Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vải Thiều Sau Thu Hoạch # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vải Thiều Sau Thu Hoạch # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Vải Thiều Sau Thu Hoạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đã thu hoạch xong trà vải sớm, vải thiều chính vụ đang thu hoạch rộ. Để chăm sóc cây vải đúng cách giúp cây phục hồi nhanh, kịp thời tích đủ dinh dưỡng, phát triển tốt cho vụ sau, ông Vũ Lệnh Sánh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ- Kỹ thuật nông nghiệp Lục Ngạn hướng dẫn bà con các bước chăm sóc cho cây vải thiều thời kỳ sau thu hoạch quả. 

 Người dân ở Tổ dân phố Nhập Thành, thị trấn Chũ chăm sóc vải thiều sau thu hoạch

Bước 1- Tỉa cành, tạo tán:

Ngay sau khi thu hoạch cần phải cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gẫy và cành vượt, để loại bỏ cành hư, nhằm giảm bớt thân cành vô hiệu, giúp cây không bị đổ ngã khi gió bão và giảm bớt sự trú ngụ của sâu bệnh trong tán cây.

          Khi cắt tỉa cành cần cắt các cành dày trong tán, cành yếu, cành mọc lộn xộn chồng lên nhau, cành sâu bệnh, cành khô, cành vượt và để lại những cành cơ bản. Không cắt tỉa cành quá sâu, đốn quá đau tránh hiện tượng nứt vỏ, khô cành, chết cây và tạo bộ thân lá đủ tạo tiền đề cho vụ quả năm sau.  

Bước 2- Bón phân:

Thời gian nuôi quả dài khiến cây kiệt dinh dưỡng, nên sau khi cắt tỉa cành, dọn vườn thì tiến hành bón phân bổ sung dinh dưỡng giúp cây sớm phục hồi nhanh ra lộc. Các loại phân trâu, bò, gà, vịt, phân chuồng tươi cần phải ủ hoai mục trước khi dùng, không sử dụng phân chuồng tươi bón hoặc tưới trực tiếp cho cây.

Lượng phân bón tùy thuộc vào chất đất, tuổi cây và sản lượng quả cho thu hoạch. Lượng phân bón như sau:

Tuổi cây

(năm)

Lượng phân bón (kg/cây)

Phân chuồng

NPK Việt Nhật, Đầu Trâu, Sông Gianh…

Đạm Ure

4- 6

20- 30

0,5- 1

0,5- 0,8

7- 10

40- 50

1,5- 2

1- 1,5

50

2

2- 2,5

*Cách bón: Bón toàn bộ phân chuồng hoai mục + NPK, đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, độ sâu rãnh 20cm, rộng 20- 30cm, rải đều phân sau đó lấp đất. Để thúc lộc phát triển nhanh khi cây bật lộc có thể rắc đạm ure kết hợp với tưới nước hoặc bón khi trời mưa nhỏ.

Bước 3- Phòng trừ sâu bệnh:

Mỗi đợt lộc nhú lên cần phun thuốc phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại như sâu đo, sâu ăn lá, sâu xanh, sâu róm, bọ xít, nhện lông nhung… bằng các loại thuốc như: Cyperan 10 EC, Repdor 250EC, hoạt chất Abamectin nước trong…

Bước 4- Đào rãnh thoát nước:

Đối với những diện tích vải thiều trồng trên nền đất bằng phẳng, trồng ở dưới thấp, vườn trũng khó thoát nước, cần đào rãnh xung quanh vườn, rãnh giữa các hàng cây trong vườn và hạn chế bón phân nhiều sau thu hoạch tránh hiện tượng khi cây ra lộc non gặp thời tiết mưa kéo dài gây chết cây.

Lưu ý:

+ Những cây xanh tốt không cho quả hoặc phía cành vụ trước đó không cho quả có thể không bón hoặc bón ít phân;

+ Để thúc các đợt lộc phát triển nhanh, sớm thành thục có thể kết hợp phun phân bón lá cùng các lần phun thuốc trừ sâu.

          + Sử dụng thuốc BVTV theo đúng nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì./.

Quang Huấn- Nguyễn Đoàn

Các Bước Chăm Sóc Vải Thiều Sau Thu Hoạch

Chăm sóc cây vải thiều thời kỳ sau vụ thu hoạch là biện pháp khoa học kỹ thuật quan trọng, giúp cho cây vải sinh trưởng phát triển tốt, quyết định đến năng suất, chất lượng quả ở vụ năm sau. 

Bón phân cho vải thiều sau thu hoạch.

Bước 1: tỉa cành, tạo tán cho cây vảiCây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm xởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ từng độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này. Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên. Theo nghiên cứu, đây là hai hình tán cây vải cho năng suất, chất lượng quả tốt nhất, đồng thời cũng tiện cho quá trình chăm sóc thu hoạch quả ở vụ sau. Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa cách cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển.Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc rọn rác dưới gốc vải thiều. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mần sâu bệnh phát triển. Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây vải bị chết rút.

Bước 2: Bón phân cho cây vải Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa).Kỹ thuật bón phân cho cây vải. Bà con dùng quốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%) Tuy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vải Sau Thu Hoạch

Ngày đăng:18-06-2013 (283 lượt xem )

Cây vải ngay sau khi thu hoạch cần được chăm sóc tốt thì mới đảm bảo vụ sau cho năng suất cao và tránh hiện tượng ra quả cách năm. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cần thực hiện ngay sau thu hoạch là đốn tỉa cành, bón phân phục hồi và quản lý sâu, bệnh hại để bảo vệ cành lộc.

1. Đốn tỉa cành

Đây là biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng quả vải thiều. Việc đốn, tỉa cành nhằm làm sao vừa giữ cho cây phát triển đều tán, vừa tầm với, dễ chăm sóc và thu hoạch. Công việc này phải được thực hiện ngay sau thu hoạch càng sớm càng tốt và phải thực hiện trước khi cây vải ra lộc với một số thao tác kỹ thuật cụ thể như sau:

Đối với những cây các năm trước đã được đốn tỉa đúng kỹ thuật, dùng dao phát toàn bộ mặt tán, vị trí phát cách vết đốn năm trước khoảng 8 – 10cm. Với những vườn chưa được đốn đau ở năm trước hoặc vườn vải đã khép tán thì tiến hành đốn sâu vào bề mặt tán ở vị trí cành có đường kính từ 1 – 2cm để vừa định hình cành mẹ và giảm độ cao của tán, thuận lợi cho việc chăm sóc sau này.

Đốn tạo tán hình mâm xôi sau đó tỉa bỏ những cành mọc xiên xẹo và một số cành khung mọc thẳng đứng ở giữa tán để đảm bảo cây vải có bộ tán thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Tỉa bỏ bớt những cành phía trong tán cho thông thoáng đồng thời tỉa bớt một số cành nhỏ ở bề mặt tán. Biện pháp này nhằm mục đích định hình các cành mẹ, chỉ để đủ số lượng và phân bố đều trên bề mặt tán.

Sau khi đợt lộc đầu thành thục phải tiến hành tỉa định cành. Thông thường ở mỗi đầu cành mẹ sẽ có từ 5 – 10 cành lộc, tùy theo đường kính cành mẹ và tình hình sinh trưởng của cành lộc mà tỉa để lại số cành lộc cho phù hợp. Với cành có đường kính dưới 1cm thì tại mỗi đầu cành chỉ để lại một cành lộc khỏe nhất; cành có đường kính từ 1 – 2cm thì để hai cành lộc hai bên theo hướng ngạnh trê. Với những cành lộc trong tán ta tỉa thưa hợp lý, không để rậm rạp quá. Công việc này mặc dù tốn nhiều công lao động nhưng nếu không thực hiện tốt thì số cành lộc quá nhiều, cành nhỏ và ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Với cây vải khỏe, chăm sóc tốt sẽ ra được 3 đợt lộc, sau khi đợt thứ 3 là lộc thu đã thành thục vào cuối tháng 9 đến tháng 10 tiến hành cắt tỉa thêm 1 lần nữa, loại bỏ những cành tăm, cành gối nhau, cành bệnh, chuẩn bị cho cây vải sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Chú ý: Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom quả rụng và những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

2. Bón phân

Sau vụ quả, cây bị tiêu hao nhiều dinh dưỡng do quả lấy đi, do đó cần bón kịp thời để phục hồi dinh dưỡng cho cây. Mặt khác, đợt bón này còn thúc lộc thu phát triển mạnh và sung sức chuẩn bị làm cành quả cho năm sau. Lần bón này rất quan trọng, bón đạm là chủ yếu phối hợp với phân lân và kali, lượng đạm bón bằng 50% lượng đạm cả năm, tương tự lân bằng 50% và ka li bằng 20%. Cũng có thể thay thế đạm, lân, kali bằng phân tổng hợp có hàm lượng đạm và lân cao như NPK 16-16-8. Lần bón này nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh) để cải tạo đất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Lượng phân khoáng bón cả năm cho cây có thể căn cứ vào tuổi cây, đường kính tán, năng suất thu hoạch, độ phì của đất và tình trạng sinh trưởng của cây để xác định lượng bón cho hợp lý. Thường hay căn cứ vào đường kính tán để xác định lượng phân bón.

Lượng phân khoáng bón hàng năm cho cây vải (g/cây):

Phương pháp bón: Đợt này cần bón sâu và bón kết hợp với phân hữu cơ nên đào các rạch dài 0,5-1,0 m , rộng 30-40 cm, sâu 20-25 cm, cách nhau 0.5-1,0m xung quanh theo hình chiếu của tán. Bón phân khoáng xuống dưới sau đó rải phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh lên trên sau đó lấp đất kín phân. Sau khi bón xong nếu đất khô thì tiến hành tưới nước cho cây.

Lưu ý đợt này nên bón sớm trong tháng 6, tháng 7 ngay sau khi thu hoạch, tránh bón muộn sẽ làm tăng nguy cơ ra lộc đông, ảnh hưởng tới năng suất quả năm sau.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Giai đoạn này cây vải thường bị một số đối tượng côn trùng gây hại như nhện lông nhung, sâu đục gân lá, bọ xít, châu chấu hại lá và lộc non. Khi cành lộc dài từ 5 – 7cm, lá bắt đầu mở tiến hành phun thuốc trừ nhện lông nhung và sâu đục gân lá,… để bảo vệ lớp lộc này. Sử dụng thuốc Regent 80WG, Pegasus 500ND hoặc Sherpa 25EC pha theo chỉ dẫn trên bao bì để phun, phun 2 lần cách nhau 1 tuần đến 10 ngày.

ThS. Nguyễn Văn Thi

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm Sóc Cà Phê Sau Thu Hoạch

Chăm sóc cà phê sau thu hoạch là một giai đoạn quan trọng giúp quyết định năng suất vụ sau, tăng sức sinh trưởng và bền vững cho cây cà phê. Đặc biệt những vườn cà phê đã thu hoạch lâu năm, mức độ dinh dưỡng trong đất đã suy giảm. Cần cẩn trọng tránh để cây bị kiệt sức, suy kiệt, thậm chí chết cây. Những khâu chăm sóc cần lưu ý bao gồm: Cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Mời bà con cùng tham khảo

1 – Cắt tỉa cành cà phê sau thu hoạch

Việc làm chồi, cắt tỉa cành có thể tiến hành 2-3 đợt/năm suốt quá trình chăm sóc cà phê, tuy nhiên giai đoạn sau thu hoạch là quan trọng nhất. Giúp cây nhanh phục hồi phát triển cành thứ cấp, dồn dinh dưỡng nuôi những cành hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cây phát triển tán cân đối, thông thoáng. Ánh sáng phân bổ đều đến các vị trí trên toàn bộ tán cây, tăng cường quang hợp cũng như phòng trừ được sâu bệnh

Nên chọn ngày nắng ráo để cắt tỉa cành, sử dụng cưa kéo đủ độ sắc, tạo những vết cắt ngọt, gọn gàng, không làm xước thân. Khi cắt nên tiến hành cắt từ trên cắt xuống, cắt từ trong ra ngoài để thuận tiện cho việc quan sát, không cắt nhầm không bỏ sót

Những cành nên cắt tỉa sau vụ thu hoạch

Cành chết, cành khô, cành có dấu hiệu sâu bệnh

Cành già cỗi, dị dạng, còi yếu, cành sát thân, cành đụng vào mặt đất

Cành tăm, chồi vượt, cành mọc chen chúc cùng một vị trí, hoặc mọc ngược vào trong, mọc thẳng đứng

Cành quá dài đã cho thu hoạch 1-2 vụ, chỉ còn 3-4 cặp lá ở đầu cành. Phía bên trong đã mọc cành thứ cấp thì nên cắt bỏ phía đầu cành, dồn dinh dưỡng nuôi cành bên trong

Một số lưu ý khi cắt tỉa cành

Khi cắt cành nên chừa lại khoảng 3-5cm phía gốc cành, hạn chế để dài hoặc cắt quá sát

Phần cành lá đã cắt nên giữ lại trong vườn để tăng khả năng giữ ẩm, trả lại phần nào dinh dưỡng cho đất. Chỉ dọn những cành to, tập trung tại vị trí không ảnh hưởng đến việc đi lại trong quá trình chăm sóc

Trường hợp cây còi cọc quá yếu, không tiện cho việc cắt tỉa thì nên đợi đến khi cây phục hồi mới tiến hành cắt tỉa (thường đến mùa mưa cây sẽ bắt đầu phục hồi)

2 – Bón phân cho cà phê sau thu hoạch

Sau giai đoạn thu hoạch việc bón phân rất quan trọng, cây đã dồn hầu hết chất dinh dưỡng để nuôi quả, do đó cần bổ sung ngay để cây kịp hồi phục, phát triển cành lá và phân hóa mầm hoa đúng thời điểm.

Việc bón phân nên tiến hành sau thời điểm cắt tỉa cành, để tránh lãng phí phân nuôi những cành không hiệu quả, cành cần loại bỏ. Nếu trời khô hạn sớm, nên tiến hành bón phân kết hợp với tưới nước để tăng hiệu quả cũng như tránh lãng phí phân bón

Giai đoạn này cây cần ưu tiên Đạm và Lân để phát triển rễ và phục hồi cành lá. Nên sử dụng phân NPK có thành phần Đạm (N) – Lân (P) cao.

3 – Tưới nước cho cây cà phê sau thu hoạch

Thời điểm thu hoạch xong cũng là giai đoạn thời tiết bắt đầu chuyển vào mùa khô. Việc tưới nước cho cây là cần thiết, tuy nhiên nên tưới đúng lúc không nên tưới quá sớm hoặc quá trễ. Tưới sớm sẽ làm cho cây ra chồi lá nhiều ít hoa – Tưới trễ cây suy kiệt không thể phục hồi.

Tốt nhất nên tưới khi thời tiết bước vào mùa khô hạn được 1-2 tháng. Thường đợt tưới đầu tiên sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 âm lịch (tương đương tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch). Cây sẽ đủ thời gian để phân hóa mầm hoa, tránh hiện tượng cây tập trung ra cành lá, ít hoa hoặc hoa nở không tập trung

Nếu trong thời gian ép bông, có những cơn mưa trái vụ xuất hiện làm cho cây bung hoa, thì cần tiến hành “tưới đuổi” theo thời tiết, cung cấp đủ nước để hoa ra tập trung, tránh tình trạng rụng bông, héo bông, bông nở không tập trung

Có thể tiến hành tưới theo 3 phương pháp sau, tùy theo điều kiện đầu tư và lượng nước sẵn có

Tưới dí (tưới gốc): Đây là phương pháp truyền thống nhất, sử dụng ống đưa nước đến tưới lần lượt từng gốc, yêu cầu phải đánh bồn quanh gốc để giữ nước. Ưu điểm là chi phí rẻ, phù hợp những vùng có lượng nước vừa đủ.

Tưới béc (tưới phun mưa): Sử dụng béc tưới để tạo mưa tưới từ trên cao, cách tưới này giúp nước phân bổ đều lên toàn khu vườn, đồng thời rửa sạch bụi bặm bám trên lá giúp quá trình quang hợp diễn ra thuận lợi hơn. Nhược điểm là đầu tư tốn kém, thời gian tưới kéo dài, không phù hợp với những khu vực có nguồn nước hạn chế

Tưới nhỏ giọt: Chi phí đầu tư cao, nhưng lượng nước cung cấp vừa đủ không lãng phí, cây sinh trưởng tốt hơn, hạn chế được việc dư thừa hoặc thiếu hụt nước như 2 phương pháp bên trên

Thông thường mỗi chu kỳ tưới cách nhau từ 20-25 ngày, tùy theo tình hình thời tiết. Bà con nên thăm vườn thường xuyên để kịp thời cung cấp nước tưới cho cây phát triển

4 – Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê sau thu hoạch

Cuối mùa mưa đầu mùa khô cũng là giai đoạn bùng phát của một số sâu bệnh, bà con cần chủ đụng xử lý bằng các loại thuốc chuyên dụng.

Bệnh rỉ sắt – đốm mắt cua

Bệnh nấm thân

Bọ xít và các loại côn trùng chích hút

Cách loại rệp: rệp vảy, rệp sáp

Như vậy về cơ bản bà con đã nắm được các bước chăm sóc cà phê sau thu hoạch, cần nhắc lại đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây cà phê, có thể ví như quá trình “vượt cạn” ở con người. Ở giai đoạn này cây rất nhạy cảm, nếu chăm sóc không cẩn thận sẽ làm cho cây suy kiệt, ảnh hưởng đến năng suất cũng như sinh trưởng. Chúc bà con thành công và có những vụ mùa bội thu!

Trường hợp cần mua cây giống cà phê, hạt giống cà phê, tư vấn về kỹ thuật trồng cà phê. Bà con có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới. Hiện cửa hàng chúng tôi có sẵn các loại cây giống và hạt giống của các giống cà phê tốt nhất hiện nay như: cà phê xanh lùn, cà phê dây, cà phê thiện trường, cà phê tr4, cà phê tr9, cà phê thực sinh trs1… Cam kết chuẩn giống, có giấy tờ đảm bảo. Xin cảm ơn!

CỬA HÀNG GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Giấy phép kinh doanh: 40A8026362 Điện thoại tư vấn: Chị Thu – 0944 333 855 (vinaphone) – 0967 333 855 (viettel)

Tìm kiếm : mua cây con của cây chanh chùm không hạt, Cách bón phân cho cà phê sau thu hoạch, giong chanh, lai chôi cà phê sau thu hoạch

85

%

Awesome

Tầm quan trọng của việc chăm sóc cà phê sau thu hoạch

Cắt tỉa cành

Bón phân

Phòng trừ sâu bệnh

Tưới nước

Người xem đánh giá:

0

0

đánh giá

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Vải Thiều Sau Thu Hoạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!