Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Ghép Tiêu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây hồ tiêu là một loại rất mẫn cảm với các loại dịch bệnh. Vài năm gần đây, nhiều nông dân đã nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật ghép tiêu vào gốc trầu không hoặc tiêu rừng Amazon, cho ra giống tiêu có khả năng chịu ngập úng và kháng nấm bệnh rất tốt. Đặc biệt kháng được bệnh tuyến trùng, bệnh chết nhanh do nấm Phytopthora sp và bệnh chết chậm do nấm Fusarium sp gây hại cây,…
>> Triệu chứng và cách phòng trị bệnh chết héo dây tiêu?
Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc kỹ thuật ghép tiêu một cách hiệu quả.
Chuẩn bị gốc ghép: bà con có thể trồng gốc cây tiêu rừng Amazone hoặc gốc trầu không bao gồm trầu xanh và trầu vàng. Nếu giâm cây ta nên giâm vào bầu: đất trong bầu gồm đất + xơ dừa + một ít phân hữu cơ vi sinh. Nếu không có xơ dừa có thể thay bằng phân chuồng hoai mục. Mục đích việc này là để đất tơi xốp giữ nước. Không được dùng phân chuồng chưa ủ vì khi cho vào bầu, phân sẽ lên men, tăng nhiệt độ gây chết cây. Ngọn cây tiêu rừng cần tỉa hết lá tránh thoát hơi nước. Để tạo rễ ta dùng 2,4D tỉ lệ 20 phần triệu ngâm trong 30 phút.
Cách làm như sau: lấy xi lanh rút 1 ml 2,4 d nguyên chất trong chai pha vào 1 lít nước. Sau đó dùng xi lanh lấy 20ml nước thuốc đã pha này pha vào 1 lít nước sạch mới. Chúng ta đã có 1 lít pha sau là dung dịch 20/ triệu. Chú ý khi đong đo thật chính xác. Nếu không chính xác sẽ gây hại cho cây đem giâm vì bản thân 2,4D dùng liều cao là thuốc cỏ.
Trồng và chăm sóc đến khi vị trí cắt ghép cao hơn mặt đất 20 cm trở nên, việc này giúp khi trồng phần cây tiêu cao hơn mặt đất. Tránh được các loại bệnh dưới đất.
Chuẩn bị cành ghép: chọn cành bánh tẻ, có kích thước tương đồng với gốc ghép.
Chuẩn bị dao ghép: dao ghép quyết định chính tới tỉ lệ sống. Chọn dao cứng, 1 mặt phẳng và 1 mặt vát. Thuận tay phải thì mặt vát bên tay phải, Thuận tay trái thì mặt vát bên trái. ( lưỡi dao như lưỡi đục gỗ )
Chuẩn bị nylon để buộc: Dùng nylon phủ đĩa thức ăn trong đám cưới để buộc trong mùa mưa. Nylon chuyên dùng để ghép trong mùa khô.
Kỹ thuật ghép:
Cắt cành ghép: đặt dao ghép tạo với cành cần cắt khoảng 30 độ, cắt vát 1 nhát duy nhất. Mặt vát có chiều dài 1 cm. Chiều dài của cành ghép khoảng 10 cm , có 1 đốt ở đầu cành ghép.
Chẻ thân ghép: cắt bỏ phần ngọn gốc ghép. Vị trí cắt ở đoạn bánh tẻ, không quá non hoặc già. Không cắt ở tại mấu ( tại vị trí đâm chồi ) mà cắt dưới mấu.
Đặt dao chéo 1 góc 45 độ chẻ thẳng xuống gốc ghép, chiều sâu hơn 1 cm một chút. Bề rộng của lát chẻ bằng bề rộng lát cắt trên cành ghép.
Đặt cành ghép vào gốc ghép tại vị trí vừa chẻ sao cho vỏ ngoài trùng với nhau. Quấn nylon sao cho tất cả các khu vực vừa cắt chẻ được phủ kín. Chụp 1 túi nylon nhỏ úp xuống che hết qua vị trí vừa ghép
Nếu ghép mùa khô, dùng nylon chuyên dùng thì quấn phủ toàn bộ cành ghép. Lưu ý: tại vị trí cành ghép đâm chồi chỉ phủ 1 lượt nylon. Không cần dùng túi để phủ nữa.
Tưới nước và chăm sóc để mầm ghép sớm mọc.
Sau 1 tuần mầm ghép sẽ mọc, cũng có những mầm mọc muộn hơn. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào ” quen tay “, chúng ta nên tập nhiều lần trước khi ghép thật.
Tiêu ghép có khả năng chịu ngập úng và kháng nấm bệnh rất tốt. Đặc biệt kháng được bệnh tuyến trùng, bệnh chết nhanh do nấm Phytopthora sp và bệnh chết chậm do nấm Fusarium sp gây hại cây. Cây sống trong môi trường ngập nước trong thời gian dài mà vẫn phát triển bình thường. Nhờ bộ rễ cực khỏe nên cây hấp thụ dinh dưỡng rất tốt giúp cây phát triển nhanh, tiết kiệm được phân bón mà lại cho năng suất cao. Cây trồng 1 năm đã cho trái bói là vì vậy. Đến năm thứ 3, cây cho thu hoạch ổn định. Đối với giống tiêu truyền thống (không ghép) thường ra trái bói vào năm thứ 3 và năng suất ổn định từ năm thứ 5.
Theo Chuyện nhà nông.
Kỹ Thuật Trồng Gừng Hướng Dẫn Chi Tiết
Gừng là một loại cây trồng rất quan trọng, được dùng làm gia vị và làm thuốc. Trồng gừng thương mại ở Việt Nam phần dùng tiêu thụ trong nước và sản suất khẩu một số lượng nhỏ.
Gừng có tên khoa học là Ginger: là cây thân rễ thuộc họ Zingiberaceae, và được cho là có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Nó được nhân giống thông qua thân rễ hay còn gọi là củ.
Yêu cầu về khí hậu khi trồng gừng
Gừng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nóng ẩm. Nó chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới. Củ gừng cần có lượng nước tương đối vào thời điểm trồng cho đến khi thân rễ nảy mầm. Cần lượng nước đầy đủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây và thời tiết khô ráo trong khoảng một tháng trước khi thu hoạch.
Loại đất thích hợp để trồng gừng
Gừng phát triển tốt nhất ở những loại đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát, đất đỏ hoặc đất đá ong. Lý tưởng nhất là đất thịt tơi xốp, giàu mùn. Tuy nhiên, gừng là một cây trồng phá đất (lấy cạn chất dinh dưỡng của đất), vì thế không nên trồng gừng liên tục năm này qua năm khác mà nên luân canh trồng các loại cây khác.
♦ Kỹ thuật trồng cà rốt
Thời điểm trồng gừng
Bạn có thể bắt đầu trồng gừng vào đầu mùa xuân ( tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4-5). Ngoài ra vào thời điểm cuối năm ( tháng 10-11-12) cũng có thể bắt đầu trồng gừng.
Thời gian phát triển, sinh trưởng của gừng đến lúc thu hoạch là 8 – 10 tháng ( tùy từng giống).
Kỹ thuật trồng gừng
1. Ươm gừng giống
Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).
Chọn củ gừng giống đã già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên). Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt,cắt nhẵn,chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày xới tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và rác. Tạo thành luống cao 15cm, rộng 1m và chiều dài tùy theo kích thước khu vườn. Khoảng cách giữa các luống đất ít nhất là 50cm.
Ủ luống đất trước khi trồng hạn chế sâu bệnh và sinh vật gây hại. Kỹ thuật ủ được thực hiện bằng cách phủ hoàn toàn luống đất bằng các tấm polythene và phơi nắng trong thời gian 20-30 ngày trước khi trồng gừng.
3. Cách trồng
Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau, với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm. Đặt của gừng giống đã chuẩn bị trước sâu dưới đất 5 -7 cm. Mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang nếu của giống có nhiều mắt mầm/chồi. Lấy một lớp đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
♦ Kỹ thuật trồng hành tây
Chăm sóc cây gừng
1. Tưới nước
Tuy gừng là cây ưa nước và ẩm nhưng khả năng chịu úng của cây khá kém. Vì thế cần đảm bảo hệ thống thoáng nước tốt, tránh để nước ứ đọng trong thời gian dài.
Để gừng phát triển và cho năng suất cần phải cung cấp độ ẩm cho đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Vào thời điểm mới trồng, mỗi ngày bạn nên tưới 1-2 lần bằng thùng vòi búp sen đều đặn , nếu như trời mưa thì có thể không cần tưới.
Ngưng tưới trước khi thu hoạch củ gừng, sau khoảng thời gian 7-8 tháng kể từ ngày trồng. Đó là thời điểm cây rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.
2. Bón phân
Bón lót: Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất trồng gừng, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 2 tấn phân hữu cơ bón cho 1.000 m2 (một sào đất).
Bón thúc: Sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300kg NPK 15-9-17+TE, sau đó bón thúc vào các thời điểm 90-100 ngày và 150-160 ngày sau khi trồng với khối lượng 250kg NPK cho mỗi lần bón cho 1ha .
3. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục thân là loài gây hại chủ yếu cho cây gừng. Nó xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng bảy đến tháng mười. Khi phát hiện các chồi bị sâu đục phá hại cần cắt bỏ tiêu hủy. Có thể sử dụng dầu neem (0.5%) hữu cơ để kiểm soát loại sau này.
Thối thân hoặc rễ cũng là một loại bệnh phổ biến khi trồng gừng. Trong khi chọn địa điểm trồng gừng cần chú ý vùng đó thoát nước tốt, tránh đọng nước làm cây bị nhiễm bệnh.
Thu hoạch củ gừng
Tùy vào nhu cầu sử dụng gừng mà có thể thu hoạch củ gừng ở những thời điểm khác nhau. Nếu cần loại gừng còn non làm gia vị nấu ăn, bạn có thể bắt đầu thu hoạch gừng sau 4 đến 5 tháng sau khi trồng.
♦ Kỹ thuật trồng ớt chuông
Thông thường củ gừng được thu hoạch khi cây gừng đã hoàn toàn trưởng thành, thời gian thu hoạch gừng là từ 10 – 12 tháng kể từ ngày trồng. Khi đó củ gừng đã trưởng thành có thể bảo quản được lâu và mùi vị của gừng hoàn hảo nhất.
Dấu hiệu nhận biết cây gừng đã trưởng thành và sẵn sàng thu hoạch là khi lá gừng vàng và thân rụng. Thu hoạch bằng cách tay dùng nĩa đào.
Xem Thêm ♦ Công dụng và cách pha trà gừng
Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo
Nắm bắt rõ kỹ thuật trồng hoa hồng leo sẽ giúp người trồng sớm thu hoạch được những bông hoa đầu tiên mà không cần phải đợi đến 1-2 năm, không sợ hoa nhỏ và ít, không sợ cây chết vì sâu bệnh…
Tư vấn cách chọn giống hoa hồng leo cho khả năng sinh trưởng tốt, hoa to Chọn giống là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng leo bởi chất lượng giống quyết định đến 50% khả năng sinh trưởng, kháng bệnh và cho hoa của cây. Vì vậy khi chọn giống các bạn có thể dựa vào một số kinh nghiệm sau đây:– Đối với hạt giống: nên chọn hạt giống hoa hồng leo của Thái (do chất lượng cây giống của Thái rất tốt lại phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam), tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến cáo luôn rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống là rất thấp, thời gian sinh trưởng của cây cho đến khi ra hoa là rất lâu (2-3 năm) do đó các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chọn hạt giống để trồng hoa hồng leo.– Đối với cây giống: nên chọn giống hồng leo ghép mắt của Thái Lan bởi cây cho khả năng sinh trưởng tốt, thích ứng tốt với khí hậu Việt Nam, giá thành lại hợp lý thay vì mua cây giống châu Âu giá rất cao, tỷ lệ sinh trưởng lại không tốt bằng giống Thái Lan.
Chất lượng cây giống quyết định rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa hồng leo
Tư vấn cách trồng và chăm sóc hoa hồng leo Sau khi đã chọn mua được cây giống hoa hồng leo phù hợp, các bạn tiến hành trồng hoa hồng leo đúng kỹ thuật theo các cách sau đây:– Cách 1 trồng trong chậu: : chuẩn bị chậu trồng cao 30cm rộng 40cm là phù hợp nhất, khi kê chậu nên kê cao hơn mặt phẳng 1 chút để nước có thể thoát ra dễ dàng. chuẩn bị đất trồng tự trộn (30% tro trấu hoặc xơ dừa ngâm rửa hết mặn, chat + 30% phân chuồng thật hoai, phơi khô + 1% phân NPK 30-10-10 + 29% đất cát tạo độ thông thoáng cho rễ) hoặc đất trồng bán sẵn như tribat, ginno… cây giống hoa hồng leo mua về nên ngâm rễ trong nước ấm khoảng 1h, rải một lớp đất phía dưới chậu, nhẹ nhàng cho cây vào giữa, dùng đất lấp phần rễ lại, nén nhẹ, tưới nước quanh gốc rồi để vào chỗ mát cho cây thích nghi dần. sau 1 ngày thấy cây giống đã thích nghi với môi trường mới thì mang cây ra để ở chỗ đón nắng khoảng 6-8h/ngày do hoa hồng ưa nắng.
– Cách 2 trồng trong vườn: đào 1 hố sâu sâu 30 cm rộng 30-40 cm, đổ 1 lớp đất trộn khoảng 2/3 đáy hố. nhẹ nhàng cho cây vào giữa, dùng đất lấp phần rễ lại, nén nhẹ, tưới nước quanh gốc, giai đoạn đầu nên làm thêm lưới che nhỏ ở trên để cây quen dần với môi trường sống. sau 2 ngày thấy cây bắt đầu tươi và khỏe thì bỏ lưới che ra.
Trồng hoa hồng leo đúng kỹ thuật giúp cây phát triển tốt và ít tốn công chăm sóc
Sau khi trồng hoa hồng leo đúng kỹ thuật nêu trên, các bạn cũng cần chú ý thêm đến công tác chăm sóc nhằm giúp cây có thể sinh trưởng và cho hoa to nhất theo một số kinh nghiệm sau: – Tưới nước cho cây mỗi ngày vào buổi sáng, không tưới lên hoa và lá mà chỉ tưới quanh gốc, nếu tươi lên lá và hoa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. – Thường xuyên cắt tỉa nhánh yếu còi cọc để tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh cây khỏe, cho hoa to. – Hoa tàn phải cắt bỏ đến mắt cành để kích thích cành mới phát triển. – Thường xuyên bổ sung phân đạm, kali cho cây…
Cửa hàng cô Long cam kết cung cấp giống hoa hồng leo ngoại nhập 100%
Hoa hồng leo cao cấp
Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê Hiệu Quả
Yêu cầu về thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu để trồng cây cà phê
Thực tế, cây cà phê có thể sinh trưởng trong điều kiện thổ nhưỡng đa dạng. những loại đất thích hợp để trồng cây cà phê là: đất thịt pha, đất đỏ bazan, đất xám…
Điều kiện của bề mặt đất trồng cây cà phê là có khả năng thoát nước tốt, chỉ số ph từ 4,5 – 5, đất có độ tơi xốp.
Tầng canh tác của đất nằm trong khoảng độ sâu từ 80cm – 100cm và có nguồn dinh dưỡng dồi dào, hàm lượng hữu cơ từ trung bình đến cao.
Cây cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, vì vậy đất trồng cần được xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng.
Với điều kiện khí hậu trồng cây cà phê, có những điều đáng chú ý như sau:
Với cà phê mít, cà phê gối: Điều kiện khí hậu phát triển tốt nhất là nhiệt đới nóng ẩm với nền nhiệt từ 24 – 26 độ C, lượng mưa trung bình 2000mm/năm trở lên.
Với cây cà phê chè: Điều kiện khí hậu tốt nhất để cây phát triển đó là cận nhiệt đới và khí hậu lạnh ở vùng núi cao. nhiệt độ môi trường dao động từ 20 – 22 độ C với lượng mưa từ 1.700mm – 2.000mm/năm.
Có một điều bà con nông dân cần lưu ý đó là tất cả các giống cà phê trên sau khi thu hoạch đều cần một thời gian khô hạn nhất định để phân hóa mầm cà phê.
Gió nóng hay lạnh đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Trong giai đoạn cây trổ bông nếu bị luồng gió mạnh tác động sẽ dẫn đến tình trạng rụng bông làm giảm năng suất. Phương án khắc phục tốt nhất tình trạng này đó chính là trồng cây chắn gió xung quanh vườn.
Cây cà phê ưa sinh trường trong môi trường tán xạ ánh sáng vì vậy bà con có thể ưu tiên trồng đan xen cà phê với những loại cây có tán cao lớn như: Mót, bơ, tiêu trụ…để hạn chế ánh sáng trực tiếp chiếu quá mạnh đến cây cà phê.
– Cà phê vối: + Đối với đất tốt và bằng phẳng: 3m x 3m = 1,118 cây/ha
+ Đối với đất trung bình và dốc: 3m x 2,5m = 1,330 cây/ha
– Cà phê mít: 5m x 5m hoặc 7m x 7m = khoảng 700 cây/ha
– Cà phê chè: 2m x 1m = khoảng 4000 – 5000 cây/ha
– Cà phê vối: + TR4, TR9 là giống cây phổ biến được lựa chọn nhiều nhất vì cho năng suất, chất lượng cao.
+ Giống Hữu Thiên, Thiện Trường, Trường Sơn TS5 là những giống cà phê có xuất xứ từ Lâm Đồng. Những loại cây giống này được đánh giá cao về năng suất, có thể kháng bệnh rỉ sắt tốt và cây phát triển mạnh.
Chuẩn bị hố trồng với kích thước 60x60x60cm, khoảng cách giữa các cây tùy thuộc vào mật độ trồng. Hố trồng cà phê cần được đào và bón lót 1 tháng trước ngày hạ cây giống.
Bón lót: Lượng phân lót dùng cho mỗi hố cà phê là từ 10 – 20kg phân chuồng ủ hoia cùng 1 kg phân bón hữu cơ sinh học và 0,5kg vôi bột.
– Tiến hành trồng cây cà phê
Cây cà phê giống sau khi cắt bỏ lớp bọc nilon bên ngoài thì đặt xuống chính giữa hố trồng. mặt bầu đất của cây giống enen thấp hơn mặt đất khoảng 5cm.
Sau đó bà con nông dân tiếp hành lấp đất lên và dùng tay để nén chặt đất xung quanh gốc cây.
Vén bồn xung quanh gốc và nén chặt đất để ngăn chặn tình trạng đất trôi xuống vùi lấp mất cây con.
Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê
Cây cà phê trong giai đoạn kiến thiết và thu hoạch rất cần sự hỗ trợ của hệ thống cây chắn gió. Loại cây chắn gió thích hợp nhất cho vườn cà phê là cây muồng vàng, cứ 2 – 3 hàng cà phê thì đan xen 1 hàng muồng vàng.
Vì cà phê là loại cây sống lâu năm với rất nhiều rễ con để có thể hút được chất dinh dưỡng ở tầng mặt đất. Vì thế, bà con nông dân cần chú ý đến việc làm cỏ thường xuyên để bề mặt đất thông thoáng, giúp cây nhận được nhiều dưỡng chất nhất.
Với bồn cà phê, phần thành bồn cần được nén chặt ngay mép bờ, cao hơn mặt bồn khoảng 20cm. Bồn cà phê sẽ được đánh vào trước mùa mưa. Bồn cà phê giúp quá trình tưới nước, bón phân cho cây diễn ra thuận tiện hơn. Đặc biệt là nâng cao khả năng thoát nước cho đất vào mùa mưa.
Kỹ thuật tưới nước cây cà phê
Cây cà phê vào mùa khô rất cần được cung cấp đầy đủ nước để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt. Với cây cà phê con, cần duy trì tưới 2 tuần 1 lần. riêng với cây cà phê trong giai đoạn kinh doanh, khoảng 3 tuần nên tưới cho cây 1 lần.
Khi thời tiết xuất hiện mưa trái mùa, bà con nông dân cần tiến hành “tưới đuổi” để cung cấp đủ nước giúp cây ra hoa.
Với cây cà phê, bà con nông dân có thể sử dụng phương pháp tưới bằng “béc” hoặc tưới “dí” hẳn vào bồn tùy nguồn nước và địa hình đất. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều nhà nông áp dụng phương thức tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước tưới và luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết để cây sinh trưởng, phát triển.
Bà con nông dân cần đảm bảo thu hái trái cà phê vào đúng độ chín, thời điểm thích hợp nhất để thu hái cà phê là khi quả bắt đầu chuyển sang màu cam và hồng đỏ. Bà con chú ý không nên hái cà phê khi quả còn quá xanh hay chín nẫu trên cây.
Nội dung bài viết vừa rồi chính là chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật trồng cây cà phê. Rất mong rằng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm kinh nghiệm bổ ích để trồng và chăm sóc tốt nhất vườn cà phê của mình. Cảm ơn bà con nông dân đã quan tâm theo dõi bài viết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Ghép Tiêu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!