Đề Xuất 3/2023 # Hạt Giống Lúa Nếp Dtr889 # Top 3 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Hạt Giống Lúa Nếp Dtr889 # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hạt Giống Lúa Nếp Dtr889 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Năng suất trung bình: vụ Xuân đạt 54-60 tạ/ha; vụ Mùa đạt 50-52 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt trên 60 tạ/ha. Có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau (vàn, vàn cao, vàn thấp, …), không nên gieo trồng trên đất trũng, nước ứ đọng ô nhiễm lâu ngày làm giảm năng suất của giống.

– Trỗ thoát và tập trung ,số bông nhiều 6-7 bông, số hạt/bông từ 140-160 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%, khối lượng 1000 hạt đạt 23-25 gram.

– Lá đòng đứng, giữ được lâu tàn cho đến khi thu hoach.

– Chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung, các dảnh to đều, rất dễ chăm sóc .

– DTR889 là giống lúa nếp cảm ôn, cấy được cả 2 vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng (phía Bắc): vụ Xuân 130 – 140 ngày, vụ Mùa 115- 120 ngày.

Kỹ thuật canh tác 1. Thời vụ: 

– Các tỉnh phía Bắc:

+ Gieo cấy vụ Xuân chính hoặc Xuân muộn: Gieo 5/1 – 5/2, cấy trong tháng 2;

+ Gieo cấy vụ Mùa: từ 10 – 25/6, cấy 5 – 20/7.

Lưu ý: Đối với giống lúa nếp nên gieo mạ cấy là tốt nhất

2. Làm mạ và chăm sóc mạ:

2.1. Ngâm ủ hạt giống:

Lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc. Ngâm thóc trong nước sạch 60-65 giờ ở Vụ xuân, 40-48 giờ ở vụ Mùa. Trong thời gian ngâm cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần sao cho hạt thóc không có mùi chua. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng) thì đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ xuân ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt ranh) ở nhiệt độ 35-40oC; vụ mùa để nơi thoáng mát, không đọng nước. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; khi hạt thóc đã nứt ranh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn 25oC.

2.2. Gieo mạ và chăm sóc:

– Gieo mạ: Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng khô ráo, đem gieo; gieo đều và chìm mộng. Vụ xuân nếu gặp rét (nhiệt độ dưới 15oC) dùng ni lông trắng che cho mạ.

– Bón phân cho mạ:  Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O.  Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. Trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.

Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.

– Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.

3. Chăm sóc lúa cấy

3.1. Mật độ cấy:

Lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm, nên cấy mạ sớm và cấy nông tay. Cấy theo băng để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

3.2. Bón phân cho lúa:

– Lượng phân bón:

Loại phân 360 m2 500 m2 1ha

Phân chuồng(kg) 300 – 400 450 – 500 8.000 – 10.000

Ure (Kg) 6 – 8 9 -11 180 – 220

Phân lân (Kg) 15 – 20 20 – 25 400 – 500

KaliClorua(Kg) 5 – 7 7 – 9 140 – 170

Chú ý: Vụ Mùa nên bón 5-7 kg đạm Urea/sào 360m2.

– Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê.

+ Bón thúc lần 1: sau cấy 7-10 ngày khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm urê và 30% kali kết hợp với làm cỏ đợt 1.

+ Bón thúc lần 2 (đón đòng): Khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10-20% đạm urê +60-70% kali). Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc và lúa trỗ đều.

Để đạt năng suất cao cần phân bón cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón tập trung và khuyến cáo sử dụng phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa; lượng bón và cách bón theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung

4. Phòng trừ sâu bệnh :

Thường xuyên thăm đồng để theo dõi và phát hiện sâu bệnh hại và phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả một số sâu bệnh hại bằng các loại thuốc chuyên dụng.

 (Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc).

Hạt Giống Bắp Nếp Nù F1

✅ Bắp nếp là một trong những loại ngũ cốc phổ biến trên thế giới, chỉ đứng sau lúa gạo. Bắp thường có màu vàng nhạt đến đậm, nhưng hiện nay người ta có thể tạo ra các giống ngô màu tím, đỏ, trắng, xanh, cam, đen…

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BẮP NẾP NÙ F1

✅ Bắp nếp nù F1 là giống ngô nếp lai đơn ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng bắp ăn tươi rất ngon, ăn nguội vẫn dẻo, có vị đậm, thơm đặc trưng.

✅ Sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh, bắp nếp nù F1 có hình dạng mập tròn.

✅ Năng suất bắp tươi đạt 18-20 tấn/ha.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ CÔNG DỤNG TRONG BẮP NẾP NÙ F1

Tăng năng lượng. Bắp chứa lượng lớn carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể. Ăn bắp đảm bảo hoạt động đúng đắn của não bộ và hệ thần kinh.

Giảm cholesterol. Nguồn dồi dào vitamin C, carotenoid và bioflavonoid trong bắp giữ trái tim bạn khỏe mạnh bằng cách kiểm soát mức cholesterol và kích thích lưu thông máu. Dầu bắp có khả năng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể.

Kiểm soát huyết áp cao. Bắp là nguồn phong phú vitamin B được gọi là axit pantothenic, giúp chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein, do đó làm giảm căng thẳng. Sự hiện diện của chất phenolic trong bắp chống bệnh cao huyết áp.

Kích thích tiêu hóa. Bắp rất giàu chất xơ, ngừa táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa. Ăn bắp còn giúp đẩy lùi hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy và ngăn cơ thể hấp thụ mỡ vào máu.

Chống thiếu máu. Thiếu hụt vitamin B12 và axit folic gây thiếu máu. Thiếu chất sắt cũng gây thiếu máu. Bắp chứa lượng đáng kể chất sắt, một trong những khoáng chất rất cần thiết để hình thành hồng cầu mới.

Tốt cho tim mạch. Dầu bắp là nguồn dồi dào a xít béo, cho phép axit béo omega 3 loại bỏ các cholesterol xấu gây tổn hại cơ thể. Ăn bắp ngừa tắc nghẽn động mạch, do đó giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ trong bắp giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường, bằng cách làm chậm tốc độ glucose hoặc đường được sản sinh vào máu.

CHUẨN BỊ ĐỂ GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG BẮP NẾP NÙ F1

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng bắp nếp.

+Có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên để đạt năng suất cao cần chọn thời vụ gieo trồng tránh cho bắp trổ cờ phun râu vào các tháng quá khô, quá nóng, quá lạnh.

Đất trồng: Bắp nếp là cây ngày ngắn, sống được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao nếu được trồng trên đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt, độ pH từ 5,5 – 7.

+ Đất được cày sâu 15 – 20cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển. Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, trứng, ấu trùng và ký chủ phụ của nó. Nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

+ Chọn hạt giống bắp nếp nù F1 tại cơ sở chất lượng, uy tín để đảm bảo chất lượng gieo trồng.

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG BẮP NẾP NÙ F1

Gieo theo hốc: 2 – 3 hạt/hốc (chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc). Khoảng cách giữa hàng với hàng 60 – 100cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20 – 40cm, tùy theo đặc tính giống.

+ Sau khi trồng xong, lấp lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm. Nếu trồng vào mùa khô, nên tưới nước để ngô nhanh mọc mầm.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC BẮP NẾP NÙ F1

Khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1 – 2 cây/hốc).

Trong suốt quá trình trồng, bón phân chia thành 3 đợt cho cây ngô nếp. Đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt thứ 3 sau 30 ngày gieo trồng. Bạn có thể bón phân urê, kali hoặc phân hữu cơ tùy thích. Nếu bón phân urê, kali phải hòa nước tưới hoặc bón xong dùng cuốc lấp kín phân để tránh việc bị cháy lá.

Ngoài việc bón phân, phải kết hợp làm cỏ nhà vun xới gốc cho cây ngô.

Bắp nếp nù F1: Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18-20 ngày (62-68 ngày sau gieo); nếu thu bắp khô, thu hoạch 95-100 ngày sau gieo.

MUA HẠT GIỐNG BẮP NẾP NÙ F1 Ở ĐÂU

Có nhiều lựa chọn để bạn tham khảo khi muốn tự tay gieo trồng hạt giống tại nhà, và cửa hàng hạt giống YÊU TRỒNG HOA là một gợi ý lý tưởng.

Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những kỹ thuật gieo trồng, cung cấp cho bạn những gói hạt giống đạt chuẩn cùng các loại vật tư khác hỗ trợ bạn, giúp cho việc chăm sóc khu vườn nhỏ của mình trở nên đơn giản và dễ dàng nhất.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Bí Xen Kẽ Ngô Nếp Trên Ruộng Lúa

Trồng bí xanh, bỉ đỏ xen kẽ với ngô cây hoa màu ngắn ngày mang lại lợi nhuận kinh tế cao trên cùng diện tích đất canh tác, là một trong những biện pháp phổ biến nhất. Hiện đang được bà con nông dân áp dụng rộng rãi với kỹ thuật trồng bí đơn giản sẽ được chúng tôi hướng dẫn đến bà con ngay sau đây.

Kỹ thuật trồng bí xanh xen kẽ ngô nếp

Giống

Giống ngô nếp nên chọn giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương, cho năng suất chất lượng cao.

Chuân bị cây con

Gieo hạt trong bầu đã chuẩn bị sẵn trước đó, chọn vùng đất cao ráo, thoáng mát không có cỏ dại để đặt bầu.

Hạt giống chưa được xử lý mầm bệnh thì nên tiến hành ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 50 độ C trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó ngâm lại với nước sạch trong khoảng thời gian 5-6h đồng hồ rồi rửa lại cho thật sạch nhớt mang đi ủ trong vải ẩm đến khi nào hạt nứt nanh thì mang đi gieo.

Phần khum tre và nilon trắng được sử dụng để làm vòm che mát tránh nắng mưa, phần vòm cách nền 20cm. Đến khi cây mọc chừng khoảng 3 ngày thì phun hoặc tưới thuốc phòng bệnh lở cổ rễ.

Đất dùng để rắc phủ lên hạt sau khi gieo là đất có trộn trấu và tro bếp, phân chuồng đã được ủ hoai mục. Cần chuẩn bị chừng khoảng 0.4-0.5 mét khối đất bột trộn chung với phân chuồng, phân lân 5kg supe để phủ bầu và đốt khi trồng.

Kỹ thuật trồng bí

Sau công đoạn chuẩn bị giống, công đoạn tiếp theo trong quy trình kỹ thuật trồng bí xen kẽ cây ngô nếp đó chính là công đoạn làm đất. Hộ trồng nên áp dụng cách làm đất trồng bí không leo giàn, vùng trồng là nơi có chân ruộng cao và chủ động được việc tưới tiêu.

Ngay sau khi thu hoạch lúa hộ nông dân cần tiến hành đánh rãnh thoát nước quanh ruộng, cứ khoảng cách 2.7m đánh rãnh. Luống có độ rộng chừng 3m trong đó mặt luống chừng 2.7 và rãnh rộng chừng 0.3 phần đất dưới rảnh nên vét lên mép luống để tạo thành gờ cao để trồng bí. Rơm rạ sau khi thu hoạch lúa rải lên trên mặt luống để giữ ẩm và hạn chế sự xuất hiện của cỏ dại.

Cách trồng bí như sau: Đặt bầu xuống hố và rải một lớp đất bột đã chuẩn bị trước đó phủ đất bột xung quanh bầu, tưới nước giữ ẩm cho đất.

Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp bao gồm tắt cả những quy trình trên, các công đoạn chăm sóc sau khi trồng như thế nào? Mời bà con cùng theo dõi ở bài viết tiếp theo của ngày hôm sau. Chúng tôi sẽ cập nhập thường xuyên mỗi ngày để bà con cùng tham khảo.

Giải Bài Toán Giống Lúa Ir 50404

* Thưa Giáo sư, vì sao giống lúa IR 50404 vẫn được nông dân sản xuất nhiều? Vụ lúa hè thu năm nay, nhiều nơi bà con nông dân ĐBSCL vẫn thích gieo sạ giống lúa IR 50404. Có nơi làm gần 30% diện tích, có nơi lên tới 40% diện tích trong khi Bộ NN&PTNT khuyến cáo chỉ nên làm 10% diện tích vì giống này cho gạo phẩm cấp thấp, khó cạnh tranh với gạo xuất khẩu cùng cấp của Ấn Độ. Chúng tôi đã phỏng vấn chúng tôi Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, xoay quanh vấn đề này…

– Giống lúa IR 50404 được nông dân sản xuất nhiều năm qua trên diện rộng vì giống này có thời gian sinh trưởng ngắn, 90-95 ngày khi gieo sạ thẳng; năng suất cao, dễ canh tác, nhẹ phân; khả năng quang hợp nhanh nên không bị lép; có thị trường cho nhà sản xuất bún, bánh tráng… Nhưng nhược điểm của giống lúa này là gạo có hàm lượng amylose cao nên cứng cơm và độ bạc bụng lớn, không thích hợp với thị hiếu quốc tế; dễ bị gãy khi xay chà, làm tỷ lệ gạo nguyên thấp, nhất là canh tác trong vụ hè thu; và giá trị thương phẩm rất thấp.

Giống IR 50404 tồn tại trong sản xuất một cách không mong muốn là câu chuyện dài của lúa gạo ĐBSCL. Khi nền nông nghiệp phát triển theo chiều rộng, có nghĩa là chúng ta phát triển nhiều về số lượng thì năng suất và sản lượng được nhấn mạnh hàng đầu. Chiến lược xuất khẩu gạo “trên cơ sở hạt lúa” bị xem nhẹ mà phổ biến là xuất khẩu “trên cơ sở hạt gạo” với chuỗi giá trị được phân ra quá nhiều công đoạn. Gạo ngon Jasmine, OM 4900 bị đánh đồng giá trị với gạo phẩm cấp thấp IR 50404, OM 576.

Ra thị trường thì thương lái trộn lẫn nhiều mẫu gạo làm mình không biết chắc đó là giống lúa gì. Chúng tôi là nhà chuyên môn về giống lúa nhưng khi ra chợ vẫn không thể phân biệt gạo đang bán xuất xứ từ giống lúa nào; với tên lạ hoắc qua hàng chục mẫu gạo ghi trên nhãn như gạo Đài Loan, gạo Mỹ, gạo Thái hương lài, gạo Lựa v.v… Nhưng cái lỗi này không phải do bà con nông dân.

Bà con nông dân nên mạnh dạn đổi giống lúa mới đang được Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo. Ảnh: T. NHUNG

* Như vậy, liệu mô hình cánh đồng mẫu lớn đang làm có giúp thay đổi được thói quen sản xuất này hay không?

– Mô hình cánh đồng mẫu lớn là bài tập ban đầu để doanh nghiệp thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo ngay từ hạt lúa. Có nghĩa là nông dân được giúp đỡ từ trên đồng ruộng, đến lúc thu hoạch, xử lý sau thu hoạch một cách bài bản. Giấc mơ thương hiệu gạo Việt chắc chắn sẽ thành hiện thực. Cái cốt lõi của vấn đề chính là tổ chức lại sản xuất từ qui mô nông hộ nhỏ thành trang trại lớn, hợp tác hóa hiện đại.

Bây giờ là lúc nông nghiệp Việt Nam chuyển mình sang phát triển theo chiều sâu. Có nghĩa là chất lượng cao và tính cạnh tranh của nông sản lớn là yếu tố quyết định đến sự giàu nghèo của bà con nông dân.

* Nhưng sao ta không xuất khẩu gạo IR 50404 theo giá cạnh tranh với Ấn Độ?

* Vậy nhà khoa học có bảo đảm đủ các giống lúa tốt hơn thay cho giống IR 50404 không, thưa Giáo sư?

– Gạo phẩm cấp thấp có thị trường lớn trên thế giới, nhưng tính chất cạnh tranh khá quyết liệt khi kho dự trữ gạo đã tăng trên 140-160 triệu tấn/năm. Mà khả năng lưu kho của ta hiện chưa tới 2 triệu tấn/năm. Trong khi gạo lưu thông trên thị trường quốc tế ở mức trên dưới 30 triệu tấn/năm. Bây giờ Ấn Độ, Myanmar và các nước khác vào cuộc, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh giá. Đây chỉ là lý do trước mắt. Về lâu dài, Việt Nam phải xuất khẩu gạo phẩm cấp trung bình – cao mới giúp cho nông dân cải thiện bài toán thu nhập thấp từ rất nhiều năm qua. Nghĩa là nếu mãi xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp thì nông dân vẫn tiếp tục nghèo.

* Sắp thu hoạch vụ hè thu 2012, rồi lại chuyển sang một vụ lúa mới, Giáo sư có khuyến cáo gì với bà con nông dân không?

– Chúng ta có bộ giống lúa mới thay thế IR 50404, đáp ứng yêu cầu thị trường mới, hấp dẫn về giá và tăng thu nhập cho nông dân thực sự; chứ không phải xuất khẩu chỉ tăng thu nhập cho doanh nghiệp vì không có sự phân phối lại một cách công bằng thì nông dân nghèo vẫn nghèo. Đó là giống OM 4900 (gạo thơm), OM 6162, OM 6161 cho vùng Tây sông Hậu, chịu hạn, OM 6677 cho vùng đất phèn, OM 4498, OM 6976 cho vụ hè thu vốn rất kén giống và chịu mặn; giống OM 7347 (Cần Thơ 1) rất thích hợp cho vùng Cần Thơ nhờ phẩm chất gạo trắng hạt dài hơn hẳn Pathum Thani 1 của Thái Lan, hoặc bộ giống ST của Sóc Trăng. Đây mới là thế mạnh của hạt gạo Việt Nam.

* Xin cảm ơn Giáo sư.

– Nếu có lời khuyên cho bà con nông dân, tôi xin nói rằng bà con nông dân hãy mạnh dạn đổi mới giống lúa mới đang được Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo cho từng mùa vụ, cho từng chân đất, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, để luôn luôn được an tâm với bốn chữ “trúng mùa, được giá”.

Bà con nông dân nên mạnh dạn đổi giống lúa mới đang được Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyế

HUỲNH KIM (thực hiện)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hạt Giống Lúa Nếp Dtr889 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!