Cập nhật nội dung chi tiết về Hương Bưởi Soi Hà. Ghi Chép Của Bàn Minh Đoàn mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HƯƠNG BƯỞI SOI HÀ. GHI CHÉP CỦA BÀN MINH ĐOÀN
Thứ 2, ngày 7 tháng 10 năm 2019 – 7:59
Với 600 cây bưởi Diễn và bưởi đường mấy năm gần đây mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình hộ nông dân Lý Phúc Hưng, thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Ông Lý Phúc Hưng, dân tộc Dao Thanh Y, sinh năm 1973, tại thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, bảo: Ngày xưa, người Dao chúng em sống khổ lắm, toàn phát rừng làm nương rẫy, di chuyển từ núi nọ sang đồi kia, nơi nào có rừng là người Dao tạm trú và tiến hành phát rừng làm nương tra lúa ngô… cuộc sống nay đây mai đó, quanh năm thiếu đói, đi tìm củ mài, củ bấu đào ăn chống đói trong lúc giáp hạt. Từ khi có Đảng, Bác Hồ kêu gọi người Dao xuống núi định cư, nghe theo lời Đảng – Bác Hồ người Dao chúng em đã hạ sơn định cư và tiến hành khai phá đất hoang, be bờ làm ruộng cấy lúa, cuộc sống vẫn cứ thiếu thốn không đủ cơm ăn, áo mặc, nhưng bù lại các con cháu người Dao được đi học hành cái chữ mở mang hiểu biết, học hỏi lẫn nhau về khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế, đời sống cũng dần được cải thiện.
Năm 1993, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, thấy cảnh làng quê vẫn cứ đói nghèo, làm thế nào để thoát nghèo trong khi vùng đất khô cằn còn rộng mênh mông, sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ không có lẽ cứ phải chịu mãi cái cảnh đói nghèo vậy sao? Thế rồi anh đi huyện Hàm Yên nơi đây cũng có đồng bào Dao, họ sống xen kẽ với người Tày, người Kinh… và họ trồng rất nhiều cây ăn quả có giá trị kinh tế, trong đó có cây cam mang lại nguồn thu đáng kể, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng từ tiền bán hoa quả, thế là ông về bàn với gia đình, phát dọn những đồi nương trước kia trồng sắn, ngô năng suất rất thấp, ban đầu mạnh dạn đặt mua hàng trăm cây cam giống về trồng xuống vườn nương của gia đình, vợ chồng ông vùi đầu vào chăm sóc, nhưng do thổ nhưỡng ở đây không hợp với cây cam, cùng với không nắm được quy trình kỹ thuật, nên ngay từ vụ đầu ông đã thất bại. Ông lại chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác, mận tam hoa, chanh, mơ, quất hồng bì cũng thua lỗ hàng vài chục triệu đồng. Sau những lần thất bại đó, ông lại bắt tay vào nuôi gia súc, gia cầm rồi lại nếm trải thêm một lần thất bại nữa… Khó khăn như thử lòng người, càng thất bại, ông càng quyết tâm phải đi lên và phải thành công trên chính mảnh đất của quê hương mình. Và, năm 2005, trong lúc còn đang loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao thì ông Hưng nhận được lời mời của một người bạn đi thăm các mô hình trồng cây ăn quả tại các tỉnh miền xuôi. Sau khi thăm thú các mô hình, vì quá thích với những vườn cây ăn quả trĩu cành của vùng đất bưởi Diễn, tại xã Phú Diễn, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội ông đã quyết định kéo dài lịch trình của chuyến đi thăm quan ở lại đồng thời đến tận vườn của các hộ gia đình ở Phú Diễn để tìm hiểu thêm về đặc tính của các loại cây trồng. Cũng trong quá trình đi tham quan, học hỏi đó, ông nhận thấy, trồng bưởi rất có triển vọng nên ông đã đặt mua hơn 40 cây giống bưởi Diễn của các hộ nông dân trồng bưởi xã Phú Diễn mang về trồng thử nghiệm, với giá 15 nghìn đồng/cây lúc bấy giờ. Chia sẻ về thời gian đầu khi bắt tay vào trồng bưởi Diễn, ông Hưng cho biết: Ông cũng gặp không ít khó khăn. Và để khắc phục những khó khăn này, một mặt, ông tìm về các tỉnh trồng nhiều bưởi Diễn thêm vài lần nữa, học hỏi từ chính những chủ vườn bưởi Diễn. Mặt khác, ông lại lên mạng tìm tòi, học hỏi, thấy cách làm nào hay, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất Soi Hà ông lại mày mò mang vào áp dụng.
Vừa dẫn chúng tôi đi một vòng trang trại, cây nào cũng sai lúc lỉu, thỉnh thoảng lại với tay cắt những quả bưởi đã tới lúc thu hoạch, ông Hưng hồ hởi nói: “Năm thứ 2 sau khi trồng, gặp thời tiết mưa nhiều, vì chưa biết cách xử lý như thế nào nên nhiều gốc bưởi đã bị úng nước, nguy cơ chết cao. Đến năm thứ 3, rút kinh nghiệm của năm trước, vào đầu mùa mưa, em tiến hành đào rãnh thoát nước cho cây, không để tình trạng ngập úng dưới gốc, nhờ đó mà cây bưởi đã phát triển bình thường trở lại và bắt đầu cho thu bói. Đất đã không phụ công và lòng người, cây bưởi dần bén duyên và cho trĩu quả. Hiện tại, với hơn 600 cây bưởi Diễn và bưởi đường cây nào cũng quả sai trĩu, cây sai nhiều cho 400 quả, cây sai ít cũng cho 100 quả/năm”.
Vườn bưởi của gia đình ông Lý Phúc Hưng đang vào vụ thu hoạch.
Theo ông Lý Phúc Hưng, cũng như các loại cây ăn quả khác, trồng bưởi Diễn và bưởi đường phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là các tiêu chuẩn VietGAP để cho ra sản phẩm sạch mới bán được giá cao. Trồng bưởi Diễn, bưởi đường quan trọng nhất là đất. Mặt khác, muốn đạt hiệu quả cao khi trồng bưởi Diễn, bưởi đường phải tuân thủ theo lịch trình bón phân, chăm sóc. Phải sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, kết hợp bổ sung Ni tơ, phân Lân và Kali để cây tốt, quả đẹp đều hơn. Và vườn bưởi Diễn, bưởi đường của ông Hưng cũng được lắp đặt hệ thống tưới nước thủ công khắp vườn, nên cây bưởi luôn được cung cấp nước đủ đầy.
Do được áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên vườn bưởi của ông Hưng cho năng suất cao, da và ruột trái bưởi có màu sắc óng đẹp, mỗi quả bưởi có khối lượng từ 1,2 đến 1,5 kg trở lên. Ba năm gần đây mỗi năm vườn bưởi đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình ông từ 500 triệu đồng trở lên, trừ chi phí nhân công, vật tư mỗi năm gia đình ông Hưng tích lũy được trên 300 triệu đồng.
Thị trường chủ yếu của loại quả này là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội. Đặc biệt, từ lúc cho thu hoạch, lúc nào cũng ở trong tình trạng cung không đủ cầu nên đầu năm 2019, ông Hưng quyết định trồng thêm 400 cây bưởi Diễn và bưởi đường trên diện tích đất của gia đình. Và hiện, ngoài việc phát triển vườn bưởi Diễn và bưởi đường, ông Lý Phúc Hưng đang tiến hành trồng xen thêm cây na, hồng ngâm trên tổng diện tích vườn nhà, trồng thêm 30 cây bưởi da xanh. Ông cho biết, việc trồng xen các loại cây ăn quả sẽ không ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cây bưởi, vì mỗi loại cây trồng đều có khoảng cách nhất định, mà còn làm tăng thu nhập cho gia đình. Ông còn giúp đỡ đồng bào Dao ở thôn Soi Hà cùng phát triển giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao này.
Từ hiệu quả mô hình trồng bưởi của gia đình ông Lý Phúc Hưng và bà Bàn Thị Sâm cho thấy, việc phát huy tiềm năng cây bưởi không chỉ làm thay đổi tập quán sản xuất từ độc canh chuyển sang đa dạng cây trồng, mà còn giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương Soi Hà, Xuân Vân.
Tạm biệt gia đình ông Lý Phúc Hưng, Bàn Thị Sâm đi qua những vườn bưởi bạt ngàn hòa quyện với những hương thơm của bưởi cuốn theo tôi về thành phố Tuyên Quang đâu đây hương bưởi thơm còn đọng mãi trong lòng tôi.
B.M.Đ
Lượt xem:329
Bản in
Hoa Bưởi Cả Cây: ‘Thú Chơi Mới’ Của Người Hà Nội
Khác với các năm trước, người dân thường chỉ mua những bó hoa bưởi tươi để chơi, năm nay, nhiều người Hà Nội đã tìm mua cả cây bưởi để trưng bày trong nhà.
Năm nay, nhiều người dân Hà Nội tìm mua cả cây hoa bưởi về trưng bày tại nhà
Anh Hoàng Văn Thái (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, những cây bưởi nhỏ này là dòng bưởi Diễn, được nhà vườn trồng theo phương pháp chiết cành chỉ lấy hoa
Giá mỗi chậu bưởi dao động từ 100.000 đồng – 2.000.000 đồng
Thời gian cây bưởi nở hoa là sau Tết Nguyên đán, hoa có thể chơi được từ 30 – 45 ngày
Bà Vũ Thị Hòa (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đây là năm đầu tiên chơi cây bưởi cảnh
Thú chơi cây hoa bưởi mới chỉ rộ lên trong năm nay, nhưng đã nhanh chóng thu hút nhiều người
Cây bưởi trồng trong chậu có lợi thế chơi được lâu hơn, nếu thời tiết thuận lợi có thể tỏa hương đến hết tháng 2 Âm lịch
Những chùm hoa bưởi đầu mùa khoe sắc làm say lòng người yêu hoa
Hoa bưởi có mùi hương thoang thoảng, thanh mát, dễ chịu, đậm hương vị “xưa cũ” của làng quê làm nao lòng người
So với những loại cây cảnh sau Tết, cây hoa bưởi có nhiều lợi thế như rẻ, bền và trưng bày tại nhà
Theo Báo Tin tức
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV
Kinh Kê Gà Chọi – Sách Gà Chép Tay Cực Quý Của Người Việt
Đây là một cuốn sách gà chép tay mà ban biên tập diễn đàn sưu tầm được. Nội dung bao gồm Kê kinh và một số phần khác bao gồm Ngũ Hành luận, Kê Kinh luận, Cách nuôi gà chọi và bộ sưu tập hình vẽ về vảy gà. Trong dân gian hẳn có nhiều sách gà như vậy với nội dung ít nhiều khác biệt bởi mỗi người đều có thể thêm thắt, chỉnh sửa tùy vào kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Những sách như vầy trước đây là dạng bí truyền bởi đâu ai dại gì mà đưa cho người khác đọc để “đá” ngược lại mình!
Về nguồn gốc, bên trong có ghi “sao y theo sách đá gà của một ông chức sắc đạo Cao Đài ở tòa thánh Tân An, ngày 15-2-1960”, tuy nhiên vì nội dung được chép trên cuốn vở học sinh sản xuất năm 1993 nên chúng tôi đoán nó không phải bản sao lần đầu, mà là bản sao của bản sao, tức sao chép lẫn nhau, người này sao chép của người kia. Chỉ biết một bản đến tay của Thắng (carom), do ba của cô bạn gái trước khi xuất cảnh gửi tặng (có lẽ ổng muốn hại đời anh bạn carom nhà ta, lý do tại sao thì không rõ, chỉ biết đấy là khởi đầu của một cuộc đời sa ngã).
Chúng tôi chọn đăng một phần nội dung ngoại trừ bài Kê kinh diễn nghĩa và bộ sưu tập về vảy gà (vốn đã phổ biến). Các bài “Kê kinh luận” và “Cách nuôi gà chọi” có tham khảo và bổ sung từ một nguồn sưu tập khác là sách “Thú đá gà : kê kinh, kê kinh diễn nghĩa, cách nuôi và xem gà đá” của Huỳnh Ngọc Trảng, nhà xuất bản T.P. Hồ Chí Minh – 1990. Theo chúng tôi, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng cũng sưu tầm được một bản sách gà chép tay lưu truyền trong dân gian, nhưng riêng phần “Kê kinh diễn nghĩa”, ông lấy từ báo Nông cổ mín đàm. Bởi vậy sách mới đăng đúng tên “Kê kinh diễn nghĩa” thay vì “Kê kinh” như trong các bản chép tay; cách gọi ngắn gọn tuy phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với bản gốc bằng tiếng Hán-Nôm của Phạm Công. Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đã nhầm lẫn khi gọi phần “phụ lục” của “Kê kinh diễn nghĩa” là… “Kê kinh”! Để tiện phân biệt, chúng tôi xin đặt lại là “Kê kinh luận”.
Bản Kê kinh trong sách gà chép tay có nhiều sai biệt so với bản gốc trên báo, nhất là phần về ngũ hành đã được sửa đổi cho đơn giản và dễ hiểu hơn (tuy nhiên, “vận tam lâm” bị bỏ qua khiến cho việc tính toán nhật thần sinh khắc không khỏi thiếu sót). Các bạn có thể tham khảo phần dưới cùng.
Kê kinh luận
“Bởi mình chẳng biết nhiều bề, Chẳng thông sanh khắc, bất kỳ mạng chi. Tại mình coi chẳng hay suy, Có thua rồi trách sách gì dở thay, Xin cho hợp cách như vầy, Bá chiến bá thắng cách nay đã truyền. Sách xem phải nghĩ cho tàng (tường), Hữu trung hình ngoại rõ ràng chẳng sai. Người hiền xem mạo biết tài, Dở hay gì cũng bề ngoài hình dung”
Kinh kê một quyển đặt ra, Muốn chơi gà chọi phải xem cho tường, Mỗi trang năng thấy nên tường Thạo quen thông tốt cho ròng mới xuê Có chơi rồi biết mới mê Thua không nhũn chí, ăn về tung hô. Liều công chẳng tiếc lúa bồ, Nâng niu triu trớn, báo cô chẳng màng. Chỉ qua kê tướng rõ ràng, Khá nghe cho khỏi, sai lầm chẳng xong. Kiếm gà những kẻ chơi ròng, Biết chọi nhiều thế lẹ làng đá đau, Đói con, non trống chẳng màu, Dưỡng nuôi tức tưởi đá đâu có bền. Mỏ như se sẻ thì nên, Đã xuôi lại vắn: cắn liền, đá lia. Mỏ to, mỏ quặp thì chê, Chậm, làm biếng cắn: hay bê khó lòng. Mồng dâu, mồng chốc, mồng công, Rờ lạnh như chết, nhỏ hòng lẹ thay, Mồng trập, mồng trích nào hay, Khổ qua, mồng lỗ thiệt rày chẳng nên. Qua, trập, lỗ, lái không bền, Trích thường đi dưới, lỗ thì hay thua. Lỗ mũi rộng lại cho to, Lưỡi nhỏ lại có bớt: người cho kê thần. Khi không miệng lưỡi thúi cùng, Ấy là gà xấu: cắn ròng, rã thây. Ô bông, mắt ếch đá hay, Có tàn nhan đá trúng rày anh danh. Mắt hai sắc, lại khác hình, Thần kê nuôi lấy, để dành chớ trao. Mắt trắng lại đỏ lẽ bền đâu, Nuôi chi thứ ấy lo âu nhọc lòng. Đầu hột xoài, con mắt sâu, Lẹ làng cắn đá, mựa hầu cổ vai. Cổ tròn lại vắn ít gai, Dĩa dưới trốn tránh, vỉa hay vét lòn. Đầu gốc tre, cổ rựa tong (tong teo) Yếu cùng chậm chạp, chẳng dùng chớ nên. Cổ dài mà hẹp đi trên Vai chằng đôi mới vững bền cứng gai Ít khi có gà quý thay, Giữ gìn của quý thiệt là chẳng sai. Cánh ốp sát, ngang cùng dài Nào hễ sẻ đuôi đá hoài như không. Hai cánh giáng không đồng, Thiệt hay đau mắt chẳng xong chớ cầu. Cánh mặt hai mươi bảy lông, Hai lăm cánh trái ít hòng tốt đâu. To nách, nở hậu chẳng mầu, Đòn thì mau giảm, đá lâu gục đầu. Xương tròn lườn thẳng mới mầu, Mình như bắp chuối, đuôi hầu vổng lên. Vạch đuôi xem cánh chớ quên, Lông đuôi lông tượng mới nên gà tài. Gà mã đá hay lại bền, Mã ớt, mình nhỏ, tre phì sát xuôi. Phao câu lớn, bầu dầu đôi, Ghim sau rít rịt, lông đuôi cho nhiều. Đá chẳng ti, tiếp bồi theo, Xám khô, ô ướt ấy điều gà hay. Lườn tàu thật dễ nuôi thay, Lườn sâu, vế chặt nào ai chẳng dùng. Dẻo dai, gà thiệt mình gân, Don don đá lẹ, chọi hung chẳng vừa. Đuôi cứng ngắt đứng giọt mưa, Ưa đá sỏ mé, lẹ thôi vô ngần. Gối rùn, bộ đứng ngang chàng, Ấy gà dễ cáp, coi bằng (mà) cao vai. Hàng vảy hậu xuống cho dài, Lớn đều khỏi cựa đá hay đá bền Nát gối hay té chẳng nên, Vảy độ ngang cựa chạy lên cho đầy. Nát độ thua dễ nào sai, Cựa đóng dưới thấp: đâm hay là thường. Chưn hèo, chưn rắn, chưn xanh, Chân chì, chân nghệ vảy rành lấn vô. Vảy dày coi thể như thô, Vảy mỏng láng ướt, cẳng cho thật tròn. Chân vuông thì phải khai mương, Phải được như vậy mới thường đá hay. Kê thần vấn gối một hai, Ăn độ tới chết chẳng cần lo chi. Vấn ba cái kế nhằm gì, Thứ tự sấp xuống, mới thì chẳng xong. Vấn cán gà ấy chẳng dùng, Vấn ngang nơi cựa cũng đồng khá khuyên. Dặm cựa trái đâm mắt liền, Vảy hậu mười bốn làm sao cũng bền. Chân lông vảy chạ khá khen, Ba hàng thẳng rẳng đều liền chẳng chê. Chân trơn sanh sứa nhiều bề, Mé, hầu, ngang, sỏ nào hầu dở đâu Vấn Khâu, Vấn Xéo cũng mầu, Vấn chậu, Phủ Địa lại hầu yêu đương. Liên Giáp Nội thiệt hảo toàn, Hơn Liên Giáp Ngoại rõ ràng chẳng sai. Thân dưới cựa vảy nứt hai, Bể biên kỵ kẽm xổ hay thường thường. Đá độ thua chắc trăm đường, Chớ nuôi gà ấy lọ lường về sau. Tam Tài thiệt nhỏ mới mầu, Dặm liền ba cái đá đau vô cùng. Nguyệt Luân cong cựa đâm lưng, Vảy sáo giữa cẳng, lại càng tốt xinh. Vấn Khâu ba vảy tam tinh, Đá đòn chúng xáng, thiệt tình dễ thương. Bốn vấn nứt giữa Khai Vương Vấn ba, khai giữa cho tường chữ công Gà hay nuôi lấy mà dùng Vấn cựa, nứt bốn đá hòng chết thay (vảy Cúc Bồn) Ba vảy dụm trên gối hay (Lạc Mai) Đá hầu tức sặc, ít ai dám kình Vấn Xéo ngang cựa chớ khinh, Thủy ba là hiện khá dành để chơi, Cúc Bồn gần chậu vảy rời, Bốn, năm dụm lại thiệt thời rất hay. Yến Chậu vảy lót kín thay, Ẩn Tinh cũng đó, đá đòn chúng la Ác Tinh nhỏ xíu nhưng là Hình hột tấm mẳn, cũng là quý thay. Chân đen, chân trắng cũng hay, Kêu là Nhựt-Nguyệt đá tài đáng mê. Ngón giữa mười bảy vảy chê, Đá êm lại bở, phải dè chớ nuôi. Mười chín sắp lên hẳn hòi, Lại thêm thắt ngón, vô hồi đá đau. Dậm nội ngón trong cũng màu Dậm ngoại chẳng thấy hại đâu bao giờ Hai vảy dính áp ước mơ, Ấy là Liên Giáp nào ngờ dở chi. Liên Giáp nứt giữa vảy thì, Nhựt Thần đó chút mấy khi thua tiền. Nhơn Tự vảy chẻ cũng hên Nứt ngoài đầu ngón giữa luôn chớ lòa Cách ba dặm ngoại ngón bìa, Đá bị vem mắt khi thì đui chăng. Nhơn Tự ngón thới nên cầm, Đá thời nó lại hay đâm, sỏ cần. Ngón dài vảy ngắn mới dùng, Ngón trong mười bốn, ngoài chừng mười ba, Thới năm, sáu vảy chẳng xong Chân tiền là vảy ngón chong lên bàn. Vảy cho được lớn, ngay hàng, Năng coi đều đặn, no tròn khá khen. Ấy xem cho thạo cho quen, Kẻo mà uổng lúa, thua tiền tốn công. Bồng thời túc mái, kêu con Có gan chịu đòn đá thắng tới luôn Chân vấn sáo cũng chẳng hèn Chân cò, cổ diệc ai khen đâu là. Nhứt thời chụm ngón bỏ ra, Hai thời lắc mặt, thứ ba né lồng. Ấy gà sỏ mé hay hung, Khá lo gìn giữ để dành lớp con.
“Nhơn Tự Nội ăn vảy Son, Son ăn vảy Mực, Mực còn ăn Dương. Dương ăn Nhựt Tự lẽ thường, Nhựt ăn Công Tự cho tường chẳng sai. Công ăn Bán Nguyệt gà tài, Bán Nguyệt ngoài móng ăn hoài Kim Kê. Kim Kê khẩu tự chớ khi, Khẩu Tự lại chẳng thua chi Cúc Bồn.”
Chỉ cho các sắc rõ ràng, Đặng mà dè dặt kẻo mà chẳng an. Ô ăn tía, tía thua vàng, Vàng thì thua xám, tía ăn ớt ròng. Xám ăn ớt, nhạn thua bông, Gà đủ ngũ sắc mựa hòng sợ ai. Tía, ô gắt, nhạn gáy dài, Ớt, xám gáy thúc, lau thì gáy rao. Gà bèo, gà chuối gáy khao, Gà lai gáy quởn, chú ri gáy nhằn. Giọng mã là thiệt tốt hơn Thứ nhì ba dội, gáy trơn gà thường. Mỗi canh gáy trước yêu đương, Nội xóm ngang chạn quả tường ai qua. Gà ô chân trắng mỏ ngà, Lau đuôi, giáng cánh quả là linh kê. Dở hay cho biết khen chê, Kê thần thiệt có nhiều bề lạ thay. Có con ngủ lại nằm dài, Xuôi đầu, xòe cánh chân ngay dị kỳ, Thả ra túc túc chẳng đi, Nội vườn chẳng có gà chi dám vào, Đạp mái thì chẳng cắn đầu, Có con lại rượt cây cao mới kề. Cáp gà phải lựa mọi bề, Nếu mà sút chạn ăn về khó nuôi, Sắc so, vảy luận đầu đuôi, Thế thần khá sánh, thế chơi phải tường, Một phân vảy, hai phân xương, Đá chầu, chọi gió cáp thường thấy dai, Đá ngang, đá sỏ khá nài, Cao hơn gà chúng, đá rày mới nguyên. Gà tơ chớ đá gà niên, Gà vườn chớ đá gà trên làm gì, Chân trơn đụng cựa ít gì, Dầu cho vắng mấy mới khi hiểm nghèo. Hãy còn thời vận dõi theo, Dẫu cho hay mấy số nghèo chẳng qua.
Cách nuôi gà chọi
Đành rằng các thứ rõ thông Dựng chan ăn độ cho rành nghề thay Trống chấm niên lẹ lại hay Hình như xương cẳng, xương giao đã đành Ăn độ rồi đã thừa danh Dưỡng nuôi cho mạnh để dành nối theo Xám tro, vàng trụ, mái mèo Mái râu, mái đất, mái hèo, mái xanh. Tướng kê chọn lựa đã rành, Cho ăn đầy đủ no cành mới xuôi. Chơi gà nòi, chạ chớ nuôi, Phòng gà hàng xóm tới lui chẳng mầu. Chuồng trại sạch sẽ ráo cao, Một trống, một mái không cho chạ vào. Trong ngoài sạch sẽ là đầu, Bữa nhốt, bữa thả chớ hầu có quên. Mười ngày bèn cột ổ lên, Cao chừng một thước, lót rơm cho đều. Ăn tối trống mái no đều, Lựa gút lúa sạch, trứng nhiều con sung. Chớ rượt đuổi chạy làm lung, Thất kinh gà hoảng, đẻ không có chừng. Gà đẻ phải lấy bớt lần, Để nhiều sợ bể hoặc ngừng đi chăng. Trứng nhọn gà mái đã tường, Trứng tròn gà trống nào hòng có sai. Trứng nặng gà lớn xương thay, Trứng nhỏ gà đẹt ấp thời thất công. Trước đèn đốt rọi xem coi, Quầng thâm chẳng thấy thiệt không có cồ. Trứng vỏ mỏng chớ bỏ vô, Là bữa gà đói, chó chồn rượt vây. Gà già đẻ ít trứng thay, Xế chiều lên ổ: con hay bao giờ. Trứng nhỏ, chẳng đều gà so, Lông hay giòn bể, chớ cho ấp nhiều, Ổ lót sạch, cột chắc, treo Để nơi khuất tịch, dễ trèo dễ lên Chớ để gà khác gần bên, Làm cho động đậy chẳng yên mái nằm. Chớ để mưa tạt, dửa bầm, Nắng đứng dọi thấu, trứng làm hầm hư. Mỗi trưa cho mái xuống ăn Thả xuống đi rảo, kẻo nằm mạt sanh Đừng cho gà trống rượt dành, Phơi lông, dúi bụi rồi lên ổ liền. Lìa trứng lâu cũng chẳng nên, Nếu mà lạnh ngắt, trứng bèn hư đi. Cách chừng một khắc vị chi, Vì gà lên ổ phải coi kỹ càng, Nếu lấm bùn phải rửa lau, Kẻo để nó ung, ấp càng thất công. Ấp năm bữa xem trứng trong Như không cồ phải toan hòng lấy đi. Xám đen là trứng có cồ, Mười lăm ngày nhúng lõi thời rung rinh Còn trứng xục xịch là hư, Chùi trứng ráo rẽ bỏ vô ổ liền, Ấp đặng hai mươi mốt ngày Trứng thời khẻ mỏ, nở rày cũng mau. Trứng sát cứ gỡ chẳng sao, Đợi gà cứng cáp, xuống vào ban trưa. Lấy tay cạy mỏ chớ chừa, Khỏi rút mỏ trấu, ngăn ngừa về sau. Tấm mẳn ăn lúc ban đầu, Nước sôi để nguội làu làu chớ quên. Cho ăn thiếu thốn chẳng bền, Đói con, non trống nào bền nào dai! Bắt gà lẻ mẹ không hay, Tự nhiên để vậy lâu ngày càng sung. Nếu trời ướt át chớ quên, Cho ăn khô ráo: khỏi hen, khỏi sò. Gà sáu tháng đổ lông giò, Biết gáy một tháng phải lo tích mồng, Nửa tháng xổ nhấp một lần, Đặng quen đòn đá đứng lâu đá bền. Một nhang trở lại làm ngăn, Ban đầu xổ ít, lần lần tăng thêm. Gà tơ chớ xổ gà niên, Chọi gà vừa chạn, sợ hư xương mềm. Vỉa, khấu chớ để đá luôn, Can ra xổ lại, phòng gà hư chăng. Một chặp cho uống nước sơ, Thổi hơi, đánh cán để chờ chi lâu. Xổ rồi phải nhớ vỗ hen, Vỏ trầu với muối cho ăn khỏi sò. Mài ngải với rượu xức vô, Cánh hông đầu cổ đặng cho tan bầm. Cẳng gà cũng phải đem dầm, Vừa tới đầu gối kẻo hòng hư chân. Sau mười phút nhớ phơi lông, Tắm nắng vừa phải, chớ không nướng gà. Gặp mái chớ để theo rà, Tối cho ăn uống theo đà mỗi đêm, Cây lót để ngủ chớ quên, Tránh không có gió và khô chỗ nằm. Thục địa, cam thảo, da tây, Nấu cho uống dặm: đá rày bền lâu. Chớ cho đạp mái lần nào, Kẻo đứng không vững, khuya thì run chân. Cứt khô, ngủ chẳng giấu đầu, Là gà sung mạnh chớ lo sợ gì. Nếu gà đau mắt phải lo, Lá khế non, muối cùng nhai phun vào. Hoặc con mắt có hạt cườm, Ốc bươu đốt, xức vậy mà rất hay. Gà cước chậu mới khó cho, Để dầm nước lạnh thì giò bớt sưng. Hoặc lấy mắm nêm bó chưn, Lâu ngày mới hết, nhớ ngưng xổ gà. Bị trĩ: ỉa rặn không ra, Lá mồng tơi đỏ ăn mà rất hay. Dầu đu đủ uống hàng ngày, Thì trơn cái ruột, bịnh rày bớt đi. Ăn không tiêu chẳng hại gì, Cho ăn chút muối, uống thì nước hâm. Gà mắc gió (dùng) rau húng đâm, Lấy mà cho uống, dầu phong xức mình. Kỹ càng các việc đã bày, Nếu mà làm đúng, ít khi thua người, Bởi chỉ rõ lời cao ngoan, Bắt vần đủ kiểu, miễn sao dễ tường, Lời thô, tiếng tục tầm thường, Xin người kinh sử văn chương chớ cười.
Ngũ hành sanh khắc
Tương sanh Kim sanh thủy Thủy sanh Mộc Mộc sanh Hỏa Hỏa sanh Thổ Thổ sanh Kim
Tương khắc Kim khắc Mộc Mộc khắc Thổ Thổ khắc Thủy Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim
Lưu ý: nếu mình sanh nó thì mình hơn nó. Ngược lại, nó bị mình khắc thì nó lại thua mình.
Tính tháng âm lịch Tháng giêng thuộc Dần Tháng hai thuộc Mẹo Tháng ba thuộc Thìn Tháng tư thuộc Tỵ Tháng năm thuộc Ngọ Tháng sáu thuộc Mùi Tháng bảy thuộc Thân Tháng tám thuộc Dậu Tháng chín thuộc Tuất Tháng mười thuộc Hợi Tháng mười một thuộc Tý Tháng chạp thuộc Sửu
Quý Tháng 1, 2, 3 thuộc mùa Xuân hành Mộc Tháng 4, 5, 6 thuộc mùa Hạ hành Hỏa Tháng 7, 8, 9 thuộc mùa Thu hành Kim Tháng 10, 11, 12 thuộc mùa Đông hành Thủy
Lưu ý: kể từ ngày 13 đến 30 trong tháng cuối của mỗi quý thuộc về Tứ Quý, hành Thổ.
Mùa Xuân Mộc vượng Xám Hỏa tướng Điều Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Thủy tử Ô
Mùa Hạ Hỏa vượng Điều Thổ tướng Vàng Mộc ưu Xám Thủy tù Ô Kim tử Nhạn
Mùa Thu Kim vượng Nhạn Thủy tướng Ô Thổ ưu Vàng Hỏa tù Điều Mộc tử Xám
Mùa Đông Thủy vượng Ô Mộc tướng Xám Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Hỏa tử Điều
Giải thích Xuân: Mộc vượng, Hỏa tướng, Kim ưu, Thổ tù, Thủy tử.
Vượng, ưu, tù, tử có tánh cách khác nhau. Vượng và tướng đều thạnh mà vượng thì có phần hơn (vì chánh mùa). Ưu, tù, tử đều suy mà ưu còn khá hơn tù, tử (chữ tử: chết là suy nhất).
Mộc: Xám chánh mùa thạnh hơn Điều (Tía): Hỏa vì Mộc sanh Hỏa, nếu Xám mã và cánh xám mà có lộn mã đỏ cũng tốt vì đỏ thuộc Hỏa, hai sắc đều thạnh cả. Còn Điều mã đỏ, cánh đen, sắc đen thuộc Thủy: suy. Điều có sắc thạnh lẫn sắc suy.
Như vậy, Xám đá với Điều, Xám có phần lấn về sắc là được một phần hơn. Nếu vây vi tốt hơn thì nhất định Xám sẽ thắng. Thế là Xám hơn Điều đó là so sắc thạnh với nhau.
Dưới đây là so sắc suy với nhau:
Kim ưu Nhạn Thổ tù Vàng Thủy tử Ô
Trong ba sắc trên Ô là sắc suy nhất, nếu Vàng đá với Ô thì sắc Vàng sẽ khá hơn Ô. Hơn nữa Thổ khắc Thủy thì Vàng sẽ thắng Ô. Đó là nói về mùa, còn lấy nhật thần mà suy thì cũng thêm phần thắng theo phương cách áp dụng như sau:
Thí dụ: mùa Xuân, Ô suy mà đá nhằm ngày Thổ thì càng xấu vì ngày ấy khắc Thổ thì càng xấu hơn, khắc Thủy nếu bằng chạn, độ kém bằng nhau thì Ô phải thua. Nhiều khi Ô đang thắng mà nhằm ngày khắc khiến bị xui bay mỏ, đui mắt cho đến khi thủ huề hoặc thua ngược. Cứ theo các phương thức nói trên về mùa, sắc cũng như về nhật thần mà suy nghiệm để áp dụng cho những trường hợp khác thì chắc thắng nhiều hơn bại.
Chăm Sóc Cây Nhất Mạt Hương Để Bàn
BonsaiArt – Cây nhất mạt hương là cây cảnh thân bụi ưa ẩm, dễ trồng và chăm sóc nhưng để có một chậu cây nhất mạt hương đẹp thì ta cần tìm hiểu thêm kiến thức sau
Cây nhất mạt hương là loại cây cảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống xung quanh ta, BonsaiArt giới thiệu cách chăm sóc cho cây nhất mạt hương
Nhất Mạt Hương – tên gọi khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm với loài cây này. Nhưng ngoài tên gọi này ra thì đây chính là cây sen lá thơm quen thuộc với nhiều người.
Loài cây này thích hợp cho người tuổi Hợi và hợp mệnh thủy.
Ý nghĩa của cây Nhất Mạt Hương
Về ý nghĩa thì mỗi một cây trồng đều có những ý nghĩa riêng tùy vào việc sử dụng trong từng trường hợp khác nhau.
Và ý nghĩa đầu tiên của loài cây trồng này mà chúng tôi muốn nhắc đến trong nội dung chia sẻ này chính là ý nghĩa thể hiện tình yêu son sắt và vĩnh cửu. Còn trong tình bạn thì loài cây này biểu tượng cho sự bền vững, trung thành và thủy chung.
Với những ý nghĩa đặc biệt này thì nhất mạt hương (sen đá lá thơm) thường được lựa chọn để làm quà tặng gửi đến người thân, bạn bè như thay lời muốn nói và mong muốn rằng người nhận luôn được hạnh phúc trong cuộc sống và mong rằng họ sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Còn về ý nghĩa phong thủy thì nhất mạt hương được cho rằng là cây trồng sẽ giúp cho gia chủ thu hút được tài lộc.
Bên cạnh đó, việc đặt cây này trong nhà sẽ là một cách phòng tránh sự mất mát về tiền bạc, biết được cơ hội để nắm bắt thời cơ, vận may để giúp cho cuộc sống trở nên sung túc hơn.
Công dụng của cây nhất mạt hương
Hương thơm mà loài cây này tỏa ra vô cùng dễ chịu, nó gần giống như mùi bạc hà.
Mùi hương này giúp cho tinh thần ta cảm thấy thoải mái và được sảng khoái hơn.
Nhờ vào tác dụng này mà người ta thường lựa chọn nhất mạt hương để trang trí bàn làm việc giúp cho mọi người có tinh thần tập trung cao, giảm căng thẳng và áp lực hàng ngày.
Ánh sáng phù hợp với cây Nhất mạt hương
Nhất mạt hương là loại cây dễ trồng và chăm sóc, cây thích sự ẩm thấp, cây có sự phát triển chậm và có thể sống được trong môi trường thiếu ánh sáng.
Nhưng cũng đừng để cây hoàn toàn trong bóng tối, vài ngày ta nên cho cây ra hửng nắng ban mai từ 3 đến 4 tiếng để cây có thể hấp thụ các chất diệp lục. tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây quá nhiều, như vậy cây sẽ bị cháy lá và chết.
Cây ưa ẩm vì vậy nên nó cần lượng nước nhiều để sinh tồn, trung bình thì một ngày ta có thể tưới cho nhất mạt hương một lần, và chú ý là phải tạo điều kiện thoát nước tốt cho cây.
Nếu cây bị vàng lá và úa đó là do cây đang bị thiếu nước, ta nên tưới nước thường xuyên cho cây.
Đất trồng nhất mạt hương
Vì là loại cây chậm phát triển nên ta không cần lo lắng về lượng đất cho cây trồng, khi mới trồng ta cho một lượng đất hữu cơ vừa đủ trong chậu của cây, với lượng đất này thì cây sử dụng được một năm, khi thấy cây lớn hơn, thì có thể sang chậu khác lớn hơn chậu ban đâu.
Cách bón phân cho mạt hương
Cây Nhất Mạt Hương (sen Thơm) sử dụng chất màu mỡ, 3-4 tháng bón thêm một lượng phân hóa học NPK, hoặc hòa tan trong nước tưới trực tiếp lên gốc. khi bón phân ta phải tưới nước liền cho cây.
Nhân giống cây mạt hương như thế nào
Là loại cây dễ trồng và chăm sóc nên ta có thể ngắt một đoạn của thân cây nhất mạt hương để giâm cành xuống đất, khi ta cắt cây ra cho vào chậu, đất dưỡng ẩm và để trong mát, khoảng 1 tuần sau thì cây sẽ ra rễ và phát triển bình thường.
Cách Cắt tỉa và nhân giống nhất mạt hương
Những lưu ý khi trồng cây nhất mạt hương
Khi cây có dấu hiệu còi cọc, kém phát triển, lá úa vàng, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra hướng giải quyết.
Những nguyên nhân thường gặp như cây bị thiếu nước, chất dinh dưỡng, sâu bệnh, cháy nắng… nhưng trước tiên phải cắt bỏ hết lá úa vàng vì chúng không còn tác dụng đối với cây, để cho lá xanh, lá non có không gian phát triển.
Phải thay đất định kỳ cho cây khi đất cũ đã cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Thay chậu cho cây khi kích thước của cây không còn phù hợp với kích thước của chậu, chậu quá bé so với cây sẽ khiến cây kém phát triển thậm chí chết.
Khi nhân giống cây cần chú ý để cây trong mát một tuần, tránh gió, vì khi mới giâm, cây còn yếu, cần một khoảng thời gian để rễ phát triển và thích nghi với môi trường đất mới.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hương Bưởi Soi Hà. Ghi Chép Của Bàn Minh Đoàn trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!