Cập nhật nội dung chi tiết về Hoa Lan Nhiệt Đới mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan nhiệt đới trong phân loại thực vật học đều thuộc thực vật họ Lan (Orchidaceae), căn cứ vào hình thái sống có thể phân thành 2 loại là lan phụ sinh và lan địa sinh. Lan phụ sinh là chỉ các loại lan có rễ khí sống bám vào thân cây khô hoặc nham thạch để sinh trưởng, ví dụ như Cát Lan, lan Hồ điệp, Địa lan, lan Hoàng Thảo, Vân Lan. Chỉ loại lan trồng dưới đất có chứa nhiều chất hữu cơ, ví dụ như lan Hài, lan Hạc Đỉnh (Phainus)… Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.
Rễ của lan nhiệt đới:
Rễ của lan nhiệt đới, dù là rễ khí hay rễ dưới đất, cũng đều to mọng, thông thường có hình trụ tròn, hoặc hình tròn dẹt, lớp màu trắng bên ngoài là võ rễ, hấp thụ dinh dưỡng trong nước và không khí. Bộ phận có màu xanh lục nhọn ( lan phụ sinh ) hoặc bộ phận có màu nâu (lan địa sinh) là bộ phận đỉnh rễ, ngoài tác dụng hấp thụ ra, nó còn có chức năng kéo dài sự sinh trưởng và chế tạo thành phần dinh dưỡng. Đỉnh rễ cực kỳ mẫn cảm đối với môi trường bên ngoài, nếu tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu quá đậm đặc, đều rất dễ bị tổn thương. Lớp rễ mọng do tế bào chứa đầy nước có tác dụng hút nước và chức năng giữ nước, đồng thời có tác dụng bảo vệ và đề phòng khi khô hạn. Lớp trong cùng của rễ là trụ trung tâm, là tổ chức rất khỏe. có chức năng cố định thân cây.
Có nhiều tổ chức trong rễ cây lan nhiệt đới, trong rễ chứa một loại khuẩn sống cộng sinh, loại nấm lan này sau khi thâm nhập vào bên trong rễ dưới dạng sợi nấm, dần dần bị phân giải và tiêu hóa, thành phần dinh dưỡng bị tế bào của lan hấp thụ, cung cấp cho lan nhiệt đới sinh trường. Hiện tường nấm rễ cộng sinh này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ dinh dưỡng của rễ khí khi lan phụ sinh, do rễ khí không hấp thụ được trực tiếp dinh dưỡng trong không khí, mà chỉ có thể dựa vào các nấm rễ cố định khí Ni tơ trong không khí, cung cấp cho cây sinh trưởng giống ở họ Đậu. Ngoài ra, hạt giống của thực vật họ Lan chỉ có phôi mà không cung cấp thành phần dinh dưỡng, phôi nhũ cho hạt nảy mầm, trong giới tự nhiên nếu không có nấm rễ này xâm nhập, cung cấp dinh dưỡng cho phôi thì cây lan nhỏ không thể sinh trường được.
Thân của lan nhiệt đới:
Về mặt hình thái học, thân của lan nhiệt đới có thể phân thành 2 loại lớn là đa thân và đơn thân. Lan nhiệt đới đa thân là chỉ sự trưởng thành của thân (thân chính ) của nó có hạn, sự sinh trưởng dài ra của nó dựa vào các nhánh mới, ( nhánh phụ ) được sinh ra liên tục hằng năm, ví dụ Cát Lan, Địa lan, Lan Hoàng Thảo… Lan nhiệt đới đơn thân là chỉ sự trưởng thành dài ra của thân chính ( trục chính ) của nó là do kết quả của sự sinh trưởng của ngọn, ví dụ Vân lan, lan Hồ điệp, lan Phượng Vỹ…
Thân của lan nhiệt đới giống như một cái cọc, có tác dụng đỡ phiến lá, hoa và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Một số cây có thân phình to có chức năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng được gọi là giả hành, ví dụ như Cát lan, lan Hoàng Thảo… Ngược lại, thân của Vân lan có thân dài và mang chất gỗ cứng, việc dự trữ nước và chất dinh dưỡng của nó đều phụ thuộc vào phiến lá to mập. Ngoài ra, thân của lan hồ điệp va lan Hài rất ngắn, dễ bị tổn thương do sự sơ ý của con người và do bệnh hại, qua ngày bị ảnh hưởng cây lại sinh trưởng và ra hoa bình thường. Vì vậy khi muốn gieo trồng cần chú ý bảo vệ, giữ cho thân cây không bị tổn thương.
Lá của lan nhiệt đới:
Lá của lan nhiệt đới căn cứ vào chủng loại khác nhau mà có sự khác nhau, ví dụ lá của Cát lan có hình oval, lá của lan Hồ Điệp có dạng trứng tròn rộng mọng nước… Thông thường những loại sinh trưởng dưới điều kiện có đủ ánh sáng thì phiến lá cứng và có màu vàng xanh. Đối với những loại sinh trưởng trong điều kiện râm mát, thiếu ánh sáng, có phiến lá rộng và mềm, màu sắc của lá có màu xanh thẫm.
Vì vậy, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất, hình dạng và màu sắc của phiến lá để phán đoán lượng ánh sáng mà cây lan nhiệt đới này cần, từ đó điều chỉnh độ ánh sáng sao cho thích hợp khi trồng, giúp cây sinh trưởng bình thường. Phiến lá của lan nhiệt đới do lớp biểu bì trên, phần thịt lá và lớp biểu bì dưới cấu thành, phần thịt lá của nó không giống với lá của các loại cây khác, có dạng lán và tổ chức chất xốp rõ rang, được cấu thành do các tế bào có chứa diệp lục sắp xếp gần nhau.
Có rất ít các kẽ hở của tế bào, biểu bì do các tế bào nhỏ không chứa diệp tố sắp xếp gần nhau tạo thành, mặt bên ngoài còn có một lớp sừng bảo vệ. Có một số loại có lớp biểu bì dày mập, mọng nước, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và ánh nắng gắt, đồng thời khả năng chịu được khô cũng rất tốt, màu sắc của lớp biểu bì dưới nhạt hơn so với lớp biểu bì trên, có màu xanh lục nhạt hoặc màu xanh vàng, phân bố nhiều lỗ khí, để điều tiết lượng nước bốc hơi và sự trao đổi oxy và khí CO2.
Nhiều loại lan nhiệt đới, lỗ khí trên phiến lá đóng vào ban ngày, đến ban đêm mới mở ra, hít khí CO2 và nhả khí oxy, tiến hành quá trình thực vật chuyển hóa (Crassulacean acid metabolism – CAM), để tiết kiệm nước, đảm bảo yêu cầu khi thực hiện quang hợp ban ngày. Đối với loại lan nhiệt đới có quá trình CAM này, giống với thực vật thân mọng nước, có khả năng chịu khô khỏe, vẫn sinh trưởng bình thường trong điều kiện môi trường nắng gắt. Ví dụ loại Vân lan trông rộng rãi ở Lào, Campuchia để cắt lấy hoa, được trồng cả ngày dưới ánh nắng gắt để kích thích ra nhiều hoa và ra hoa đẹp.
Hoa của lan nhiệt đới có đặc điểm gì?
Hoa của lan nhiệt đới là trọng điểm của sự thưởng thức. Kích thước to nhỏ của bông hoa phụ thuộc vào từng loại, ví dụ Cát Lan, đường kính của bông hoa đơn lên đến 18cm. Trong khi đó lan Hỏa Hoàng (Ascocentrum miniatum) , kích thước bông hoa chỉ có 0.5cm. Về màu sắc của hoa, thì càng phong phú và đa dạng, chỉ trừ mỗi màu đen là không có, còn hầu như là có hết các màu sắc của thế giới tự nhiên, từ trắng tuyền, vàng, cam, đỏ son, hồng cho đến xanh lục, tím, xanh lam… đều có. Cấu tạo của hoa lan nhiệt đới giống với của các loài lan khác, mỗi bông hoa đều do các bộ phận dưới đây cấu thành:
Cánh hoa: thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng trong, 1 cặp của hai mặt đối xứng gọi là cánh hoa, nằm của phía dưới của trung tâm, hình dạng ngoài khác với cánh hoa ở hai mặt gọi là cánh môi. Hình dạng của cánh môi rất đa dạng, có loài giống dạng loa kèn , như cánh môi màu đỏ tím của lan Hạc đỉnh, có loài giống như thiếu nữ, quân tử, như cánh môi màu vàng của lan Vũ nữ, có loài giống quả đậu hoặc chiếc túi, như lan Hài. Cánh môi là bộ phận độc đáo chủ yếu của bông hoa lan, có muôn hình muôn vẻ, màu sắc phong phú diễm lệ, là cơ quan chủ yếu thu hút côn trùng đến truyền phấn.
Đài hoa: Đài hoa thông thường có hình dạng giống với cánh hoa và có màu sắc đẹp. Đặc biệt là một số loài hoa như Vân lan, lan Hài, đài hoa của nó còn phát triển và đẹp hơn cả cánh hoa, trở thành điểm ngắm trọng tâm. Đài hoa thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng ngoài, trong giai đoạn ra nụ, đài hoa ôm lấy cánh hoa có tác dụng bảo vệ cánh hoa. Bộ phận nằm ở phía trên được gọi là phiến đài trên, bộ phận nằm ở 2 bên gọi là phiến đài phụ.
Cuống nhụy: Hay còn gọi là cuống nhụy hợp, là 1 cơ quan sinh sản do nhụy đực và nhụy cái cùng kếp hợp cấu thành. Nó nằm ở vị trí trung tâm của hoa, phía trên cánh môi, do 1 nhụy đực, 1 đầu cuống, và 1 miệng nhụy cùng tổ hợp thành. Phần đỉnh của cuống nhụy là bao phấn , bên trong chứa miếng phấn hoa hình chữ “T” nằm ở giữa phần chính giữa của giá phấn. Ngoài ra, phía dưới của bao phấn có máng lõm, bên trong có rất nhiều dịch dính, dể dính lấy những phấn hoa mà côn trùng vô tình mang đến để thụ phấn.
Quả của lan nhiệt đới:
Quả lan nhiệt đới nếu xét về mặt thức vật học được gọi là quả sóc. Thông thường có hình dải dài hoặc hình trứng, ở trên đỉnh có nhiều cuống nhụy. Bề mặt ngoài của quả thường có các cạnh , bên trong có vô số các hạt nhỏ như hạt bụi, ví dụ Cát lan trong 1 quả có tới 1 triệu – 1,5 triệu hạt, thậm chí là một quả lan nhiệt đới thông thường cũng có tới 100 nghìn – 300 nghìn hạt. Khi quả chin sẽ tự nứt, các hạt nảy ra và bay theo gió. Trong điều kiện trồng thủ công, những hạt giống có thể tự nảy mầm là rất ít, chỉ những hạt giống không bị vi khuẩn trong ống nghiệm mới có thể mọc nên một số cây con nhất định.
Hạt của lan nhiệt đới:
Hạt của lan nhiệt đới nhỏ như hạt bụi, có chiều dài chỉ bằng 0.1 – 1mm, chiều rồng chỉ bằng 0.05 – 0.5mm, do 1 phôi màu vàng xanh hoặc màu vàng nâu, hình oval bọc quanh vỏ hạt được hình thành bởi 1- 2 lớp tế bào. Do phôi không chứa phôi nhũ, nếu không có nấm cộng sinh hoặc không được người trồng cung cấp chất nảy mầm thì không thể nảy mầm được. Vì vậy, khi quả nứt, hạt rụng xuống rất ít khi nảy được mầm, chỉ có một số những hạt bay theo gió bám vào võ cây hoặc kẽ đá, đồng thời lấy được dinh dưỡng từ nấm cộng sinh mới có thể nảy mầm và ra lá.
‘Thủ Phủ’ Lan Nhiệt Đới Monkara
Sau 3 năm trồng giống lan nhiệt đới Monkara, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên hàng vạn cây…
Sau 3 năm trồng giống lan nhiệt đới Monkara, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa đã phát triển lên hàng vạn cây đáp ứng nhu cầu hoa lan cho thị trường TP. Nha Trang. Trung tâm đang được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Khánh Hòa đầu tư dự án phát triển lan nhiệt đới để phục vụ giống và hoa cho khu vực miền Trung. 1 sào lan thu 80 – 100 triệu đồng
Trở lại trung tâm lần này chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi những khu nhà lưới để trồng lan Monkara được mở rộng. Anh Lê Bá Ninh, Trưởng phòng Kỹ thuật của trung tâm dẫn chúng tôi đi thăm vườn lan, nhiều cây cao trên 1m, hoa rực rỡ đủ sắc màu đỏ, vàng, cam, tím, trắng…
Anh Ninh phấn khởi cho biết: Là thành phố du lịch nên nhu cầu về hoa lan ở Nha Trang rất lớn, mấy năm trước chưa có địa chỉ nào tại địa phương cung cấp mà các shop hoa đều phải nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Xuất phát từ đó, năm 2009, chúng tôi quyết định nhập 1.350 gốc lan Monkara từ Thái Lan về trồng thử nghiệm. Kết quả thành công đã vượt ngoài mong đợi. Tỷ lệ lan sống đạt gần 100%, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương. Sau 8 tháng cây bắt đầu ra hoa, từ khi nở đến tàn khoảng 30 – 35 ngày nên được thị trường ưu chuộng.
Từ thành công của đợt trồng thử nghiệm đầu tiên, Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa đã liên tục đầu tư mở rộng diện tích trồng lan Monkara. Đến nay diện tích cho thu hoạch ổn định là 2.000 m2 với 8.000 gốc, mỗi tháng thu khoảng 1.500 cành, phục vụ đủ nhu cầu về hoa lan cho TP Nha Trang.
Lan Monkara của Trung tâm Nông nghiệp CNC Khánh Hòa được thị trường ưa chuộng
Anh Ninh cho biết: Mỗi sào (1.000 m2) trồng được 4.000 gốc lan, chu kỳ ra hoa khoảng 5 tháng 1 lần, mỗi năm 1 gốc ra được 3 – 5 cành hoa, với giá bán sỉ hiện nay từ 8.000 – 10.000 đ/cành thì mỗi sào cho thu nhập khoảng 80 – 100 triệu đồng. Trong khi đó trồng lan cũng không tốn công chăm sóc, phải trồng trong nhà lưới để tán xạ ánh sáng nếu không lan sẽ bị chết. Kỹ thuật chăm sóc lan phải nắm bắt được nhu cầu của từng thời kỳ để cây ra hoa và nở đều.
Theo anh Ninh, lan là loài cây rất mẫn cảm với vi rút vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nếu lan bị nhiễm thì lây lan rất nhanh khiến cây phát triển chậm và đặc biệt là cánh hoa khi nở sẽ bị quăn. Do vậy khi bị nhiễm vi rút thì tốt nhất là nhổ bỏ để tránh lây lan và khi mua giống nguồn gốc phải đảm bảo nếu không sẽ bị thiệt hại rất lớn, bởi hiện giá mỗi gốc lan từ 60.000 – 70.000 đồng.
Dự án lan nhiệt đới lớn nhất miền Trung
Khi triển khai dự án có thuận lợi, đó là nguồn giống lan sẵn có của trung tâm, tuyển chọn được các dòng lan có màu sắc hoa đẹp, được thị trường ưa chuộng… Trung tâm đã tiến hành nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô và giâm cành được khoảng 20.000 cây và trong thời gian tới tiếp tục nhân 60.000 cây giống để phục vụ dự án.
Anh Võ Văn Thắng, Phó phòng Kế hoạch – kinh doanh của trung tâm cho biết: “Từ những hiệu quả kinh tế mang lại nên rất nhiều nông dân trong tỉnh cũng như các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định… đã tìm đến trung tâm đặt vấn đề mua giống và chuyển giao kỹ thuật trồng lan Monkara. Tuy nhiên vuờn lan của trung tâm đang trong giai đoạn nhân giống nên chưa có đủ để cung cấp. Chúng tôi đã xác định phát triển các giống lan Monkara là cây mũi nhọn, với mục tiêu biến trung tâm thành vùng SX giống và hoa lan lớn nhất miền Trung”.
Anh Mai Xuân Thương, GĐ Trung tâm phấn khởi cho biết: Xuất phát từ nhu cầu về giống lan của nông dân rất lớn, thời gian qua chúng tôi đã lập dự án xin đầu tư phát triển giống lan nhiệt đới Monkara với quy mô 2,5 ha. Đến thời điểm này dự án đã được Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh đồng ý đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 26,7 tỷ đồng. Dự án phát triển giống và hoa lan được triển khai trong 3 năm (từ 2013 – 2015) bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trồng lan, nhà đóng gói hoa, nhà nghỉ ngơi cho khách tham quan…
Theo anh Thương, mục tiêu của dự án này mỗi năm ngoài cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 cây giống (10.000 cây bằng phương pháp giâm cành, 40.000 cây giống cấy mô) và cung cấp cho thị trường khoảng 350.000 cành hoa. Đây cũng là điểm trồng khảo nghiệm, chọn lọc các giống hoa lan nhiệt đới phù hợp, chuyển giao TBKT trồng lan cho nông dân kết hợp tham quan du lịch…
NGỌC KHANH
Một Số Loài Lan Nhiệt Đới Ở Việt Nam
Có 5 loại lan nhiệt đới lớn mà chúng ta thường biết đến lần lượt là Địa lan, lan Hoàng thảo, lan Hồ điệp, lan Vũ nữ, Cát lan.
Địa lan:
Địa lan là một loại lan nhiệt đới phần lớn có xuất xứ ở phía đông của dãy Hymalaya, thuộc dãy núi phía Nam trải dài đến khu vực gió mùa Ấn độ dương của Trung Nam bấn đảo, ở độ cai 1000 – 3000m so với mực nước biển. Đặc điểm lớn nhất ở vùng này là có mùa khô ẩm, tức mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm ẩm nhưng không có nắng gắt. Chính vì vậy khi trồng loại lan này, vào mùa đông cần tránh sương muối, nhiệt độ vào ban đêm thông thường thích hợp từ 5-10 C, nếu thấp dưới 5’C cây vẫn có thể chịu được, nhưng không bị rét hại.
Lan Hoàng Thảo:
Lan hoàng thảo là một loại lan nhiệt đới, toàn bộ chi lan Hoàng thảo đều là lan phụ sinh, sống trên vỏ cây,thân thẳng hoặc rủ, đối với cây mọc thẳng có thể trồng trong chậu, đối với cây mọc rủ có thể trồng trong chậu treo. Loài lan này tương đối dễ trồng, thông thường chịu được nhiệt độ cao tốt hơn so với lan nhiệt đới bình thường. Cây cần nhiều nước, đồng thời cũng cần nhiều ánh sáng, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng. Phần lớn các loài lan nhiệt đới vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ không được thấp dưới 15’C, chỉ có một số loài ở vùng cận nhiệt đới và vùng núi mới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 15’C , tuy nhiên cũng không được thấp dưới 10’C.
Lan Hồ Điệp:
Lan hồ điệp là một loài lan nhiệt đới, Sở dĩ có tên gọi như vậy là do hình dạng hoa giống cánh bướm. Tuyệt đại đa số các loài thuộc chi Lan Hồ Điệp đều phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các loài có hoa to, chỉ có rất ít một số loài mới có thể sống ở vùng cận nhiệt đới phía tây Trung Quốc. Khi trồng cần đặc biệt chú ý giữ môi trường ấm ẩm cho cây. Nhiệt độ thích hợp nhất là 18-30’C. Vào ban đêm, yêu cầu nhiệt độ chênh lệch khoảng 10’C, nếu như thời gian có nhiệt độ thấp dưới 15’C quá dài, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ, lá có thể bị vàng và rụng. Ngược lại, nếu như thời gian có nhiệt độ cao trên 33’C dài cũng gây tác động xấu đối với cây. Nhiệt độ vào ban đêm thích hợp nhất là 18-20’C , cây con có thể cao hơn một chút (23’C), nhiệt độ ban ngày lý tưởng nhất là trong khoảng 28’C, tốt nhất không nên để thấp dưới 25’C. Ngoài ra lan Hồ điệp ưa ánh sáng yếu, kỵ nắng gắt để tránh bị cháy lá, đặc biệt là đối với cây con, tuy nhiên đối với cây ra hoa có thể tăng cường độ ánh sáng. Thông gió và thoát nước là hai yếu tố cũng rất quan trọng, nếu không cây sẽ bị thối rễ.
Lan Vũ nữ:
Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi lan Kim Điệp, là lan phụ sinh hoặc lan địa sinh. Gốc giả hành to hoặc nhỏ, phần gốc có 2 lớp vỏ bao quanh, trên đỉnh có 1-2 lá. Lá dẹt hoặc dạng ống tròn, cứng, mọng nước cho đến có lớp màng. Hoa tự mọc từ phần gốc giả hành, thường to, phân cành, có nhiều hoa, hoa thường có màu vàng hoặc vàng kim, có cánh môi 2 thùy ở đoạn đầu. Toàn chi có khoảng 400 loài mọc dại, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung châu Mỹ và Nam châu mỹ. Lan vũ nữ ưa ẩm ướt, cần độ râm mát nhất định, cần thườn xuyên tưới nước cho phần rễ, thông thường có thể trồng trong chậu. Mùa động nhiệt độ thông thường không được thấp dưới 12-15’C, tuy nhiên một số loài cận nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 12’C, tuy nhiên không chịu được sương muối.
Cát lan:
Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi Cát lan, lan phụ sinh. Thân thông thường phình ra thành thân dạng giả hành, trên đỉnh có 1 – 2 lá. Lá cứng hoặc mọng. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chum, mọc trên đỉnh thân giả hành, thường to và có màu sắc đẹp, là một trong những loài thực vật họ Lan có đương kính hoa to nhất, đường kính có thể lên tới 12 – 15 cm, vào mùa hè nhiệt độ không được quá cao. Trong mùa sin trưởng cần rất nhiều nước, tuy nhiên kỵ tích nước và thông gió kém.
Trồng Hoa Lan Vani Ở Vùng Nhiệt Đới Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân
Hoa lan vani ( Vanilla planifolia ) là một trong những loại cây thú vị nhất thế giới. Trong số gần 35.000 loài phong lan, họ thực vật lớn thứ hai, vani là loài duy nhất tạo ra một loại trái cây ăn được.
Vanilla thực sự là một sản phẩm được tìm kiếm, thường là loại gia vị đắt thứ hai trên thế giới, nhưng chúng tôi liên tưởng từ vanilla với đơn giản, nhàm chán và phổ biến.
Có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, cây vani rất phù hợp cho bất kỳ nhà dân nhiệt đới nào.
Tuy nhiên, vani là một loại cây đặc biệt cần được chăm sóc đặc biệt, đặc biệt là trong quá trình thụ phấn, nơi mọi bông hoa đều phải được thụ phấn bằng tay.
Có rất nhiều sự quan tâm đến vani tại thời điểm này do sự thiếu hụt rõ ràng trên toàn cầu và sự tăng vọt của giá cả cây trồng.
Giống như tất cả các mặt hàng, cung và cầu của vani chịu nhiều yếu tố bên ngoài chỉ đơn giản là bao nhiêu vanilla được sản xuất mỗi năm.
Một đội ngũ mạnh mẽ của những người đàn ông trung lưu thường bị buộc tội thúc đẩy giá cả bằng cách tích trữ nguồn cung cấp. Hãy ghi nhớ điều này nếu bạn mong muốn trồng vani như một loại cây trồng thương mại.
Ở quy mô nhà dân, sẽ tốt hơn nếu tập trung chăm sóc kỹ lưỡng cho 5 cây hơn 50 cây được chăm sóc xuề xòa. Năm cây chăm sóc tốt có thể cho sản lượng bằng 50 cây và ít công chăm sóc hơn.
Khí hậu phù hợp với lan Vanilla
Vanilla phát triển mạnh ở vùng đất thấp nhiệt đới, cả trên vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương của Costa Rica. Lan Vanilla có thể chịu được khô hạn trong tối đa 3 tháng.
Nó cần lượng mưa tối thiểu 3000 mm, hoặc có thể được tưới ở quy mô nhỏ và hiếm khi được trồng thương mại trên độ cao 600 mét. Vanilla có nguồn gốc từ các khu rừng đất thấp, nơi nó phát triển mạnh như một cây leo dưới tán.
Thiết kế và thành lập
Kỹ thuật nhân giống Vanilla
Vanilla là một loại cây dễ nhân giống. Cắt cành Vanilla với 12 -24 mắc hoặc cành có chiều dài 1,5m để làm cây giống, cành cắt càng già thì càng nhanh cho hoa.
Chỉ lấy cành giâm từ những cây khỏe mạnh không bị bệnh và không lấy quá nhiều từ bất kỳ cây nào.
Giữ cành Vanilla một tuần trong môi trường ẩm ướt cho đến khi chúng đủ khỏe để trồng.
Vị trí, bố cục và khoảng cách
Trên quy mô thương mại, vani thường được trồng cách nhau 2,5 mx 2,5 m.
Điều này giúp chúng ta có khoảng trồng rộng rãi để đi lại và dễ dàng nhận ra khi cây Vanilla trổ hoa ( Hoa Vanilla chỉ thụ phấn trong vòng 8 tiếng và rụng đi sau 24 tiếng )
Ở quy mô nhà dân, vani có thể được trồng gần hơn. Khoảng cách 1,5 m dọc theo một hàng sẽ là tối thiểu vì điều quan trọng là bạn có thể di chuyển xung quanh mỗi cây trồng.
Vanilla tương tự như cacao và hạt tiêu đen, chúng mong muốn tỷ lệ nắng / bóng khoảng 50%.
Nếu cây chịu quá nhiều bóng mát thì cây phát triển rất cao, nếu có nhiều ánh sáng từ hai bên hoặc có thể được cắt tỉa để đạt được tỷ lệ nắng mặt trời / bóng tối ưu.
Nếu mùa mưa ngắn (dưới một tháng), hãy phấn đấu để có nhiều ánh sáng mặt trời.
Nếu mùa mưa kéo dài (ba tháng trở lên) thì để cây đủ khô là rất quan trọng.
Nếu bạn sẽ trồng vani trong khi cũng trồng cây bóng mát, điều quan trọng là bạn nên trồng các loài bóng mát ngắn hạn là tốt.
Các loài bóng râm ngắn hạn có thể bao gồm đậu bồ câu ( Cajanus cajan ), chuối ( Musa sp. ) Và hướng dương Mexico ( Tithoniaiversifolia). Nên cắt tỉa chúng vào mùa mưa và để chúng phát triển trong mùa khô.
Màu chính cho cây vani sẽ đến từ các loài hỗ trợ mà chúng phát triển.
Việc lựa chọn, trồng và quản lý các loài hỗ trợ cũng quan trọng như việc chăm sóc cây lan vani.
Các loài hỗ trợ thường được trồng làm cây sống hoặc cerca viva .
Một cột dài hai mét, đường kính 8 đến 10 cm với một vài nhánh chia nhỏ hơn là lý tưởng.
Các loài thường được sử dụng là madero negro ( Gliricida sepium ) và poro ( Erythrina sp. ).
Trồng từ hạt giống đòi hỏi lập kế hoạch nhiều hơn, nhưng cây phát triển mạnh mẽ hơn. Các loài ổi khác nhau ( Inga sp ) phù hợp nhất với khí hậu cụ thể của bạn, chẳng hạn như edulis hoặc osterdiana,sẽ thích hợp
Các trụ sống lý tưởng được thiết lập một năm trước khi cây vani được cấy ghép.
Trồng trước giúp cho cây Vani phát triển rễ trước khi dây leo phát triển đến một trọng lượng đáng kể.
Bạn có thể trồng lại nếu các nhánh ghép không thành công.
Nếu trồng cây làm trụ từ hạt giống thì yêu cầu thân cây phải có đường kính ít nhất là 5cm trước khi bắt đầu cấy ghép cây lan Vanilla.
Kỹ thuật trồng
Vanilla nên được trồng ra sau khi bài được thiết lập và vào đầu mùa mưa.
Một vài nút ở gốc cây Vanilla nên được chôn dưới một đống mùn gỗ.
Phần còn lại của cây Vanilla nên được buộc vào thân cây làm trụ hoặc nếu đủ dài thì treo lên cành.
( Buộc cành Vanilla bám trên thân, cành cây trụ giúp cấy Vanilla phát triển rễ và rễ sẽ bám chặt vào cây trụ. )
Trồng xen
Theo nhiều cách, vani xen kẽ với các loài khác rất tốt nhưng nó có những hạn chế cụ thể. Rễ của vani rất dễ bị xáo trộn.
Không nên trồng chung Vani với động vật. Đặc biệt là gà.
Không nên trồng cây lấy cur gần Vani vì khi thu hoạch sẽ gây nên sự xáo trộn.
Rễ cây vani không vươn xa khỏi các loài hỗ trợ, vì vậy các loại cây trồng khác có thể được trồng gần đó.
Các cây bóng mát được chọn cũng có thể là cây sản xuất. Pili nut ( Canarium ovatum ), hạt dẻ Tahiti ( Inocarpus edulis ), Maya nut ( Brosimum alicastrum ) đều là những cây hạt tuyệt vời cuối cùng sẽ cung cấp một tán cây cao trên một vani vanilla trưởng thành.
Quản lý
Hướng dẫn
Vanilla được hưởng lợi rất nhiều từ một lịch trình thường xuyên để hướng dẫn cây nho.
Mỗi tuần một lần nên kiểm tra xem có bất kỳ dây leo nào đang cố gắng trèo lên cao, chạy dọc theo mặt đất hoặc vươn tới các cây khác.
Cây vani sẽ không ra hoa tốt nếu chúng chỉ trèo lên và nếu có, những bông hoa sẽ nằm ngoài tầm với của chúng ta trong quá trình hỗ trợ thụ phấn.
Cắt tỉa
Các cây làm trụ sống sẽ cần phải được cắt tỉa một hoặc hai lần một năm.
Cắt tỉa sẽ cho phép bạn quản lý ánh sáng mặt trời và bóng râm trong mùa mưa và mùa khô, để cung cấp lớp phủ cho cây vani và loại bỏ những cành cao mà vani muốn trèo lên.
Vật liệu được cắt tỉa nên được cắt nhỏ hơn và đặt xung quanh gốc của giá đỡ nơi rễ cây vani có thể lấy chất dinh dưỡng từ vật liệu khi nó bị phân hủy.
Nước tưới
Nếu có một mùa khô kéo dài thì thỉnh thoảng tưới trong suốt thời gian này sẽ tăng cường đáng kể ra hoa.
Bóng râm, mùn và thủy lợi phối hợp với nhau để cho phép vani được trồng ở các vùng của đất nước có mùa khô lâu hơn.
Thụ phấn
Chìa khóa của vani là thụ phấn thành công của hoa.
Những bông hoa thường xuất hiện trong thời gian khô hơn trong năm và được kích hoạt bởi sự thiếu hụt lượng mưa.
Chúng tạo thành cụm khoảng 15 bông hoa, chỉ có một bông hoa mở ra mỗi ngày.
Những bông hoa mở không quá 8 giờ và được thụ phấn tốt nhất vào sáng sớm.
Thụ phấn là một quá trình đơn giản một khi thành thạo. Mục đích là để cùng nhau bao phấn (phần nam của hoa) và nhụy (nữ). Ở giữa các cơ quan sinh sản này có một vạt nhỏ, được gọi là rostellum.
Phương pháp phổ biến nhất để thụ phấn là lấy một cây tăm, chọc nó vào bên cạnh bông hoa, nhấc rostellum về phía trước và dùng tay kia ấn bao phấn lại vào nhụy.
Để tạo điều kiện cho điều này, phần dưới của bông hoa có thể được xé mở cung cấp khả năng hiển thị của nhiệm vụ phút được cải thiện.
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng nó là một quá trình đơn giản có thể được chọn một cách nhanh chóng.
Trong các đồn điền thương mại nên có sự cân nhắc trong đó hoa của chùm nào là tốt nhất để thụ phấn dựa trên kích thước dự kiến của quả, bao nhiêu hoa trong tổng số thụ phấn cho mỗi cây mà không gây căng thẳng cho cây (30 đến 60), và nhiều hơn nữa.
Bộ sưu tập ảnh trên cho thấy những bông hoa nhỏ đang nổi lên, một bức ảnh chụp cận cảnh về phấn hoa vani, quá trình thụ phấn bằng tay, bông hoa trông như thế nào ngay sau khi chúng tôi thực hiện thụ phấn và hoa trông như thế nào sau vài ngày thụ phấn thành công.
Khả năng sinh sản
Cây lan vani nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng từ lớp màng phủ xung quanh gốc của cây hỗ trợ. Là một epiphyte, nó cũng lấy chất dinh dưỡng từ không khí.
Chương trình sinh sản tốt nhất là phong phú với lá và cành cây và các loại thuốc phun qua lá thường xuyên như vi sinh vật hoặc trà phân ủ.
Việc áp dụng thỉnh thoảng phân hữu cơ chất lượng cao được khuyến khích. Tránh áp dụng phân động vật vì hàm lượng nitơ cao khuyến khích tăng trưởng thực vật hơn khi ra hoa.
Lao động
Một vườn vani thương mại là một vấn đề bảo trì cao. Quản lý, hướng dẫn, thụ phấn, và tất cả các hoạt động chế biến sau thu hoạch đòi hỏi sự chăm sóc nhất quán và siêng năng.
Vanilla là một trong những mặt hàng nông sản thâm dụng lao động nhất trên thế giới.
Ở quy mô homestead, phần lớn công việc này có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc chọn địa điểm tốt.
Thu hoạch
Vỏ quả vani, còn được gọi là đậu (mặc dù không phải là đậu), đã sẵn sàng chín tháng sau khi thụ phấn.
Quả đã sẵn sàng để thu hoạch khi đầu bắt đầu chuyển sang màu vàng.
Sau khi thu hoạch bắt đầu quá trình chế biến để biến quả không mùi và không hương vị này thành một sản phẩm lấp lánh, có dầu, có mùi thơm vô cùng quý giá.
Sấy khô và lên men
Chọn quả khi chúng đủ tiêu chuẩn, chỉ với một chút màu vàng ở một đầu, không tách ra hoặc hoàn toàn màu vàng. Phơi chúng trực tiếp trong vài giờ, cho đến khi cảm thấy khô thật sự.
Sắp xếp theo kích thước, với những cái lớn hơn và nhỏ hơn được nhóm thành các cọc khác nhau. Việc tách là cần thiết vì đậu lớn hơn và nhỏ hơn chữa ở các tỷ lệ khác nhau.
Bọc quả Vanilla trong đống tương ứng của chúng trong miếng bông đen. Đặt bó này trong một túi nhựa bên trong một hộp kín và để qua đêm. ( còn gọi là ủ lên men Vanilla , giống như phương pháp ủ lên men của Việt Nam )
Điều này bắt đầu quá trình đổ mồ hôi, mà bạn sẽ tiếp tục xen kẽ với phơi nắng trong vài tuần tới.
Mỗi ngày, đem Vanilla ra và phơi dưới ánh mặt trời trong khoảng ba giờ, sau đó bọc chúng lại bằng bông và nhựa, và ủ lên men trong hộp.
Lặp lại quy trình này hàng ngày trong hai đến ba tuần hoặc cho đến khi đậu mềm, thơm, dẻo và tương đối phẳng.
Đậu nhỏ có thể chịu được ít nắng hơn so với đậu lớn, và sẽ mất một khoảng thời gian ngắn hơn .
Bạn phải tránh tiếp xúc quá nhiều với đậu, trong trường hợp đó chúng sẽ bị khô và cứng lại.
Phơi làm mất nước của quả Vanilla và lên men bên trong giúp cải thiện hương thơm và hương vị.
Quả Vanilla chất lượng không nên cứng hoặc giòn và không phát triển nấm mốc.
Sau khi được phơi nắng và lên men cho đến khi đen, thơm và dẻo, đã đến lúc làm khô chúng ở nơi trong nhà râm mát trên giá.
Làm điều này trong khoảng ba tháng, theo dõi chúng chặt chẽ để loại bỏ bất kỳ dấu hiệu nào của nấm mốc. Khi phơi nắng và đổ mồ hôi đúng cách, chúng không nên bị mốc.
Tại thời điểm này, vani có thể được lưu trữ trong các thùng chứa thủy tinh, hoặc được sử dụng để làm chiết xuất vani.
Giá trị gia tăng
Có lẽ cách dễ nhất để bảo quản vani sau thu hoạch là bằng cách chiết xuất vỏ quả đã được phơi khô. Để làm điều này, băm nhỏ hạt vani thành những miếng tốt.
Trộn một phần vani băm nhỏ bằng hai phần rượu vodka hoặc rượu khác, ít nhất 30% cồn theo thể tích.
Đặt trong một nơi tối tăm và giữ trong sáu tháng đến một năm, nên lắc hàng tuần.
Khi chất lỏng có mùi và vị như vani, và các miếng vani không còn có mùi thơm hay hương vị riêng, hãy lọc ra các miếng và đóng chai chiết xuất chất lỏng. Có rất nhiều biến thể của công thức này.
Sưu Tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hoa Lan Nhiệt Đới trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!