Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Kim Tuyến Đúng Quy Trình Kĩ Thuật mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây Lan kim tuyến thuộc họ Lan (Orchidaceae), tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, hay còn gọi là Kim tuyến liên, lá gấm, mộc sơn thạch tùng.
Đặc điểm nhận biết loài cây Lan kim tuyến: thân tròn có nhiều nách, cao khoảng 20 cm; lá cây trơn, hình elip hoặc hình trứng, mặt trên có màu xanh đen, mặt dưới có màu tím đỏ. Cây nở hoa màu trắng vào mùa đông, mùa xuân, nhụy hoa có lông. Cây lan gấm là loài địa lan thân bò rồi đứng, thường mọc ở các vùng rừng già ở miền núi phía Bắc, hay ở các tỉnh Lâm Đồng: Đà Lạt, Lạc Dương, Di Linh, Đơn Dương và một số khu vực khác ở tỉnh Khánh Hòa.
Lan kim tuyến là một trong những dược thảo quý giá, giúp dưỡng âm, bổ máu, chữa trị nóng gan và nóng .
Những người dân tộc miền núi thường dùng Lan kim tuyến sắc uống, giúp chữa trị đau bụng, đau ruột, sốt cao, hoặc đắp bên ngoài chỗ vết thương bị rắn cắn, các chỗ sung.
Lan kim tuyến là cây dược liệu dân gian quý, toàn thân cây thuốc có công dụng tăng cường sức khỏe, bổ máu, giải nhiệt; chủ trị bệnh phổi, di tinh, yếu gan, yếu tỳ, xuất tinh sớm, hay trị các vết thương do rắn cắn.
Trẻ em hay khóc dùng kim tuyến liên sắc uống sẽ khỏi.
Cây Lan gấm có tính kháng khuẩn, giúp chữa các bệnh viêm gan mãn tính, bệnh viêm khí quản. Ngoài ra, cây thuốc còn có công dụng trị các bệnh: thần kinh suy nhược, đau lưng, phong thấp, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt, chữa di tinh. Cây Lan gấm dùng cả cây tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 gr tươi hoặc 5 gr khô. Dùng ngoài: cả cây tươi giã nát đắp chỗ vết thương sưng đau.
Hướng Dẫn Cách Trồng Bò Khai Đỏ Đúng Quy Trình Kĩ Thuật
Tên khoa học: Erythrophalum scandens.
Họ: Dương đầu: Olacaceae.
Tên khác: Piéc Yển (tiếng Tày), rau “Dạ Yến”, Dây hương.
Bộ phận làm thuốc:
Toàn bộ phân thân trên mặt đất
Thành phần hóa học:
Thành phần dinh dưỡng của lá bò khai: nước 78,8g; protein 6g; gluxit 6,1g; xơ 7,5g; tro 1,6g; canxi 138mg; phốt pho 40,7mg; caroten 2,6mg; vitamin C 60mg.
Công dụng:
Ngoài giá trị làm thực phẩm, lá bò khai còn là một vị thuốc quí, nó thường được dùng để chữa bệnh về thận, gan và nước tiểu vàng. Đi xa mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau bò khai một hai lần, nước tiểu trở lại trong veo. Ở Trung Quốc, rau Bò khai cũng được sử dụng để chữa nhiều các bệnh viêm thận, gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để làm thuốc có thể dùng lá bò khai tươi hoặc phơi khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá Bòng bong.
Theo kinh nghiệm dân gian của Bắc Thái, toàn cây Bò khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê thấp.
Đặc tính sinh thái loài
Cây phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt nam. Cũng gặp ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ; tập trung nhiều ở khu Đông Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh: Cao bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Cây thường mọc hoang ở ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; tập trung rải rác ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi. Nơi có nhiều rau Dây hương nhất có lẽ là đảo Hòn Mê, tỉnh Thanh Hóa. Do không bị tàn phá nên cây phát triển rất mạnh; nhiều cây có đường kính thân 5-6cm, leo cao trên các ngọn cây gỗ đến 10m hay hơn.
Phân bố
Độ cao phân bố của cây rất rộng, từ ngang mặt biển đến độ cao 1000m. Rau Dây hương là dây leo ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng ở giai đoạn non, vì vậy khi gieo ươm cần một tàn che nhất định. Cây không ưa ẩm, thích hợp ở vùng khí hậu khô, mọc rất nhanh, hầu như ra chồi, mọc lá mới quanh năm, chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ quá thấp. Hoa mọc trên các chồi năm cũ hoặc trên thân già. Tháng tư, bắt đầu mùa mưa, cụm hoa xuất hiện ở phía đầu cành với các hoa nhỏ; tháng 7-9 là mùa quả, nhưng quả có thể tồn tại trên cây đến tận mùa hoa năm sau.
Cây ra chồi rất mạnh. Để có nhiều ngọn non, tháng 2-3 cần phát các cành già để đầu mùa mưa các chồi non xuất hiện.
Cây tái sinh bằng hạt hay chồi; sau khi bị phát đốt, đến mùa mưa, rất nhiều chồi lại nảy ra từ gốc thân cũ. Là cây dễ gây trồng bằng hom
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bò khai đỏ
Chọn đất và làm đất
Cây rau bò khai dễ trồng và sinh trưởng tốt trên nhiều dạng lập địa và đất có thành phần cơ giới khác nhau, tốt nhất là đất còn kết cấu sau nương rẫy, vườn rừng hoặc rừng khai thác kiệt có độ tàn che từ 0,1- 0,3.
Làm đất theo băng rộng 1m, băng chừa 0,5m song song đường đồng mức, trên băng làm toàn diện hay cục bộ từng khóm, cày hoặc cuốc sâu 30cm.
Giống:
Nhân giống bằng cách giâm hom
Thời vụ, phân bón kỹ thuật trồng và chăm sóc
– Thời vụ trồng tốt nhất là mùa mưa từ tháng 4-10 hàng năm.
– Phân bón: Chủ yếu là bón lót tốt nhất dùng phân chuồng hoai, cứ 100kg phân chuồng trộn thêm 1kg NPK.
– Kỹ thuật trồng:
Trên băng đã dọn sạch thực bì và làm đất cứ cách 60-70cm cuốc 1 hố có kích thước 20 x 20 x 20 cm cho phân trộn đều vá tiến hành trồng bình thường như trồng các loại cây khác. Mỗi hố trồng từ 2-3 hom, 1 ha trồng 20.000 hom.
– Chăm sóc:
Cây bò khai là cây ưa đất ẩm, nên phải thường xuyên tưới nước nhất là thời gian đầu. Khi cây đạt chiều cao 0,5m thì hái ngọn để cây ra nhiều chồi, chồi dài 0,5m lại hái lần 2 và bước đầu đã được thu hoạch. Sau một năm thì khép tán đến tuổi thành thục, cây cho nhiều cành đan chéo vào nhau và xù to ra, ta duy trì bề rộng luống từ 1-1,2m và cao ngang ngực 1,3m.
Thu hoạch, chế biến
Bò khai có thể thu hái gần quanh năm, chỉ trừ vài tháng mùa đông quá lạnh, ngọn non không mọc được; nhưng mùa thu hái nhiều nhất vẫn là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, 10.
Ở Trung Quốc, bò khai được dùng chữa viêm gan, viêm thận cấp, viêm niệu đạo, tiểu tiện không thông với liều hàng ngày 12 – 14g, sắc nước uống.
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Kim Tuyến
Lan Kim tuyến (Lan gấm) là cây thân thảo cao 10 -20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2 – 6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất. Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3 – 4 cm và rộng 2 – 3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3 – 5 sọc gân dọc. Mặt trên màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt. Cuống lá dài 2 – 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân. Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa. Cây ra hoa vào tháng 10 – 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.
Quy trình trồng và chăm sóc cây lan Kim tuyến
* Đặc điểm sinh thái Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1.600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.
Cây được phát hiện tại Srilanka, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Astralia và quần đảo Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây được tìm thấy tại các tỉnh: Lào Cai, Tam đảo, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh.
2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Kim tuyến 2.1. Xử lý giá thể trồng lan Kim tuyến + Mụn dừa: phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3 lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc hay trải thảm trực tiếp trên mặt đất.
+ Dớn vụn: ngâm trong nước sạch cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.
+ Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai: Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai; Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.
Để đảm bảo cây con sau khi ra ngôi sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công trước khi trồng nên xử lý giá thể và cây con qua thuốc trừ nấm (thuốc tím 0,1%, benlat, daconil, Ridolmil Gold…)
2.2. Tạo vùng tiểu khí hậu -Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C
-Độ ẩm : khoảng 70%-85%
-Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)…
Xem thêm: Lan kim tuyến (Lan gấm) – Cây thuốc quý bạn nên biếtCách chăm sóc và bón phân cho lan Kim tuyến qua từng giai đoạn sau trồng
2.3. Quy trình trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến + Trồng từng cây Lan Kim tuyến vào giá thể (nếu trồng trong chậu), trồng dưới tán rừng nên trồng từng cụm, mỗi cụm từ 3-5 cây, cự ly giữa các cụm là 0,5 x 0,5 m hoặc trồng từng cây với cự ly 25 x 30 cm. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.
+ Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.
+ Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng. Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.
+ Định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần: dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun).
Hiện nay, do việc nuôi trồng các loài lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau:
– Lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần… Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).
– Lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).
– Lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.
– Lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa + Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1 -2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới.
Quy Trình Chăm Sóc Cây Tường Vi Đúng Kĩ Thuật
Mô tả
Đặc điểm hình thái: Là cây bụi, có nhánh màu nâu đậm, gai cong. Lá mang 5 – 9 lá chét hình bầu dục. chop tù, gốc tròn, lá kèm có rìa lông và dính trọn vào cuống. Hoa rộng 3cm, có màu trắng, hồng, có hương thơm, quả giả đen hoặc đỏ, nhăn, tròn và dài 7 – 8mm. Hoa tường vi là loài hoa lưỡng tính, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, nụ hoa hình cầu, xòe ra có 6 cánh màu đỏ nhạt. Số lượng nhị nhiều, quả nang hình cầu, hạt có cánh.
Đặc điểm sinh trường: tốc độ sinh sinh trưởng trung bình, cây thích nghi với những nơi có khí hậu mát, ẩm. Là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần,cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng
Nhân giống: cây nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành.
Kỹ thuật trồng cây:
Để quy trình chăm sóc cây tường vi đúng kĩ thuật, cho hoa tường vi đẹp, bền, thì khi xuân về, cây bắt đầu phát chồi, bạn nên chăm sóc bình thường, không bón quá nhiều để các chồi ra ngắn đốt.
Khi chồi ra dài hơn khoảng 5cm, bạn ngắt búp chỉ để từ 2 – 4 nách lá và cứ làm thế cho cây đâm nhiều chồi mới.
Đến khoảng 20 tháng 3 âm lịch thì ngừng không ngắt chồi nữa, trong thời gian này, nen cho cây đủ nước và tăng cương lượng lận (hoặc pha tro vào nước tưới 2 lần/tháng)
Khi ta tăng lân cho cây làm cho đốt cây ngắn, cành cứng đủ sức mang những chùm hoa to.
Khoảng trung tuần tháng 4 âm lịch, cây sẽ có hoa, khi đó bạn sẽ có một cây với những cành hoa rực rỡ.
Khi các hoa đã nở hết hoa, nên cắt cành đó đi, cũng chỉ để lại 2 – 4 nách lá và lại bón thêm lân và chăm sóc bình thường, sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá kia sẽ cho ra chồi mới và từ những chồi ấy lại cho bạn những chùm hoa, nếu chăm sóc tốt, làm đúng như những gì đã nếu trên, bạn sẽ có cây tường vi ra hoa liên tục đến tháng 10.
Cách chăm sóc cây:
+ Với bệnh ô nhiễm than, người trồng cần phun dung dịch bột đá vôi và lưu huỳnh 0.3 – 0.5 để dự phòng. Đối với nhưng loài sâu bệnh như sâu bông, ve lá, người chăm sóc cây có thể dùng dung dịch 80% DDVP 1000 lần dạng sữa để phun diệt.
+ Nước tưới: cần đáp ứng đủ nước tưới cho cây, cần tưới đầy đủ, thời kỳ ra hoa càng phải tưới nhiều hơn nhưng cũng phải ngăn không cho tích nước, thời kỳ ngủ đông nên hạn chế tưới. Cần thay chậu cho cây 2 năm/lần.
Công dụng: cây có hoa đẹp thường được trồng trong sân vườn, đường phố, công viên… hoặc đơn giản hơn là trồng chậu trang trí sân vườn hoặc làm bonsai với nhiều dáng đẹp hoặc trồng cây trong quán cafe
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Kim Tuyến Đúng Quy Trình Kĩ Thuật trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!