Đề Xuất 3/2023 # Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Khoai Từ Ở Gio An # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Khoai Từ Ở Gio An # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Khoai Từ Ở Gio An mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây khoai từ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Gio An

Xã Gio An hiện có diện tích đất trồng cây khoai từ là 112 ha, được phân bố đồng đều khắp 8 thôn. Năm 2012, nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng cao, giá cả và đầu ra ổn định nên người dân nơi đây đã đẩy mạnh đầu tư trồng cây khoai từ. Ngoài diện tích có sẵn ở vườn, người dân tận dụng diện tích đất ở các vườn cây cao su của nông trường để trồng xen cây khoai từ ngay dưới tán cao su. Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị cũng tạo điều kiện cho người dân trồng xen canh cây khoai từ dưới tán rừng. Nơi khởi đầu cho phong trào trồng đại trà cây khoai từ là thôn Long Sơn, sau đó phát triển ra toàn xã.   5 năm trở về trước, cũng như nhiều hộ dân khác trong thôn, gia đình anh Trần Văn Sáu ở thôn Tân Văn đẩy mạnh trồng cây khoai từ. Tận dụng diện tích đất còn trống trong vườn nhà, anh Sáu mua giống khoai từ về trồng đại trà. Vì trước đây anh đã từng trồng loại cây này và đặc tính của cây khoai từ thích nghi rất tốt với mọi môi trường, sức chịu hạn cao nên cuối vụ, gia đình anh thu lợi nhuận đáng kể. Nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng cao, anh cải tạo diện tích đất mặt ở rừng cây cao su của nông trường để trồng xen thêm khoai từ. Nay gia đình anh Sáu có 2 sào khoai từ, là hộ trồng khoai từ thành công nhất trong thôn. Vụ vừa qua, anh thu lãi gần 30 triệu đồng từ cây khoai từ.   “Cây khoai từ được trồng từ tháng 2 đến khoảng tháng 10 11 là thu hoạch được. Mỗi năm, chỉ trồng được một vụ. Thuận lợi khi trồng loại cây này là tốn ít công chăm sóc, cây chịu hạn tốt, thích nghi với mọi thời tiết. Khi trồng, giữ khoảng cách cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 1 mét, trung bình 1 sào có thể trồng được 1.100 – 1.200 cây”, anh Sáu nói.   Cây khoai từ sau khi được người dân thu hoạch xong thì các thương lái tìm đến thu mua ngay tại ruộng, thu hoạch chừng nào bán hết chừng đó. Giá hiện tại khi bán tại ruộng là 5.000 đồng/kg, lúc cao điểm lên tới 8.000 đồng/kg. Ngoài thị trường ổn định, giá cao, người dân Gio An còn phấn khởi hơn vì thời gian qua, cây khoai từ luôn cho sản lượng cao, chưa bao giờ bị sâu bệnh hay dịch bệnh và đặc biệt là không cần sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật nên giảm chi phí chăm sóc. Nếu sinh trưởng tốt, trung bình 1 ha khoai từ sẽ cho năng suất khoảng 20 tấn. Với giá trung bình 5.000 đồng/ kg thì người nông dân sẽ thu về khoảng 100 triệu đồng/ha sau mỗi vụ.   Anh Hồ Ngọc Trị ở thôn Tân Văn, một trong những hộ có diện tích trồng khoai từ lớn nhất thôn cho hay, hiệu quả kinh tế mà cây khoai từ mang lại rất lớn, nguồn vốn, công sức bỏ ra ít nhưng lợi nhuận mang lại cao. Cây khoai từ hiện đang được thị trường ưa chuộng vì công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe nên vào vụ thu hoạch, trên các đồng ruộng tấp nập các thương lái đến tìm mua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc trồng khoai từ cũng gặp một số khó khăn. Cây choái cho khoai từ leo bám mỗi năm phải thay một lần.   Khoai từ cũng không bảo quản được lâu dài, thu hoạch xong mà để lâu thì da sẽ sậm màu, bán không được giá. Khi thu hoạch cũng phải cẩn thận và nhẹ tay, nếu làm trầy xước da thì củ khoai sẽ bị chảy nhựa làm đen da, giảm chất lượng. Từ khi cây khoai từ được trồng đại trà với diện tích lớn, năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống người dân nơi đây cũng ngày càng được nâng cao. Nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ cây khoai từ như hộ ông Lê Quang Phước, anh Đặng Ngọc Hùng ở thôn Tân Văn, hộ anh Nguyễn Quang Trung ở thôn Gia Bình…   Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng quan tâm, hỗ trợ giúp người dân mở rộng diện tích cây khoai từ. Thời gian qua, xã Gio An đã tổ chức các lớp tập huấn trồng trọt, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào canh tác, chuyển giao công nghệ để giảm thiểu công lao động… Anh Lê Phước Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: Năm ngoái diện tích cây khoai từ trên địa bàn toàn xã là 29 ha, nhưng năm nay đã tăng lên khoảng 112 ha. Vì người dân đồng loạt trồng cây khoai từ nên chính quyền địa phương đang lo về khâu đầu ra cho nông sản. Khoai từ Gio An đã vươn ra các thị trường ngoài tỉnh như thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Hà Nội…   Thời gian qua, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây khoai từ nên người dân tập trung trồng, do đó diện tích ngày càng tăng. Để chủ động cho khâu đầu ra và cân đối giữa nguồn cung cấp với thị trường, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng cường quảng bá nông sản ở các hội chợ thương mại; chủ động liên hệ với các thương lái mà đặc biệt là các đầu mối tiêu thụ ở Đắk Lắk; đẩy mạnh quảng bá nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận động, định hướng người dân về kỹ thuật thâm canh, xen canh các loại cây khác để chủ động về canh tác và đầu ra cho nông sản. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hỗ trợ, định hướng người dân phát triển cây khoai từ bền vững hơn và chủ động khâu đầu ra cho nông sản, giúp người dân yên tâm sản xuất.  

Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Hoa Hòe

Hiệu quả kinh tế của cây hoa hòe

Trên những con đường làng phẳng phiu chạy vào xóm Tân Ðệ, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe thấy tiếng người rao “ai bán hòe đi”… báo hiệu cây hoa đã vào mùa. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Thịnh cũng đã có 5-6 năm trồng hoè. Ðể trồng hoa hòe, ông Thịnh chọn mua các cây giống đã được ghép cẩn thận với giá dao động từ 15-30 nghìn đồng/cây. Ngoài ra, ông cũng tự mình cắt ghép một số gốc trong vườn. Ðể ghép cây, ông lấy những mắt ghép từ cây có hoa to, ghép sang cây con trồng từ hạt.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, xóm Tân Đệ, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc), chăm sóc cây hoa hòe.

Theo ông Thịnh, có 2 thời điểm để ghép hòe hợp lý là vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và mùa thu từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Ưu điểm của phương pháp ghép là cây cho tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu, hoa to bông. Ngoài trồng bằng phương pháp ghép, một số hộ gia đình còn trồng hòe theo cách gieo hạt truyền thống. Theo đó, họ chọn những cây hòe có chùm hoa to, nhiều nụ (bà con thường gọi là hòe nếp), chọn những quả đã chín, tách hạt và có thể ươm ngay. Ưu điểm của phương pháp này là cây cho tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu, chất lượng hạt tốt hơn. Tuy nhiên nếu trồng theo cách gieo hạt phải mất ít nhất 3 năm cây mới cho thu hoạch. Ðể đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất của cây hòe, trên diện tích 1 sào vườn, ông Thịnh chỉ trồng từ 22-30 cây. Ông Thịnh cũng tính toán quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho hòe một cách hợp lý, căn cứ theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Theo đó, đối với thời kỳ cây con, 1 năm ông Thịnh sẽ bón phân đạm, lân, kali cho cây từ 3-4 lần theo nguyên tắc cây còn nhỏ bón ít, khi lớn bón nhiều, chỉ bón phân khi đất đủ ẩm. Khi cây ở vào thời kỳ thu hoạch, ông tăng cường bón thêm phân. Cũng theo ông Thịnh, để cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, vào mùa xuân nên chọn tháng 2 để bón phân nhằm đón “lộc xuân”. Vụ hè từ tháng 4-5, ông bón phân đón “lộc hè” cho  cây. Ông Thịnh chia lượng phân bón cho cây theo tỷ lệ, 30-40% lượng phân bón vào vụ xuân, vụ thu từ tháng 10 trở đi, ông bón hết số phân còn lại để cây có đủ chất dinh dưỡng cho vụ đông, kết hợp tỉa cành tạo tán cho cây. Khi cây cao 1,2-1,5m, ông tiến hành bấm ngọn cho cây ra nhánh. Trên một cây hòe, ông Thịnh chỉ giữ lại từ 4-5 cành chính, sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành cấp 2 cho đến khi có bộ khung tán phân bố đều là được. Ðể cây hòe phát triển tốt nhất, ông Thịnh còn rất chú ý đến việc cung cấp nước cho cây. Mặc dù chịu hạn tốt nhưng vào những tháng hè nắng nóng, 2 lần/ngày ông đều đặn tưới cho cây. Là giống cây dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất, thời tiết, có tính kháng sâu bệnh cao nhưng cây hòe vẫn mắc một số loại bệnh như sâu đục thân. Ðể phòng trừ bệnh cho cây, ông Thịnh cạo vỏ thân cây và phun thuốc trực tiếp chỗ phát hiện có sâu. Ðược chăm sóc tốt, sau hơn 1 năm, các gốc hòe của ông Thịnh đã cho thu hoạch. Theo tính toán của ông, bình quân mỗi cây hòe cho thu hoạch khoảng 5-6kg nụ khô/năm. Thậm chí, có những gốc hòe đạt tới 10kg nụ khô/năm. Với gần 70 gốc hòe, mỗi vụ ông Thịnh thu hoạch được khoảng trên 2 tạ hòe khô. Hiện nay giá bán 1kg hoè khô là 80 nghìn đồng/kg nụ, ông Thịnh nhẩm tính gần 3 sào hoè của gia đình thu về từ 16-18 triệu đồng. “Nếu 5-6 năm trước, giá 1kg hoè khô dao động từ 180-190 nghìn đồng/kg thì mức giá hiện nay còn chưa bằng một nửa. Giá hòe xuống thấp kéo theo thu nhập của các hộ gia đình trồng hòe giảm xuống. Tuy nhiên so với trồng các loại nông sản như lúa, ngô, khoai, lạc… thì trồng hòe vẫn cho thu nhập cao hơn. Quan trọng hơn, trồng hòe rất nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giống… thấp. Do hiệu quả kinh tế của cây hoa mang lại, một số hộ gia đình ở Mỹ Tân cũng như trên địa bàn tỉnh vẫn gắn bó với cây hòe. Các hộ trồng nhiều có thể kể đến như gia đình ông Toán, xóm Tân Ðệ,  ông Cường, xóm Phụ Long… Cây hòe ở Mỹ Tân hiện được bà con nông dân trồng như cây lưu niên, cây bóng mát. Họ tận dụng mọi diện tích đất có thể từ sân, ngõ, ven đường, bờ ao… để trồng hòe. Theo quan sát của chúng tôi, dưới mỗi gốc hòe, gia đình ông Thịnh còn trồng thêm bí đỏ, mít, các loại rau thơm, rau ăn hàng ngày… cho thêm thu nhập không hề nhỏ.

Ra hoa hầu như quanh năm, đặc biệt cho thu hoạch rộ trong khoảng từ tháng 5 đến cuối tháng 8, mùa hòe hiện đang vào chính vụ. Hương hoa vương vấn khắp xóm ngoài làng, quấn chân người đi xa về gần. Tháng 9 trở đi, khi trời nổi gió heo may, hoa ít dần và chất lượng hoa cũng kém hẳn. Chọn những cành có chùm hoa lớn, nụ đã cương to sắp bung hoa, ông Thịnh cẩn thận bẻ hết phần cành hoa, tránh bẻ sâu vào cành cấp thấp, giúp cây nhanh ra hoa trở lại. Theo ông Thịnh, tuyệt đối không bẻ những cành non hoặc có hoa đã nở vì năng suất sẽ giảm. Chọn một ngày nắng vàng rực rỡ, vợ chồng ông nhanh tay tãi những nụ hòe tươi ra sân để phơi nắng. Ðược nắng, nụ hoa càng trở nên trắng sáng và thơm hơn bao giờ hết. Ông Thịnh vừa phơi vừa hít hà mãi hương thơm của loại cây mà vợ chồng ông dành hầu như thời gian trong ngày để chăm sóc. Nhìn cách ông nâng niu những nụ hòe trong tay, chúng tôi cũng như những người trồng hòe mong cây sẽ nhanh về thời kỳ hoàng kim, giải “khó” cho bà con nông dân để họ yên tâm gắn bó với đồng ruộng, các cây trồng quen thuộc. Mùa hòe này, vì thế lại “chở” theo hy vọng cho những mùa hòe sau./.

Bài và ảnh: Hoa Xuân

Trồng Khoai Tây Vụ Đông Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

1. Thời vụ trồng khoai tây vụ đông

– Thời gian trồng khoai tây vụ đông trước ngày 15/11. Thời vụ tốt nhất từ 15/10 – 5/11.

Mô hình giống khoai tây KT5 vụ đông năm 2019

2. Một số giống khoai tây vụ đông năng suất vượt trội

– Giống khoai tây KT1: Thời gian sinh trưởng trung bình 85 – 90 ngày, chất lượng cao, dạng củ oval, vỏ củ và ruột củ màu vàng, hàm lượng chất khô cao 21 – 23%, hàm lượng tinh bột 14 – 17%, hàm lượng khử < 0,1 gram, phù hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp, tiềm năng năng suất cao (25 – 30 tấn/ha) và ổn định. Giống chống chịu tốt bệnh virus, bệnh mốc sương và chống chịu khá với bệnh héo xanh.

Mô hình trồng giống khoai tây KT6 năng suất cao

– Giống khoai tây KT6: Được lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Solara x dùng 47 năm 2012 mang gen kháng bệnh mốc sương R1 (đã được sang lọc bằng chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh mốc sương BA213c14t7 hay LP2). Thời gian sinh trưởng ngắn 75 – 80 ngày, dạng cây đứng, lá màu xanh nhạt, dạng củ hình oval, mắt nông, vỏ củ màu vàng, ruột củ màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô đạt 19 – 20%, hàm lượng đường khử đạt 0,5% và hàm lượng tinh bột đạt 16 – 17% phù hợp cho nhu cầu ăn tươi, nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại chính, nhiễm mốc sương ở mức nhẹ (điểm 3). Số củ/khóm từ 6 – 8 củ, năng suất đạt từ 21 – 25 tấn/ha.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây vụ đông

* Kỹ thuật làm đất

– Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao, sạch cỏ dại.

– Lên luống cao 20 – 25 cm, luống đôi rộng 1,2 m hoặc luống đơn rộng 80 – 90 cm.

* Chuẩn bị giống

– Lượng giống 50.000 củ/ha, tương đương 2.500 củ/500 m2, khoảng 60 – 70 kg/500 m2.

* Kỹ thuật trồng

– Mật độ trồng 5 khóm/m2; khoảng cách trồng từ 30 x 40 cm. Khi trồng tuyệt đối không cho củ tiếp xúc với phân hóa học.

Trồng khoai tây vụ đông

* Kỹ thuật bón phân cho cây khoai tây vụ đông

– Lượng phân bón: 10 – 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục + 150 kg đạm ure + 150 kg super lân + 150 kg kaliclorua.

– Bón lót trước khi trồng: Bón toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% phân lân + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali.

– Bón thúc: Khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25 cm: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali, kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun lên luống. Vun lần 2 sau lần 1 khoảng 10 – 15 ngày.

* Chú ý: Không dùng phân ga, vịt tươi trộn với trấu không hoai mục bón cho cây khoai tây vì sẽ làm củ khoai bị ghẻ. Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày không tưới nước.

* Chăm sóc khoai tây vụ đông

– Xới xáo, làm cỏ 2 lần kết hợp với bón phân và vun luống.

– Đất phải được giữ ẩm thường xuyên, khi khô hạn có thể tưới tràn 1/3 – 1/2 rãnh luống nhưng không giữ nước ngập liên tục ở rãnh.

* Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

– Phòng trừ sâu hại như rệp, nhện và bọ trí: Vệ sinh đồng ruộng, hạn chế trồng cây ký chủ phụ cùng họ (đậu, bí đỏ, rau cải, …) xung quanh ruộng; Sử dụng bẫy vàng để thu bắt, cắt bỏ lá bị bệnh. Phun thuốc khi phát hiện có sâu, rệp, nhện, bọ trĩ. Nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc. Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Phòng trừ mốc sương và đốm lá

+ Sử dụng củ giống sạch bệnh, trồng xa khu vực có khoai tây hoặc ký chủ khác đã nhiễm bệnh.

+ Chú ý giữ vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ phụ và các tàn dư ký chủ của vụ trước; không đổ củ thối, nhiễm bệnh trong hoặc xung quanh ruộng trồng khoai tây.

+ Phun phòng trừ bệnh: Thực hiện phun phòng trừ bệnh mốc sương trước khi cây khoai tây khép tán (dùng thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Mancozeb, Zineb, Daconil, …). Chú ý quan sát thời tiết, khi có mưa hoặc sương mù nhiều liên tục 2 – 3 ngày liền trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 26oC cần phun thuốc phòng bệnh.

+ Khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, cần phun ngay thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Cruzate M8-72WP, Aliete 80WG, Acrobat hoặc Melody Duo, … theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đó nên thay đổi luân phiên các loại thuốc.

– Phòng trừ héo rũ do vi khuẩn: Luân canh với cây lúa nước: Đối với ruộng đã nhiễm khuẩn, không trồng lại khoai tây trên cùng ruộng sau ít nhất từ 2 – 3 năm, luân canh với cà rốt hoặc hành tây 2 – 3 vụ. Dùng củ giống sạch bệnh.

Định kỳ kiểm tra sâu bệnh hại cây khoai tây

4. Thu hoạch và bảo quản khoai tây vụ đông

– Khi 50% lá chuyển vàng là có thể thu hoạch.

– Trong trường hợp chưa thể tiêu thụ ngay, cần bảo quản khoai tây trong điều kiện thoáng mát và tối để tránh lục hóa, thối củ. Nếu bảo quản lâu, tốt nhất là bảo quản khoai tây thương phẩm trong kho lạnh ở nhiệt độ 12 – 14oC, ẩm độ không khí 90%. Bảo quản khoai tây giống trong kho lạnh ở nhiệt độ 40oC.

Quá trình thu hoạch khoai tây vụ đông

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Hiệu Quả Kinh Tế Của Phân Bón Silic Đông Sơn

– Tăng năng suất từ 20% đến 40% (Làm đúng như hướng dẫn sử dụng)

– Lãi canh tác tùy theo giống lúa: Từ 650.000đ/sào/vụ đến 1.400.000đ/sào/ vụ

– Giảm phân bón: 50% Đạm, 30% Lân, 20% Kali

– Giảm 10 loại sâu bệnh tật trên cây lúa: Nghẹt rễ, đạo ôn, bạc lá, khô vằn xoắn lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, 80% nạn chuột, ốc bươu vàng và sạch rong rêu tảo.

-Không phải dùng thuốc trừ sâu, BVTV

– Môi trường canh tác an toàn. Chất lượng hạt gạo trong hơn, ít gãy, ít tấm, ăn thơm ngon hơn

– Rút ngắn thời gian canh tác từ 3 đến 5 ngày

– Tăng năng suất từ 20 đến 35 % cho búp tươi

– Tăng năng suất từ 28 đến 40% cho trà khô (tùy theo tuổi và giống trà đang khai thác)

– Nếu làm đặt thêm bẫy côn trùng thì không phải phun thuốc trừ sâu BVTV và trà trở thành trà sạch

– Lãi tăng thêm của 01 sào trà cho các hộ làm trà sạch từ 2.500.000đ/sào/tháng đến 2.600.000đ/sào/tháng

– Một năm người sản xuất trà có thu hoạch:

8 tháng x 2.500.000đ/tháng = 20.000.000 đ/sào x 1ha (27 sào) = xấp xỉ 500 triệu/ha

(Kéo đài thời gian khai thác hữu hiệu của cây Chè thêm hàng chục năm)

– Rút ngăn thời gian mỗi đợt thu hoạch búp trà từ trung bình 35 ngày xuống còn từ 28 ngày đến 30 ngày. Như vậy tăng được một lần thu hoạch

– To, cao, hoa to nhiều phấn, hạt to, chắc đều

– Năng suất tăng 30% trở lên

– Chi phí cho rau theo GAP hết 100.000.000đ/ha. Nếu như đưa Silic Silicamon Đông Sơn vào thì chỉ hết 30.000.000đ/ha, còn lãi được 70.000.000đ/ha. Rau an toàn chưa làm được việc tăng năng suất, khử độc Asen và kim loại nặng bên trong, ăn không ngon bằng rau được bón Silic Silicamon Đông Sơn, năng suất tăng ít nhất 20%.

– Các loại hành, tỏi, bầu, bí, mướp, su su tăng đến từ 80 đến 100%, rất lãi

– Kéo dài thời gian bảo quản rau quả mà không cần thuốc bảo quản

– Áp dụng tốt cho tất cả các loại dưa: Dưa chuột (dưa leo), Dưa gang, Gấc, Dưa Lê, Dưa hấu, Dưa bở, Ớt, Riềng, Gừng, Cà, Nghệ,…

– Quả to, vỏ mỏng, nhẵn, mọng nước, ăn thơm, ngọt

– Năng suất tăng từ 40% trở lên, giá trị tăng từ 30 đến 70% tùy theo thời vụ.

– Na, mít, chuối, ổi, hồng, vải, nhãn, thanh long, đu đủ,… đều đậu hoa quả, năng suất tăng từ 20 đến 60%, quả loại 1 nhiều hơn, giá trị cao hơn, cây chống được các bệnh khó chữa như tuyến trùng nấm thối rễ, sì mủ, chết nhanh, chết chậm

– Sắn dây, Củ đậu, Khoai lang, Khoai tây, Rong giềng, Hoàng tinh, Khoai môn, Khoai sọ, Lạc,… đều tốt, có loại cho năng suất đến 100% so với cách canh tác cũ dùng phân bón công thức cũ.

– Cà phê: Tăng năng suất từ 30 đến 32%, giảm Asen trong hạt cà phê

– Hồ tiêu: Tăng năng suất đến 100%, mùi vị thơm ngon hơn

– Macca: Nhiều quả hơn, cây đẹp hơn

Dền, Ngót, Đay, Mùng tơi, các loại rau Đậu, Đỗ, Thơm đều nhìn đẹp mắt hơn, ăn thơm ngon hơn, đậm vị, năng suất tăng từ 30 đến 50%

10. Các loại rau thủy sinh:

– Muống, Cần, Cải xoong, Rau ngổ đều tăng năng suất từ 40 đến 50%, ăn thơm giòn, ngọt hơn.

– Năng suất tăng từ 20 đến 30 tấn mía cây/vụ/ha

– Nếu sản lượng đang từ 60 đến 70 tấn mía cây/ha thì khi bón Silic Silicamon Đông Sơn đúng cách sẽ tăng sản lượng đến 80 tới 100 tấn mía cây/ha

– Hàm lượng đường cao hơn,vị ngọt hơn

– Chất lượng dược liệu tăng

– Sưa, Giáng hương, Gió bầu lõi to nhanh hơn, cây thẳng hơn, cao hơn, chất lượng trầm tốt hơn (kể cả các cây cho tinh dầu như Quế, Sa nhân, Thảo quả,…)

Ít rụng lá, gãy cành, lá xanh lâu hơn, hoa bền hơn.

– Thân to hơn, lá bóng hơn, hoa bền hơn, màu sắc bền, ít rụng hơn, cây đẹp hơn (Kể cả các loài hoa lan: Phong lan, Địa lan,…)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Khoai Từ Ở Gio An trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!