Đề Xuất 6/2023 # Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(Baonghean) – Mô hình trồng bí xanh sử dụng chế phẩm phân bón lá Grow-more và Bio-Plant (sản xuất theo công nghệ Nano) tại huyện Anh Sơn đang góp phần tạo nên hiệu quả cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả, thay đổi tư duy người nông dân sang hướng đầu tư thâm canh, tăng năng suất và thu nhập.

Đầu vụ hè thu năm 2014 này, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện Anh Sơn triển khai mô hình sử dụng chế phẩm phân bón lá vào thâm canh cây bí đao. Đến nay, người nông dân đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Chị Võ Thị Tân, thôn Kẻ May, xã Cẩm Sơn có 4 sào bí được trồng theo mô hình cho biết: So với nhiều năm trước thì trồng bí theo mô hình quả to đều, nặng từ 2-2,5 kg/quả, số lượng quả trên cây sai hơn. Vụ này, năng suất bí đạt khoảng 1,5 tấn /sào, với giá bán 3 ngàn đồng/kg như hiện nay, gia đình chị thu nhập lãi ròng gần 9 triệu đồng/3 sào bí, cao hơn 25-30% so với trước.

Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: Xã đưa vào ứng dụng mô hình trồng bí thâm canh từ vụ hè thu năm nay, quy mô trồng gồm 32 ha, tập trung tại 3 bản Kẻ May 7,5 ha, Hội Lâm 16,5 ha, Nhân Tài 8 ha. Về đầu tư, bình quân trên 1 ha bí, nếu sử dụng 4 kg phân bón lá Grow-more vào chăm sóc thì giảm tối đa gần 30% chi phí các loại phân bón cần thiết như đạm urê, lân, kaly, thuốc sâu, vôi bột. Năm nay, với giá bán 2,5 – 3 ngàn đồng/kg, mô hình bí thâm canh của xã có thể thu về 85 – 90 triệu đồng/ha, tăng thu nhập lên 25% so với quy trình cũ, bà con nông dân xã thu về hàng tỷ đồng từ mô hình.  

Nông dân thu hoạch bí từ mô hình sử dụng phân bón lá thâm canh ở thôn Ke May, xã Cẩm Sơn, Anh Sơn.

Vụ xuân 2014, xã Tam Sơn (Anh Sơn) được chọn làm mô hình điểm để triển khai trồng 2 ha mô hình giống bí HN 999 trên đất lúa chuyển đổi tại thôn 4, thôn 5. Mô hình ứng dụng chế phẩm Bio-Plant để xử lý hạt giống, chế phẩm Grow- more để phun sương vào các giai đoạn phân cành, tạo quả, tổng kinh phí 50 triệu đồng. Theo báo cáo từ Ban Nông nghiệp xã Tam Sơn, sau khi thực hiện chăm sóc, đối chứng mô hình trồng bí với trồng lúa trước đó, cho thấy: Chi phí làm ra sản phẩm trên cùng một diện tích (2 ha), chi phí đầu vào của thâm canh cây bí có đầu tư 1 triệu đồng chế phẩm phân bón Grow – more, tổng chi cần 103 triệu đồng/2 ha, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, trọng lượng mỗi quả đạt từ 2-3,5 kg, năng suất đạt trên 65 tấn/ha, tính theo giá ở mức thấp khoảng 2,5 ngàn đồng/kg, mô hình trồng bí có thể, lãi ròng gần 220 triệu đồng/2 ha. Trong khi đó, làm lúa chỉ cần đầu tư chi phí trên 43 triệu đồng/2 ha, bằng 42,1% so với làm bí, năng suất lúa đạt 6 tấn/ha, với giá bán lúa bình quân 6 ngàn đồng/kg sẽ cho thu nhập đạt 76 triệu đồng, lãi 32 triệu/2 ha, bằng 22,1% so với trồng bí. 

Chế phẩm phân bón lá Grow-More và Bio-Plant phun sương là các chế phẩm được sản xuất theo công nghệ Nano, nhập khẩu từ Mỹ, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá khả quan, cho phép nhập khẩu để sử dụng trên địa bàn toàn quốc. Hiện nay, các chế phẩm trên được Sở NN &PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông triển khai khảo nghiệm mô hình, ứng dụng sản xuất cho tất cả các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.  

Ông Trịnh Xuân Quý – Trạm phó Trạm Khuyến nông Anh Sơn cho biết: Mô hình trồng bí thâm canh sử dụng chế phẩm phân bón lá theo công nghệ Nano được thực hiện từ đầu vụ xuân năm nay tại xã Tam Sơn. Sau đó, Trạm phối hợp nhân rộng, triển khai 3 mô hình với quy mô gần 100 ha, bao gồm 32 ha bí vụ hè thu tại Cẩm Sơn, 30 ha ở Tào Sơn và 32 ha bí vụ đông ở Lĩnh Sơn. Cơ chế hỗ trợ cho các mô hình bao gồm 100% giống bí sặt HN999, 48% phân NPK, 45% phân bón qua lá. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, mô hình đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới về đầu tư thâm canh cây bí xanh, từ đó nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập. Mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón lá áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ hạn chế được dịch bệnh, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Từ hiệu quả và tính thích nghi của mô hình thâm canh bí có sử dụng chế phẩm phân bón lá tại Anh Sơn, huyện đang có kế hoạch nhân rộng mô hình trên đất chuyển đổi từ các loại cây trồng lâu nay kém hiệu quả tại Long Sơn, Khai Sơn, Đỉnh Sơn.. Toàn huyện phấn đấu đạt 150 ha bí xanh thâm canh vào vụ xuân năm 2015 sắp tới. Về lâu dài, mô hình có thể triển khai đối với tất cả các địa phương khó khăn trong việc bố trí cơ cấu cây trồng có hạt trên đất chuyển đổi, nhằm tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.

  Bài, ảnh: Lương Mai

Chế phẩm cần được sử dụng theo đúng quy trình khoảng 4kg/1 ha bí trồng, lúc xử lý hạt giống phun đầy đủ phân bón lá Bio-Plant, lúc bí đạt 3-4 lá, dùng Grow-more để phun sương, kết hợp bón thúc theo 3 giai đoạn trước lúc phân cành (1,5 kg), trước lúc ra hoa (1,5 kg) và lúc tạo quả non (1 kg). Quá trình sử dụng các chế phẩm phân bón này muốn đạt hiệu quả tốt, phải gắn với đầu tư thâm canh cây trồng. Đất gieo trồng bí cần có tầng canh tác dày, tơi xốp, đất trung tính, tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất rắc đều vôi bột lên mặt ruộng, cày bừa kỹ, sau đó tiến hành lên luống rộng 1m, cao 25 – 30 cm và có rãnh thoát nước.

Xử lý hạt giống tranh thủ nắng nhẹ, ngâm hạt từ 3 – 4 giờ, rửa sạch, để ráo, ủ hạt ở nhiệt độ 28- 300C, khi hạt nứt nanh thì gieo hạt vào bầu hoặc gieo thẳng ra luống ươm cây con. Luống ươm cây con cần bố trí ở nơi cao ráo, dùng rơm, rạ phủ lên trên để giữ ẩm. Khi cây con có 1 – 2 lá thì trồng ra ngoài ruộng. Vụ hè thu có thể tra hạt trực tiếp trên ruộng. Mật độ gieo trồng 1.500- 1.600 gốc/sào, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 40- 45cm.

Giới Thiệu Về Công Nghệ Nano

I/ Tổng quan về công nghệ nano

Vậy nano là gì? Nano là một đơn vị kích thước siêu nhỏ, 1 nano mét tương ứng với 1 phần một tỷ mét. Vật liệu nano ( NM ) được định nghĩa là 1 vật liệu với đơn vị duy nhất có kích thước từ 1nm đến 100nm có ít nhất một loại hình dạng. Theo đó, phân bón nano và phân bón tăng cường NM có thể cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển cũng như sản lượng cho cây trồng, tăng sự hiệu quả sử dụng của các chất dinh dưỡng cho cây trồng, giảm thiểu các tác động bất lợi trong phân bón cũng như tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện hiệu suất sử dụng phân bón thông thường.

 Công nghệ nano có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, và các ứng dụng của nó bao gồm:

1) Trong hóa chất nông nghiệp để áp dụng trong thuốc trừ sâu và phân bón để cải thiện cây trồng.

2) Ứng dụng của nano trong bảo vệ cây trồng để xác định các bệnh và dư lượng của hóa chất nông nghiệp.

3) Phương tiện cho các thao tác di truyền của thực vật.

4) Chẩn đoán bệnh cây trồng;

5) Sức khỏe động vật, chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm;

6) Quản lý sau thu hoạch.

Kỹ thuật canh tác chính xác có thể được sử dụng để cải thiện năng suất cây trồng nhưng không làm hư hại môi trường đất và nước, giảm tổn thất nitơ do lọc và phát thải, cũng như tăng cường các chất dinh dưỡng kết hợp lâu dài bằng vi sinh vật trong đất.

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc tạo nên các nguyên liệu nano ứng dụng trong nông nghiệp đó là : (P) NPs, (Ca) NPs, (Mg) NPs, (Fe) NPs, (Cu) NPs, (Zn) NPs, (Mn) NPs, (Mo) NPs, Zeolit, (Ti) NPs, (Si) NPs, Axit Amin, Oganic …

II/ Cơ chế hấp thu vật chất nano của cây trồng

Hạt vật chất nano (NP) có thể trực tiếp xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua cấu trúc thành tế bào nếu kích thước hạt nhỏ hơn kích thước lỗ chân lông của tế bào (5nm -20nm). Tiếp tục quá trình, các NP thông qua màng tế bào tương tác với tế bào chất và sử dụng NP để làm chất dinh dưỡng. Các yếu tố dinh dưỡng có thể được hấp thu bởi hệ thống rễ cây thông qua vật liệu nano hòa tan trong nước / dung dịch đất. Nói cách khác, NPs chỉ hòa tan trong môi trường và giải phóng các chất dinh dưỡng như các ion hòa tan. Cây hấp thụ các ion dinh dưỡng hòa tan một cách không có chọn lọc từ các vật liệu phân bón hòa tan trong môi trường.

         Với cơ chế này, cây trồng sẽ hấp thu dinh dưỡng thiết yếu được cung ứng từ phân bón nhanh hơn tốt hơn, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và tăng cường khả năng hấp thụ phân bón trong đất. Giảm thiểu tỉ lệ tổn thất sử dụng phân bón hiệu quả, đặc biệt là N.

         III/ Ứng dụng Phân bón tăng cường vật liệu nano của phân bón Phượng Hoàng

        Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng là đơn vị tiên phong trong ứng dụng sản phẩm nano trong phân bón. Công ty cùng với đội ngũ các nhà khoa học của Công ty Sinh Thái Xanh đã nghiên cứu thành công và ứng dụng các vật liệu nano vào sản phẩm Phân bón Phượng Hoàng như: nano Kẽm, nano Mg, nano Si, nano Axit Amin, nano Oganic, nano Oligo … đem lại hiệu quả rất cao đã được kiểm chứng trong những năm qua cho người nông dân – sản lượng tăng cao, chi phí đầu tư giảm xuống, hiệu quả kinh tế tối ưu trên khắp mọi miền đất nước.

        Cùng với xu hướng thế giới chuyển dịch sang nền nông nghiệp xanh – sạch – bền vững, Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng sẽ tâm huyết và đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để mang lại lợi ích tốt nhất cho người nông dân, cho đất nước.

Kết Quả Thực Nghiệm Phân Bón Nano Trên Cây Rau

Kết quả thực nghiệm phân bón Nano trên cây rau

Đầu tháng 7/2015, Công ty TNHH Công nghệ Na Nô kết hợp với Công ty TNHH Năng lượng 315 triển khai thực nghiệm phân bón nano vào canh tác rau xanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Sau hơn 20 ngày triển khai, đoàn công tác của Công ty đã quay lại khảo sát và ghi nhận kết quả vô cùng bất ngờ vượt xa những kỳ vọng của những người nông dân và cả những người làm công tác chuyên môn của Công ty.

1. Trên cây ăn lá, củ:

– Canh tác theo mô hình truyền thống không dùng phân bón Nanô:

– Canh tác theo mô hình kết hợp phân bón Nanô:

2. Trên cây lấy quả:

– Trên đậu theo phương pháp truyền thống:

– Trên đậu theo phương pháp kết hợp truyền thống và phân bón nano:

– Dùng phân bón nano theo quy trình hướng dẫn của Công ty hầu như cả câu rau lấy lá, lấy củ và lấy quả đều không bị sâu bệnh do đó từ đầu vụ đến nay chưa phải dùng đến thuốc BVTV. Đây là một tín hiệu vô cùng đáng mừng không chỉ cho người tiêu dùng mà cả cho những người trực tiếp canh tác vì ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của người dân;

– Dùng phân bón nano cây phát triển rất nhanh gấp 40% so với canh tác theo truyền thống. Điều này được chứng minh qua một số hình ảnh trên;

– Dùng phân bón nano tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc hơn 30% so với phương pháp truyền thống;

– Dùng phân bón nano, sau khi thu hoạch xong cây vẫn tiếp tục đâm chồi mới và khả năng tiếp tục cho trái là điều chắc chắn, nhưng vì phải làm theo mùa vụ nên anh Ngọc Anh không thể để tiếp để theo dõi mà phải nhổ đi để gieo lại;

– Dùng phân bón nano, chất lượng rau, trái khác hẵn nên bán được giá cao hơn trước đây trung bình từ 1.000đ – 1.500đ/kg.

-….

và còn nhiều kết quả vô cùng ấn tượng khác nữa mà buộc Đoản công tác của Công ty tiếp tục thu thập, nghiên cứu để sớm đưa vào ứng dụng cho bà con nông dân trong việc sản xuất rau.

Vậy tại sao không sử dụng ngay phân bón Nanô? Bà con trồng rau quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ mới có thể liên hệ trực tiếp Anh Ngọc Anh theo số điện thoại: 01683718451 để biết thêm thông tin trực tiếp, khách quan từ người nông dân.

Nếu cần tư vấn kỹ thuật xin đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Công ty qua số điện thoại đường dây nóng: Anh Hữu Anh: 0918 459 439 hoặc Anh Tiến: 091 449 3456

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu:

” Thực phẩm bẩn ảnh hưởng chất lượng giống nòi”

“Người nông dân luôn có 2 luống rau”

Tin Công ty Nanô

Hiệu Quả Từ Trồng Cà Chua Picota Công Nghệ Cao

Vườn cà chua phát triển xanh tốt và cho năng suất khá cao.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Đây là dự án do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì, trên cơ sở tiếp nhận công nghệ chuyển giao trồng cà chua trong nhà màng được thực hiện thành công tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

Mô hình trồng thử nghiệm 400 cây cà chua Picota trên diện tích 200m2 bên trong nhà màng. Giống cà chua Picota hay còn gọi là cà chua bi là giống cà chua sinh trưởng vô hạn, thân leo, cho trái theo dạng chùm, trái nhỏ, tròn, màu xanh chuyển sang đỏ khi chín, có vị ngọt hơn cà chua thông thường, trồng 2 tháng, cây sẽ cho thu hoạch và cho trái liên tục trong khoảng 6 tháng. Mật độ trồng 2 cây/m2, trồng theo hàng kép, khoảng cách giữa 2 hàng gần 2m, khoảng cách cây trên cùng một hàng khoảng 50cm.

Cà chua Picota được trồng trên giá thể mụn dừa đặt trong trong bầu có trộn phân hữu cơ. Sau khi trồng từ 2 – 3 tuần thì tiến hành làm giàn đỡ để cố định thân cây. Cây được cung cấp nước tưới và dung dịch dinh dưỡng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt được điều khiển tự động. Ưu điểm của hệ thống này là tiết kiệm nước tưới, nhân công, nâng cao khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây.

Theo nghiên cứu, cây cà chua Picota trồng trong nhà màng sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài từ 10 – 15% thời gian, có thể tăng năng suất từ 20 – 30%. Đặc biệt, không gian được khống chế và kiểm soát, tạo điều kiện thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, làm cho trái cà chua sạch hơn, an toàn hơn, có thể cho năng suất từ 50 – 60 tấn/ha.

Hiện nay, nhà màng đang được sử dạng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất trong nhà màng tạo ra môi trường thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, cách ly với một số sâu bệnh gây hại, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả canh tác; hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, giảm nhân công.

Mô hình trồng thử nghiệm cà chua Picota trong nhà màng tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn nhằm nâng cao hiệu quả cây cà chua, hướng đến sản xuất hàng nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn sẽ tiếp tục tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất cây trồng, trong đó có mô hình trồng cà chua trong nhà màng, đa dạng hóa các giống rau màu sử dụng phương pháp mới trong nông nghiệp tại địa phương.

Bài, ảnh: Việt Cường

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!