Đề Xuất 3/2023 # Hoa Tiên Ông Hóa Ra Không Khó Trồng Như Bạn Tưởng # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hoa Tiên Ông Hóa Ra Không Khó Trồng Như Bạn Tưởng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hoa Tiên Ông Hóa Ra Không Khó Trồng Như Bạn Tưởng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoa tiên ông còn có tên gọi khác là hoa ông lão hay hoa lan dạ hương. Hoa không chỉ đẹp mà còn có hương thơm vô cùng dễ chịu. Vậy loại hoa này có khó trồng không, cùng tìm hiểu ngay thôi.

1. Giới thiệu chung về hoa tiên ông

Hoa tiên ông mang trong mình vẻ sang trọng, quý phái. Hương thơm mà nó mang lại khiến người thưởng thức cảm thấy nhẹ nhõm và khoan khoái. Ngoài tên tiên ông, hoa còn được nhiều người chơi hoa biết tới với tên gọi là hoa ông lã, hoa thủy tiên tây, hoa lan dạ hương. 

(Hoa tiên ông màu xanh tím vô cùng bắt mắt)

Loại hoa độc đáo này có nguồn gốc xuất xứ từ ven biển Địa Trung Hải. Thời kỳ hoa nở từ tháng 2 đến tháng 3. Điểm quan trọng để cây nở hoa là nên trồng củ sớm và để cụ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh của mùa đông. Có 2 loại cây tiên ông phổ biến:

Loại cây xuất xứ từ Hà Lan: phần lớn trồng dưới nước, hoa nở nhiều nhưng khó tách củ. Loại cây xuất xứ từ trung quốc: Hoa nở ít nhưng cũng có vài cây nở tốt, củ dễ tách và nhân giống.

2. Cách trồng và chăm sóc hoa tiên ông

– Kỹ thuật gieo trồng:

Điểm lưu ý đầu tiên khi trồng tiên ông chính là thời điểm gieo trồng. Để cây có thể nảy mầm và phát triển tốt nên gieo trồng vào tháng 10. Tiên ông sẽ  phát triển nhanh trong điều kiện đất mùn trộn lẫn với đất Akadama. 

(Cận cảnh hoa tiên ông tím)

Thông thường, bạn nên trồng 3 củ trong 1 chậu có đường kính từ 30 – 40 cm. Khi trồng cần trôn sâu củ dưới đất. Sau đó đặt chậu cây ở nơi có đủ ánh nắng và tươi thêm nước khi bề mặt đất trong chậu khô hẳn.

Sau khoảng  2 tháng trồng và chăm sóc các mầm non sẽ nhú lên từ củ giống mang theo cả đài hoa. Phải mất khoảng 1 tháng để thân, lá và hoa phát triển trưởng thành. Các hoa mọc tập trung ở đỉnh theo thứ tự so le. Mỗi hoa có 6 cánh nhỏ và đài nhụy phía trong. Thông thường các hoa càng gần gốc sẽ nở trước. Hoa nở dần dần lên đến đỉnh. Chú ý rằng, khi cây nở hoa bạn nên ngắt bỏ những bông hoa héo đã nở trước đó, để hoa và lá quang hợp và đợi củ dần phát triển rồi đào lên đặt sang chậu nhỏ hơn để tiện cho việc trang trí.

(Lá và hoa tiên ông đang nhú lên từ củ)

– Bảo quản củ cho mùa sau:

Vào tháng 5, tháng 6 sau khi cây đã nở hết hoa, các lá cũng tàn úa bạn nên đào củ lên và bảo quản cho mùa sau. Nhẹ nhàng, bới lớp đất xung quanh củ rồi lấy củ ra, sau đó loại bỏ phần thân lá đã héo và rễ. Đặt củ vào nơi mát mẻ để bề mặt củ khô lại 1 chút rồi bảo quản ở nơi râm mát.

– Một số lưu ý khi trồng hoa tiên ông

Khi trồng loại hoa xinh đẹp này bạn nên lưu ý 1 số điểm sau: để cây phát triển tốt nên chọn củ giống lớn, mập mạp không dập nát; luôn luôn đặt cây tại nơi có ánh sáng dồi dào; chỉ tưới nước cho cây sau khi bề mặt đất khô hẳn.

Kỹ Thuật Trồng Tỏi Tại Nhà Không Khó Như Bạn Tưởng – Farmerbox

Không chỉ là một gia vị nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp, tỏi còn là bài thuốc chữa bệnh được con người sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Do đó, không quá lạ khi rất nhiều người quan tâm đến cách trồng tỏi tại nhà. Kỹ thuật trồng tỏi không quá khó như bạn nghĩ đâu. Cùng FarmerBox tìm hiểu ngay sau đây nha! 

Những điều cần biết trước khi học cách trồng tỏi tại nhà 

Tỏi là một loại thực vật lấy củ thuộc họ Hành Tỏi, tên khoa học là Alium sativum L. Đây là cây thân cỏ, mọc hàng năm, lá dẹp và dày. Củ tỏi nằm sâu dưới đất và có nhiều múi nhỏ. Tỏi là cây thân thảo khá dễ trồng và có thể trồng quanh năm, mỗi vụ kéo dài 5-6 tháng, trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Thời gian trồng tỏi lý tưởng nhất là khoảng tháng 2-3 và tháng 8-9 hàng năm. 

Hàm lượng dinh dưỡng:

Cứ mỗi 100g tỏi lại cung cấp cho cơ thể khoảng 8% lượng chất xơ và 52% vitamin. Ngoài ra, tỏi được xem là nguồn vitamin B6 dồi dào cung cấp đến 62% nhu cầu của cơ thể người. Về khoáng chất, cứ 100g tỏi sẽ đáp ứng 84% nhu cầu về manganese, 20% selenium, 15% đồng, 18% canxi và 9% sắt. Quả là một thực phẩm quý đúng không nào. 

Công dụng đối với sức khỏe:

Củ tỏi gồm nhiều múi nhỏ, màu trắng hoặc kem, vị cay nồng, tính nóng. Tỏi bài thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe con người, có tác dụng hỗ trợ hệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về ung thư, hạ huyết áp, dùng như thuốc kháng sinh,… 

Cách chế biến:

Tỏi là gia vị có mặt trong hầu hết các món ăn thường ngày của gia đình người Việt. Chúng ta khó lòng bỏ qua một số món ăn hấp dẫn với tỏi như: rau muống xào tỏi, tỏi ngâm chua, tôm rim tỏi, bánh mì nướng bơ tỏi, cơm chiên tỏi, cánh gà chiên bơ tỏi,… Món nào cũng thật đậm đà, hấp dẫn. 

Lợi ích kinh tế khi trồng tỏi:

Để tự cung tự cấp tỏi sạch, nhiều gia đình đã tự tìm cách trồng tỏi tại nhà. Tỏi có thể dễ dàng trồng trong vườn hoặc trên sân thượng nhưng không phải ai cũng biết trồng đúng cách để đạt năng suất cao. Kỹ thuật trồng tỏi tại nhà không hề khó, bạn chỉ cần áp dụng đúng các bước mà chúng tôi chia sẻ sau đây. 

Kỹ thuật trồng tỏi tại nhà chi tiết từng bước 

Giai đoạn chuẩn bị 

Giống: Cách trồng tỏi nhanh và hiệu quả nhất là trồng từ củ giống. Để tránh mua phải củ tỏi có hóa chất độc hại, bạn nên tìm mua tại các cửa hàng nông sản uy tín. Nên chọn những củ có tép lớn, từ đó mỗi tép sẽ mọc thành một cây mới. Không nên chọn giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép vì tỷ lệ nảy mầm ra cây sẽ thấp. 

Đất trồng: Trước khi trồng tỏi cần làm cho đất tơi xốp, sau đó trộn với phân chuồng ủ hoai, vôi trắng. Đất trồng tỏi tại nhà cần là loại thịt nhẹ, giàu mùn, dễ thoát nước.

Giai đoạn trồng cây

Đầu tiên, bạn tách từng tép của củ tỏi giống ra, chọn những tép chắc mẩy, có màu sắc trắng sáng, mắt tép tỏi to rồi bắt đầu trồng. Vùi tép tỏi sâu xuống đất khoảng 5cm. Mỗi tép trồng cách nhau khoảng 20-25cm để tạo không gian cho cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.

Các giai đoạn phát triển của tỏi 

Việc tưới cây ngay sau khi vừa trồng là rất quan trọng. Tại thời điểm này cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển và lưu ý đặt chậu trồng ở vị trí có đầy đủ ánh sáng. Vì tỏi là cây ưa hạn nên bạn không cần tưới nhiều nước. Ở giai đoạn cây mới nảy mầm chỉ cần tưới 1 lần/tuần nếu trời không có mưa. Bên cạnh đó, người trồng nên bón phân hữu cơ để cây trồng có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, tránh còi cọc. 

Sau khi trồng từ 2-3 tháng, cây tỏi sẽ bắt đầu ra hoa, lúc này có thể thu hoạch thân và hoa tỏi để lấy nguyên liệu làm gia vị. Thời điểm khi cây tỏi bắt đầu ra hoa, cần lưu ý bón thêm phân kali, tro trấu hoặc phân chuồng ủ hoai để cung cấp dinh dưỡng cho cây ra thêm nhiều hoa.

Giai đoạn thu hoạch 

Mỗi vụ tỏi sau khi trồng được khoảng 4-5 tháng thì cây bắt đầu khô lá, đây là lúc mà ta có thể thu hoạch củ. Bạn có thể quan sát phần lá tỏi vì số lá tỏi mọc quanh thân tương ứng với số tép của củ bên dưới. Khi ½ lá trên thân cây khô héo là lúc củ có thể thu hoạch được rồi. Trước khi nhổ tỏi, người trồng dùng bay đánh tơi phần đất xung quanh để lúc kéo tỏi lên củ không bị đứt. Sau khi kéo tỏi lên thì rũ sạch đất bao bên ngoài và treo chúng lên ở vị trí khô ráo, có ánh nắng. 

Tỏi sau khi thu hoạch nếu không dùng hết thì bạn nên phơi thật khô và cất giữ trong túi lưới, bảo quản ở nơi thoáng mát sẽ giúp tỏi giữ được lâu hơn. Lưu ý không nên bảo quản tỏi trong tủ lạnh vì sẽ làm mất hết các thành phần dinh dưỡng có lợi. 

Phòng chống sâu bệnh

Vì đặc tính có mùi hăng nồng, vị cay nên khi trồng tỏi tại nhà bạn sẽ ít gặp các vấn đề về sâu bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, tỏi có thể gặp một số hiện tượng như sương mai (cuối tháng 11 dương lịch khi độ ẩm cao). Để tránh hiện tượng này cần phun định kỳ dung dịch phèn xanh, vôi cục hoặc rắc tro bếp cũng là một biện pháp tốt. 

Cách Trồng Hoa Lan Báo Hỷ Vào Khúc Cây Tưởng Khó Mà Không Khó

Với cái tên đầy hỷ sự, mỗi khi hoa lan báo hỷ nở tưởng như trong nhà sắp có chuyện vui, sắp có tin mừng. Chẳng những thế hoa còn mọc theo chùm dài rất đẹp nên được nhiều người yêu thích và săn đón.

Là một trong những loại lan rừng, Lan báo hỷ có sức sống mạnh mẽ, nó mọc nhiều ở những khu rừng thưa và bám vào thân cây. Khi mùa khô đến, khu rừng rụng lá, lan báo hỷ gặp nắng gắt lá cũng héo dần và rụng đi chỉ còn lại những giả hành nhăn nheo bám trên cây. Ấy vậy mà, khi thời tiết chuyển đổi, trời bắt đầu có mưa, từ những giả hành xấu xí kia lại đâm ra những chùm hoa màu hồng rực rỡ, tỏa sáng cả khu rừng.

Mọc nhiều ở những khu rừng thưa và bám vào thân cây (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của hoa lan báo hỷ

Lan báo hỷ có tên khoa học làDendrobium secundum, thuộc họ Orchidaceae. Phân bố rộng lớn từ Himalaya đến Miến Điện. Từ Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia cho đến Mã Lai, Philippines, có khả năng thích ứng cao.

Lan báo hỷ có chiều cao trung bình từ 50-70cm, thân rộng khoảng 3-4cm, lá khá dài và rộng, mỏng và xếp thành 2 hàng.

Hoa lan báo hỷ có 2 màu chính là phớt hồng và trắng, tỏa hương thơm, mọc thành từng chùm dài, khi hoa bung tỏa chùm dài đến 20cm. Mỗi giả hành có thể mọc cùng lúc 2-4 chùm hoa. Hoa hình ống, cao khoảng 2cm, to khoảng 0,5cm, mỗi chùm có khoảng 50 bông xếp khít nhau.

Hoa lan báo hỷ có 2 màu chính là phớt hồng và trắng, tỏa hương thơm, mọc thành từng chùm dài (Nguồn: Internet)

Cách trồng lan báo hỷ

Lan báo hỷ có thể trồng bằng nhiều cách như trồng ở chậu đất nung có lỗ thoáng khí xếp kèm với than hoa hoặc ghép lan báo hỷ vào một khúc gỗ hoặc thân cây, chúng sẽ tự phát triển.

Cách ghép lan báo hỷ vào gỗ

Đầu tiên, cắt hết những lá già vàng úa, thân khô, rễ khô hỏng, các bộ phận bị nấm bệnh… Chỉ để lại đoạn rễ dài 1-2 cm ở gốc cây.

Treo ngược cây khoảng 5 ngày liên tiếp để cây lành vết thương.

Ngâm cây trong hỗn hợp thuốc đa chức năng 5 phút, (hoặc phun Physan 20 để sát trùng và phòng ngừa bệnh tật), vớt cây ra và tiếp tục treo ngược cây trong vòng 1 ngày .

Sau khi phun thuốc để sát trùng và phòng bệnh cho xong, bỏ nắm xơ dừa trên miếng vỏ cây, đặt lan lên trên. Phủ lớp xơ dừa mỏng lên phần rể, dùng dây cước câu cá quấn chặt vào vỏ cây là được.

Lan báo hỷ ưa nắng và có thời kì nghỉ vào mùa khô giống như những loại lan khác. Vào thời điểm đó, khi lá bắt đầu vàng và rụng đi cần giảm việc tưới nước để hoa nở đều và đẹp.

Lan báo hỷ ưa tiết trời mát mẻ, nhiệt độ phù hợp là từ 15-26 độ C, ẩm độ khoảng 40% đến 70%.

Khi chăm sóc lan báo hỷ không cần phải tưới nước thường xuyên, 3 ngày mới cần tưới nước một lần và chia thành nhiều lần nhỏ. Khi trời chuyển lạnh thì giảm số lần tưới nước xuống và có thể ngưng tưới.

Từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ lan báo hỷ đẻ nhánh, sinh trưởng mạnh nên cần chăm sóc nhiều nhất. Cần bổ sung nhiều đạm để cây có đủ dinh dưỡng phát triển và chuẩn bị ra hoa.

Loại phân phù hợp cho lan báo hỷ nên là phân NPK 30-10-10 với liều lượng khoảng 0,3 g tương ứng với 2,5 lít nước sạch, tưới cả cành và lá. Để cây dễ hấp thụ lượng phân bón nhất nên tưới phân vào buổi sáng.

Lan báo hỷ ưa sạch sẽ và khá mẫn cảm với mầm bệnh nên cần thường xuyên phun thuốc phòng. Tần suất là 15 ngày phun thuốc 1 lần. Antracol, Aliette, Ridomil gold, Regan là những loại thuốc gợi ý.

Lan báo hỷ có thể trồng bằng nhiều cách (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc lan báo hỷ ra hoa dịp Tết

Khi mùa mưa chấm dứt thì cũng nên ngừng tưới nước cho lan báo hỷ.

Cần thì đem cây ra phơi nắng cho lá rụng hết, giả hành nhăn nheo rồi đem lại vào chỗ mát.

Trước Tết 1 tháng, ta bắt đầu tưới nước lại thì cây sẽ ra hoa.

Khi cây ra hoa ta quan sát nụ, nếu nụ hoa nhỏ thì tăng tần suất tưới nước và tăng ánh sáng, nụ lớn thì giảm lại và để cây vào nơi mát mẻ để hoa nở rộ vào đúng ngày Tết.

Lan báo hỷ, nghe tên đã thấy nhiều may mắn (Nguồn: Internet)

Cách Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm Tưởng Khó Mà Dễ Ợt

Hoa thiên lý không chỉ được biết đến với các món ăn ngon mà nó còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh như trĩ, đau nhức xương khớp, rôm sảy ở trẻ,… Nó còn giúp an thần, chữa chứng mất ngủ. Chính vì vậy mà nhiều người tìm cách trồng hoa thiên lý để tự trồng tại nhà vừa lấy hoa vừa làm bóng mát cho khoảng sân hay góc sân thượng gia đình. Biết được nhu cầu này, hôm nay AVi Việt Nam chia sẻ cho quý độc giả cách trồng, cách kích thích chúng ra hoa quanh năm và cách chăm sóc khiến cây lâu cỗi để bạn có thể tự tin trồng ngay cho gia đình thân yêu của mình một giàn hoa thiên lý.

Về hoa thiên lý

Hoa thiên lý còn có tên gọi khác là hoa dạ lý hương vì ban đêm chúng tỏa hương thoang thoảng. Thiên lý là loại cây lấy hoa dễ trồng, khả năng chống sâu bệnh cao.

Thân cây dạng dây leo, thích hợp với việc trồng thành giàn. Chính vì vậy mà ngoài làm món ăn, chữa bệnh, nhiều người trồng hoa thiên lý để chúng leo giàn làm mát không gian nhà ở.

Giàn hoa thiên lý ưa sáng, ưa gió, sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ từ 20 – 35 độ C.

Thiên lý còn có tên gọi khác là hoa dạ lý hương

Chuẩn bị

Thời điểm trồng

Bạn có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào quanh năm. Nhưng để cách trồng hoa thiên lý nhanh ra hoa và có thể ra hoa quanh năm thì bạn nên trồng vào khoảng từ tháng 6 cho đến tháng 8 dương lịch.

Đất trồng

Để trồng hoa thiên lý, bạn nên chọn đất thịt pha cát. Đất phải đảm bảo yêu cầu về độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cũng như khả năng thoát nước tốt. Thiên lý không ưa đất úng ngập dễ thối rễ, chết cây.

Trước khi trồng, bạn nên bón lót bằng phân chuồng ủ hoai, một ít phân NPK và phân lân để cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời xới đất cho tơi xốp. Việc này nên được tiến hành trước khi trồng khoảng 10 ngày.

Giống hoa thiên lý

Khâu chọn giống là khâu quan trọng quyết định đến sản lượng cũng như chất lượng hoa sau này.

Bạn có thể lựa chọn hạt giống ở những nơi uy tín để có hạt giống hoa thiên lý chất lượng, không sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao.

Ngoài ra, hoa thiên lý còn được trồng bằng dây có sẵn (mua tại các trại cây giống). Có 2 loại:

Dây lươn: Sau khi trồng, cây khỏe mạnh, tuổi thọ cây đến 4 – 5 năm. Nhưng thời gian ra hoa khá chậm.

Dây thân: Sau khi trồng, cây khỏe mạnh ra hoa nhanh hơn so với dây lươn nhưng tuổi thọ không cao, chỉ tầm 2 – 3 năm.

Theo tham khảo ý kiến của các chuyên gia thì AVi đề nghị bạn lựa chọn dây thân để thu hoạch nhanh, năng suất cao, tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn nhất.

Nếu bạn không tiện mua dây thân có sẵn thì AVi Việt Nam cũng hướng dẫn bạn cách đơn giản để trồng hoa thiên lý từ những nhánh dây.

Cách trồng hoa thiên lý bằng cành

Hoa thiên lý khá dễ trồng, bạn tiến hành tuần tự theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị những đoạn cành hơi già (không quá già nhưng không được quá non), cành đã chuyển màu xám, to khỏe, không sâu bệnh để hạn chế sâu bệnh sau này cho giàn hoa thiên lý. Cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm, bôi tro bếp lên để cành không bị chảy nhựa dẫn đến mất nước, giảm sức sống.

Bước 2: Tiến hành giâm cành: Bạn nhúng những đoạn cành vào dung dịch Atonik để kích thích cành ra rễ nhanh. Sau đó, giâm cành vào bầu ươm sâu 5 – 7cm. Dùng rơm rạ hoặc tro trấu ủ gốc để chắn gió và bào vệ cành giâm. Đặt bầu ươm ở nơi thoáng mát và duy trì việc tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

Bước 3: Sau 15 – 20 ngày, cành giâm ra rễ và phát triển đến độ cao 50 – 60cm. Lúc này bạn mang bầu ươm đi trồng xuống đất.

Nếu ở nhà phố, không có đất trồng bạn có thể lựa chọn cách trồng hoa thiên lý trong thùng xốp vẫn đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng hoa. Nên chọn thùng có kích thước lớn và lưu ý thoát nước cho cây.

Nếu trồng ở ngoài đất, bạn nên lên luống cao 35 – 40cm và đào hố sâu 40 – 50cm để trồng. Mỗi dây thiên lý cách nhau tối thiểu 2m để đủ không gian phát triển về sau.

Bước 4: Sau khi trồng, vì dây thiên lý khá yếu ớt nên bạn cắm cọc cao 1m – 1,5m cạnh gốc cây rồi buộc dây để dây thiên lý có điểm tựa. Đồng thời, trong tuần đầu tiên, bạn cần che phủ cho cây để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cách trồng hoa thiên lý bằng cành

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Mỗi ngày bạn tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây phát triển tốt thì giãn số lần tưới ra, chỉ cần tưới cách ngày hoăc 2 – 3 ngày/lần.

Đảm bảo đủ nước, không để gốc quá khô nhưng đừng tưới đẫm nước. Đặc biệt là khi cây chớm nụ.

Bón phân

Để cách trồng hoa thiên lý được hoàn hảo thì không thể thiếu việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Thời gian bón phân như sau:

Sau khi trồng vào chậu hay trồng ra đất được 2 tuần, bạn dùng phân trùn quế hoặc phân chuồng để bón.

Cứ sau 2 – 3 tuần bạn lại bón tiếp 1 đợt như vậy thì đảm bảo cây đủ sức cho nhiều hoa.

Làm giàn cho hoa thiên lý

Việc làm giàn giúp cây phát triển tốt, hứng được nhiều ánh sáng hơn và tạo điều kiện ra hoa nhiều hơn.

Tùy vào địa điểm trồng cũng như sở thích của bạn mà có cách làm giàn khác nhau. Có thể làm giãn chữ A hay kiểu giàn mướp, giàn bầu,… Bạn cũng có thể tận dụng giàn hoa thiên lý làm nơi thư giãn uống trà, thưởng thức mùi hương thoang thoảng của hoa.

Cần đảm bảo giàn được làm vững chắc và dễ bám để dây phát triển mạnh. Ngoài ra, khi dây leo lên giàn, bạn cũng cần theo dõi định hướng leo cho mỗi dây, không để leo chồng chéo lên nhau mất thẩm mỹ mà lại cho năng suất kém.

Làm giàn giúp cây hứng được nhiều ánh sáng và tạo điều kiện ra hoa nhiều hơn

Kích thích hoa thiên lý trổ hoa quanh năm

Thông thường nếu bạn chỉ nắm được cách trồng hoa thiên lý và cách chăm sóc như trên, giàn hoa nhà bạn sẽ chỉ nở vào mùa nắng. Mùa đông, do thời tiết lạnh nên đa số thiên lý ngưng ra hoa. Nhưng nếu bạn nắm được bí quyết kích thích sau đây thì giàn hoa thiên lý nhà bạn sẽ có xu hướng nở hoa không ngừng:

Tỉa bỏ những cành ốm yếu, cành sâu bệnh và các cành phụ. Mỗi gốc chỉ để nhánh chính.

Dùng phân hữu cơ, phân vi sinh và tưới nước nhiều để kích thích cây sinh trưởng phát triển mạnh.

Theo đó, đến mùa xuân, những cành chính sẽ đâm chồi và ra hoa.

Ngoài ra, việc thắp đèn cũng kích thích cây ra hoa. Bạn có thể nhờ ánh sáng đèn hỗ trợ chiếu sáng cho cây vào tầm tháng 2 âm lịch. Bạn chỉ cần thắp từ 19 – 22h đêm và tiếp tục từ 3h – 5h sáng là đủ để cây nhanh chóng ra hoa.

Bí quyết kích thích nở hoa quanh năm

Phòng trị bệnh cho hoa thiên lý

Đây là loài cây ít bị sâu bệnh tấn công nhưng trong quá trình học cách trồng hoa thiên lý, bạn cũng nên nắm những nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại cây sau đây:

Vào mùa mưa

Nếu lượng nước ở gốc cây không thoát kịp sẽ là môi trường thuận lợi để các loại nấm bệnh sinh sôi. Chúng thường gây thối rễ, thối gốc dẫn đến chết cây hoặc giảm năng suất hoa.

Biện pháp phòng chống là bạn hãy luôn đảm bảo đất trồng thoát nước tốt, cành lá cây thông thoáng, thường xuyên tỉa cành lá tránh để cành lá um tùm.

Nếu không xử lý thủ công được thì bạn có thể dùng thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,… để phun lên lá và tưới vào những gốc bị bệnh hại.

Vào mùa nắng

Nếu bạn không cung cấp đủ nước tưới cho cây, rầy rệp, rầy mềm, rập sáp hay bọ trĩ dễ tấn công.

Trường hợp bạn xử lý thủ công bằng cách bắt giết không được nữa thì hãy dùng thuốc Supracide để phun lên cây.

Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 3 tháng là bạn đã thu hoạch được những chùm hoa đầu tiên để chế biến món ăn yêu thích rồi đấy. Khi thu hoạch, bạn nên tiến hành vào buổi sáng.

Nắm vững và áp dụng đúng cách trồng hoa thiên lý cũng như chế độ chăm sóc cây thật tốt sẽ giúp bạn thu hoạch liên tục mỗi tháng.

Trong quá trình thu hoạch, bạn nên kết hợp việc tỉa bỏ những chùm hoa già, lá già hay ngọn già của cây để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.

Sau mỗi đợt thu hoạch, để hồi sức cho cây bạn nên xới xáo, bón phân PK, phân hữu cơ,.. cho cây. Đồng thời mỗi năm bạn nên cắt bỏ tất cả nhánh phụ, cành lá phụ của cây chỉ để nhánh chính để cây lâu bị cỗi dẫn đến khả năng cho hoa kém.

Thu hoạch hoa thiên lý và chế biến những món ăn tùy ý

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hoa Tiên Ông Hóa Ra Không Khó Trồng Như Bạn Tưởng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!