Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON SẦU RIÊNG KHI CÂY RA ĐỌT LÁ NON VÀ KHI MƯA NHIỀU.
Kính chào bà con!
(1) Cây ra đọt lá non thì trái non bị rụng nhiều ?
Sầu riêng có bông trái ở dạ cành, mà cây luôn có ưu thế ngọn, nghĩa là khi cây có đọt lá non mới thì gần như toàn bộ sức sống của cây tập trung cho việc nuôi đọt lá non, “bỏ quên” việc nuôi trái dẫn tới trái bị khủng hoảng thiếu dinh dưỡng nên rụng hàng loạt.
(2) Mưa nhiều liên tục trái non bị rụng nhiều ?
Trong đất có các thành phần chính là: các hạt đất, không khí, nước, vi sinh, khoáng chất. Trong đó 2 thành phần: nước và không khíthường ngược nhau: khi đất có nhiều nước thì có ít không khí, và ngược lại. Khi mưa nhiều liên tục thì lượng nước ngậm trong đất rất nhiều, nước chiếm hết các lổ hổng giữa các hạt đất nên đất thiếu không khí trầm trọng, làm cho rễ cây bị nghẹt không “thở” được, sau đó bị thối từ đầu rễ vào. Vì thế cây bị suy nặng, giảm sức sống nên trái non bị rụng nhiều. Tới đây bà con sẽ thắc mắc là sao thấy cây vẫn xanh tốt, mà còn ra đọt lá non nữa kìa ! Thưa, còn xanh tốt là vì chưa tới lúc biểu hiện suy, ra đọt lá non mạnh là do “tiết đọt” chứ không phải do cây sung quá mà ra đâu ạ.
(3) Vừa ra đọt lá non vừa bị mưa nhiều?
Bà con cộng (1) và (2) lại sẽ thấy : trái non vừa bị “quên nuôi” khi cây ra đọt lá non, vừa càng bị “quên” do sức cây suy yếu do rễ bị suy, nên càng bị rụng dữ dội .
(4) Khi đang bị rụng do 2 nguyên nhân trên, không nên làm việc gì ?
Như câu (3) đã nêu: mưa nhiều làm cho rễ bị suy nặng, bà con không nên bón nhiều phân hóa học, vì sẽ làm cho rễ càng suy nặng thêm và trái non lại càng rụng dữ dội hơn.
(5) Làm cách nào để hạn chế rụng trái do các nguyên nhân trên ?
Có 2 công thức mà thời gian qua nhiều bà con làm thành công là :
1/ Pha 1 Lít ĐH Con Rồng Xanh SR + 500cc LX vào 1 phuy 200 Lít nước, và :
2/ Pha 1 Lít ĐH Con Rồng Xanh SR + 500cc HK5 SR vào 1 phuy 200 Lít nước.
Bà con nên dùng 1 trong 2 công thức nêu trên, phun 2 lần liên tục cách nhau 3 ngày. Nếu đọt mạnh và đất còn quá ẩm, bà con có thể phun thêm lần 3 cách lần 2 khoảng 5 ngày. Nhớ phun với béc phun nhuyễn nhất, phun ướt cả mặt trên và mặt dưới của lá, nhất là mặt dưới của lá nghe bà con.
(6) Sắp tới hết mưa, trái non có còn rụng nhiều nữa không ?
Hết mưa thì loại ra được nguyên nhân thứ 2 là suy rễ, trái non vẫn sẽ bị rụng nếu nguyên nhân thứ nhất là ra đọt lá non ở ngoài đầu cành còn, nhưng trái non sẽ ít bị rụng hơn do chỉ còn 1 nguyên nhân. Tuy nhiên, di chứng của việc nghẹt rễ lâu ngày sẽ làm cho rễ bị thối, nắng lên cây dễ bị cháy lá. Mà thôi, vụ này để tính sau vậy, mình dừng lại ở đây nghen bà con !
Ks Huỳnh Văn Hải .
26/10/2016
Hiện Tượng Vàng Lá, Rụng Lá Khi Trồng Cây Mới
Sương giá
Một loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới đang được tiếp xúc với sương sẽ bị hiện tượng vàng lá, rụng lá.
Để phòng chống sương giá ta thực hiện các công việc sau:
Theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày. Nếu có dự báo nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 13
o
C, trời quang mây, gió nhẹ thì dễ có sương giá. Chúng ta cần phải có các biện pháp phòng chống kịp thời.
Cây trồng trên đất tơi xốp cần phải tưới nước vào chiều tối làm tăng hàm lượng ẩm trong đất. Điều này giúp cho đất tăng khả năng giữ nhiệt và nâng cao độ dẫn nhiệt, khiến cho nhiệt độ ở lớp đất sâu cao hơn được dẫn lên điều hòa sự lạnh đi của mặt đất do bức xạ.
Buổi sáng sớm, trước khi mặt Trời mọc, lá cây phủ dày lớp sương móc. Khi ấy ta cần phải phun nước tưới, rửa sương. Như thế lá cây sẽ không bị lạnh thêm khi giọt sương lạnh bốc hơi dưới ánh sáng mặt Trời buổi sáng.
Các nhà nông học khuyến cáo, bón phân chuồng ủ mục và Kali sẽ tăng sức chịu đựng lạnh giá của cây trồng.; Còn bón phân Đạm nhiều làm cho cây sinh trưởng nhanh nhưng lại giảm sức chịu rét.
Hóa chất độc hại
Cây được tiếp xúc với một hóa chất độc hại hoặc trong đất hoặc không khí (trực tiếp vào các tán lá). Mặc dù rất hiếm, nó không phải là làm cho cây bị hư hại nặng, bị ảnh hưởng khi vô tình sử dụng chất giệt cỏ phun sang cây cảnh, hoặc trôi sang chỗ đất của cây cảnh.
Khắc phục:
dùng dụng cụ lấy phần đất bị nhiễm hóa chất,
dùng nước rửa trôi hoặc làm loãng hàm lượng chất độc hại.
Thay đất trồng nếu bị nặng.
Úng nước hoặc bị hạn
Úng nước hoặc bị hạn là lý do gặp phổ biến nhất.
Cây bị ngập úng lâu sẽ chết là vì thiếu lượng oxi nên sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ sẽ theo cơ chế thụ động (thẩm thấu), mà như vậy thì sẽ tích lũy chất độc hại làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ ko có khả năng tạo ra tế bào lông hút mới, từ đó ko hấp thu nước được. Lá bị ú rụng.
Ngược lại cây bị hạn, thiếu nước làm cho cây khô nhanh. Một khi không có độ ẩm còn lại trong đất của các cây cảnh,lá héo dần và sẽ chết trong vòng giờ.
Đất bị để khô hoàn toàn? Đất không được tưới đủ và đúng thời gian khi cây cần nước? Là đất khô nhưng nhìn ướt vì bạn chèn cây quá chặt và bề mặt của đất không tơi?
Phòng tránh: Giá thể đất trông cây phải thoát nước tốt. Tưới cây chỉ khi bề mặt đất trồng đã khô ráo. Không để chậu cây ở chỗ nước bị ứ đọng. Tưới cây theo định kỳ.
Khắc phục khi cây bị úng nước: Tùy tình trạng của cây có quy trình khắc phục khác nhau.
Nhẹ thì ta chỉ cần giải phóng nước ứa đọng, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng to, ngừng bón phân 1 thời gian.
Nặng thì ta phải thay giá thể, kiểm tra bộ rễ có thối không. Rễ thối ra cần cắt bỏ bằng dụng cụ sắc và tiệt trùng. Dùng thuốc chống nấm và thuốc kích rễ. Thay giá thể thoát nước tốt. Vào lúc này, không bón hoặc bón ít phân để cho cây phục hồi trước.
Sau khi cây bắt đầu phục hồi, ta quay lại quá trình bón phân với lượng ít hơn bình thường.
Khắc phục khi cây bị khô, hạn:
Tưới nước ngay nếu cây bắt đầu rũ héo.
Đưa vào bóng râm mát.
Thêm chất giữ nước vào giá thể đất trồng như đất thịt, sơ dừa, …
Thiếu hụt chất
Bệnh lá vàng da là do sự thiếu hụt chất khoáng và là do thiếu magiê, mangan hoặc sắt. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến loài Acid-loving (không rõ nghĩa Việt) như Đỗ quyên (Azaleas plants). Ta nhanh chóng sử dụng phân bón chất lỏng có chứa nguyên tố khoáng một cách dễ dàng có sẵn tại tất cả các trung tâm bán thuốc nông nghiệp. Có thể (và nên) dùng phân bón Miracid – tăng diệp lục tố, ngăn ngừa sự rụng lá, vàng lá, cải thiện đất có axit, kiềm, phèn mặn và bạc màu.
Khắc phục và phòng tránh: Ta nên bổ sung các chất vi lượng, dinh dưỡng cho cây trồng.
Tìm hiểu thêm: Qua lá: phán đoán cây thiếu dinh dưỡng.
Cây đâm trồi
Lá vàng rụng xuống (trừ khi gây ra là bệnh vàng da lá) thường thấy khi cây đang đâm trồi non.
Cây bị tổn thương
Héo trên khu vực rộng lớn của cây có thể xảy ra khi một cây bị tổn thương vì lý do nào đó và cây phản ứng bằng cách tự làm lá rụng để đảm bảo sự sống của cây. Nguyên nhân thường do các thiệt hại cho toàn cây bởi rễ quá hoặc thiếu nước làm rễ khô đi. Một số loài (đặc biệt là giống cây nhiệt đới trong nhà) cũng có thể trở nên bị nguy hiểm khi di chuyển cây tới một vị trí mới, và chúng sẽ rụng lá.
Rụng lá tự nhiên
Một số cây như Cây gai lửa (Pyracantha/Firethorn), cây Du (Ulmus/Elms) ra nhánh mới từ nách lá và sau đó sẽ tự nhiên loại bỏ các lá ở nách đó. Nên kiểm tra xem có nhánh mới đâm ra từ lá bị rụng hay không?
Thường cây xanh sẽ có thời kỳ mỗi năm rụng lá cũ và nó được thay thế bằng mới. Nếu lá vàng và mọc lá mới thay thế là điều lẽ tự nhiên. Tuy nhiên để đảm bảo rằng sự thay thế này, hãy chắc chắn rằng ánh sáng và năng lượng cho chỗ sắp được thay lá đó.
Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Khi Ra Hoa Kết Trái
Đối với bất cứ một loại cây ăn trái nào thì lúc cây ra hoa kết quả luôn là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của trái suốt một quá trình trồng và chăm sóc cây. Cây sầu riêng cũng vậy, khi bước vào giai đoạn này cây Sầu Riêng cần có một sự quan tâm đặc biệt để có thể đảm bảo một mùa màng bội thu cho người nông dân. Vì thế, chúng tôi xin chia sẻ cách chăm sóc sầu riêng dona khi ra hoa để bà con cùng tham khảo.
Tất cả các giống cây ăn quả trước lúc nở hoa đều trải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa.Việc phân hóa mầm hoa cho cây đã là điều bắt buộc phải thực hiện. Vì nếu không làm, cây sẽ ra hoa không đồng đều sẽ làm mùa vụ sẽ làm thất thu trầm trọng. Trong giai đoạn này, cây sầu riêng yêu cầu cần phải có thời gian khô hạn ít nhất là 10 – 14 ngày. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, thì cây sẽ nhiễm bệnh, mầm hoa sẽ không phát triển, ra hoa ít, rải rác, dẫn đến năng suất quả kém.
Điều tiết nước, tạo sự khô hạn cho Sầu Riêng
Các hộ trồng sầu riêng cần lưu ý rằng cây sầu riêng thường phân hoá mầm hoa vào tháng 12 – 1 mỗi năm. Nếu vào lúc này mà cây vẫn chưa phân hoá mầm hoa hoặc phân hoá ít thì các bạn phải dọn sạch cỏ, rác trong và ngoài tán cây, tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây ra hoa.
Nếu đất khô, cây bị héo mà vẫn chưa có mầm hoa thì ta tưới nhẹ qua 1 lần nước cho đủ ẩm. Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đồng đều thì chọn đợt hoa đó để thời gian thu hoạch quả không quá 15 ngày trên cùng 1 cây.
Ngoài ra, để kích thích ra nhiều hoa, ta có thể phun NPK 10 – 60 – 10, liều lượng gấp đôi hướng dẫn xịt vào lúc sáng sớm và chiều mát, xịt 2 lần cách nhau 7 ngày.
Khi các mầm hoa đã được khoảng 3 – 4cm thì các bạn đã có thể tưới nước, không nên tưới khi mầm hoa còn nhỏ, sẽ làm những mầm hoa ở đuôi trái bị điếc không tạo quả được.
Cách tưới nước đúng cách là ta tưới bằng vòi phun xoè quanh tán từ ngoài vào trong cho đến khi nước tràn mặt đất, và tưới tập trung dưới tán cây. Lần tưới tiếp sau là khi lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2 – 5 ngày sau khi tưới. Trước khi hoa nở 1 tuần, ta giảm 2/3 lượng nước mỗi lần tưới, để câu được thụ phấn, đậu nhiều trái. Như vậy, để chăm sóc cây Sầu Riêng khi ra hoa thì tưới nước là một công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất của vườn.
Phun phân bón lên lá
Khi nụ hoa đã hình thành rõ, bà con dùng phân bón NPK 20 – 20 – 20 cùng với TE và Botrac để phun cây, tránh sử dụng phân bón gốc. Phun định kỳ 7 – 10 ngày cho tới khi quả được 60 ngày tuổi. Phun ướt đều mặt trên và dưới của lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trong lần phun khi hoa sắp nở, có thể phối hợp với thuốc Agri – Fos400 nồng độ 0,5%, để hạt phấn khoẻ, đậu quả tốt hơn. Cũng có thể kết hợp được với thuốc trừ sâu bệnh.
Mục đích chính là loại bỏ những hoa mọc ở những nơi không cần thiết, để tập trung dưỡng chất nuôi nhũng hoa chính tốt hơn.
Đối với các cành cây Sầu Riêng cấp 1: Hộ trồng cây nên để lại những chùm hoa cách thân từ 0,5 – 1,8m tuỳ tuổi thân.
Đối với các cành cấp 2 của cây Sầu Riêng: Bà con trồng cây Sầu Riêng nên giữ lại những chùm hoa ở nơi cành to, khoẻ, ở nách cành cấp 2, tránh để hoa đầu cành. Tuỳ sức khoẻ của cành mà để 4 – 10 chùm hoa/cành, khoảng cách hợp lý từ 20 – 25cm.
Lúc hoa dài 8 -10cm thì nên tỉa bớt hoa trong 1 chùm, để lại tầm 10 hoa khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh trở xuống.
Nguyên Nhân Bơ Booth Mất Mùa (Đậu Trái Kém, Rụng Trái Non)
1 – Nguyên nhân bơ booth đậu trái kém (không ra hoa, ra ít hoa hoặc ra nhiều hoa nhưng đậu trái ít)
Yếu tố thời tiết: Đây là yếu tố hàng đầu khiến cho tình trạng bơ booth nói riêng và các giống bơ khác nói chung ra bông ít hoặc không ra bông. Các yếu tố chính có thể kể đến như sau
Mưa trái mùa:
Làm gián đoạn sự phân hóa mầm hoa, cây chỉ ra nhiều chồi lá, không hình thành được chồi bông, ngoài ra mưa trái mùa đúng thời điểm cây đang nở hoa thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ phấn, nếu thụ phấn được thì cũng rất dễ bị rụng trái non
Nắng hạn, gió mạnh, các đợt rét đậm, rét hại, sương muối…:
Nhìn chung các hình thức bất thường hoặc quá khắc nghiệt của thời tiết sẽ làm cho quá trình thụ phấn ảnh hưởng rất nhiều, gió mạnh làm rụng bông, nắng hạn làm bông không nở được,… bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt cũng làm cản trở các loài côn trùng có ích cho việc thụ phấn như ong, bướm, kiến… di chuyển và thụ phấn cho hoa
Ở Dak Lak theo phản hồi từ vườn trồng bơ booht, do bơ Booth xuất xứ từ nước ngoài nên rất “mẫn cảm” với sự thay đổi của thời tiết. Bơ thường ra hoa, đậu quả vào tháng ba, tháng tư, thời gian này Đắk Lắk đang trong mùa khô nên cây bơ không đủ nước để sinh trưởng. Khi mùa mưa đến, cây bất ngờ tiếp nhận một lượng lớn nước khiến cây bị “sốc nhiệt” gây nên hiện tượng rụng hoa, quả hàng loạt. Biết thời tiết “khắc” với giống bơ Booth nên nhiều vườn quyết định chuyển giống bơ khác.
Yếu tố chăm sóc: Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là do quá trình chăm sóc không đúng yêu cầu.
Tưới nước:
Việc tưới nước cho cây quá nhiều vào mùa khô (mùa cây ra hoa) cũng làm cho cây không có đủ thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, kết quả là cây chỉ ra nhiều chồi lá, ít hoa, thậm chí không ra chùm hoa nào
Bón phân:
Phân bón cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình ra hoa đậu quả của cây, bón quá nhiều phân vào mùa khô, kèm theo đủ nước, cây sẽ ưu tiên phát triển cành lá, không phát triển bông. Ngoài ra trong giai đoạn cây đang thụ phấn, đậu trái, nếu bón phân sẽ làm cho cây dễ bị rụng bông, rụng trái non.
Phun thuốc bảo vệ thực vật:
Giai đoạn cây đang trổ bông, thụ phấn… là giai đoạn cây rất nhạy cảm. Bất kỳ tác động từ hóa chất hóa đều gây ảnh hưởng đến thụ phấn và đậu trái…
Yếu tố khác như dịch bệnh, côn trùng: Yếu tố này cũng gây ra ảnh hưởng nhưng không quá nhiều, do giai đoạn cây ra hoa thường rơi vào mùa khô, giai đoạn này côn trùng và các loại nấm bệnh thường không phát triển nhiều
Yếu tố đặc tính sinh học của giống: Như bà con đã biết, bơ booth có hoa thuộc nhóm B. Nhóm này thường nở vào buổi sáng và kết thúc vào buổi trưa. Nhụy đạt trạng thái thụ phấn tốt nhất vào buổi chiều, nhưng khi này phấn không còn nữa, do đó nếu trồng thuần một giống bơ trên toàn bộ diện tích thì tỷ lệ đậu trái cũng kém hơn.
2 – Nguyên nhân bơ booth rụng trái nhiều
Tương tự như hiện tượng đậu trái kém, tình trạng bơ booth đậu trái nhưng sau đó rụng nhiều, kể cả khi trái đã lớn cũng chủ yếu do các yếu tố: Thời tiết, chăm sóc, côn trùng dịch bệnh và đặc tính của giống. Cụ thể như sau
Yếu tố thời tiết
Mưa nhiều, mưa trái vụ
làm cho cây dư thừa nước, cây sẽ ưu tiên phát triển cành lá, tỷ lệ trái sẽ giảm nhiều
Gió mạnh, sương muối, nắng hạn kéo dài…
cũng làm cho trái non dễ rụng, tình trạng này chỉ giảm dần khi quả đạt đến kích thước bằng trái trứng gà trở lên
Yếu tố chăm sóc
Bón phân không cân đối:
Khi trái đã đậu bằng cỡ đầu ngón tay cho đến khi thu hoạch, việc bón phân thiếu các chất như Kali, Kẽm, Boron… sẽ làm cho trái cũng dễ bị rụng
Tưới nước sớm và quá nhiều:
Mặc dù trái đậu thì việc tưới nước có thể tiến hành, nhưng việc tưới quá nhiều nước cũng làm cho bơ dễ rụng, đồng thời cũng tương tự như khi cây gặp mưa, cây đủ nước và chất dinh dưỡng thì sẽ ưu tiên phát triển cành lá hơn phát triển quả
Yếu tố côn trùng dịch bệnh
Bọ xít muỗi, các loại côn trùng chích hút:
Thường sẽ tấn công vào đọt non, trái non, cuống trái… làm cho khả năng giữ trái giảm đi rất nhiều, lượng quả non sẽ rụng rất nhiều, nếu không rụng thì vết chích cũng là nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh tấn công
Nấm bệnh:
Đặc biệt là các loại nấm hồng, thán thư, nấm phytophthora… Thường làm cho trái bị dị dạng, hỏng vỏ, hỏng cuống, nếu gặp mưa nhiều thì thường lây lan mạnh và làm cho quả rụng nhiều
3 – Các biện pháp khắc phục bơ booth không đậu trái hoặc rụng trái nhiều
Từ các nguyên nhân kể trên, ta có thể rút ra được một số cách khắc phục tình trạng cây không đậu trái hoặc trái non rụng nhiều như sau.
Cung cấp vừa đủ nước cho cây trước và sau giai đoạn ra hoa. Không nên tưới quá nhiều. Tốt nhất nên cắt nước trước và sau khi cây ra hoa ít nhất 1 tháng
Những năm gần đây tình trạng mưa trái mùa xảy ra rất thường xuyên, cần có các biện pháp phủ gốc, che chắn để giảm thiểu tình trạng dư thừa nước, giúp cây có đủ thời gian khô hạn, phân hóa mầm – hoa
Bón phân cân đối, không bón vào thời điểm cây đang ra hoa. Khi cây đã đậu trái thì bón đủ các chất cần thiết để tăng tỷ lệ giữ trái như Canxi, Boron, Kali, Kẽm…
Trồng xen kẽ giữa các giống bơ có nhóm hoa A và B, để tăng tối đa tỷ lệ thụ phấn.
Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm, không nên phun vào đúng giai đoạn cây đang ra hoa, vừa làm cho cây bị “stress” vừa xua đuổi mất các loại côn trùng có lợi cho việc thụ phấn như ong, bướm, kiến…
Thường cây bơ ghép, sẽ ra đợt bói đầu tiên sau 2-3 năm, tuy nhiên nên lượng sức của cây để quyết định có nên giữ lại trái hay không. Cây còn nhỏ tốt nhất nên bỏ bông, hoặc giữ lại số lượng trái vừa đủ với khả năng của cây. Điều này sẽ giúp cho cây đủ khả năng nuôi trái vào vụ sau, giảm tình trạng rụng trái sinh lý
Giai đoạn quả non thậm chí cho đến khi thu hoạch, nên sử dụng các thuốc diệt côn trùng chích hút, các thuốc trị nấm định kỳ, giúp quả đẹp hơn đồng thời giảm thiểu khả năng rụng trái do hỏng cuống, nhiễm nấm. Ngoài ra bà con cũng nên cân nhắc việc sử dụng các loại túi bọc quả, vừa giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật vừa giúp sản phẩm sạch hơn.
Người dân không nên vội vàng chặt bỏ hay chuyển đổi cây trồng; song trước mắt, để tránh thiệt hại, nên trồng xen bơ Booth với các loại bơ và cây trồng khác, sử dụng chế phẩm sinh học, hữu cơ để bảo vệ và chăm sóc cây. Nguồn: https://vuacaygiong.com/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Rụng Trái Non Sầu Riêng Khi Cây Ra Đọt Lá Non Và Khi Mưa Nhiều. trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!