Cập nhật nội dung chi tiết về Hiểu Biết Về Phân Vi Sinh Vật mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
, Khuyến cáo,
Đó là những chế phẩm chứa các loài vi sinh vật. Bao gồm các nhóm vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
Loading…
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:
– Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
– Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
– Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
– Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa.
Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms).
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.
Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây. Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.
Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.
Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt.
Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt của EM như sau:
– Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
– Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.
– Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
– Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
– Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
– Góp phần làm sạch môi trường.
Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của phân.
EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật :
Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.
Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.
Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.
Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn.
Lưu ý : Bài viết được đăng trên chúng tôi từ năm 2012 nên có những vấn đề không còn phù hợp. Cộng đồng tham khảo để góp phần nâng cao hiểu biết về các loại phân vi sinh vật.
Theo Cục Trồng Trọt
Vi Sinh Vật Và Các Loại Phân Bón Vi Sinh Vật
2. Các dạng (nhóm) phân vi sinh vật
– Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng. Có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.
3. Các loại phân bón vi sinh vật
3.1. Phân vi sinh vật cố định đạm (N)
Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..
3.2. Phân giải lân
Chứa vi sinh vật có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phosphor vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.
3.3. Phân vi sinh phân giải silicat
Có chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá … để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.
3.4. Tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật
Có chứa vi sinh vật (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn….) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
3.5. Phân vi sinh vật ức chế VSV gây bệnh
Chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.
3.6. Sinh chất giữ ẩm polysacarit
Có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.
3.7. Phân vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo)
Có chứa vi sinh vật tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin…. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.
3.8. Sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật
Có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin … vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…
Th.S Lê thị Hồng Nhung
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Trong các dòng phân bón hữu cơ thì loại phân hữu cơ vi sinh có mức giá tương đối khá cao hơn với các dòng phân khác. Tuy nhiên với những tác dụng khá rõ cho cây trồng và đất thì loại phân này vẫn được dùng khá rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về vai trò và cách chọn được phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh, các chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×10 6 CFU/mg mỗi loại. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và để đáp ứng sản xuất có thể bổ sung các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân hữu cơ vi sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Có nhiều chủng vi sinh vật có ích có thể được phối trộn với nhau để chế biến thành các loại phân hữu cơ vi sinh đa chức năng.
VSV phân giải xenlulô
VSV phân giải Lân: Các vi sinh vật phân giải lân có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho cây trồng,
VSV cố định Đạm: những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.
VSV kích thích sinh trưởng: Các vi khuẩn này có thể kích thích sự phát triểu của thực vật thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật. Các vi khuẩn này còn ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tạo ra các chất kháng sinh hay tiết ra các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
VSV đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh như nhóm Bacillus, Pseudomonas striata, Beauveria…
Vsv phân giải chất mùn: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại nhưBacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
Việc tổng hợp các VSV này tùy thuộc vào mục đích sử dụng hoặc khả năng phối hợp của chúng
#2. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho và tăng sức đề kháng cho cây trồng,
Làm tăng chất lượng nông sản.
Cung cấp cho đất từ 30 – 60 kgN/năm,
Tăng hiệu lực dùng phân Lân,
Nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
Làm tăng cao khả năng trao đổi chất trong cây,
Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng.
Có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng
Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường.
Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp
Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ.
#3. Chọn phân hữu cơ vi sinh tốt
Dựa trên rất nhiều yếu tố:
Chất lượng nguyên liệu hữu cơ,
Quy trình sản xuất,
Hàm lượng N-P-K,
Chủng vi sinh vật và các trung vi lượng khác phải đủ chuẩn và giá thành phải hợp lý.
#4. Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải:
Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc thì hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.
Không sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất ….
Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên (hoặc ít nhất phải sử dụng cách 2 tuần trước khi bón phân HCVS)
Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
Ngoài ra còn lưu ý khác như: đảm bảo độ ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, thời gian hiệu quả của phân, thời gian phân hữu cơ bắt đầu có tác dụng ….
Phân Giải Chất Hữu Cơ Nhờ Vi Sinh Vật
PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ NHỜ VI SINH VẬTI. Nguyên liệu: – Các chất hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp sau thu hoạch như; rơm, rạ, bã mía, thân cây ngô, đậu đỗ v..v… – Các loại rác thải sinh hoạt thành phố, nông thôn. – Các loại vỏ cà fe, ca cao.v.v.. II. Vi sinh vật: Có rất nhiều loại VSV bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn có khả năng tiết các enzyme phân giải chất hữu cơ: – Cellulase phân giải cellulose – Protease phân giải protein – Lipase phân giải LipitIII. Điều kiện phân giải: Muốn phân giải chất hữu cơ phải đảm bảo điề kiện thích hợp gồm, nhiệt độ, độ ẩm, pH, tỉ lệ C/N. Tùy loại VSV mà đòi hỏi các điều kiện khác nhau. – Đa số VSV là loại ưa ấm, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 – 30oc. – Đa số VSV thích hợp ở pH trung tính pH từ 6,5 – 7,5. Nếu cao quá, thấp quá VSV không sinh trưởng được. – VSV cần các chất khoáng khác nhau, trước hết là cacbon và Nito(C/N). Tỉ lệ thích hợp thường trên 30(C/N ~30 – 35). Nếu trên 30 là ít N nhiều Cacbon, lúc đó có thể bổ sung thêm Cacbon. Nếu C/N nhỏ hơn 30 là thiếu N, cần bổ sung thêm nguồn Nito từ phân chuồng. IV. Phương thức ủ: – Giống thạch nghiêng → bình nón → bình cau → giống. – Giống cho cơ chất để ử trong 2-3 ngày → làm khô → đóng gói được chế phẩm VSV. – Chế phẩm trộn với phế thải + phân gia súc, gia cầm, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ử 20 → 25 ngày, sau đó đánh luống ử chín cho đến khi hoai, nhiệt độ không tăng. Phơi khô, sau đó qua sàng, rồi đóng bao phân hữu cơ vi sinh. Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer THÀNH PHẦN: 100% nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, không chất độc hại. Nitơ (N) tối thiểu: 1% ; Phốt pho (P 2O 5) tối thiểu: 3% ; Kali (K 2O) tối thiểu: 1%, Hữu cơ (OC) tối thiểu: 23% ; Axit Humic tối thiểu: 1,5% ; Vi sinh vật phân giải Xenlulô – Aspergillus Fumigatus: 1 x 10 6 CFU/g
TÁC DỤNG: Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer – dinh dưỡng lý tưởng của cây – Cho nông sản chất lượng vượt trội – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer là phân bón hữu cơ vi sinh giàu năng lượng được xử lý bằng công nghệ sinh học tiên tiến của Cộng Hoà LB Đức, sản phẩm của Nhà máy liên doanh phân bón Đức – Việt, phục vụ ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại bền vững. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer giúp cho cây trồng thỏa mãn về nhu cầu dinh dưỡng nhờ khả năng của vi sinh vật khoáng hóa vật chất vùng rễ. Bằng nguồn năng lượng nội tại với tác động của điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng trong đất, trong phân được giải phóng và cung cấp đều đặn cho cây theo nhu cầu. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer kiến tạo môi trường thích hợp giúp bộ rễ cây trồng thực hiện hiệu quả quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer ngăn chặn quá trình bay hơi, rửa trôi và cố định dinh dưỡng trong đất, hạn chế gây ô nhiễm và tác động xấu tới môi trường. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer cải tạo, duy trì và nâng cao sức sản xuất của đất. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng nông sản luôn được tăng trưởng qua từng năm, từng vụ. – Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer vượt qua giới hạn phân bón, Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer còn là giải pháp đáp ứng nền Nông nghiệp hữu cơ và thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Phân bón Hữu cơ vi sinh Organic của Đức – Germany Organic Fertilizer sử dụng tốt cho mọi đối tượng cây trồng, có thể sử dụng bón lót và bón thúc. Đặc biệt rất phù hợp với trồng trọt công nghệ cao (trong nhà lưới, nhà kính và giá thể ươm giống…). + Cây hoa và rau màu các loại: Lượng dùng từ 0,2 – 0,4 kg/m2, sử dụng 1 – 2 lần/vụ (trước khi gieo trồng hoặc sau mỗi lần thu hái). + Cây lâu năm (Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả, cây có múi…): Lượng dùng từ 0,5 – 2,0 kg/ gốc, sử dụng 2 – 3 lần/ năm (Đầu, giữa và cuối mùa mưa hoặc bón trong giai đoạn phục hồi cây, phân hóa hoa, nuôi trái). + Cây cảnh (bon sai): Lượng dùng tuỳ theo từng cây, bón từ 0,2 – 1,0 kg/ cây, sử dụng 2 lần/năm (Tháng 2 – T3 và T8 – T9), hoặc bón chăm sóc định kỳ. Cách bón: Nên bón kết hợp làm cỏ, xới sáo, tưới nước và vùi lấp phân, đất trồng mới nên đảo đều phân với đất trước khi trồng. Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Cảnh báo an toàn: Không nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em. QUY CÁCH: Thùng nhựa cao cấp 3kg/thùng. HỒ SƠ PHÁP LÝ: – Số TCCS 15:2016/TN-TH – Hợp quy: IQC Liên hệ mua sản phẩm, làm đại lý bán lẻ sản phẩm ở khu vực thành thị, nông trại rau màu, hoa quả sinh học:
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiểu Biết Về Phân Vi Sinh Vật trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!