Cập nhật nội dung chi tiết về Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép, Hieu Qua Tu Mo Hinh Trong Ca Chua Ghep mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô hình trồng cà chua ghép tại xã An Khê, Gia Lai bước đầu cho hiệu quả và năng suất cao.
Ông Trịnh Văn Chung-chuyên viên Phòng Kinh tế thị xã An Khê, Chủ nhiệm dự án, cho hay: Tại An Khê, cây cà chua thường được bà con trồng chủ yếu vào chính vụ Đông Xuân với diện tích khoảng 100 ha/năm, năng suất bình quân 35-40 tấn/ha cho sản lượng từ 3.500 đến 4.000 tấn. Tuy nhiên, thời điểm ấy giá rau nói chung và giá cà chua nói riêng thường rất thấp dẫn đến tổng thu nhập trên một trên một đơn vị diện tích trồng cà chua không cao. Mặc khác, dù biết giá trị cà chua thương phẩm trái vụ cao gấp 2-3 lần lúc chính vụ nhưng nhiều nông dân vẫn dè dặt xuống giống vì thời tiết, khí hậu không phù hợp, cà chua dễ bị sâu bệnh và sản lượng đạt thấp.
Trước thực tế đó, dưới sự chủ trì của UBND thị xã An Khê, Phòng Kinh tế đã phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã cùng Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống và trình diễn cà chua ghép lên gốc cà tím” nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng chống bệnh của cây cà chua; tạo ra sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người trồng rau ở địa phương. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 514 triệu đồng, trong đó, kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh là 240 triệu đồng, còn lại do người dân đóng góp.
Trong vụ mùa 2016, 5 hộ dân đã được lựa chọn để thực hiện thí điểm mô hình trồng thâm canh cà chua ghép theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích 5.000 m2 thuộc các phường: An Tân, An Phú, Ngô Mây và xã Song An. 1 hộ dân khác có kinh nghiệm ươm trong việc giống sản xuất hoa, rau tại phường An Bình cũng được chọn để sản xuất 45.000 cây giống cà chua Savior ghép lên gốc cà tím EG203 (tính riêng vụ Mùa là 15.000 cây giống) cung ứng tại chỗ cho người trồng. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống và 50% phân bón hóa học các loại, vôi, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng hộ sản xuất giống được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sản xuất, ghép cây giống; một phần vật tư xây dựng nhà kính sản xuất cây giống; 100% hạt giống gốc ghép và ngọn ghép; 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ sản xuất giống.
Trong quá trình triển khai, phòng Kinh tế thị xã đã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật ghép giống cây cà chua cho 5 hộ dân; tập huấn kỹ thuật sản xuất cà chua ghép thương phẩm cho 40 lượt nông dân; đồng thời tổ chức đoàn đi tham quan, học tập mô hình sản xuất giống cà chua ghép tại tỉnh Lâm Đồng…
Ông Lương Văn Phụng (tổ dân phố 5, phường An Phú, thị xã An Khê)-một trong những hộ dân tham gia trồng cà chua ghép lên gốc cà tím trái vụ-phấn khởi cho biết: “Vụ Mùa năm ngoái gia đình tôi tham gia trồng cà chua theo dự án trên diện tích 1 sào. Khoảng 1 tháng sau khi trồng thì cây bắt đầu cho hoa và đậu trái. Dù thời điểm đó mưa rất nhiều nhưng cây vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường chứ không chết úng hay bị sâu bệnh, thậm chí còn cho quả rất sai. Tính đến cuối vụ nhà tôi thu được tổng cộng 7,2 tấn cà chua xanh, với giá bán từ 12.000-14.000 đồng/kg, chúng tôi có 83 triệu đồng. Trồng giống cà chua ghép này, tôi thấy thật sự có hiệu quả cao nên tiếp tục trồng thêm 1 sào nữa trong năm nay”.
Tiếp nối thành công ở vụ mùa, hiện tại, dự án đang được tiếp tục triển khai ở vụ Đông Xuân 2016-2017 với sự tham gia của 10 hộ dân thuộc tại các phường: An Bình, An Phú, An Tân và Ngô Mây (diện tích 1 sào/hộ). “Thấy người ta trồng hiệu quả nên tôi cũng đăng ký tham gia trồng thử. Đúng là cây cà chua khi ghép lên gốc cà tím trồng rất tốt, sức đề kháng cao, đậu quả nhiều. Hiện cà chua của tôi đã cho thu hoạch rộ với khoảng 2 tạ/ngày. Vì nay là chính vụ nên giá thấp hơn vụ Mùa, chỉ được 4.000 đồng/kg. Tuy vậy nông dân chúng tôi vẫn có lời vì năng suất cà đạt cao”-bà Phạm Thị Châu Long (tổ dân phố 5, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) vui vẻ nói.
Có thể thấy, ngoài việc cà chua đạt năng suất và được giá, chính nguồn giống ghép được cung ứng tại chỗ cũng góp phần giúp người dân giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập. “Sau khi được Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội chuyển giao kỹ thuật ghép giống cà chua lên gốc cà tím, chúng tôi đã sản xuất được 15.000 cây giống cung ứng cho 5 hộ tham gia trong vụ Mùa và tiếp sau đó là 30.000 cây cho vụ Đông Xuân hiện nay. Khó nhất là công đoạn sau ghép, muốn cây sống được phải chăm sóc rất kỹ, tưới nước thường xuyên, đặc biệt phải duy trì độ ẩm ở mức cho phép, không quá ngưỡng 26 độ. Mỗi cây giống ghép 20 ngày tuổi, chúng tôi bán ra với giá 1.250 đồng, rẻ hơn 15-30% so với cây giống nhập về từ Hà Nội, Đà Lạt…”-ông Nguyễn Hoàng Việt (tổ dân phố 2, phường An Bình, thị xã An Khê)-hộ đảm trách việc sản xuất giống cà chua ghép, chia sẻ.
Mô Hình Cà Chua Dây Trồng Sử Dụng Dây Treo Cà Chua Tomato Strings
[:vi]Theo Wiki Cà chua là loại quả có rất nhiều lợi ích như dùng để chế biến các món ăn, làm sinh tố, ăn sống hoặc làm đẹp rất tốt. Cà chua được trồng khá nhiều ở khắp mọi nơi, nhưng những giống cà chua được trồng hiện nay đem lại hiệu quả không cao, năng suất quả thấp, khó chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn và không tận dụng được hết diện tích đất trồng. Để tăng thu nhập cho việc trồng cà chua thì các giống mới được quan tâm và đưa vào trồng nhiều hơn đặc biệt là giống cà chua dây.
Cây cà chua dây
Cà chua dây hay còn biết đến với cái tên khác là cà chua bạch tuộc, là một giống cây trồng mới, nhưng đem lại lợi ích vượt trội so với các giống cà chua hiện tại. Về kích thước và đặc điểm quả, cà chua bình thường chỉ cao khoảng 1 mét được làm giàn thấp, tán cây nhỏ, quả thì to nhưng ít và thời gian cho quả ngắn, cây nhanh già rồi chết. Còn với giống cà chua dây, loài này mọc trên giàn cao có thể lên đến 2 mét, nếu giàn rộng tán cây có thể lên đến trên dưới 50 mét vuông, quả cà chua dây không quá to, cây đang ở độ tuổi cho trái thì mỗi ngày có thể thu hoạch một số lượng quả rất lớn.
Quả cà chua dây chín mọng – Lợi Dân
Hiệu suất của cây cà chua gấp vài chục lần so với một cây cà chua thường, thời gian từ khi trồng cây đến khi cho quả khoảng ba tháng, cây cho quả liên tục từ 2-2,5 năm thì giảm số lượng quả, đến lúc này cần phải phá bỏ cây. Mỗi thân cây cà chua dây, có thể cho hơn nửa tấn quả chất lượng từ khi trưởng thành đến khi già và chết. Bởi thân cây quá đồ sộ nên bộ rễ của cây cà chua dây mọc rộng và cực kì khỏe mạnh để hút đủ chất dinh dưỡng nuôi thân lá và quả. Ngoài năng suất quả, cây cà chua dây còn có khả năng chống chịu với thiên nhiên và các loại sâu bệnh tốt hơn hẳn so với cà chua thường.
Cách trồng cây cà chua dây:
Cà chua dây khi trưởng thành là một loại cây phát triển mạnh mẽ, vì thế bạn nên chọn loại chậu có kích thước lớn, nếu bạn trồng trong chậu nhựa đen thì một chậu cỡ to có thể trồng được 2 cây. Để quả ngon thì giống phải tốt, bạn nên chọn mua hạt giống cà chua leo giàn từ các địa chỉ mua hạt giống uy tín. Bạn có thể thử trồng các giống cà chua từ nước ngoài để khu vườn nhỏ thêm mới lạ.
Cà chua dây trĩu quả – Lợi dân
Ngâm hạt giống cà chua dây vào trong nước ấm 30 độ C từ 2-4 tiếng. Vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch. Dùng bông hoặc vải nhúng nước sau đó vắt ráo, cho hạt vào ủ. Hàng ngày kiểm tra giữ ẩm cho bọc ủ, sau khoảng 4 ngày. Hạt sẽ nứt, xuất hiện mầm trắng, lúc này có thể đem hạt ra gieo.
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ.
Cà chua dây là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
Giàn cà chua dây – Lợi Dân
Lưu ý trong giai đoạn ươm hạt là bạn nên để trên cao hoặc có biện pháp phòng tránh chuột tha mất hạt. Thời gian nẩy mầm của các giống cà chua trung bình từ 7 đến 14 ngày.Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như Khí hậu, đất nước,độ ẩm và vùng miền
Tưới nước: Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối.
Sử dụng Tomato Strings để cột thân dây vào giá trồng
Sản phẩm sợi se nông nghiệp cao cấp dạng dẹp, chịu lực tốt, độ bền bao, tạo độ bám cho cây tốt hơn.
Sản phẩm này phù hợp làm giàn đỡ treo cà chua, dưa lưới, dưa leo, bầu, đậu, bí, ớt,… và các loại cây trồng khác.
Được làm bằng chất liệu PE, có thêm phụ gia chống tia UV và kết cấu đặc biệt, chịu lực tốt nhưng vẫn không làm tổn thương cho cây trồng.
Thương hiệu:
Sản phẩm của thương hiệu cao cấp O’GOOD MART, nhập khẩu trực tiếp từ TAIWAN – BỀN HƠN & TIẾT KIỆM HƠN
Bến Tre: Hiệu Quả Từ Trồng Cà Chua Picota Công Nghệ Cao
Vườn cà chua phát triển xanh tốt và cho năng suất khá cao.
Đây là dự án do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì, trên cơ sở tiếp nhận công nghệ chuyển giao trồng cà chua trong nhà màng được thực hiện thành công tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
Mô hình trồng thử nghiệm 400 cây cà chua Picota trên diện tích 200m2 bên trong nhà màng. Giống cà chua Picota hay còn gọi là cà chua bi là giống cà chua sinh trưởng vô hạn, thân leo, cho trái theo dạng chùm, trái nhỏ, tròn, màu xanh chuyển sang đỏ khi chín, có vị ngọt hơn cà chua thông thường, trồng 2 tháng, cây sẽ cho thu hoạch và cho trái liên tục trong khoảng 6 tháng. Mật độ trồng 2 cây/m2, trồng theo hàng kép, khoảng cách giữa 2 hàng gần 2m, khoảng cách cây trên cùng một hàng khoảng 50cm.
Cà chua Picota được trồng trên giá thể mụn dừa đặt trong trong bầu có trộn phân hữu cơ. Sau khi trồng từ 2 – 3 tuần thì tiến hành làm giàn đỡ để cố định thân cây. Cây được cung cấp nước tưới và dung dịch dinh dưỡng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt được điều khiển tự động. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước tưới, nhân công, nâng cao khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây.
Theo nghiên cứu, cây cà chua Picota trồng trong nhà màng sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài từ 10 – 15% thời gian, có thể tăng năng suất từ 20 – 30%. Đặc biệt, không gian được khống chế và kiểm soát, tạo điều kiện thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, làm cho trái cà chua sạch hơn, an toàn hơn, có thể cho năng suất từ 50 – 60 tấn/ha.
Hiện nay, nhà màng đang được sử dạng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất trong nhà màng tạo ra môi trường thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, cách ly với một số sâu bệnh gây hại, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả canh tác; hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, giảm nhân công.
Mô hình trồng thử nghiệm cà chua Picota trong nhà màng tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn nhằm nâng cao hiệu quả cây cà chua, hướng đến sản xuất hàng nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn sẽ tiếp tục tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất cây trồng, trong đó có mô hình trồng cà chua trong nhà màng, đa dạng hóa các giống rau màu sử dụng phương pháp mới trong nông nghiệp tại địa phương.
Trồng Cà Chua Ghép Gốc Cà Tím Ở Long An
Giống ghép kháng bệnh, chịu ngập
Ngọn cà chua ghép gốc cà tím là một trong những loại cây được trồng thử nghiệm tại nhà màng thuộc đề tài “Chuyển giao các quy trình công nghệ cao sản xuất rau an toàn trong nhà màng” do Đại học Cần Thơ chuyển giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An và Sở Khoa học và Công nghệ Long An.
Bà Nguyễn Thị Hạnh – Trung tâm Khuyến nông Long An – cho biết: “Nông dân ở các tỉnh Cần Thơ, Đà Lạt đã chuyển từ gieo hạt sang đặt cây con ghép từ lâu; nhưng ở Long An thì điều này còn khá mới mẻ, cây ghép chưa được sản xuất đại trà.
Mục tiêu của đề tài là tập cho người nông dân thói quen sử dụng cây giống sạch bệnh. Thay vì gieo hạt ngoài đồng, người dân mua cây con về trồng, ngoài việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh còn có thể rút ngắn thời gian canh tác gần 2 tháng” – bà Hạnh nói.
Về kỹ thuật ghép, bà Nguyễn Thị Cẩm Hằng – Đại học Cần Thơ – cho biết: “Gốc cà tím từ 27-35 ngày tuổi là vừa để ghép, cà chua gieo sau đó 4-5 ngày”.
Tuy nhiên theo bà Cẩm Hằng, để cây sống khỏe mạnh, vai trò của kỹ thuật ghép chỉ chiếm 30%, quá trình chăm sóc quyết định đến 70%. Trong 3 ngày đầu, cây ghép phải được để ở khu vực mát mẻ và phun nước thường xuyên trên lá để tránh mất nước. Đến ngày thứ tư, khi vết ghép đã liền thì bắt đầu từ từ đưa cây ra ánh nắng.
Ví dụ, ngày đầu tiên đưa cây ra nắng khoảng 1 tiếng đồng hồ, từ 8h- 9h. Đến ngày thứ hai thì tăng lên 2 tiếng và tăng dần mỗi ngày. Nếu ra nắng không bị héo nghĩa là cây đã sống. Thông thường, cây ghép sau 13-15 ngày là có thể ra đồng.
Bà Hạnh cho biết: “Ưu điểm chính của kỹ thuật này là tạo ra cây giống sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh héo xanh do vi khuẩn và chịu được ngập úng. Năng suất và phẩm chất trái không thay đổi”.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Hằng nói thêm, trong diện tích 1.000m2, nếu không dùng cây ghép thì đến giai đoạn ra hoa, cây dễ bị bệnh héo xanh, giảm năng suất. Trong khi đó, cây ghép sạch bệnh, số lượng chết ít hơn, năng suất cả vườn sẽ cao hơn.
Sẽ mở rộng ghép nhiều loại cây
Nêu lợi ích của việc trồng cà chua nói riêng và trồng rau nói chung trong nhà màng, bà Nguyễn Thị Cẩm Hằng hồ hởi chia sẻ: “Nhà màng giúp hạn chế sâu bệnh rất nhiều. Vì thế, từ khi cây được trồng tới khi thu hoạch hoàn toàn không phải phun thuốc. Với những côn trùng lọt vào, chúng tôi có sử dụng bẫy màu bắt”.
Bên cạnh đó, việc sử dụng giá thể làm từ xơ dừa và phân trùn quế với dinh dưỡng được cung cấp theo hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp người trồng kiểm soát và tính toán được lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cây.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An, chủ nhiệm đề tài – cho biết: “Đối với nông nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ khoa học không chỉ bao gồm các công nghệ trồng, tưới bón mà còn phải quan tâm tới công tác nghiên cứu và sản xuất giống; nhất là trong điều kiện nhà màng nóng ẩm, cần có giống phù hợp, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao”.
Đánh giá mô hình cấy ghép cà chua với gốc cà tím, theo ông Tùng, cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Long An mới đang tiếp nhận quy trình, vừa học vừa thực hành và đánh giá.
“Trong điều kiện nhà màng, chế độ nước, dinh dưỡng đều được lập trình hết rồi nên đòi hỏi người trồng phải có sự quan sát tỉ mỉ. Cây được cung cấp nước, dinh dưỡng như nhau thì phải phát triển giống nhau. Nhiều khi do vòi phun có sự cố, thường cây sẽ có biểu hiện ra bên ngoài nên người trồng cần quan sát cẩn thận để kịp thời xử lý” – ông Tùng nói.
Nói về tương lai của đề tài sau khi hoàn thành khảo nghiệm trong nhà màng, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Sau khi đề tài kết thúc, chúng tôi sẽ chuyển giao cho người dân công nghệ vườn ươm, công nghệ ghép gốc cũng như cách khắc phục bệnh phổ biến ở cà chua, giúp cây chịu úng và khô hạn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiến hành thử nghiệm ghép dưa leo trên gốc bầu hoặc trên gốc ớt hoang dại, giúp hệ thống gốc ghép hoang dại chịu được môi trường khắc nghiệt và nuôi dưỡng cây phía trên”.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép, Hieu Qua Tu Mo Hinh Trong Ca Chua Ghep trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!