ Trà Xuân muộn: Gieo mạ từ  25/1 đến 5/2, cấy xong trước 10/3 (kết thúc chậm nhất trước 15/3)

– Cơ cấy giống:

+ Đối với lúa lai: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Nhị ưu 986, Việt lai 20, HKT 99, TH 3-3, TH 3-5, CT16

+ Đối với lúa thuần: HT1, Bắc thơm số 7, Khang dân 18, PC6, BG1, Thiên ưu 8; ĐS1, J02, NĐ1, LTH31.

*  Vùng cao núi đất (các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc và một số xã của huyện Quang Bình, Vị Xuyên):

– Thời vụ gieo, cấy:

+ Trà Xuân chính vụ: Gieo mạ từ 10/1 đến 25/1, cấy xong trong tháng 2.

+ Trà Xuân muộn: Gieo mạ từ  25/1 đến 5/2, cấy xong trước 10/3 (kết thúc chậm nhất trước 15/3).

– Cơ cấy giống:

+ Đối với lúa lai: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Kim ưu 725, Cương ưu 725, Việt lai 20.

+ Đối với lúa thuần:  HT1, Khang dân 18, Thiên ưu 8, ĐS1, ĐS3, J02. 

*  Lượng giống gieo cho 01 ha:

– Đối với lúa lai: Từ 25-30 kg.

– Đối với lúa thuần:  Từ 50 – 80 kg .

* Lưu ý:

– Cần áp dụng 100% che phủ ni lon chống rét cho mạ, không gieo mạ và cấy vào những ngày trời rét đậm có nhiệt độ dưới 150C.

– Đối với giống Kim ưu 725, Việt Lai 20 thích hợp với trà Xuân muộn.

– Đối với giống lúa ĐS1, ĐS3, J02 là giống chịu lạnh nên thích hợp sử dụng tại những vùng lạnh và khuyến cáo chỉ gieo trồng trong vụ Xuân (bao gồm cả Xuân sớm, Xuân chính vụ).

2.2. Cây ngô:

* Vùng thấp (các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố Hà Giang):

– Thời vụ:

+ Ngô xuống ruộng: Gieo từ 15/01 đến 10/02.

+ Ngô soi bãi: Gieo từ 15/1 đến 25/2.

– Cơ cấy giống:

+ Đối với ngô lai: CP989, CP888, CP999, CP333, NK 4300, NK66, NK 54, NK 67, CP501, CP 511, MX4, MX6.

+ Đối với ngô thuầnQ2, giống địa phương….

* Các huyện vùng cao núi đá (các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ):

– Thời vụ:

+ Ngô xuống ruộng: Gieo từ 15/01 đến 10/02 (kết thúc chậm nhất trước 15/2).

+ Ngô nương: Gieo từ 5/3 đến 5/5.

– Cơ cấy giống:

+ Đối với ngô lai: CP989, CP888, CP999, CP333, NK 4300, NK66, NK 54, NK 67, CP501, CP 511, MX4, MX6.

+ Đối với ngô thuần: Q2, giống địa phương…;

* Vùng cao núi đất (các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần)

– Thời vụ:

+ Ngô xuống ruộng: Gieo từ 15/01 đến 10/02, (kết thúc chậm nhất trước 15/2).

+ Ngô nương: Gieo từ 5/3 đến 5/5.

– Cơ cấy giống:

+ Đối với ngô lai: CP 888, CP 999, CP 989, NK 4300,  NK66, NK 54, LVN 146, LVN 885, MX4.

+ Đối với ngô thuần: Q2, giống địa phương…;

*  Lượng giống gieo cho 01 ha:

+ Đối với ngô lai: 15 kg.

+ Đối với ngô thuần:  Từ 25-30 kg.

2.3. Cây đậu tương:

– Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 20/1 đến ngày 10/3, vùng thấp kết thúc 25/2.

– Giống: DT84, DT90, VX93, giống địa phương.

– Lượng giống: 50 – 60 kg/ha.

2.4  Cây lạc:

– Thời vụ : Gieo từ ngày 15/1 đến ngày  20/2.

– Giống : L14, MD7, Sen lai, địa phương. 

– Lượng giống: 140 – 170 kg lạc vỏ/ha.

* Lưu ý: Không nên gieo các cây trồng như: Ngô, đậu tương, lạc vào thời gian khô hạn kéo dài.

 Phòng Thông tin Huấn luyện – Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ngô Sinh Khối Vụ Đông

Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi.

Toàn bộ cây ngô (thân, lá, bắp) thường được băm/xay nhỏ để cho gia súc ăn trực tiếp, hoặc chế biến sâu hơn thành các thức ăn cho gia súc như ủ chua, viên nén hoàn chỉnh cho gia súc ăn cỏ…

1. Thời vụ trồng

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hệ thống luân canh cây trồng từng địa phương để lựa chọn khung thời vụ thích hợp nhất. Ở một số vùng có điều kiện thuận lợi (đất bằng, chủ động tưới,..) thì thu hoạch xong vụ này là có thể trồng vụ khác.

2. Giống

Sử dụng giống ngô có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất sinh khối cao, có khả năng trồng được mật độ cao, chịu hạn như: VN172, ĐH17-5, LCH-9, NK7328, PSC747…

3. Kỹ thuật canh tác a. Làm đất

Làm đất sạch cỏ dại, cày rạch hàng, lên luống hoặc không tùy điều kiện đất và thời vụ. Ở vùng trung du, miền núi hoặc trồng ngô vụ đông trên chân đất 2 vụ lúa nên áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên gieo hạt bằng máy gieo với chức năng rạch hàng, rải phân, gieo và lấp hạt hoặc máy gieo đẩy tay. Đất vụ đông nên gieo hạt ủ nứt mầm hoặc làm bầu để đảm bảo mật độ và tiết kiện công lao động.

b. Giống và mật độ gieo trồng

Lượng giống cho 1 ha: 27 – 30 kg;mật độ thích hợp: 7,7 – 8,3 vạn cây/ha;khoảng cách gieo: 60 – 65 cm x 20 cm/cây.

– Trường hợp sử dụng phân bón tổng hợp NPK, có thể chọn loại phân và lượng bón để đạt mức bón tương đương.

d. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

– Chăm sóc sớm để tạo lực cho cây; Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh sớm, đặc biệt là sâu đục thân, bệnh khô vằn và đốm lá.

– Tưới nước đảm bảo đủ ẩm; đối với vùng trung du, miền núi cần bố trí thời vụ để tránh hạn, đặc biệt ở các giai đoạn trước, trong và sau khi trổ cờ, tung phấn, phun râu.

đ. Thu hoạch

Thời điểm lý tưởng cắt cây ngô xanh để ủ chua là khi 50% số bắp trên cây ở giai đoạn chín sáp. Thu hoạch toàn bộ thân cây bao gồm cả bắp, cắt thành các lát từ 3 – 5 cm.

e. Hướng dẫn ủ chua cây ngô * Có thể thay thế rỉ mật (hoặc urê) bằng một số loại men vi sinh sau:

Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn để ủ chua cây ngô tươi:

– Vi khuẩn lên men hỗn hợp ( Homo Fermentative Lactic Acid Bacteria): Liều dùng 0,25 kg dạng hạt hoặc 1 lít dạng lỏng/tấn ngô nguyên liệu.

– BIO-PT1, NN1 (men vi sinh hoạt tính): 1 kg chế phẩm BIO-PT1 (hoặc NN1), 6 kg cám gạo (bột ngô nghiền), 1,5 kg muối ăn sử dụng cho 600 – 1.000 kg nguyên liệu ngô sinh khối.

– Có thể sử dụng một số loại men vi sinh khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

* Các bước ủ chua cây ngô như sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch, cắt nhỏ cây 3 – 5 cm, phơi tái dưới nắng khoảng nửa ngày để làm mất nước và héo. Đảm bảo độ ẩm khoảng 65%.

Bước 2: Cho nguyên liệu vào hố ủ (hoặc túi ủ) và nén chặt. Nếu sử dụng hố ủ, cần rải một lớp rơm hoặc cỏ khô xuống đáy hố, sau đó chất từng lớp thức ăn có độ dầy từ 40 – 60 cm. Sau mỗi lớp thức ăn cần nén chặt và đều. Hố ủ nên làm nơi khô ráo, thoát nước, nếu sử dụng quy mô lớn và lâu dài thì nên xây hố bằng gạch, xi-măng.

Bước 3: Cho thêm rỉ mật (urê, men vi sinh): Dùng một ô-doa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật (hoặc urê) hòa vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi lớp ngô đã chất vào trong hố ủ trước khi nén. Cần định liệu rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ theo tỷ lệ nêu trong bảng trên (hoặc rải 1 lớp men trộn với bột ngô lên trên mỗi lớp cây ngô xanh).

Theo Viện KHNNVN

Bước 4: Đóng hố ủ: Kỹ thuật đóng hố ủ cũng thay đổi tùy theo từng loại hố. Trường hợp hố ủ lớn, có hai vách ngăn song song, sau khi đã nén kỹ lớp thức ăn trên cùng, phủ một lớp rơm (độ dày 5 cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày (30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Cần che hố ủ bằng bạt, bằng tôn hoặc tấm lợp. Sau từ 6 – 7 tuần ủ, thức ăn có thể sử dụng.

Mùa Vụ Trồng Rau Miền Bắc Lịch Trồng Rau Theo Mùa Vụ 2022

Mùa vụ trồng rau hay lịch trồng rau miền bắc rất khắc nghiệt nếu chúng ta không nắm được những kỹ thuật và mùa vụ trồng từng loại rau củ quả thì việc không được thu hoạch hay cây kém phát triển là hoàn toàn có thể xảy ra,

Thời tiết miền bắc được chia làm 4 mùa rõ rệt, trồng cây gì vào mùa nào là việc rất quan trọng, giúp cho cây đạt năng xuất cao nhất, tránh được nhiều loại sâu bệnh hại cây,sau đây sẽ là thông tin hữu ích về mùa vụ trồng từng loại rau củ quả dành cho tất cả mọi người.

Chi tiết mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau 12 tháng trong năm 2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 1/2021

Bầu

Cà chua

Cà pháo, cà bát.

Cà tím quả dài

Cải cúc.

Bí xanh

Dưa hấu Thái

Dưa chuột

Đậu cove leo

Xà lách xoăn tím- Xà lách trứng

Rau gia vị: Rau húng quế (có thể trồng quanh năm)

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 2/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 3/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 4/2021

Cà chua

Cà tím quả dài- Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip

Củ cải trái vụ

Mồng tơi

Mướp hương

Rau dền

Rau đay

Rau muống

Rau ngót

Xà lách ko cuộn

Rau gia vị: Rau diếp cá, húng quế

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 5/2021

Cà chua- Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip

Củ cải trái vụ

Đậu cove

Đậu đũa

Mồng tơi

Mướp hương

Rau dền

Rau đay

Rau muống

Rau gia vị: Rau diếp cá, húng quế

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 6/2021

Bí xanh- Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chip- Củ cải trái vụ

Đậu cove

Đậu đũa

Mồng tơi

Mướp hương

Rau dền

Rau đay

Rau muống

Rau gia vị: ớt, húng quế

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 7/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 8/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 9/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 10/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 11/2021

Mùa vụ trồng rau, lịch trồng rau tháng 12/2021

Chúc bà con có một vườn rau sạch

Kỹ Thuật Và Thời Vụ Trồng Cây Lặc Lày

Lặc lày hay còn gọi là mướp Nhật là loài quả thơm ngon và món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Mặc dù kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày khá phổ biến trong các tài liệu chăm sóc cây trồng nhưng hiện nay nhiều kiến thức chia sẻ còn khá sơ sài thiếu thông tin cho bà con. Tin Nông Nghiệp xin giới thiệu đầy đủ kiến thức về thời vụ và kỹ thuật trồng loại cây này.

Theo nhận định từ nhiều người dân trồng cây lặc lày thì đây là loại cây rau màu tương đối dễ trồng có khả năng sinh trưởng và đẻ nhánh khỏe. Đặc biệt trồng cây lặc lày không sợ bị nhiều sâu bệnh phá hoại, chỉ sau 2-3 tháng là chúng ta đã có thể bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên.

Thời vụ trồng cây lặc lày

Lặc lày là loại cây rau màu ăn quả thân leo cùng họ với bầu bí. Về hình dáng lặc lày có kích thước tương đương quả dưa chuột nhưng nhọn 2 đầu, da xanh xọc trắng nhẵn bóng. Lặc lày có ruột đặc, hạt nhỏ khi luộc ăn có vị mát rất ngon.

Thời vụ trồng cây lặc lày thích hợp nhất là vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, thời điểm mà khí hậu mát mẻ, ánh sáng có cường độ trung bình không quá gắt. Nhiều nơi người ta còn trồng lặc lày quanh năm thế nhưng nếu lựa chọn thời vụ trồng cây lặc lày đúng vào khoảng cuối năm thì sang mùa hè năm sau chúng ta sẽ có lặc lày thu hoạch ăn giải nhiệt rất kịp thời.

Hạt giống và dụng cụ trồng cây lặc lày

Trước tiên cần chuẩn bị chậu trồng lớn bởi thân cây lặc lày không quá to nhưng rễ chúng cần phát triển mạnh để nuôi dây leo, lá và quả. Với những khu vực đô thị trồng ở ban công, bạn có thể tận dụng những thùng xốp hoặc chum vại lớn để trồng.

Phương pháp trồng cây lặc lày được sử dụng phổ biến nhất là trồng bằng hạt. Hãy lựa chọn mua hạt giống lặc lày ở cửa hàng giống nông sản uy tín. Đặc điểm của hạt giống lặc lày là có lớp vỏ rất cứng nên trước khi gieo cần ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng cho hạt trương lên và lớp vỏ hạt mềm ra. Lúc đó bạn tiếp tục ủ hạt giống qua đêm trong khăn ẩm để kích thích hạt nảy mầm. Chờ hạt tự nứt, nhú mầm lên thì đem đi tiến hành gieo vào đất.

Kỹ thuật trồng cây lặc lày

Sau khi gieo cây lặc lày vào trong đất ẩm tơi xốp thì thường xuyên dùng bình phun tưới nước nhẹ cho đất. Sau khoảng 3 tuần, cây lặc lày có thể đạt chiều cao từ 20 đến 30cm và lúc này bà con cần tiến hành làm giàn để cây leo lên.

Tương tự với các loại cây họ nhà bầu bí khác, kỹ thuật trồng cây lặc lày cũng cần chú trọng đến vấn đề làm giàn leo. Bà con có thể sử dụng giàn sắt, tre hoặc gỗ đều được miễn là đảm bảo độ thoáng và vững chắc là được.

Quá trình cây lặc lày bắt đầu leo lên giàn, cần thường xuyên tưới nước cho cây. Trong đó, mỗi ngày nên tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới tối muộn vì dễ tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Nếu muốn cây phát triển mạnh có thể bón thêm phân hữu cơ và một ít phân đạm. Khi cây lặc lày sắp ra hoa vừa bón lót phân bón vừa tiến hành tỉa bớt lá để cây tập trung nuôi hoa và quả.

Ngoài ra, thông thường nếu muốn cây ra nhiều quả thì bà con có thể áp dụng phương pháp thụ phấn thủ công, lấy những bông hoa đực chũ nhẹ cho rụng phấn vào noãn của bông hoa cái. Mặc dù theo tự nhiên hoa thường được thụ phấn bởi ong nhưng nếu áp dụng thêm phương pháp thủ công này cây lặc lày sẽ có tỷ lệ ra quả nhiều hơn, sai hơn.

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và thời vụ trồng cây lặc lày thì bà con có thể thu hoạch chỉ sau hơn 2 tháng. Thời gian thu hoạch diễn ra liên tục trong 3 tháng đúng vào thời điểm mùa hè, góp phần hạ nhiệt cái nóng bức ngay trong bữa ăn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cơ Cấu Giống Và Lịch Thời Vụ Vụ Đông trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!