Cập nhật nội dung chi tiết về Hỏi – Đáp: Một Số Vấn Đề Lưu Ý Trên Cây Ăn Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả
(Mic.gov.vn) – Giải đáp một số kỹ thuật chăm sóc và trị bệnh các cây ăn quả gồm: vải, chuối, chanh, dưa hấu, cây sung.
Thời điểm khoanh vỏ vải sớm
Hỏi: Khoanh vỏ vải sớm vào thời điểm nào là thích hợp nhất? (Khán giả Nguyễn Tiến Thành – Ứng Hòa, Hà Nội). Trả lời: TS Hoàng Chúng Lằm cho biết, hiện đang là thời điểm có thể cho khoanh thân, cành vải. Việc khoanh thân, cành cho vải cần được tiến hành vào khoảng giữa tháng 11 Dương lịch hàng năm, tuy nhiên nếu khoanh quá sớm hoặc là quá muộn thì kết quả sẽ không đạt được như mong muốn. TS Hoàng Chúng Lằm cũng lưu ý thêm, chỉ khoanh đối với những cây có sức sinh trưởng khỏe, không khoanh trên những cây có sức sinh trưởng yếu, bởi vì có thể làm cho cây bị chết.
Cây chuối bị sâu đục thân
Hỏi: Cây chuối bị sâu đục trong lõi của thân cây, vết đục to như đầu đũa, lõi có màu đen, thân cây tiết dịch màu trắng đục, nhầy là bị nám cháy. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Khán giả Nguyễn Quốc Chính – Thái Nguyên) Trả lời: TS Nguyễn Văn Nghiêm – Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết: Cây chuối bị sâu đục thân gây hại và biện pháp xử lý trong trường hợp này như sau: – Cần vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối. – Đặt bẫy: Tiến hành vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Chẻ tư thân chuối già dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt từ 1-2 bẫy, sáng sớm bắt chuối cho vào túi PE đem tiêu hủy. – Dùng thuốc BASUDIN rắc vào nõn cây chuối từ 3-5g/cây vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. – Sau một vài vụ trồng chuối thì nên trồng luân canh với cây trồng khác.
Trị chuối bị bệnh nấm phấn đen
Hỏi: Tôi có vườn chuối tây và chuối lùn trồng được 2 năm. Mặt trên của lá đen như bồ hóng có những con màu trắng bám vào lá thành từng chòm, lá vẫn xanh nhưng rũ xuống. Bị đã 1 tháng nay. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. (Nguyễn Đức Chu ở Thủy Nguyên, Hải Phòng). Trả lời: Có thể vườn chuối nhà anh bị bệnh nấm phấn đen. Loại bệnh này do côn trùng trích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá trích hút nhựa cây nên làm cho lá rũ xuống. Sau khi côn trùng xuất hiện gây hại 5-7 ngày thì chuối bị hiện tượng trên. Để phòng và trị bệnh này cần: – Phòng bệnh: cần vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá giá, phát quang cỏ dại và đánh bớt chồi nhỏ, để mỗi khóm chuối 2-3 chồi. Đảm bảo đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho chuối phát triển khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. – Trị bệnh bằng dùng 1 trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút như ABAMIX 1.45WP, BATAS 25EC, XIMEN 2SC… phun ướt đều mặt lá. Có thể trộn lẫn với 1 trong các thuốc sau: VIZINCOP 50WP, FAMERTIL 300 EC, ANVIL 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh khi trời nắng to hoặc mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Cây chanh bị chảy nhựa dẻo ở thân
Hỏi: Cây chanh mới trồng, hiện thân cây có nhựa chảy ra, nhựa dẻo. Xin hỏi cây có bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? (Khán giả Nguyễn Hữu Khoa – Hưng Yên, Hưng Nguyên, Nghệ An) Trả lời: Thạc sỹ Cao Văn Trí – Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây cỏ mùi cho biết: Chanh bị bệnh chảy gôm do nấm Phitopthora SP gây ra, biện pháp phòng trừ như sau: Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc thì cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc ALIETTE với nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. Đối với những cây có bệnh nhẹ thì cần phun ALIETTE với nồng độ 0,3% lên toàn bộ thân cây. Bà con cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng ngập úng cục bộ.
Phòng trị bệnh vàng lá và cháy viền lá ở dưa hấu
Hỏi: Cây dưa hấu nhà tôi có khoảng 15-16 lá thì 5-6 lá dưới gốc bị vàng và đốm xung quanh viền lá. Sau trận mưa lá bị giòn và gãy. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục. (Nguyễn Văn Hiệp – Tân Yên, Bắc Giang). Trả lời: Rất có thể dưa bị bệnh vàng lá và cháy viền lá. Phòng trị bệnh vàng lá và cháy viền lá ở dưa hấu có thể phun một trong số các thuốc CURATE 72WP, DOMIN 72WP 0,2-0,25%. Ngoài ra thì bón phân vi lượng có chứa các nguyên tố Mg, Zn, Fe, Bo.. phun vào 7-8 giờ sáng nắng nhẹ, phun trên mặt lá.
Cách trị con muỗi bám vào thân cây sung
Hỏi: Cây sung cảnh bị con muỗi bám vào thân, lá làm lá xoăn, cây không phát triển được, giết muỗi thì thấy có máu đỏ nhiều. Cách xử lý như thế nào? Khán giả Trần Thị Thu Hà ở Hoàng Mai, Hà Nội Trả lời: Cây sung cảnh bị con muỗi bám vào thân lá cần làm như sau: – Dùng thuốc muỗi xịt vào thân, lá của cây để trừ muỗi, sau đó vặt hết lá xoăn của cây đi. – Để cây ở nơi thông thoáng gió, có nắng, tránh ẩm ướt để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển – Cần tưới nước vừa đủ, tránh để cây bị úng nước
Địa chỉ mua giống bưởi Đoan Hùng
Hỏi: Có thể mua giống bưởi Đoan Hùng ở đâu, kỹ thuật trồng và chăm sóc thế nào? (Khán giả Nguyễn Tiến Thành – Ứng Hòa, Hà Nội) Trả lời: Để mua được giống bưởi Đoan Hùng đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ lưỡng về kỹ thuật trồng, anh có thể liên hệ với Viện nghiên cứu cây ăn quả Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 043.876.5625 hoặc liên hệ trực tiếp với TS Võ Việt Hưng, Phó trưởng bộ môn cây ăn quả, ĐT: 0982.008.659.
7 Câu Hỏi Về Em Bé Mà Cha Mẹ Mới Có Con Hỏi Trong Lớp Học Làm Cha Mẹ
Lời thoại của video ’7 câu hỏi về em bé mà mọi phụ huynh mới có con đều hỏi: video Lớp học làm cha mẹ nhỏ’
Bạn có biết rằng em bé của bạn đang phát triển trí nhớ từ khi còn nhỏ hai hoặc ba tuần tuổi?
Một đứa trẻ hai hoặc ba tuần tuổi sẽ nhớ mùi của bạn.
Bạn đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ có về đứa con nhỏ của họ lớn lên và tôi đã ở đây để trả lời chúng.
Xin chào, tên tôi là Giáo sư Frank Oberklaid và đây là Lớp học Làm cha mẹ Nhỏ của tôi.
Tại sao bé ngủ nhiều?
Em bé không có nhận biết rằng theo thói quen và giờ sinh học chúng ta là ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày. Vì vậy, các con ngủ trong ba hoặc bốn giờ thường xuyên, thức dậy để ăn và sau đó trở lại giấc ngủ.
Khi bộ não của các bé phát triển, có những lý do làm các bé không ngủ bởi vì có những điều các bé tò mò muốn tìm hiểu; Các bé bước vào thế giới của mình, cha mẹ nói chuyện với các bé, đọc cho bé nghe. Vì vậy, các bé nhận thức và bắt đầu thói quen thức trong thời gian dài hơn, tham gia và tương tác với cha mẹ và người chăm sóc các bé và thế giới xung quanh, rồi lại ngủ thiếp đi.
Não bé có thể được kích thích trong khi nó vẫn còn trong bụng mẹ không?
Một thời gian, một số năm trước đây, người ta đã nghĩ rằng những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc cổ điển làm cho chúng thông minh hơn.
Không có bằng chứng xác thực nào cho thấy trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển khiến chúng thông minh hơn.
Mặt khác, nó chắc chắn không làm tổn thương. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn giới thiệu âm nhạc vào gia đình, thì đó là một ý tưởng tuyệt vời bởi vì cha mẹ nhẹ nhàng thưởng thức âm nhạc, cảm giác đó được truyền sang các bé và các bé cũng cảm nhận được cảm giác bình yên đó.
Vì vậy, có rất nhiều lý do tại sao âm nhạc tốt cho trẻ nhỏ còn việc đó có giúp bé trở nên thông minh hơn không thì chắc chắn không phải chỉ có mỗi nghe nhạc đâu.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ như thế nào?
Một em bé sẽ nhận được tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ và chúng tôi nói rằng nó thực sự quan trọng đối với các bà mẹ khi nỗ lực cho con bú.
Sau đó, sẽ đến thời kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ ở một số quốc gia nơi an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như sự đa dạng có vấn đề, nơi mà thức ăn không có đủ thức ăn để đặt lên bàn.
Điều đó có thể dẫn đến cả việc còi cọc về nhận thức – nghĩa là trẻ bị chậm phát triển cả trí não và thể trạng.
Tại sao trẻ sơ sinh cần sự tiếp xúc của con người?
Hiện tại có một bằng chứng nghiên cứu khá tốt về tầm quan trọng của sự đụng chạm da kề da với trẻ sơ sinh, không chỉ đối với con người mà trên thực tế, tất cả các loài động vật.
Đôi khi chúng tôi nói về việc chăm sóc chuột túi, về việc đặt một đứa trẻ sơ sinh lên người mẹ từ giai đoạn rất sớm và điều đó an ủi cho đứa trẻ, nó [cũng] làm dịu cho người mẹ. Vì vậy, vì rất nhiều lý do, việc liên lạc rất quan trọng.
Bạn tích cực chơi với con bao nhiêu là đủ?
Trẻ em vô cùng tò mò; các con muốn khám phá môi trường xung quanh của mình. Mọi thứ đều rất mới, đó là một thế giới rộng lớn ngoài kia và vì thế cha mẹ không nên cản trở điều đó. Điều cha mẹ cần làm là đảm bảo con mình được an toàn tuyệt đối.
Đừng cố gắng và uốn nắn trẻ quá nhiều. Nhưng có rất nhiều cơ hội đê học ví dụ, hát cho trẻ nghe, đọc cho trẻ nghe, đưa trẻ đi dạo trên phố – ở đó, một cây, có một con chó con, có một chiếc ô tô, có một ngôi nhà.
Thức tế thì có rất nhiều điều như thế, nhưng đừng cản trở trẻ vì các con rất sinh ra rất tò mò muốn khám phá.
Làm thế nào để chúng ta tiếp cận và khuyến khích các con học ngôn ngữ?
Khi còn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi bắt đầu phát triển ngôn ngữ như, những điều rất đơn giản – ‘con chó,‘ bye bye’, ‘ta ta’ v.v.
Trẻ nhỏ thích lặp đi lặp lại, vì vậy để nghe cùng một bài hát hết lần này đến lần khác, đọc cùng một cuốn sách, chúng sẽ bắt đầu thấy những mô hình ngôn ngữ là gì. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích cha mẹ nói chuyện với trẻ nhỏ rất nhiều, để hát cho trẻ nhỏ.
Đồng thời không nên quá áp đặt quan điểm của mình vào cuộc trò chuyện; thay phiên nhau trao đổi, đôi khi chúng tôi gọi cách trò chuyện này ‘đưa đi đưa lại – các con hỏi điều gì đó, cha mẹ trả lời điều đó và ngược lại. Quan trọng nhất là chúng ta có thể phản ánh những gì trẻ nói.
Điều gì là cách tốt nhất để dạy con bạn các ngôn ngữ khác nhau?
Tôi nghĩ điều quan trọng là cần có sự nhất quán, để trẻ không bị nhầm lẫn. Vì vậy, có những lúc cha mẹ sử dụng chung một ngôn ngữ sẽ thấy hiệu quả. Đôi khi một hoạt động, một ngôn ngữ cũng hiêu quả. Nhưng cuối cùng thì bọn trẻ sẽ tự sắp xếp và sử dụng cả hai ngôn ngữ một cách thích hợp.
Trong những năm đầu đời, những gì bé cần là sự chăm sóc chu đáo. Các bé cần một môi trường nuôi dưỡng. Các con cần cha mẹ điều chỉnh phù hợp cho trẻ nhỏ. Cha mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên của em bé.
Khi cha mẹ nói chuyện với trẻ, hát cho trẻ nghe, đọc cho trẻ nghe, tạo ra những trải nghiệm kích thích này, đã tạo ra sự thôi thúc học tập này – tất cả mạng lưới này mạng này đang được phát triển trong não. Và những nền tảng học tập trong những năm đầu tiên đó rất quan trọng bởi vì chúng đặt nền móng cho sự nghiệp
Nếu cha mẹ cung cấp tất cả những thứ đó, thì bộ não của đứa trẻ sẽ phát triển và trưởng thành và hoàn thành tất cả những tiềm năng mà chúng ta muốn từ tất cả những đứa trẻ của chúng ta.
Giáo sư Frank Oberklaid, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Cộng đồng tại Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em Melbourne và Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch.
Hỏi Đáp Về Phân Kali Cho Lúa Đbscl
Tại sao phân kali trước đây rẻ nhưng bây giờ lại đắt đỏ?
Từ năm 2007 trở về trước, thông thường giá phân kali muối ớt (KCL) có giá thấp hơn hoặc tương đương với giá urê, nhưng hiện nay giá cao hơn urê đến 2 lần, thậm chí co lúc cao gấp 3 lần. Điều đó được giải thích bằng 2 nguyên nhân, thứ nhất nguồn cung phân kali giảm xuống . Nguyên nhân thứ 2 là do nhu cầu sử dụng phân kali có xu hướng tăng trên toàn cầu do hiệu quả của phân kali càng ngày càng được chứng minh rõ rệt trên thực tiễn. Việt Nam chúng ta không có mỏ kali, các nước Đông Nam Á cũng chỉ có Lào có nhưng với trữ lượng thấp và chưa khai thác.
Phân kali không trực tiếp làm tăng năng suất lúa. Một thí nghiệm không bón phân kali liên tục đã kéo dài 26 năm ở Viện Lúa ĐBSCL cho thấy năng suất giảm so với ruộng được bón phân kali đều đặn chỉ 200 kg/ha.
Tuy không trực tiếp làm tăng năng suất nhưng phân kali lại có tác dụng làm tăng năng suất nhưng phân kali lại có tác dụng làm tăng chất lượng nông sản. Ở ruộng được bón phân kali thì hạt lúa sáng hơn, lúa chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn.
Với những ruộng bị các điều kiện bất lợi như hạn hán, nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất phù sa quá tốt thì tác dụng của phân kali rõ ràng hơn, sẽ giảm thiểu được các bất lợi trên. Mặt khác, phân kali còn làm cho cây cứng hơn, ít đổ ngã, lá đứng nên ít sâu bệnh hơn.
Đất lúa ĐBSCL, nhất là vùng phù sa ngọt đều giàu kali. Nông dân ĐBSCL lại có thói quen cày vùi rơm rạ, hoặc đốt rơm rạ tại ruộng nên lượng kali được các tàn dư này hoàn trả cho đất khoảng 20-60 kg K 2O. Mặt khác, do ĐBSCL có lũ lụt hàng năm nên lượng kali được cung cấp thông qua phù sa cũng có thêm từ 20-60 kg K 2 O nữa. Trên các vùng đất cát, đất gò thì lượng kali nghèo hơn do liên tục bị xói mòn, rửa trôi.
Bón dư thừa kali có gây độc cho cây, cho môi trường?
Với những ruộng luân canh tôm lúa thì nhu cầu kali lại càng thấp. Thấp nhưng nếu không bón thì lúa sẽ không đẹp nên vẫn phải bón, nhưng việc bón 2-3 kg/1.000 m2 là rất khó khăn. Chính vì vậy mà Cty Phân bón Bình Điền đã sản xuất ra loại NPK chuyên dùng cho lúa luân canh tôm lúa với công thức NPK: 25.20.5 hoặc NPK: 25.20.10. Khi đã sử dụng phân bón này thì không cần bón thêm phân gì nữa vì nếu bón thêm cũng chỉ lãng phí mà không mang lại hiệu quả.
Với những chân đất giồng, cát, pha cát thì nên tăng lượng bón kali thêm vì đất loại này thường nghèo kali hơn do rửa trôi.
Quy trình bón phân kali cho lúa như thế nào?
Với những ruộng phù sa ngọt thì chỉ nên bón phân kali vào giai đoạn cuối (giai đoạn đón đòng). Với những ruộng gò, cát thì nên chi lượng kali ra làm 2, một nửa bón ở giai đoạn đầu (7-10 ngày sau sạ). Nếu kỹ thì khi lúa cong trái me cũng có thể bón thêm kali bằng sử dụng phân bón lá có nhiều kali. Với những ai sử dụng phân chuyên dùng cho lúa như Đầu trâu TE + Agrotain Lúa 1, Đầu Trâu TE + Agrotain Lúa 2 thì không cần bón và xịt thêm.
Nếu dư ít thì không sao nhưng nếu dư nhiều thì phải xử lý theo các bước sau:
+Xả nước: Phải tháo nước và chỉ để nước lắp xắp
+ Bón kali để kìm tác dụng của phâm đạm. Lượng kali cần bón chỉ nên 30kg KCL/ ha (3kg phân muối ớt cho mỗi công). Nếu thấy việc bón gốc phân kali ít quá, khó bón thì có thể sử dụng kali hữu cơ kali hữu cơ từ nguồn phân bón lá K-Humate, hoặc sử dụng phân bón lá Silica (phân Silíc cò nhiều Si và kali) sẽ làm cho cây cứng lại hạn chế tác hại dư thừa của phân đạm.
Không nên bón phân hay phun xịt bất cứ thứ gì khi lúa đang trổ. CHỉ có 3 thời điểm bón: 7-10 ngày sau sạ, 18-20 ngày sau sạ và 40-45 ngày sau sạ. Khi cây lúa đang trổ là rất mẫn cảm nên không được “đụng” vào. Khi lúa đã trổ xong, bắt đầu “cong trái me” để vào chắc thì có sử dụng thêm kali ở dạng phân bón lá.
Hiệu năng sử dụng của phân kali cao hơn phân đạm so ít bị rửa trôi và không bay hơi. Thông thường hiệu quả sử dụng phân urê chỉ 40% thì hiệu quả sử dụng phân kali lên đến 60%.
Lúa 1: Dùng cho bón thúc đợt 1 và đợt 2 (7-10 ngày sau sạ lúa và 18-20 ngày sau sạ): 300 kg/ha.
Lúa 2: Dùng bón thúc cho lúa đợt 3 (40-45 ngày sau sạ): 100 kg/ha
Hỏi Đáp Về Tưới Nước Cho Lan
HỎI: Chị A hỏi rằng sao lan của tôi hay bị thối ngọn, thối mầm? ĐÁP: Xin thưa rằng 80-90% lan bị thối ngọn, thối mầm vì nguyên do tưới quá nhiều hay quá thường xuyên trong khi trời còn lạnh.
Hỏi đáp về tưới nước cho lan
HỎI: Anh A hỏi rằng tại sao của tôi trông sơ sác quá? ĐÁP: Lan quá sơ sác, nguyên do cũng 80-90% thiếu nước trong khi thời tiết quá nóng, hay vừa trải qua một mùa đông lạnh lẽo.
HỎI: Làm sao để biết đủ nước, thừa nước hay thiếu nước? ĐÁP: Cây tươi tốt, thân, củ, lá căng bóng, mầm non mọc mạnh đó là dấu hiệu đủ nước. Nhấc chậu lên, thấy nước chẩy ra đó là dấu hiệu thừa nước, đọng nước trong chậu. Thấy chậu nhẹ hơn bình thường, thân, lá nhăn nheo và có mầu xám bạc là thiếu nước.
HỎI: Xin nói rõ tưới vào các mùa như thế nào? ĐÁP: Cuối Xuân, đầu Hè lan bắt đầu mọc nên tưới thường xuyên hơn tức là 2-3 ngày một lần. Vào mùa Thu, khi cây đã bớt tăng trưởng tưới thưa đi khỏang 5-7 ngày một lần. Vào mùa Đông khoảng 10-15- ngày mới tưới.
HỎI: Vào Thu-Đông các cây vẫn còn xanh lá tưới ra sao? ĐÁP: Các cây còn xanh lá vẫn tưới như thường, nhưng thưa bớt đi và đừng để cho cây khô quá nhất là những cây lan hài Paphiopedilum, Stanhopea rễ lúc nào cũng phải ẩm. Trái lại những cây đã rụng lá như Dendrobium Chysis v.v… chỉ phun sương hoặc tưới sơ qua.
HỎI: Các cây trong chậu nhỏ tưới như thế nào? ĐÁP: Những cây trồng trong chậu nhỏ cần phải tưới thường xuyên hơn các chậu lớn vì chậu nhỏ mau khô. Thí dụ khi nhiệt độ vào khoảng 85°F (29°C) chậu nhỏ đường kính 5 cm chỉ 2 ngày là khô, trái lại những chậu lớn độ 4 lit hay 1 gallon phải 4-5 ngày mới khô. Vì vậy nên xếp cây riêng ra theo cỡ chậu để tiện tưới nước. Ngoài ra còn tùy thuộc vào vật liệu trồng cây, nếu vật liệu thoát nước và lâu thấm phải tưới thường xuyên hơn là những thứ giữ nước như bổi rêu, vật liệu nhỏ và mau thấm nước như sơ dừa. Nên nhớ khi để quá khô, phải tưới thật lâu mới mới ngấm vào trong vỏ gỗ được.
HỎI: Khi tưới nên tưới ở trên ngọn hay ở dưới gốc? ĐÁP: Tưới ở trên ngọn sẽ có một số nước theo lá chẩy ra ngoài chậu nhưng lá sẽ thấm nước làm cho cây đỡ khô khan và mát mẻ hơn. Nhưng không nên tưới vào lúc đang có nắng.
HỎI: Có nên tưới vào chiều tối hay không? ĐÁP: Vào mùa hè nên tưới vào lúc chiều tối để nước không bị mau bốc hơi và làm cho cây mát mẻ. Vào mùa Thu-Đông và Xuân không nên tưới vào chiều tối vì ban đêm lạnh xuống cây dễ bị thối ngọn. Tóm lại không nên tưới khi nhiệt độ ở dưới 60°F hay 15°C.
HỎI: Nước mưa, nước ao hồ, nước máy nước nào tốt hơn cả? ĐÁP: Nước mưa tốt hơn cả, nhưng ở gần thành phố không khí bị ô nhiễm nên nước mưa cũng không tốt. Nước ao, hồ hay nước giếng có chỉ số đóng cặn dưới 300ppm (part per million). Nước máy thường có chất Chlorine để sát trùng không tốt cho cây, nên chứa vào thùng 5-7 ngày rồi mới tưới.
HỎI: Thế còn nước lọc (soft water) nước lọc R.O (Reverse Osmosis)ra sao? ĐÁP: Không nên tưới bằng Soft water lọc bằng chất muối, cho nên dù đã xả nhưng còn đôi chút muối trong nước. Trái lại nếu lọc bằng Sodium Chloride có thể tưới lan được. Nước R.O quá tốn kém vì phải mất 4-5 lít nước mới có 1 lít nước lọc, vả lại các khoáng chất cần thiết cho lan đã bị lọc mất hết. Ngoại trừ những loài lan cần nước tinh khiết, không cặn như Disa, Dracula v.v… mới cần đến thứ nước này.
Trên đây là những câu hỏi và giải đáp thông thường. Đa số chúng ta hay mắc phải một lỗi lầm là khi mua một cây lan mới, thường kiếm một chỗ nào trống rồi để lan vào đó.
Chúng ta cần tìm hiểu giống lan đó cần tưới ra sao? Nên xếp chung những cây cần tưới nhiều hay tưới ít vào cùng một chỗ để tiện cho việc tưới nước.
► Cattleya phải khô mặt rồi mới tưới. ► Dendrobium cần phải khô hơn. ► Những cây không có bẹ (bầu chứa nước) cần tưới thường xuyên hơn. ► Những cây có rễ nhỏ cần tưới thường xuyên hơn. ► Những giống Vanda, Aerides, Renanthera cần phải tưới hàng ngày.
Ngoài ra nên nhớ: Cây mọc mạnh tưới nhiều, cây không mọc tưới it đi.
Phân Bón Giả: Day Dứt Những Câu Hỏi
TP – Các loại phân bón giả tràn lan trên thị trường từ lâu gây nhức nhối dư luận. Nhiều báo đài liên tục phản ánh nỗi khổ của nông dân vì phân bón giả, chỉ đích danh các địa chỉ sản xuất phân bón trái phép, nhưng nhiều vụ việc chưa được xử lý đủ sức răn đe.
“Bắt cóc bỏ dĩa”
Gần cuối tháng 2/2020, đồng bào buôn Tul (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) thông tin đến báo Tiền Phong, cửa hàng xăng dầu số 2 của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Đức Năng bày bán loại phân bón dấu hiệu bất thường. Trên bao bì thiếu các thông tin giấy phép sản xuất, tiêu chuẩn cơ sở, mã định danh mặt hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Phóng viên về tận nơi, người trực cửa hàng xác nhận ở đây bán phân bón Tam Nông, bao bì thiếu thông tin đúng như phản ánh. Lần theo địa chỉ in trên bao phân, chúng tôi đến thôn 10, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, thấy cánh cổng màu đỏ đóng kín. Trên một thân cây cao gắn bảng tên “Công ty TNHH phân bón Tam Nông-Ea Kmat” (Cty Tam Nông) kèm số điện thoại để bàn trùng với số điện thoại ghi trên bao phân bán ở cửa hàng, và số điện thoại của Giám đốc Cty.
Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Cty Tam Nông có ngành trồng trọt và sản xuất phân bón. Tuy nhiên, Cty này chưa từng được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định.
Ông Nguyễn Thế Ân- Trưởng Phòng Thanh tra pháp chế Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Sở NN&PTNT Đắk Lắk khẳng định không thể có sản phẩm của Cty Tam Nông bán trên thị trường. Cách đây mấy năm, Phòng nhận đơn tố cáo Cty Tam Nông sản xuất phân bón chui, lập đoàn kiểm tra đến tận nơi nhưng không vào được do cổng xưởng khóa kín. Phải có thêm Công an vào cuộc mới biết Cty này chưa có giấy phép sản xuất phân bón.
Do Cty Tam Nông tái phạm, tháng 11/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định 3513 xử phạt hành chính 130 triệu đồng về hành vi sản xuất phân bón khi chưa được cấp phép. Tuy nhiên Quyết định 3513 lại ghi hình thức xử phạt bổ sung là “Đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón 3 tháng”, cũng không buộc Cty này phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đang lưu hành.
Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành 389- Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, năm 2019 Đoàn đã kiểm tra 14 cơ sở, lấy 35 mẫu gửi đi kiểm định chất lượng. Sau đó xử lý 5 cơ sở vi phạm vì bán phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; hết hạn sử dụng… Tổng số tiền xử phạt hành chính… 68,5 triệu đồng.
Nhờn thuốc từ vụ Thuận Phong?
Đại tá Nguyễn Văn Kim, Phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai với PV báo Tiền Phong ngày 28/2/2020 rằng vụ Thuận Phong, công an Đồng Nai đã khép lại, khi chúng tôi hỏi ông về tiến trình xử lý vụ phân bón Thuận Phong.
Đại tá Kim khẳng định: “Tất cả các bộ ngành đều đã trả lời cơ quan điều tra đó không phải là phân bón giả” nên chúng tôi đã kết thúc vụ án. Mà đó cũng đâu phải là vụ án? Có khởi tố đâu mà gọi là vụ án? Mấy lần trước, do không chịu được áp lực dư luận, các văn bản của 3 Bộ viết “có thể coi là phân bón giả”, đều đóng dấu Mật. Viện và Tòa Tối cao không đồng ý, vì luật không thể nói “có thể coi là”, mà phải khẳng định là giả hay không giả. Về nguyên tắc tố tụng không thể dùng văn bản đóng dấu mật để đưa ra xử lý người ta… Sau khi dư luận và Quốc hội đặt ra nhiều câu hỏi, Viện KSTC đã chỉ đạo Viện KS Đồng Nai hủy quyết định không khởi tố vụ án để điều tra lại một số nội dung. Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu giám định tư pháp 3 Bộ, là Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, và Bộ KHCN. Cuối năm 2019 cả 3 Bộ đều trả lời cơ quan điều tra “không đủ căn cứ kết luận phân bón Thuận Phong là phân bón giả”, nên việc cuối cùng Viện KS phải kết thúc vụ này ở đó. Còn Công an Đồng Nai đã khép lại hồ sơ, không làm gì tiếp nữa. Phóng viên cứ hỏi Viện KSND Đồng Nai”.
PV Tiền Phong hỏi ông Huỳnh Văn Lưu-Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai biết gì về văn bản trả lời mới nhất của 3 Bộ như đại tá Kim vừa nói? Ông Lưu trả lời nhiệm vụ thu thập tin báo, trưng cầu giám định thế nào bây giờ là của Công an chứ không phải của Viện Kiểm sát. Vì chưa khởi tố vụ án, nên Viện Kiểm sát chỉ phân công kiểm sát viên giám sát việc giải quyết tin báo. Tất cả hồ sơ nằm ở Phòng PC 03, Viện Kiểm sát có gì đâu mà cung cấp?
Còn nhớ, cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đều đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phải xử lý vụ sản xuất phân bón giả với khối lượng lên đến hàng nghìn tấn này theo đúng các quy định pháp luật. Đích thân Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình-Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia từng khẳng định trước dàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, rằng đã quá đủ yếu tố để kết luận Cty Thuận Phong sản xuất phân bón giả, đồng thời nghiêm khắc phê bình các cơ quan tỉnh ngâm dầm vụ việc, khiến dân mất niềm tin.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một vị lãnh đạo thuộc Bộ KH&CN khẳng định quan điểm của Bộ trong vụ này trước sau như một, rằng đó là hàng giả!
Còn nhớ từ ngày 24/4/2015, đoàn công tác của Ban 389 Quốc gia phối hợp Ban chỉ đạo 1389 Thanh tra Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai bất ngờ phát hiện điểm sang chiết và dán nhãn “Made in USA” lên các loại phân bón do Cty Thuận Phong sản xuất tại một địa điểm khuất vắng thuê lại của đơn vị quân đội. Ngày 9/10/2015, PV báo Tiền Phong chứng kiến lực lượng chức năng buộc Giám đốc Văn phòng đại diện của Cty Thuận Phong tại Buôn Ma Thuột phải chỉ đạo nhân viên mở cửa kho, lập biên bản hiện trạng cả kho chứa đầy phân bón có nhiều dấu hiệu giả mạo, đang tiếp tục bán trái phép cho nông dân Tây Nguyên.
Giám định lần đầu các lô hàng của Thuận Phong cho ra kết quả tới 19/29 mẫu tỉ lệ chất chính dưới 70%, là hàng giả phân bón về chất lượng. Giám định lần sau cho thấy chất lượng phân bón còn kém hơn. Cty Thuận Phong còn làm giả bao bì, giả công dụng, mạo danh nơi sản xuất đóng gói, giả mạo dấu hợp quy chất lượng Quacert, đăng ký mở văn phòng đại diện nhưng hoạt động như một chi nhánh để trốn thuế, kinh doanh phân bón trái phép… Cty Thuận Phong cũng từng bị UBND tỉnh An Giang xử phạt về hành vi sản xuất kinh doanh phân bón giả. Một thực tế cho thấy khi vụ phân bón giả Thuận Phong được xử lý theo hướng xử phạt hành chính, các Bộ ngành bất bình phản đối, gồm Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia…
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và 5 Công ty Luật đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị phải khởi tố Cty Thuận Phong. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng khẳng định việc chưa xử lý nghiêm hành vi sản xuất phân bón giả của Cty Thuận Phong là không thượng tôn pháp luật, bất công với hơn 60 triệu nông dân.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hỏi – Đáp: Một Số Vấn Đề Lưu Ý Trên Cây Ăn Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!