Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Lang Đơn Giản Cho Năng Suất Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn cách trồng rau lang đơn giản cho năng suất cao
cách trồng rau lang đơn giản và hiệu quả.
Khoai lang (rau lang) là loại cây lương thực được trồng khá phổ biến ở nước ta. Loại cây này có khá nhiều tác dụng như lấy củ và lá làm thức ăn, sản xuất các loại bánh kẹo, rượu cồn, v.v… được nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn
Hướng dẫn cách trồng và chăm bón khoai lang
➤➤ Cách trồng rau lang hiệu quả từ A-Z
Thời vụ trồng rau lang
Rau lang là loại cây rất dễ sống, bạn có thể trồng quanh năm mà không cần phải mất quá nhiều tâm tư chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng loại cây này cho năng suất cao, thời vụ thích hợp nhất để trồng rau lang là vào tháng 2, 3 nông lịch (vụ xuân hè) và khoảng tháng 6, tháng 7 (vụ hè thu).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trồng luân canh khoai lang với các loại cây trồng khác như ngô, lạc, đậu… Chỉ cần lưu ý, nếu trồng khoai lang vào mùa khô, hãy tưới nước đầy đủ cho ruộng khoai của bạn.
✦✦ Đất trồng khoai lang
Cây khoai lang có thể phát triển trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là ở vùng đất thịt pha cát và đất tơi xốp.
Trước khi trồng rau lang khoảng 1 tuần, bạn hãy cày xới kỹ đất, dọn sạch cỏ và bón lót phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc hỗn hợp phân lân, đạm, kali cho đất. Ngoài ra, việc trộn thêm rơm rạ, xơ dừa để làm đất tơi xốp hơn, giúp củ khoai dễ lớn.
máy nghiền phụ phẩm nông nghiệp thay vì dùng dao băm để nhanh chóng có đủ nguyên vật liệu mà không quá vất vả.
Để việc chuẩn bị rơm rạ, xơ dừa diễn ra nhanh chóng, bạn có thể sử dụngthay vì dùng dao băm để nhanh chóng có đủ nguyên vật liệu mà không quá vất vả.
Muốn khoai lang cho nhiều củ, bạn còn cần lên luống đất cao khoảng 30 – 40 cm, rộng 1 –2 m. Việc tạo luống cũng giúp đất thoát nước tốt hơn, không bị ngập úng.
✦✦ Khí hậu và thời tiết
Nước ta nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới nên hầu như quanh năm đều có thể trồng khoai lang. Tuy nhiên các bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin này để nắm được những khu vực khí hậu và điều kiện nào rau lang cho năng suất tốt nhất.
Khoai lang (rau lang) phát triển tốt nhất tại nơi có khí hậu ấm áp, nhiệt độ tốt nhất để trồng loại cây này là từ 15 – 35 độ C. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết giá lạnh, mưa nhiều, đất trồng ẩm ướt, khoai lang sẽ không ra củ.
Cách trồng rau lang
Trồng rau lang bằng phương pháp giâm cành dây lang
Nếu trồng rau lang trên ruộng, phương pháp đơn giản và giá rẻ nhất là trồng bằng dây (cành) khoai lang già. Với cách trồng rau lang này thậm chí có thể khiến bạn chẳng tốn một xu nào hoặc chỉ tốn rất ít chi phí cho phần cây giống nếu bạn có người quen đang trồng khoai lang.
Hãy chọn những dây khoai khỏe mạnh, thẳng và mập, có vài lá ngọn. Mỗi đoạn dây lang dài khoảng 25 – 30 cm.
Cách trồng rau lang trên ruộng
Khi trồng các hom cây (trồng một đầu của dây lang làm giống), phải chôn khoảng 5 -10 cm đầu dây xuống với độ nghiêng khoảng 45 độ hoặc trồng thẳng dọc xuống rồi lấp đấp lại. Các hom cây được trồng theo chiều dài của luống, cứ mỗi mét trồng khoảng 5 hom, mỗi hom cách nhau 20 – 25 cm.
Bên cạnh phương pháp này, còn có cách trồng rau lang bằng củ. Bạn chọn những củ khoai già, không bị sâu bệnh và để ở nơi có độ ẩm cao. Khi củ mọc mầm, bạn chỉ cần trồng phần củ xuống đất là được.
Tưới nước cho khoai lang sau khi trồng
Sau khi trồng, hãy tưới nước giữa luống để giữ ẩm cho đất và giúp dây lang nhanh bén rễ.
Lưu ý trong cách trồng rau lang:
Để đề phòng các sâu, bệnh, bạn có thể rắc thuốc đặc trị vào đất để diệt trừ mầm bệnh trước khi trồng khoai.
Hãy trồng rau lang vào thời điểm mát mẻ như buổi sáng hoặc cuối chiều, tưới nhiều nước cho đất ẩm trước hoặc sau khi trồng để khoai dễ sống hơn.
✦✦ Hướng dẫn cách chăm sóc rau lang
cách trồng rau lang này, chúng tôi sẽ nêu cho bạn các công việc và những hoạt động cần lưu ý khi chăm sóc:
Trong bàinày, chúng tôi sẽ nêu cho bạn các công việc và những hoạt động cần lưu ý khi chăm sóc:
✦✦ Tưới nước
Cung cấp đủ nước để khoai lang nhanh bén rễ
Vào mùa khô, dây khoai lang sẽ mọc rễ chỉ sau 2 – 3 ngày giâm cành nếu được cung cấp đủ nước. Nếu tạo luống cao, bạn có thể tưới nhiều nước vào các rãnh – chỉ cần không để nước ngập quá nửa luống – và chờ đến khi nước cạn lại tiếp tục mà không cần tưới hằng ngày.
Nếu trồng khoai trong mùa mưa, bạn cần lưu ý không để nước ngập quá cao trong ruộng, cần thường xuyên thoát nước và dùng rơm rạ hoặc vải bạt che phủ luống nếu trời mưa nhiều.
✦✦ Chú ý bón phân trong cách trồng rau lang
Đối với loại cây này, bạn không cần phải bón phân thường xuyên. Thỉnh thoảng, bạn chỉ cần bổ sung phân đạm, lân và urê để lá và ngọn rau lang phát triển tốt, cho củ lớn.
Rau lang là loại không cần bón phân quá thường xuyên
Lần bón phân đầu tiên là khoảng 20 – 25 ngày sau, bạn có thể pha loãng phân đạm với nước theo tỉ lệ (5:5) (một nửa đạm, một nửa nước); phân kali với nước theo tỉ lệ (3:7) và tưới đều trên rau lang vào cuối chiều để rễ cây, thân, lá được xanh tốt.
Đợt thứ 2 là sau khoảng 40 – 45 ngày, bạn pha phân đạm và phân kali với nước theo tỉ lệ lần lượt là (2:8) và (5:5) để tưới rau.
Nếu bạn trồng khoai lang để lấy rau ăn, định kỳ phun phân bón lá 7 – 10 ngày/ 1 lần để kích thích lá, ngọn rau phát triển.
Bình thường sau khi bón phân, cỏ dại sẽ mọc khá nhanh, bạn cần thường xuyên vun, xới đất và làm sạch cỏ để rau lang khỏe mạnh, năng suất cao.
✦✦ Phòng trị sâu bệnh ở rau khoai lang
Loại cây này có một ưu điểm rất lớn là ít bị bệnh, hại. Bạn chỉ cần chú ý các loại sâu ăn lá, sâu ăn đọt, bọ hà…Tuy nhiên, chúng có thể được phòng trị bằng cách lên luống cao khi trồng, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, vun xới gốc và tưới đủ nước.
Trong trường hợp ruộng rau lang bị sâu, bệnh với mức độ nặng, bạn có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu như Sherpa, Polytrin hay trebon… để phun lên luống.
✦✦ Thu hoạch
Ruộng rau lang đã có thể thu hoạch ngọn
Sau khoảng 30 ngày, khi rau lang cho nhiều ngọn và lá, bạn có thể thu hoạch ngọn rau.Mỗi ngọn, bạn cắt đoạn dài khoảng 15 – 25cm. Mỗi ngọn thu hoạch từ 4 – 6 đợt.
Sau mỗi đợt thu hoạch, phải bón thúc phân chuồng, phân đạm, urê hoặc phân NPK để cây nhanh mọc lá và nhánh mới. Nếu trồng rau lang để lấy củ, cần chờ khoảng 90 -100 sau khi trồng mới có thể thu hoạch.
Xin chào và hẹn gặp lại!
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Cải Xanh Cho Năng Suất Cao
Cải xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước Châu Á đặc biệt là Trung Quốc.
Cải xanh ngọt có khả năng chịu đựng khá cao với khí hậu nóng, ẩm. Trong mùa lạnh, cải xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất trên đất giàu mùn và thoát nước tốt.
Quy trình trồng rau cải xanh ngọt
Thời vụ của cây rau cải
Vụ đông xuân: gieo từ tháng 8 đến tháng 11
Vụ xuân hè: gieo từ tháng 2 đến tháng 6
Vườn ươm
Cây cải xanh ngọt có thể gieo thẳng hoặc gieo ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3 m. Bón phân lót bằng phân chuồng hoại mục từ 2 -3 kg/1m2.
Nếu gieo để liền chân: 1m2 gieo từ 0,5 – 1 g hạt giống, nếu gieo vườn ươm rồi cấy: 1m2 gieo 1 – 1,2g hạt giống. Gieo hạt xong thì phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi tưới đều mỗi ngày 1 lần.
Làm đất, cách trồng cây cải xanh
Chọn đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ có độ pH từ 5,5 – 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1,0m cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Rắc phân chuồng mục từ 1,5 – 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng mục có thể thay thế bằng phân lân hữu cơ vi sinh, lượng dùng cho 1 ha từ 2700 – 3000 kg trộn đều với đất, san phẳng sau đó gieo hạt hoặc cấy.
Nếu gieo để liền chân thì tỉa làm hai đợt khi cây có 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật với khoảng cách 12 – 15 cm. Nếu cấy thì để với khoảng cách 20 – 30 cm, đảm bảo mật độ trồng từ 80 – 100 nghìn cây/ha.
Bón phân
+ Phân chuồng: 20 tấn/ha (720 kg/sào Bắc Bộ). Cũng có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác chế biến thay thế với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
+ Phân hóa học:
Bón lót toàn bộ số phân chuồng + toàn bộ phân lân + 50% kali + 30% đạm. Bón thúc số lượng đạm và phân kali cùng với phân bón chia làm 2 đợt:
+ Đợt 1: khi cây hồi xanh(sau trồng 7 – 10 ngày) dùng 40% đạm và 30% kali.
+ Đợt 2: Sau trồng 15 -20 ngày, dùng nốt số phân còn lại.
Phân bón lá 0,1 – 0,2 kg/sào hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá, phun làm 2 đợt ở giữa các đợt bón phân thúc.
Chú ý: Không dùng phân tươi chưa hoai mục để bón cho cây. Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
Tưới nước, chăm sóc rau cải
Cây cải xanh ngọt là cây rau màu và rất cần nước để sinh trưởng nên phải được giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng, mỗi người tưới 1 lần, sau đó 2 – 3 ngày tưới 1 lần, kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc.
Tỉa cây làm 2 đợt (khi cây được 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật), để cây với khoảng cách 10 – 12 cm.
Nhặt sạch cỏ dại và xới xáo vui gốc từ 1 – 2 lần tạo cho ruộng rau thông thoáng, tránh sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh ở cải xanh
Cải xanh ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: rệp các loại, bỏ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn khi có độ ẩm cao. Cần dùng các loại thuốc phun sâu bệnh cho phép để phun phòng ngừa: Sherapa 25EC 0,15 – 0,20% hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT 3% để phun. Cần kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp khác như vệ sinh đồng ruộng, có chế độ luân canh hợp lý…
Thu hoạch
Sau khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, không để dập nát và cho vào bao bì sạch để sử dụng. Nếu làm đúng quy trình trồng rau cải xanh ở trên có thể đạt trung bình 15 – 20 tấn/ha.
Cách Trồng Đậu Bắp Siêu Đơn Giản Cho Năng Suất Siêu Cao
Không có một ghi chép đầy đủ nào về nguồn gốc của Đậu bắp. Người ta cho rằng loài này có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia. Một số tài liệu cho thấy người Ai Cập và người Moor đã trồng loài này từ thế kỷ XII và XIII.
Về mặt thực vật, mặc dù có tên là mướp tây, nhưng không hề giống mướp ta. Đậu bắp là loài thực vật thân thảo cao tới 2,5 m. Đậu bắp sống hằng năm.
Lá dài và rộng khoảng 10-20 cm. Hoa màu trắng vàng, phần giữa và gốc mỗi có thường có màu tím. Hoa có 5 cánh với đường kính khoảng 4-8 cm.
Khác với các loại đậu khác, quả đậu bắp dài từ 8 – 20 cm, có lông và chứa nhiều hạt. Quả cũng chứa nhiều xơ, tốt cho tiêu hóa. Quả được thu hoạch khi còn non là một loại rau xanh được ưu thích.
Ngoài ra, lá của Đậu bắp cũng có thể ăn được. Người ta sử dụng lá Đậu bắp trong các món salad tương tư ra xà lách. Hạt của Đậu bắp khi già có thể sử dụng để rang lên và tạo thành cà phê không caffein. Hoa Đậu bắp được sử dụng như một loại trà và gia vị.
Hạt Đậu bắp cũng chứa một lượng tinh dầu. Loại dầu được ép từ hạt Đậu bắp thường có màu vàng, hương vị dễ chịu. Hàm lượng dầu trong hạt Đậu bắp khá cao lên tới khoảng 40%.
Giá trị dinh dưỡng
Đậu bắp được coi là “nhân sâm xanh”, được thế giới công nhận là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Theo Y học cổ truyền, Đậu bắp có vị chua, tính mát. Có tác dụng giảm đau và hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh như bí tiểu tiện, táo bón.
Từ lâu đời, ông cha ta đã sử dụng Đậu bắp như một loại thảo dược. Các tác dụng chính điển hình phải kể đến như hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, xây dựng hệ miễn dịch. Ngoài ra Đậu bắp còn tốt cho mắt và chống viêm hết sức hiệu quả.
Theo các nghiên cứu hiện đại, Đậu bắp chứa nhiều cellulose và lignin trong tất cả các bộ phận. Ngoài ra Đâu bắp còn chứa polysaccharides pectin, chất keo dính (nhớt) nên khi ăn đậu thường rất nhớt.
Hơn nữa, Đậu bắp còn giàu protein, phốt pho, sắt, kali, canxi, kẽm, mangan và các khoáng chất khác. Tất cả tạo nên hương vị đặc biệt của Đậu bắp, ăn rất khác và giá trị dinh dưỡng cao.
Cách trồng Đậu bắp
Có nhiều loại Đậu bắp khác nhau với hình dạng và kích thuộc quả phong phú. Một số loài phải kể đến như là Heirloom Burgundy, Clemson Spineless, Blondy,…
Phổ biến hiện tại ở Việt Nam là loài Đậu bắp có vỏ màu xanh đậm hầu như không có gai và hơi cong. Loài này thích hợp với khi hậu Việt Nam. Đồng thời Đậu cũng cho thu hoạch nhanh thường chỉ sau 55 đến 60 ngày.
Hạt giống được bán tại các vườn ươm hoặc nếu trồng ít bạn có thể mua tại các trang mạng xã hội. Các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki,… đang bán với giá khoảng 25k/ 1 gói 20g.
Loài này thường được gieo bằng hạt. Có vài vườn ươm cây giống, việc trồng cây giống đảm bảo độ phát triển những chi phí thường khá tốn kém.
Điều kiện khí hậu trồng Đậu bắp
Đậu bắp là loại cây có ưa thời tiết ấm nên cần tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ. Nó phát triển tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ từ 24-27 o C. Nó có khả năng chịu đựng tốt với nhiệt độ cao và điều kiện khô hạn. Nhưng rất nhạy cảm với sương giá và nhiệt độ dưới 12 ° C.
Hạt giống nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 20 o C. Cây trồng có thể phát triển trong cả mùa mưa. thành công trong mùa mưa ngay cả ở vùng mưa nhiều. Ở Việt Nam, Đậu bắp thương được trồng vào cuối xuân, đầu hè.
Chuẩn bị đất trồng
Đậu bắp có thể trồng ở nhiều loại đất, tuy nhiên, nó phát triển tốt nhất ở đất thịt pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Phạm vi pH từ 6,0-6,8 được coi là tối ưu. Đất phèn, mặn và đất thoát nước kém đều không tốt cho cây trồng này.
Nếu bạn không có vườn hoặc không gian rộng rãi, bạn có thể trồng đậu bắp trong thùng xốp, chậu. Nhưng yêu cầu các thùng xốp, chậu này có chiều rộng ít nhất 50cm, chiều cao khoảng từ 50 cm trở nên. Và luôn nhớ đục lỗ thoát nước dưới đáy và xung quanh.
Bạn có thể gieo hạt trong chậu than bùn, thùng xốp để trong nhà. Hoặc tạo luống gieo trực tiếp trên vườn. Nên gieo hạt Đậu bắp vào cuối mùa Xuân khi nhiệt độ không còn quá lạnh.
Trước khi gieo hạt, bạn nên ngâm và ủ hạt để hạt nảy mầm đều và nhiều hơn. Bạn nên ngâm hạt Đậu bắp trong nước ấm khoảng 40 o C. Ngâm từ 2 tới 3 tiếng.
Sau khi ngâm, hạt ngấm nước bạn nên vớt hạt ra cho vào khăn ẩm ủ. Khi hạt nứt ra thì đem gieo. Chú ý cần bổ sung nước trong quá trình ủ hạt. Nếu thiếu nước hạt mầm có thể bị khô và chết.
Đậu bắp nên được giao thành từng hốc mỗi hốc khoảng 2-3 hạt. Lớp đất lấp lên trên nên mỏng khoảng 1cm để hạt có thể dễ dàng nảy mầm.
Sau khi gieo hạt, cần đảm bảo độ ẩm phù hợp cho hạt nảy mầm. Nước nên được tưới bằng vòi phun.
Không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào nơi gieo hạt. Nhưng cũng không nên che tối hoàn toàn.
Chăm sóc Đậu bắp
Giống như kỹ thuật trồng nho, loại bỏ tất cả cỏ dại trong luống đậu bắp khi cây còn nhỏ và để ý cỏ dại trong suốt mùa sinh trưởng. Phủ một lớp mùn dày có thể giúp ngăn cỏ dại mọc lên trên luống đậu bắp.
Lớp mùn cũng giúp Đậu bắp giữ nước và chất dinh dưỡng. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng, một lớp mùn dài 3 – 4 cm là hợp lý cho cây phát triển.
Bạn cũng cần giữ cho cây Đậu bắp được tưới nước đầy đủ, đặc biệt là trong mùa hè. Nước nên được cung cấp hằng ngày đặc biệt ở những vùng khí hậu khô, nóng.
Khi cây con cao khoảng 6-10 cm, hãy tỉa thưa để chúng cách nhau từ 20 đến 30 chúng tôi lần thu hoạch đầu tiên, hãy loại bỏ các lá bên dưới của cây đậu bắp để tăng tốc độ phát triển quả.
Chế độ phân bón
Đậu bắp có một thời gian dài để sinh trưởng ra hoa và đậu quả. Vì vậy tốt nhất bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì sức sống và tăng sản lượng. Đậu bắp rất cần các loại phân bón giàu nito, photpho và kali.
Bạn nên bón lót cho cây bằng phân NPK 10-10-10, phân cũ hoặc phân trộn giàu dinh dưỡng. Sau một tháng gieo hạt và ngay trước khi đậu bắp ra hoa, nito và photpho nên được bổ sung.
Khoảng hai tháng sau khi trồng, có thể thu hoạch những quả Đậu bắp đầu tiên. Quả thông thường phải dài khoảng 5-9 cm cho lần thu hoạch đầu tiên. Thu hoạch quả cách ngày. Để thu hoạch quả, dùng dao sắc và sạch cắt phần cuống cách nắp quả khoảng 1-2 cm.
Nếu phần thân quá dai để cắt, thì quả có lẽ đã quá già và cần được cắt bỏ và loại bỏ. Luôn đeo găng tay và áo dài tay khi thu hoạch hoặc xử lý cây đậu bắp. Bởi vì hầu hết các loại đậu bắp đều có gai nhỏ hoặc lông có thể gây kích ứng da của bạn.
Các lưu ý trong cách trồng Đậu bắp và bảo quản sau thu hoạch
Sâu bệnh hại Đậu bắp có những loại nào?
Đậu bắp là loại cây không dễ bị sâu bệnh. Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề tiềm ẩn. Do đó, hiểu biết về sâu bệnh hại Đậu bắp chắc chắn có ích trong việc trồng Đậu bắp.
Đầu tiên, để tránh sau bệnh hại đó là sử dụng hạt giống chất lượng cao. Cung cấp nước và giữ độ ẩm thích hợp cũng sẽ giúp cây tránh vấn đề sâu bệnh. Bạn cũng cần giữ cây sạch cỏ và nhanh chóng loại bỏ các lá cũ, là già yếu hay lá chết.
Bạn cũng nên để ý đến khu vườn của bạn bằng cách đi dạo qua khu vườn mỗi ngày. Quan sát kỹ mặt dưới của lá và trên các cành và thân thấp hơn để tìm rệp và bọ xít. Bạn cũng có thể bắt gặp chúng ăn trái. Tuy nhiên có một sô côn trùng có ích như bọ rùa, mà bạn không cần bắt nó đi
Đậu bắp cũng có thể nhiễm một số loại nấm như nấm thán thư, fusarium. Các loại nấm thường xuất hiện khi có quá nhiều nước hoặc không thoát nước. Ngoài ra, Đậu bắp có thể gặp cả bệnh phấn trắng, gây ra các đốm trắng và phấn trắng trên cây.
Cách bảo quản Đậu bắp
Đậu bắp nên được sử dụng ngay sau khi thu hoạch. Vì để lâu Đậu có thể bị hỏng hoặc bị già. Ngoài ra, để lâu Đậu bắp có thể khiến chúng mất đi nhiều chất, giá trị dinh dưỡng có thể bị giảm xuống.
Tuy nhiên, để bảo quản đậu bắp, có thể đặt những quả tươi vào túi hoặc các hộp kín khác và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ở ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 2-10 o C Đậu bắp có thể giữ từ 3-4 ngày.
Các món ăn với Đậu bắp
Đậu bắp có thể được chế theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được ngâm, chiên, xào, ăn sống, hoặc chế biến thành súp, món hầm. Có rất nhiều món ngon với Đậu bắp như: Đậu luộc, Đậu bắp xào thịt bò, Đậu bắp bọc váng đậu sốt, Đậu bắp sốt cà chua.
Các món ăn với Đậu bắp rất dễ chế biến và phù hợp với nhiều bữa ăn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi chế biến không nên nấu quá chín. Nấu chín quá sẽ làm mất đi độ giòn và nhiều chất dinh dưỡng trong đậu bắp.
Đậu bắp vừa rất ngon lại bổ dưỡng và tự trồng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Và không có gì tuyệt vời hơn là được hái và ăn Đậu bắp tươi ngay trên cây tại nhà.
Theo: Biển Lặng
Kỹ Thuật Trồng Cây Atiso Đơn Giản Cho Năng Suất Cao
Nhờ những cách gây giống cũng như kỹ thuật trồng cây Atiso hiện đại, ngày nay người ta có thể trồng cây Atiso ở khắp nơi, ngay trong những vùng có khí hậu không hợp.
Cây Atiso xuất phát từ miềm nam Âu châu. Chúng mọc và phát triển cách đây hàng bao trăm năm trên những vùng đất phì nhiêu có nhiều ánh nắng. Với kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản, hiện nay mọi người có thể dễ dàng áp dụng trồng ở mọi nơi cho năng suất, thu nhập cao.
Atiso ngày nay xuất xứ từ hai nguồn gốc: green và globe. Green Atiso mọc rất mạnh, hợp với khí hậu lạnh. Mùi vị của chúng bù lại không được đậm đà như loại globe Atiso, loại có màu hơi tím ở lá cuống bông. Một trong những loại được yêu chuông nhất ngày nay là loại green globe Atiso, được ghép vào thế kỷ 19 từ hai loại kể trên.
Về đất trồng, Atiso thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa. Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột. Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại Atiso đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng. Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.
Cây Atiso không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu mát. Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây Atiso. Một cây Atiso lớn có đường kính gần 4 thước. Do vậy, không nên trồng Atiso quá dày. Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước. Trồng quá dày làm gió không thổi luồng được và sẽ cây dễ bị bệnh nấm sương.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây Atiso, cây sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới. Nồng độ pH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất, Atiso sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 – 7 năm.
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – 5 cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Lang Đơn Giản Cho Năng Suất Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!