Đề Xuất 3/2023 # Hồng Bạch Nam Định – Hoa Hồng Truyền Thống # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hồng Bạch Nam Định – Hoa Hồng Truyền Thống # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hồng Bạch Nam Định – Hoa Hồng Truyền Thống mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa hồng bạch hay còn gọi là hổng cổ Nam Định

Một giống hồng cổ nổi tiếng với sắc trắng tinh khôi, với kiểu xếp cánh duyên dáng, cực kỳ sai hoa được nhiều người yêu thích và cố công sưu tầm đó là hồng cổ Nam Định

Cây hồng cổ Nam ĐỊnh rất sai hoa Hoa hồng cổ nam định giản dị nhưng vẫn thu hút mọi ánh nhìn

Giới thiệu Hoa hồng bạch và hoa hồng điều 2 loại hoa hồng cổ cho hoa siêu đẹp

Giới thiệu cây hoa hồng cổ Nam Định

Hồng cổ Nam Định hay hồng bạch Nam Định là giống hồng truyền thống, thuần chủng nên không bị thoái hóa. Hồng cổ Nam Định tưởng đã thất truyền từ lâu nhưng đã được những người yêu hoa sưu tầm, gìn giữ và phát triển nhân rộng.

Hoa hồng bạch hồng cổ Nam Định đang được nhân giống tại vườn

Đặc điểm  cây hoa  Hồng cổ Nam Định

Không rực rỡ như nhiều giống hồng khác, nhưng hồng cổ Nam Định có vẻ đẹp rất riêng với sắc trắng ngần hoặc pha chút xanh lơ, vàng chanh ở chân cánh . Ban đầu hoa có dáng búp cổ điển đáng yêu, sau đó dần mở ra tạo dáng cổ điển trang trọng nhưng mềm mại với những lớp cánh lượn sóng dập dờn. Khi hoa mãn khai các cánh hoa xòe ra một cách phóng khoáng trông khá giống bông hoa cúc vạn thọ với số lượng lớp cánh dầy dặn lên tới hơn 50 lớp.

Hoa hồng bạch Nam Định

Hồng cổ Nam Định mọc đơn bông, hoặc thành chùm 3-5 bông, kích thước hoa khá to với đường kính hoa trung bình 5-7cm, bông sẽ to hơn đạt tới 10cm nếu bạn chăm sóc tốt. Ngoài vẻ đẹp từ hình dáng, hồng cổ Nam Định còn có hương thơm dịu đem đến cảm giác dễ chịu, thư thái cho người thưởng ngoạn.

Hoa lại khá lâu tàn, bền đến hơn 1 tuần, cây rất sai hoa, cây liên tục quanh năm kể cả mùa hè rực lửa.

Thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi, khả năng phát triển mạnh mẽ, hồng cổ Nam Định có chiều cao khoảng 0,5-1,5m, độ phủ rộng khoảng 1-1,5m.  Đặc điểm lá hồng cổ Nam Định có màu xanh đậm pha chút tím, thuôn dài với răng cưa thưa và ngắn. Thân hồng cũng mềm , mảnh hơn so với thân cây hồng khác với sắc tím đỏ.

Ứng dụng trang trí cây hoa hồng cổ Nam Định

Với hình dáng nhỏ xinh, hồng cổ Nam Định thường được trồng chậu để dễ di chuyển trang trí ở nhiều nơi từ sân vườn đến ban công, nhà hàng, quán cà phê.

Thân lá mềm mại nên giống hồng này thường được trồng ở ban công để cây tự buông mình xuống tầng dưới tạo vẻ đẹp lãng mạn.

Hồng bạch còn được trồng bụi tạo cảnh quan đẹp trong khu vườn đem đến cảm giác yên bình, tĩnh lặng.

Hồng bạch Nam Định còn được dùng để chữa ho hiệu quả khi kết hợp với mật ong.

Hồng bạch Nam Định còn được lựa chọn để chế biến mỹ phẩm, làm đẹp.

Hồng Bạch Nam định – Hoa hồng truyền thống

3

(60%)

1

vote[s]

(60%)vote[s]

Cây Hoa Hồng Nhung – Hồng Truyền Thống Của Người Việt

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa hồng nhung hay còn được gọi là hồng sadet

Đặc điểm cây hoa hồng nhung

Cây hoa hồng nhung thuộc họ Hồng truyền thống của Việt Nam- Rosaceae cũng có tên khoa học là Rosa sp nằm trong hàng trăm giống hồng trên toàn thế giới. Tên hoa được đặt theo sự liên tưởng từ màu sắc đậm đà,thắm đỏ của cây giống như gấm vóc, nhung lụa.

Hồng nhung tại Việt Nam có từ rất lâu đời được đánh giá là những giống hồng cổ quý. Cũng giống như các anh chị em của mình, hồng nhung thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi thấp, sống lâu năm, nếu chăm sóc tốt hồng nhung có thể đạt tới chiều cao 1,7m. Trên cây phân hóa nhiều cành nhánh với nhiều gai nhọn, càng ở gốc gai càng cong. Rễ hồng dạng chùm có xu hướng mở rộng nhiều theo chiều ngang.

Hồng nhung có lá kép dạng lông chim, mỗi lá kép có 3-9 lá chét, ở cuống lá có lá kèm nhẵn. Phân theo giống mà hồng nhung có lá xanh nhạt hay xanh thẫm, hình dáng thuôn dài hay hơi tròn, với răng cưa sâu hay nông, ít hay nhiều… Hoa hồng nhung thường chỉ có một bông trên cuống dài. Cuống hoa cứng chắc với đài hoa màu xanh đậm và bóng.

Nụ hoa mập khỏe, đầy sức sống. Hoa hồng nhung có vẻ đẹp rất cuốn hút với màu đỏ thẫm, cánh hoa dày, đường kính hoa thường từ 4-12cm, số lượng lớp cánh đạt khoảng 20-50 lớp. Nhiều lớp cánh khi bung nở có viền lượn sóng rất đẹp mắt. Không chỉ có hình dáng đẹp, hồng nhung còn có hương thơm rất dịu dàng, quyến rũ, tạo cảm giác lưu luyến khó phai cho người thưởng thức. Hoa hồng nhung thuộc loại lưỡng tính tức là chứa nhị cái và nhị đực trên cùng một hoa. Xung quanh vòi nhụy có các nhị đực liên kết với nhau, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy giúp thụ phấn cho hoa. Quả hồng hình trái xoan được ôm gọn bởi các cánh đài. Hạt hồng nhỏ, bề mặt có lông, vỏ hạt rất dày nên khả năng nảy mầm kém.

Lợi ích và ứng dụng cây hoa hồng nhung

Cây hoa hồng nhung từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu nồng nhiệt, lãng mạn, vĩnh cửu qua nhiều câu chuyện, sự tích rất hay. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của loài hoa này còn trở thành biểu trưng cho người con gái mang vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng. Vì thế vào các dịp lễ trọng đại trong năm, hồng nhung thường được các chàng trai lựa chọn dành tặng một nửa của mình, hoặc tặng người thân yêu trong gia đình với mong muốn gửi trao những thông điệp yêu thương.

– Hoa hồng nhung còn là điểm nhấn thu hút khi được lựa chọn làm hoa cắt cành trang trí ở phòng khách, phòng làm việc, bàn ăn hay những không gian lớn hơn như hội nghị, lễ cưới…

– Đặc biệt bó hoa cưới bằng hồng nhung không chỉ đẹp mà còn gửi gắm vào đó lời chúc cho đôi uyên ương sống mãi mãi hạnh phúc với tình yêu vĩnh cửu.

– Sắc đỏ may mắn cùng hương thơm của hồng nhung khiến cây rất được yêu thích trang trí trong mỗi dịp tết đến.

– Ngoài ứng dụng trong trang trí, loài hoa này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ mỹ phẩm, y học:

+ Hoa hồng nhung với hương thơm dễ chịu được chiết suất lấy tinh dầu làm nước hoa, làm toner hoa hồng, hoặc dùng làm mỹ phẩm tẩy trang, dưỡng da, son môi…

+ Khi tắm bằng sữa tắm làm từ hoa hồng giúp làm sạch,tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông, trị mụn, giữ ẩm và làm săn chắc da rất tốt cho phái đẹp

+ Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng được ngâm mình trong bồn tắm có thả cánh hoa hồng vừa có tác dụng làm đẹp vừa ngắm và hít hà hương thơm đem đến cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, stress rất hiệu quả.

+ Nếu bạn bị một số bệnh ngoài da, có thể giã nát cánh hoa hồng tươi đắp vào vết thương giúp giảm đau cơ và diệt khuẩn rất tốt chỉ sau khoảng 5 phút.

+ Hoa hồng còn được dùng làm trà với hàm lượng sắt cao rất tốt cho phụ nữ vừa có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt tốt cho phụ nữ đang bầu bí giúp làm giảm vết rạn, vết sẹo khi sinh nở.

Cách trồng chăm sóc cây hoa hồng nhung

Cây hoa hồng nhung rất khỏe mạnh với nhiều cành nhánh mập khỏe, việc trồng và chăm sóc chúng vì thế không tốn quá nhiều công sức:

– Ánh sáng: Cũng giống như nhiều loại hồng khác hoa hồng nhung ưa nắng , sáng. Thời gian có nắng tối thiểu 6h/ngày. Tốt nhất nên chọn trồng hồng theo hướng ánh nắng chiếu xiên hoặc buổi sáng theo hướng Đông. Nếu thiếu sáng hoa hồng sẽ không ra hoa.

– Nhiệt độ: Cây hoa hồng nhung ưa thích khí hậu nhiệt đới, cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây kém phát triển.

– Độ ẩm: Hồng nhung ưa ẩm trung bình, quá ẩm khiến cây sinh nhiều bệnh.

– Đất trồng: Cây hoa hồng nhung ưa đất màu mỡ, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng cây sẽ có mầm khỏe, sai hoa. Tuy nhiên hồng nhung cũng không quá kén đất, cây sống được ở nhiều loại đất khác nhau, đất nghèo dinh dưỡng thì cây cằn cỗi. Nếu trồng chậu nên bón lót dự trữ dinh dưỡng cho cây.

– Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của hồng nhung trung bình do thuộc cây thân gỗ chỉ nên tưới khi thấy đất trên mặt chậu se khô. Tưới quá nhiều hoặc thường xuyên khiến rễ cây bị thối, úng và dễ chết.

– Bón phân: Hàng tháng nên bón phân cho hồng nhung để cây phát triển. Nên bón các loại phân đa vi lượng luân phiên để đầy đủ dinh dưỡng. Khi trồng chậu nên bón giữa gốc và thành chậu rồi lấp đất lên, tưới nước vừa đủ. Khi cây xấu yếu cần hồi phục thì pha phân giàu đạm 1 thìa cà phê + 4 lít nước hòa tan tưới vào gốc, mỗi tuần/lần đến khi cây phục hồi, không cần bón thêm các loại phân khác nữa.

– Chú ý quan sát tỉa bỏ cành yếu, xấu, bỏ bớt lá dưới gốc để gốc thông thoáng, ít nấm bệnh. Nếu thấy mầm mới mập mạp có màu đỏ đậm, hơi tía thì cây đầy đủ dinh dưỡng. Nếu mầm mới vống cao, ốm yếu thì bổ sung thêm dinh dưỡng.

– Một số sâu bệnh thường gặp: Bệnh đốm đen,phấn trắng, gỉ sắt, nhện đỏ, Nên thu hoạch hoa vào chiều mát hoặc sáng sớm khi cây còn nhiều nước, nhiều nhựa để giúp hoa cắt cành bền, lâu tàn và héo. Nên tưới nước trước khi cắt và tưới nhiều hơn mọi ngày để cành hoa giữ nhiều nước hơn.

Cây hoa hồng nhung – Hồng truyền thống của người Việt

4

(80%)

3

vote[s]

(80%)vote[s]

Thưởng Thức Lan Truyền Thống Việt Nam

    Hoa lan là một loài hoa quý hiếm trong tự nhiên, được nhân loại tôn là  ”loài hoa vương giả” , rất được những người chơi hoa yêu quí, nâng niu và chăm sóc kĩ lưỡng. 

    Ngày trước, khi con người chưa chủ động được công việc nhân giống và chăm sóc nên hoa lan rất hiếm. việc truyền giống và thưởng thức hoa lan thường là « đặc quyền » của giai cấp quí tộc, tầng lớp trên trong xã hội. Ngày trước, do sự hiểu biết về lan còn hạn chế, việc trồng, chăm sóc và nhân giống lan cũng chỉ thành công ở loài lan kiếm (symbidium). Tuy vậy, cách trồng, chăm sóc và nhân giống chủ yếu bằng tích lũy kinh nghiệm, nên cũng chỉ thành công ở những loài lan kiếm có ở địa phương. Vì vậy nói đến lan kiếm Việt Nam thì chỉ nói đến địa lan kiếm Nam Á sống tự nhiên ở địa phương đó mà thôi.

Lan bạch ngọc

    Đặc điểm của địa lan kiếm truyền thống là hoa nhỏ, màu sắc không sặc sỡ, có hương thanh khiết dịu dàng. Vì vậy người chơi lan truyền thống xưa thường chọn : « màu càng trầm càng quý, hương càng lãnh càng tôn ». Nó chỉ thích hợp với người đặc biệt hiểu biết và yêu thích hoa lan. Vì vậy, đối với hoa lan, người xưa thường nói : « thất giả thị bảo, bất thức giả thị thảo » – người nào yêu thích, hiểu biết hoa lan thì bảo là quý, người không yêu thích thì chỉ coi là cỏ dại mà thôi.

    Cũng vẫn theo nét văn hóa Á Đông đó : trầm mặc và thâm thúy. Người xưa thưởng thức hoa lan trong bốn chữ : Hương – sắc – tư – vận.

    Chữ « hương » được đứng đầu vì đối với người xưa : hoa lan được tôn quý, lý do lớn nhất là do mùi hương của lan. Thưởng thức hoa lan chính là thưởng thức mùi hương « vương giả » đó. Hoa lan truyền thống có hương thanh, không hắc nhưng đậm đà khó quên ; thoắt ẩn thoắt hiện, như gần như xa, như có như không. Dẫn lời các vị chơi lan bậc thầy : « Hoa lan có mùi hương trầm tịnh, thanh cao, tao nhã. Nó làm yên lòng kẻ dữ, nhẹ lòng người buồn và thêm sức sống cho những người đang khao khát sống ». Hương lan không hợp với nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ô tạp, chốn đông người, những đối xử, va chạm sỗ sàng hay nhiệt tình thái quá. Vậy, để thưởng thức hương lan, phải chọn một không gian tĩnh lặng, phải chuẩn bị một tâm hồn thư thái, thanh khiết, phải biết chờ đợi sự bất chợt. lúc đó ta sẽ thấy được hồn hoa, một cái gì đó mơ hồ, phảng phất hấp dẫn say mê nhưng cũng dễ tan biến.

    Chữ « sắc » của hoa lan truyền thống không có nhiều điều để nói. Người xưa tuyển chọn màu sắc lan ở những gam màu trầm mang tính khiêm tốn, giản dị mà nho nhã. Nhưng những màu trầm nhạt ấy lại hài hòa với sắc xanh bóng, tươi sáng dịu dàng của lá, tạo nên một bức tranh hài hòa về màu sắc.

    Chữ « tư » nói về hình dáng, vẻ ngoài của cây . Cây lan kiếm thân thảo, lá nhỏ dài uốn cong mềm mại. Cành hoa thẳng đứng, mập mạp, cao hơn lá. Cả chậu địa lan kiếm luôn mềm mại, rung rinh trong gió nhẹ, nhưng cũng không bao giờ đổ rạp trước gió mạnh, bão tố. Hoa lan kiếm luôn hài hòa giữa cương và nhu. Bụi lan kiếm thường được trồng trong các chậu men sứ ngọc dịu dàng hoặc các chậu gốm mộc mạc nhưng duyên dáng. Người chơi lan kĩ tính luôn chăm chút cho chậu lan sạch sẽm, bóng bẩy, không rêu mốc, không cỏ dại. Lá lan luôn được chăm sóc, vuốt ve lau chùi xanh bóng, không lá vàng, lá đốm, lá sâu. Nó cũng bộc lộ phong cách của người chơi lan vậy. Nói về chữ « tư » của lan, người xưa cong nhấn mạnh đến hình dáng của bông hoa lan, tùy theo vị trí phân bố của ba cánh đài mà được xếp loại theo thứ tự : Thứ nhất « vai bằng » thứ nhì « vai bay », thứ ba « vai xuôi », thứ tư « vai rủ ».

    Chữ « vận » của hoa lan là chỉ cái hồn của lan. Đây là điểm tự hào nhất của những người chơi lan Việt Nam. Người chơi lan xem những chậu lan kiếm như những người bạn tri âm tri kỉ. người ta chiêm ngưỡng lan kiếm một cách từ từ để có thể cảm nhận được sự thống nhất cái đẹp bên ngoài với cái thần sâu thẳm bên trong, hình thành sự liên hệ sâu sắc giữa cây và người, để tinh thần của người chơi lan luôn hướng đến chân – thiện – mĩ. Đối với những người chơi lan truyền thống thường có quan niệm : cây lan phản ánh đúng tính cách người chơi. Hoa lan trở thành những biểu tượng trong tâm thức người chơi lan Việt. Do vậy người ta thường đặt : Mặc lan đại diện cho triết lí, văn chương và tư tưởng, Thanh lan là biểu tượng cho sự quý phái, sang trọng ; Hoàng lan lại nói lên lòng nhân đức, từ bi,… Vậy thì, vào ngày tết trong phòng khách của những người chơi lan « phong cách nào thì bày chơi loài hoa ấy ». với lòng người « Mong muốn nào thì tìm giống lan ấy để đón xuân ».

    Bàn thêm về văn hóa phương Đông. ở những người theo thuyết « nhị nguyên » ; cũng như vạn vật, cây hoa lan cũng không thoát khỏi quy luật « lưỡng cực – nhị nguyên ấy », nếu « âm – dương » hài hòa thì cây lan phát triển tươi tốt, sinh sôi nảy nở, hoa đẹp và đều đặn. Ngược lại, nếu « thái dương » hoặc « thái âm » cây lan đều kém phát triển, khó tồn tại. Trong đó, mặc lan mang tính dương, thanh lan và hoàng lan mang tính âm. Nên trong vườn lan cần có tương tác âm dương giao hòa là vì vậy.

    Nghệ thuật thưởng thức hoa lan là để cho hồn hoa và hồn người hòa quyện. Người yêu hoa lan thường xử thế nhẹ nhàng, tinh tế. Đôi khi đối với chậu lna thật quý hiếm, trước khi người và lan giao hòa, họ phải giữ cho thân mình trong sạch, tâm hồn thư thái; đến lúc ấy hình như lan cũng có hồn, lan sẽ khoe hết sắc đẹp và hương thơm của mình.

    Cuối cùng, chiêm ngưỡng địa lan kiếm, loài hoa truyền thống của người Việt, cần có tâm hồn thư thái, bình tĩnh, ngồi lâu, thấm thía dần. Để sắc nhã, hương thanh thấm sâu vào tâm hồn người thưởng thức, điều này rất thích hợp với người cao tuổi. Và đó cũng là một nét văn hóa Việt vậy.

Đặc điểm của địa lan kiếm truyền thống là hoa nhỏ, màu sắc không sặc sỡ, có hương thanh khiết dịu dàng. Vì vậy người chơi lan truyền thống xưa thường chọn : « màu càng trầm càng quý, hương càng lãnh càng tôn ». Nó chỉ thích hợp với người đặc biệt hiểu biết và yêu thích hoa lan. Vì vậy, đối với hoa lan, người xưa thường nói : « thất giả thị bảo, bất thức giả thị thảo » – người nào yêu thích, hiểu biết hoa lan thì bảo là quý, người không yêu thích thì chỉ coi là cỏ dại mà thôi.Cũng vẫn theo nét văn hóa Á Đông đó : trầm mặc và thâm thúy. Người xưa thưởng thức hoa lan trong bốn chữ : Hương – sắc – tư – vận.Chữ « hương » được đứng đầu vì đối với người xưa : hoa lan được tôn quý, lý do lớn nhất là do mùi hương của lan. Thưởng thức hoa lan chính là thưởng thức mùi hương « vương giả » đó. Hoa lan truyền thống có hương thanh, không hắc nhưng đậm đà khó quên ; thoắt ẩn thoắt hiện, như gần như xa, như có như không. Dẫn lời các vị chơi lan bậc thầy : « Hoa lan có mùi hương trầm tịnh, thanh cao, tao nhã. Nó làm yên lòng kẻ dữ, nhẹ lòng người buồn và thêm sức sống cho những người đang khao khát sống ». Hương lan không hợp với nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ô tạp, chốn đông người, những đối xử, va chạm sỗ sàng hay nhiệt tình thái quá. Vậy, để thưởng thức hương lan, phải chọn một không gian tĩnh lặng, phải chuẩn bị một tâm hồn thư thái, thanh khiết, phải biết chờ đợi sự bất chợt. lúc đó ta sẽ thấy được hồn hoa, một cái gì đó mơ hồ, phảng phất hấp dẫn say mê nhưng cũng dễ tan biến.Chữ « sắc » của hoa lan truyền thống không có nhiều điều để nói. Người xưa tuyển chọn màu sắc lan ở những gam màu trầm mang tính khiêm tốn, giản dị mà nho nhã. Nhưng những màu trầm nhạt ấy lại hài hòa với sắc xanh bóng, tươi sáng dịu dàng của lá, tạo nên một bức tranh hài hòa về màu sắc.Chữ « tư » nói về hình dáng, vẻ ngoài của cây . Cây lan kiếm thân thảo, lá nhỏ dài uốn cong mềm mại. Cành hoa thẳng đứng, mập mạp, cao hơn lá. Cả chậu địa lan kiếm luôn mềm mại, rung rinh trong gió nhẹ, nhưng cũng không bao giờ đổ rạp trước gió mạnh, bão tố. Hoa lan kiếm luôn hài hòa giữa cương và nhu. Bụi lan kiếm thường được trồng trong các chậu men sứ ngọc dịu dàng hoặc các chậu gốm mộc mạc nhưng duyên dáng. Người chơi lan kĩ tính luôn chăm chút cho chậu lan sạch sẽm, bóng bẩy, không rêu mốc, không cỏ dại. Lá lan luôn được chăm sóc, vuốt ve lau chùi xanh bóng, không lá vàng, lá đốm, lá sâu. Nó cũng bộc lộ phong cách của người chơi lan vậy. Nói về chữ « tư » của lan, người xưa cong nhấn mạnh đến hình dáng của bông hoa lan, tùy theo vị trí phân bố của ba cánh đài màđược xếp loại theo thứ tự : Thứ nhất « vai bằng » thứ nhì « vai bay », thứ ba « vai xuôi », thứ tư « vai rủ ».Chữ « vận » của hoa lan là chỉ cái hồn của lan. Đây là điểm tự hào nhất của những người chơi lan Việt Nam. Người chơi lan xem những chậu lan kiếm như những người bạn tri âm tri kỉ. người ta chiêm ngưỡng lan kiếm một cách từ từ để có thể cảm nhận được sự thống nhất cái đẹp bên ngoài với cái thần sâu thẳm bên trong, hình thành sự liên hệ sâu sắc giữa cây và người, để tinh thần của người chơi lan luôn hướng đến chân – thiện – mĩ. Đối với những người chơi lan truyền thống thường có quan niệm : cây lan phản ánh đúng tính cách người chơi. Hoa lan trở thành những biểu tượng trong tâm thức người chơi lan Việt. Do vậy người ta thường đặt : Mặc lan đại diện cho triết lí, văn chương và tư tưởng, Thanh lan là biểu tượng cho sự quý phái, sang trọng ; Hoàng lan lại nói lên lòng nhân đức, từ bi,… Vậy thì, vào ngày tết trong phòng khách của những người chơi lan « phong cách nào thì bày chơi loài hoa ấy ». với lòng người « Mong muốn nào thì tìm giống lan ấy để đón xuân ».Bàn thêm về văn hóa phương Đông. ở những người theo thuyết « nhị nguyên » ; cũng như vạn vật, cây hoa lan cũng không thoát khỏi quy luật « lưỡng cực – nhị nguyên ấy », nếu « âm – dương » hài hòa thì cây lan phát triển tươi tốt, sinh sôi nảy nở, hoa đẹp và đều đặn. Ngược lại, nếu « thái dương » hoặc « thái âm » cây lan đều kém phát triển, khó tồn tại. Trong đó, mặc lan mang tính dương, thanh lan và hoàng lan mang tính âm. Nên trong vườn lan cần có tương tác âm dương giao hòa là vì vậy.Nghệ thuật thưởng thức hoa lan là để cho hồn hoa và hồn người hòa quyện. Người yêu hoa lan thường xử thế nhẹ nhàng, tinh tế. Đôi khi đối với chậu lna thật quý hiếm, trước khi người và lan giao hòa, họ phải giữ cho thân mình trong sạch, tâm hồn thư thái; đến lúc ấy hình như lan cũng có hồn, lan sẽ khoe hết sắc đẹp và hương thơm của mình.Cuối cùng, chiêm ngưỡng địa lan kiếm, loài hoa truyền thống của người Việt, cần có tâm hồn thư thái, bình tĩnh, ngồi lâu, thấm thía dần. Để sắc nhã, hương thanh thấm sâu vào tâm hồn người thưởng thức, điều này rất thích hợp với người cao tuổi. Và đó cũng là một nét văn hóa Việt vậy.

# 1【Phương Pháp】Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Cổ Nam Định

Hoa hồng bạch Nam Định được rất nhiều người yêu thích . hoa hồng bạch là giống hồng bụi, hoa màu trắng, cánh kép, có mùi sả, sai hoa và hoa luôn nở quanh năm và được rất nhiều người gọi là hoa hồng cổ Nam Định.

Hồng cổ Nam Định tức là hoa hồng bạch Nam Định là giống hoa thuần chủng không bị thoái hóa , hoa có màu sắc trắng ngần và có pha chút xanh lơ, màu vàng chanh ở chân cánh. Thông thường ban đầu hoa có dáng búp cổ điển sau đó dần nở ra tạo thành những đường cong mềm mại với những lớp cánh lượn song dập dờn nhìn rất cuốn hút. Hạt giống hoa hồng bụi mix

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Hoa hồng cổ Nam Định là giống hoa hồng thân gỗ được trồng thành từng bụi nhỏ chiều cao của cây trong khoảng 0,5-1,5m, cây cho tán rộng theo kích thước của cây. Lá hoa hồng có màu xanh đậm nhiều khi nhìn vào ta thấy lá như có màu hơi tím, lá xanh quanh năm và rất ít khi thay lá, bởi thế trồng hồng cổ Nam Định để trang trí thì việc vệ sinh cũng không quá vất vả. Lá hồng có hình dáng thuôn dài, viền lá có răng cưa thưa, thân cây mềm mại.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Đối với những cây hoa hồng cổ Nam Định bạn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thời điểm bạn trồng tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm và vào mùa thu, ngoài ra hiện nay với việc áp dụng công nghệ cao , bạn có thể trồng hoa quanh năm

cần tưới nước 2 lần/ngày vài buổi sáng tối. Đặc biệt nên tránh ngập úng cho cây, đất trồng phải thoát nước tốt cũng như tưới nước không nên tưới quá nhiều.

Bón phân cho cây bạn nên lưu ý những điều sau: Khi mới trồng hồng cổ Nam Định bạn không nên bón phân mà chỉ nên bón lót ở dưới gốc cây, cứ như vậy cho đến khi cây phát triển ổn định, lúc đó bạn mới bón phân định kỳ, hàng tháng có thể bón cho cây nhưng cần nhả chậm phân bón hóa học hoặc chỉ bón phân hữu cơ.

Trong quá trình cây phát triển bạn nên thường xuyên cắt tỉa cho cây hoa hồng cổ Nam Định, bấm tỉa đi những cành già, bấm ngọn, hoa tàn để cây mọc nhiều cành nhánh. Như vậy khi vào thời điểm thích hợp cây sẽ nỏ nhiều hoa hơn, hoa đẹp hơn.

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY HOA HỒNG CỔ NAM ĐỊNH

Vào thời điểm mùa xuân cây hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh tấn công, các loại bệnh phổ biến như : nhện đỏ, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ xít…Đây toàn là những loại sâu bệnh khó phòng ngừa chính vì vậy ta cần xử lý kỹ lưỡng, khi cây bị sâu bệnh hại cần dùng tay bắt hoặc nếu quá nhiều ta sử dụng thuốc alfamite, kyodo, bomb, marshal, … để phòng trừ. Một số bệnh thường gặp: phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt,… có thể phòng trừ bằng Score 250 ND, Anvil 5SC, ….

Bên cạnh đó muốn đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống sâu bệnh ta nên phun thuốc cùng với chất bám dính.

Bạn đang xem :Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Nam Định

Hạt giống gia đình

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hồng Bạch Nam Định – Hoa Hồng Truyền Thống trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!