Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Đậu Rồng Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đậu rồng hay còn gọi là đậu khế, là một loại quả có 4 múi vô cùng đặc biệt. Loại đậu này được nhiều người yêu thích không chỉ vì vị ngon lạ của nó mà còn vì lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại.
Loại quả này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà cách trồng đậu rồng cũng rất đơn giản, dễ chăm sóc lại thuận tiện cho người nội trợ trồng ngay tại nhà.
Tác dụng của đậu rồng
Đậu rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong các loại đậu, do đó nó rất tốt cho xương và phòng ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, loại đậu này còn được coi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin A và C. Những loại vitamin này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp ngăn ngừa lão hóa.
Không chỉ quả, ngay cả hạt đậu rồng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Từ lâu, nhiều người đã biết cách sử dụng những hạt đậu rồng già để chữa bệnh đau dạ dày.
Hơn nữa, đậu rồng là loại cây leo nên có thể tiết kiệm diện tích khi trồng. Vì vậy, nếu yêu thích loại đậu này, bạn nên trồng ngay một chậu trong nhà. Cách trồng đậu rồng cũng rất đơn giản và dễ chăm sóc.
Cách trồng cây đậu rồng
1. Chuẩn bị
– Hạt giống: Hạt to tròn, sáng bóng và có màu nâu.
– Thùng xốp: Cao 40-50 cm, rộng khoảng 50cm và dài 65 cm, có đục lỗ thoát nước bên dưới.
– Đất trồng: Đất tơi xốp, nhiều mùn.
– Phân bón: Phân hữu cơ hoai mục như vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
Ngâm hạt giống từ 1-2 giờ trong nước ấm có nhiệt độ từ 30-40 độ C. Sau đó ủ hạt giống trong khăn vải nửa ngày cho nứt nanh.
Gieo hạt vào thùng xốp chứa đất mùn hoặc đất cát pha có độ thoáng cao. Mỗi thùng có thể trồng khoảng 5 – 6 hạt. Sau khi gieo hạt xong, lấp lớp đất mỏng khoảng 1cm rồi tưới nước.
Sau khoảng 4-5 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm. Sau 7-10 ngày, cây cao khoảng 5-10 cm. Lúc này, bạn hãy giữ lại những cây to, xanh, khỏe mạnh nhất và loại bỏ những cây nhỏ, còi cọc.
Khi được 15 ngày tuổi, bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ 15 ngày tiến hành bón một đợt.
Đậu rồng trồng trong thùng xốp khoảng 30-40 ngày là bạn có thể thu hoạch được. Khi hoa ở đầu quả vừa héo khô thì thu hoạch, không nên để quá lâu vì quả sẽ bị già.
Hướng Dẫn Cách Trồng Đậu Cove Tại Nhà
Ngày:27/03/2018 lúc 15:18PM
Đậu cove còn được gọi là đậu que, kích thước mỗi trái đậu que dài từ 7 – 10cm. Cây đậu que có 2 giống là cây đậu cove leo và cây đậu cove lùn. Hạt giống có đậu cove xanh, đậu cove tím, đậu cove vàng, đậu cove đen.
Cây đậu que thuộc dạng thân leo thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây có thể trồng quanh năm vào các thời vụ gieo từ tháng 1 – 3, và vụ gieo vào tháng 9 – 10.
Đậu cove có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để năng suất cao và chất lượng đậu tốt thì nên trồng trên loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Chúng ta cũng có thể tận dụng thùng xốp, xô chậu để trồng tại nhà.
Đất trồng phải được xử lý bón vôi và phân chuồng ủ hoại rồi cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ dại. Phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt mầm bệnh trước khi lên luống.
Tiến hành lên luống với chiều cao 20 – 30cm, rộng 1 – 1,2m. Mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 60 – 70cm, làm rãnh luống rộng 40 – 50cm.
Tiến hành gieo hạt theo hàng. Gieo một hốc 2 – 3 hạt với khoảng cách mỗi hốc cách nhau 20 – 25cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên luống để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.
Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn. Đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 10 – 15 ngày sau gieo cây đậu que sẽ nảy mầm và ra lá. Sau khi cây mọc có từ 1-2 lá thật thì tiến hành tỉa bỏ bớt những cây yếu, còi cọc.
Chú ý gieo vào mùa nắng thì nên gieo hạt thưa để dễ chăm sóc. Gieo vào mùa mưa thì nên gieo dầy hơn để thu được năng suất cao.
Cây đậu que rất dễ sinh trưởng mà không cần bón nhiều phân. Chỉ cần tưới nước đủ ẩm cho cây phát triển. Trồng đậu que chủ yếu tưới phân ure, đạm và kali pha loãng với nước. Tưới cho đậu với 3 giai đoạn, sau khi gieo khoảng 15 ngày khi cây ra 2 – 3 lá thật thì tưới phân ure hòa loãng nước tưới cách gốc cây 5 – 7cm. Tưới 2 lần tiếp theo với phân ure và kali mỗi đợt cách nhau 10 ngày
Khi cây được 3 – 4 lá thật tiến hành cắm cọc cao từ 2 – 2,5m cho cây đậu leo. Cắm giàn theo hình chữ A, có thể cho đậu leo trên tường rào, ban công,…
Ở giai đoạn tạo giàn cần thường xuyên xới xáo đất để đất bên dưới được thông thoáng giúp bộ rễ của cây phát triển, kết hợp với việc làm cỏ dại xung quanh giúp cây phát triển tốt hơn.
Đậu que dễ trồng, nhanh cho thu hoạch. Cây đậu cove sau khi gieo trồng khoảng 40 – 50 ngày là cho thu hoạch. Không nên để trái già mới thu hoạch đậu sẽ cứng, có nhiều xơ giảm chất lượng đậu. Cây đậu cove cho thu hoạch từ 4 – 5 đợt. Khi thu hoạch chú ý nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái. Không giật mạnh sẽ làm rụng nụ hoa và trái non. Trong thời gian thu hoạch trái tươi, chúng ta nên tưới dặm thêm phân đạm theo thời gian cách 10 ngày tưới 1 lần để tăng năng suất ra trái và kéo dài thời gian thu trái.
Cách Trồng Cây Đậu Rồng
Cây Đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 – 30 độ C.
Đậu rồng thuộc họ đậu (Fabaceae), là loại cây dây leo nên cần làm giàn mới ra nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, đậu rồng sinh trưởng và cho quả liên tục hầu như quanh năm. Quả đậu rồng thường dài 7 – 10 cm, có 4 cạnh, trên cạnh có răng cưa, thắt lại ở 2 đầu quả. Thường thu hái non để làm rau ăn dưới dạng các món xào rất có giá trị.
Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có 30 – 37% prôtit, 28 – 31% gluxit; trong quả non có từ 1,9 – 2,9% prôtit, 3,1 – 3,9% gluxit. Hạt đậu rồng màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt 2 đầu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em và người già như các axit amin (lysin, menthionin, cystin), chúng tôi đó có thể sử dụng hạt đậu rồng để làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Lá đậu rồng cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng.
Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 – 30°C.
Hiện nay nhiều nơi đã trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát cho mảnh sân vừa lấy rau ăn hàng ngày. Những nơi trồng nhiều đậu rồng thành hàng hóa tập trung để cung cấp rau sạch cho bà con phố phường như ở các vùng ven đô Nha Trang, Qui Nhơn, Bình Định, Củ Chi… đem lại lợi nhuận lớn.
Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, hầu như rất ít sâu bệnh nên không phải phun thuốc trừ sâu, chi phí đầu tư ít mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Nếu chỉ làm rau ăn thì mỗi nhà chỉ cần trồng vài 3 gốc quanh sân vừa làm giàn che bóng mát vừa lấy rau ăn quanh năm.
Đậu rồng gieo bằng hạt sau khi đã cuốc lật kỹ đất, xới cho tơi xốp, bón nhiều phân hữu cơ và một ít Supe lân. Tháng 8, tháng 9 gieo hạt sau khi đã ngâm ủ cho hạt nứt nanh. Chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Nếu là trồng trước sân thì làm giàn cao 2,5 – 3 m, có thể dùng các cây tre, cây hóp bắc giàn hoặc dùng dây thép để căng giàn.
Nếu trồng thành hàng hóa ngoài đồng thì trồng theo luống rộng 1 – 1,2 m, trên trồng 2 hàng và bắc giàn chữ A như giàn dưa leo, giàn đậu đũa. Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ngâm ủ hoai mục trộn với 5% đạm Urê để tưới. Khi cây bắt đầu ra hoa, đậu quả cần bón thêm Kali thì quả mới chắc, hạt mới giàu dinh dưỡng, chất lượng mới tốt. Sau mỗi lứa thu hái lại bón phân và tưới nước, vun xới cho cây bền gốc, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.
Thu quả khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, hạt còn non để xào hoặc nấu canh. Đậu rồng xào với thịt heo hoặc thịt bò vừa bổ, vừa ngon.
Nguồn: sưu tầm
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Đậu Hà Lan Tại Nhà
Đậu Hà Lan được trồng từ rất lâu, nhưng người ta chưa rõ nguồn gốc chính xác của nó. Nhiều nhà khoa học căn cứ vào sự phân bố gen của loài này đã cho rằng đậu Hà lan có nguồn gốc từ vùng Cận Đông, Trung Á. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nơi tiến hành trồng trong đó có Việt Nam. Do cây đậu Hà Lan có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau nên kỹ thuật trồng cây tương đối thuận lợi cho bà con áp dụng.
1. Chuẩn bị dụng cụ, điều kiện trồng đậu hà lan
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng đậu Hà Lan. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Đậu Hà Lan yêu cầu dinh dưỡng khoáng không cao. Cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, từ đất cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn đến đất sét nhiều mùn. Trên đất nhẹ, đất cát không giữ được ẩm nên năng suất có xu hướng giảm. Độ chua của đất trồng cây thích hợp là pH khoảng 5,5 -7,0.
Nếu yêu thích loại đậu này bạn có thể trồng quanh năm trong vườn nhà. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất vẫn từ khoảng tháng 5 hoặc tháng 11.
Nhiệt độ
Mặc dù hiện nay đậu Hà Lan được trồng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới nhưng đậu chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ từ 18-20 độ C, khí hậu ẩm. Nhiệt độ trên 25 độ C và dưới 12 độ C cây sinh trưởng chậm và ở 35 độ C cây tàn lụi nhanh.
Hạt giống
Hiện tại, có 2 loại giống đậu Hà Lan phổ biến là đậu leo cần và đậu lùn. Bạn có thể chọn giống tùy thuộc vào điều kiện và sở thích. Nên lựa chọn những giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.
Ngâm hạt giống trong nước ấm 30 phút (nhiệt độ từ 50-52 độ C) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.
Đậu Hà Lan lùn: Gieo hạt hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 7cm.
Đậu Hà Lan leo: Hàng cách hàng 60-70cm, cây cách cây 20cm.
Sau khi gieo hạt xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm. Tưới bằng vòi phun nhẹ. Che phủ kín lớp hạt mới gieo khoảng 2 ngày. Tưới ngày 2 lần.
Khi cây được 5 đến 7 ngày , cây bắt đầu phát triển lá con khoảng được 2 đến 5 lá .các bạn nên lập cây cột để cho đậu hà lan bám vào , nếu là cây leo thì khi cây mọc cao khoảng 1,5 m bạn lập giàn cho cây leo lên .
3. Chăm sóc
Ngày tưới cho đậu Hà Lan 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát.
Khi cây ra được 4-5 lá thật thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…
Đợt thứ 3 bón sau khi thu quả đợt 1. Kết hợp làm cỏ, vun xới mỗi lần bón phân.
Làm giàn (đối với đậu Hà Lan leo): Khi đậu Hà Lan bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho cây. Làm dàn cho đậu Hà Lan tương tự như đậu cô ve, dàn theo kiểu chữ A. Chiều dài cọc dàn từ 1,5-2m, dùng nguyên liệu như cây que, trúc, nứa tép già, điền thanh, cây đay giống, cọc dàn, dây buộc được làm từ chất dẻo…
4. Thu hoạch
Trồng cây đậu khoảng 2 đến 3 tháng là cho thu hoạch. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất vàosáng sớm sẽ có chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại quả các quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng. Hạt đậu Hà Lan có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau vô cùng bổ dưỡng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Đậu Rồng Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!