Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Bón Phân Và Chăm Sóc Trên Cây Khoai Lang mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Loading…
1. Quy trình kĩ thuật canh tác khoai lang ở Đông Nam Bộ : Đất trồng: – Thích hợp ở vùng đất đỏ và đất xám. Thời vụ: Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. – Hai vụ mùa mưa: vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông. Vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu. – Hai vụ mùa khô : vụ đông xuân (trồng tháng 11 thu hoạch tháng 2) luân canh với lúa mùa. Vụ khoai lang xuân hè ( trồng tháng 1 thu hoạch tháng 4 ) luân canh với lạc/rau/ngô/khoai lang đông xuân. Khoai lang trồng mùa khô cần phải chủ động tưới nước.
2. Giống: - Khoai lang có thịt củ màu vàng cam thích hợp bán tươi: Kokey, Hoàng Long, HL518… - Khoai lang có thịt củ màu trắng, năng suất cao: K51, Chiêm Dâu, KB1, HL491, Khoai gạo.
3. Kỹ thuật trồng: - Dây giống chọn đoạn một và đoạn hai của những dây mập mạnh ,không sâu bệnh ,hom giống cắt dài 25-30cm. - Luống ,khoảng cách trồng và cách trồng : - Lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp giúp khoai lớn củ nhanh. - Mỗi mét dài trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách đặt hom thẳng dọc luống, lấp đất sâu 5-6cm.
4. Bón phân kết hợp làm cỏ, nhấc dây: Phân bón dùng cho mỗi héc ta : 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg K2SO4 (Kali sulphate: 51% K2O, 18% S).
– Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, bón lót trước khi lên luống và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống. – Bón thúc 1: Thời gian 15-30 ngày sau khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali sulphate bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm, lấp đất sau khi bón. – Bón thúc 2: Thời gian 45-60 ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali sulphate còn lại.
+ Làm cỏ, xáo xới, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp
+ Nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Lưu ý: tưới nước bổ sung cho khoai lang tránh bị hạn đầu vụ và khô hạn cuối vụ .
Hình ảnh bao bì Kali Sulphate (K2SO4)
5. Phòng trừ sâu bệnh : - Phòng trừ sùng khoai lang (cylas formicarius) bằng bẫy sinh học pheromone, tuyến trùng bằng thuốc ISK bột gói 3 kg của Nhật, lượng sử dụng 30 kg/ha xử lí ngay lúc trồng. - Sử dụng dây giống khoai lang đã được phục tráng, sạch virus, được thực hiện 3 năm một lần bằng cách ươm củ giống tuyển chọn, nhổ bỏ những dây lang bị virus xoăn lá để tránh lây lan. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây hại.
6. Thu hoạch – phân lọai củ ,chế biến và tiêu thụ: - Đối với các giống khoai lang phổ biến hiện nay ở vùng Đông Nam bộ thường thu hoạch 90-100 ngày ở mùa mưa, 85-95 ngày ở mùa khô. - Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp: củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.
7. Tại sao phải sử dụng phân kali sulphate?
– Do tác hại ngoài mong muốn của gốc “Cl” khi sử dụng clorua kali (KCl) ảnh hưởng lên chất lượng nông sản nên các nhà khoa học đã sáng tạo tìm ra sản phẩm thay thế có nhiều tính ưu việt hơn đó là thay thế gôc “Cl” bằng gốc “SO4” tạo nên sản phẩm Kalisulphate (K2SO4).
– Trong Kalisulphate ngoài hàm lượng 50 – 51% K2O hữu hiệu còn cung cấp thêm cho cây trồng 18% lưu huỳnh (S) là nguyên tố trung lượng kích thích sản sinh diệp lục tố, tạo protein rất cần thiết cho cây trồng, tăng chất lượng nông sản giữ hương vị, kéo dài thời gian bảo quản, chống chai sượng củ, quả.
– Nếu so sánh với KNO3, K2SO4 sử dụng hiệu quả hơn về mặt chi phí (giá thành thấp hơn KNO3 từ 10.000 – 20.000đ/kg) và mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn cây trồng ra hoa và tạo quả.
Cách Bón Phân Cho Cây Khoai Lang
Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.
Khoai lang nếu trồng ở điều kiện sản xuất bình thường năng suất có thể đạt từ 16 – 25 tấn củ/ha và 10 – 15 tấn thân lá, trong thời gian ngắn từ 70 – 80 ngày, nếu trồng trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là phân kali sẽ đạt năng suất cao từ 30 – 40 tấn củ và 15 – 30 tấn thân lá/ha.
Khoai lang không kén đất nhưng ưa thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, đất kiềm độ pH 5 – 6. Với yêu cầu của khoai lang như vậy nên bón phân lân nung chảy Văn Điển rất phù hợp.
Cây trồng được bón phân lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn tăng khả năng chống chịu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ. Phân lân Văn Điển ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng: P2O5 (lân): 15 – 17%, CaO (canxi – vôi): 28 – 34%, MgO (manhe): 15 – 18%, SiO2 (silic): 24 – 30% và các chất vi lượng: Bo, mangan, đồng, kẽm, sắt,…
Sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển có thể kết hợp hoặc thay thế bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây khoai lang cũng rất tốt. Do sản xuất dựa trên nền phân lân Văn Điển nên phân đa yếu tố NPK Văn Điển mang đầy đủ các ưu điểm của phân lân Văn Điển và đặc biệt thích hợp cho các loại đất bạc màu, đất chua mặn vì có tính khử chua, trị mặn. Bón các loại phân của công ty cổ phần phân lân Văn Điển sẽ không phải bón thêm vôi bột.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho khoai lang có 2 loại- phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón lót NPK: 4.12.7 thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N (đạm): 4%, P205 (lân): 12%, K20 (kali): 7%, S (lưu huỳnh): 2%, MgO (manhe): 8%, CaO (canxi): 16%, SiO2 (silic): 15% và các chất vi lượng như: B (Bo), Mn (mangan), Zn (kẽm), Cu (đồng), Co (coban)… Phân bón thúc NPK 9.9.12 với thành phần dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K2O: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: B, Mn, Zn, Cu, Co…
Ở miền Bắc nơi trồng khoai lang nhiều là tỉnh Bắc Giang, diện tích năm 2013 gần 5.000ha. Đất ở Bắc Giang là đất cát pha, bạc màu, đất chua nghèo dinh dưỡng nhất là nghèo lân và kali. Ông Hoàng Tiến Hùng- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà chia sẻ: “Diện tích khoai lang hàng năm cả huyện trồng khoảng 1.000ha. Phân NPK Văn Điển sử dụng còn ít do dân chưa hiểu nhiều về loại phân này nhưng những nơi đã sử dụng thì thấy có hiệu quả vì phù hợp với đất chua”.
Về số lượng phân và cách bón cho khoai lang như thế nào để có hiệu quả: Bón lót cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 200 – 300kg, 15 – 20kg phân Văn Điển đa yếu tố NPK 4.12.7. Bón phân chuồng, cùng với phân NPK vào rạch luống lấp đất mỏng kín phân, đặt dây giống. Bón thúc: Phân Văn Điển đa yếu tố NPK 9.9.12, bón 1 sào: 8 – 10kg. Bón khi khoai lang ngả ngọn bò kết hợp với vun luống. Khoai lang được bón phân Văn Điển đa yếu tố NPK sẽ cho củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu, cây khoẻ, ít sâu bệnh.
Vùng trồng khoai lang lớn nhất cả nước là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2013 vùng này trúng mùa khoai lang với diện tích 20.269ha, năng suất 24 tấn/ha. Bình quân mỗi ha thu: 70 – 90 triệu đồng, lãi ít nhất 50 triệu đồng/ha/vụ. Các giống trồng phổ biến là khoai lang bí, khoai lang trắng, khoai lang sữa và khoai lang tím Nhật.
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL, năm 2013 diện tích khoai lang 9.857ha. Nơi đây chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật, cho năng suất: 30 – 36 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp đôi các giống khác vì bán giá cao. Ông Dương Hữu Phước- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân cho biết: “Diện tích khoai lang năm 2013 cả huyện trồng 8.000ha. Đất trồng khoai lang chủ yếu trên đất luân canh với lúa. Đất ở đây là đất sét pha thịt có bị nhiễm phèn.
Do ở xa nên việc sử dụng phân lân Văn Điển và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng sử dụng thấy có hiệu quả nhất là nơi đất nhiễm phèn, năng suất tăng rõ rệt, tỷ lệ củ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao hơn”.
Ông Nguyễn Văn Tua- Chủ nhiệm HTX NN Thành Đông và ông Phan Văn Tiệp- cộng tác viên khuyến nông xã Thành Trung cùng có chung nhận xét: “Do đất ở đây là đất nhiễm phèn phải bón vôi nên mặc dầu việc sử dụng phân lân và phân NPK Văn Điển còn ít nhưng có hiệu quả vì trong phân có tỷ lệ lân và vôi cao. Bón phân Văn Điển khoai lang dây mập, lá tốt bền, củ to, vỏ củ đẹp hơn”.
Bón Phân Npk Văn Điển Cho Cây Khoai Lang
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét tốt, cây khoai cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Khoai lang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho củ to.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, sản xuất từ phân lân nung chảy Văn Điển, đạm urê và kali. Ưu điểm của phân đa yếu tố NPK Văn Điển hơn hẳn các loại phân NPK thông thường khác là: Đầy đủ các chất dinh dưỡng, đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây trồng như vôi, manhê, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm…Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây trồng phát triển khỏe, phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét tốt, cây khoai cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, làm cho đất ngày càng màu mỡ, giảm phèn, giảm rong rêu.Phân bón dùng cho cây khoai lang:
– Phân NPK 4.12.7, dùng bón lót (N=4%; P2O5=12%; K2O=7%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co…).
– Phân NPK 9.9.12 dùng bón thúc (N=9%; P2O5=9%; K2O=12%; S=2%; MgO=7%; CaO=12%; SiO2=9 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co…).
Khoai lang được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ cho củ to, ít mắt, vỏ nhẵn, hàm lượng đường, bột cao, lượng nước ít nên bảo quản được lâu, tránh được hiện tượng nhăn vỏ khi để lâu, cây khoẻ, ít sâu bệnh.
Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa ChỉThôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam
Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Khoai Lang
Giống khoai lang để trồng có thể dùng dây hoặc củ. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 – 30cm.
2/ Thời vụ
Khoai lang có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vẫn là trồng vào tháng 2, 3 hoặc tháng 8, 9 hàng năm.
3/ Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ, sau đó lên luống rộng từ 1,2 – 1,5m, cao khoảng 35 – 40cm. Lên luống nên chọn hướng Đông Tây là thích hợp nhất.
4/ Cách trồng
Trồng khoai lang nên chọn khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
Mật độ trồng: thích hợp là từ 38 – 40 ngàn khóm/hécta. Khoảng cách dao động 5 – 6 dây/m chiều dài luống. Trồng hàng đơn, vùi dây giống ở giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau. Đồng thời, đoạn dây này song song với mặt luống. Ngọn phải ở trên mặt luống 5 – 10cm (2 đốt), vùi dây độ sâu vùi khoảng 5cm.
5/ Phương pháp bón phân
Khoai lang cần được cung cấp nhịều nhất là phân K (Kali ), kế đó là P (lân) và cuối cùng là phân N (với lượng ít).
Chất K giúp cây chịu khô hạn, chịu nắng tốt, đồng thời giúp cây cho nhiều củ với củ to và nhiều bột hơn. Cùng với phân lân, kali còn giúp hom khoai lang đem trồng mau lại sức và sớm ra rễ hơn. Lượng kali cần bón khoảng 60 ~ 90 kg/ha K20 (tượng đương từ 100 ~ 150 phân Chlorua Kali), nhất là trên đất bạc màu. Khoai lang cần K nhất vào hai giai đoạn:
Giai đoạn mọc dài của dây (giai đoạn tạo củ): khoảng 1 ~ 1.5 tháng sau khi trồng. Cần K để tạo nhiều rễ củ tơ. Nên bón khoảng ½ tổng lượng kali cho cây.
Giai đoạn phát triển của củ: khoảng 2 ~ 3 tháng sau khi trồng. cây cần nhiều K để củ phình to, tích lũy nhiều bột, củ có màu đẹp và không bị xơ. Bón 1 / 2 tổng lượng kali còn lại cho cây.
Chất lân giúp cây được cứng cáp, rễ mọc tốt nên giúp hút nước và dinh dưởng cũng tốt hơn. Bón P cũng giúp khoai cho nhiều rễ củ hơn. Chỉ cần bón 45 ~ 60 kg/ha P 2O 5 (tương đương 270 ~ 350 kg/ha super lân) vào lúc trồng là đạt yêu cầu.
Chất N cũng cần cho cây khoai lang tăng trưởng để tạo thân và lá, nhưng bón nhiều vào lúc tạo củ sẽ cho nhiều rễ đực hoặc củ nhỏ, có nhiều xơ. Lượng đạm cung cấp chỉ cần 40 ~ 60 kg N /ha (tương đương 87 ~ 130 kg phân Urê) lúc gieo đến 20 ngày sau khi trồng
6/ Chăm sóc
Sau khi trồng được 20 – 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang.
Sau khi trồng khoai được 40 – 45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.
Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%. Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh cho nước ngập 1/2 – 2/3 luống.
Sau trồng khoảng 25 – 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ. Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Sau khi trồng khoai được 40 – 45 ngày, xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.Lúc này dây bắt đầu làm củ và nuôi củ sử dụng thuốc siêu tạo củ,kích thích bén rễ tạo nhiều củ, củ to đều, hạn chế các vết bệnh trên củ, hạn chế củ bị sượng, thối củ. Dùng Paclo hoặc Hac-09 để hãm dây xuống củ.
7/ Phòng trừ sâu hại
– Đối với các loại sâu ăn rễ người dân nên sử dụng các loại thuốc hạt như: Diazan, Basudin, Padan, FihusingLai.
– Đối với bọ hà, sâu đục củ dùng thuốc Andotox, Anhosan.
– Đối với sâu keo, sâu cuốn lá dùng thuốc Acelant, Novas Super 650EC, Adomate 50SC, Serpal, Pernovi. Promectin.
8/ Thu hoạch
– Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng, các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Bón Phân Và Chăm Sóc Trên Cây Khoai Lang trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!