Đề Xuất 5/2023 # Hà Nội: Làng Nghề Trồng Hoa Lan Đồng Nhân # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Hà Nội: Làng Nghề Trồng Hoa Lan Đồng Nhân # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hà Nội: Làng Nghề Trồng Hoa Lan Đồng Nhân mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xã Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có 200 nhà vườn chuyên trồng hoa lan thì tập trung ở thôn Đồng Nhân tới 170 nhà vườn. Theo ông Nguyễn Tiến Phương, Chủ tịch UBND xã Đông La, nghề trồng hoa lan ở địa phương có từ khoảng 30 năm trước, ban đầu chỉ như một thú vui nhưng sau thấy lan “được giá” nên người dân đã học hỏi, nuôi trồng và phát triển thành nghề.

Ông Hoàng Ngọc Trường, thành viên Hợp tác xã Dịch vụ, thương mại, sản xuất hoa lan, cây cảnh Đông La, cho biết: Về kỹ thuật trồng lan, cần chú ý đến 3 yếu tố là độ ẩm, ánh sáng và không gian thông thoáng. Còn đi sâu vào chi tiết, phải rất tỉ mỉ từ cách chọn đất, phơi đất, xử lý xơ dừa, chọn cây giống, cách chăm sóc, phòng bệnh cho lan… Người trồng lan phải luôn tìm tòi và sáng tạo trong quá trình chăm sóc lan. Ví dụ, phải thử nghiệm để phát hiện ra những loại giá thể mới trồng lan phù hợp: Với họ lan có giả hành (Phi Điệp, Long Tu, Ý Ngọc…) thì trồng xốp trộn mùn dừa và trấu, hoặc vỏ thông với dừa và gỗ; với lan Đai Châu thì ghép chậu để bảo tồn bộ rễ…

Ông Trường nhấn mạnh: Đam mê và hiểu biết sẽ biến thú chơi hoa lan thành nghề “hái” tiền triệu, tiền tỷ. Một cây lan rừng được tạo dáng đẹp trong cả chục năm có thể bán với giá hàng trăm triệu đồng. Một cây lan phi điệp đột biến gen có thể được khách tranh mua với giá vài tỷ đồng. Hạng nhất là các hộ đạt doanh thu trên dưới 50 tỷ đồng/năm; hạng khá như gia đình ông Trường doanh thu cũng vượt 10 tỷ đồng/năm. Nhiều hộ đạt doanh thu 5 – 7 tỷ đồng/năm.

Tiêu biểu cho lớp trẻ là anh Tạ Công Soái (sinh năm 1986) đã quy hoạch khoa học vườn lan diện tích hơn 700m2 thành các khu trồng lan công nghiệp và lan rừng. Với tổng số hơn 5.000 giò lan các loại, doanh thu của gia đình anh đạt trên 1 tỷ đồng/năm… Những năm gần đây, nhiều nhà vườn đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao kỹ thuật chăm sóc để có những giò lan đẹp, quý hiếm, có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ông Nguyễn Tiến Phương cho biết thêm: Điều đáng quý là anh em làm nghề trồng lan trong các làng của xã luôn tận tình trao đổi, học tập lẫn nhau, cùng phấn đấu đưa Đông La trở thành làng nghề truyền thống trồng hoa lan đầu tiên của cả nước như mục tiêu mà UBND xã đã đề ra.

Quỳnh Chi

Nguồn Báo Hànộimới http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/ngoai-thanh/824456/lang-nghe-trong-hoa-lan-dong-nhan

Nghề Mài Sừng Trâu, Bò Làm Đồ Mỹ Nghệ Ở Hà Nội

Nghề chế tác đồ mỹ nghệ từ sừng trâu, bò ở thôn Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín) tồn tại đã hơn 400 năm nay.

Một người thợ làm việc trong xưởng chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Ngày nay, với sự giúp sức của máy móc công nghệ, sản phẩm làm ra nhanh, nhiều hơn, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Ở Thuỵ Ứng, xưởng chế tác của gia đình anh Nguyễn Xuân Huy luôn có hàng chục lao động làm việc mỗi ngày. Trung bình một tháng gia đình anh nhập khẩu từ 1 đến 2 container sừng trâu bò từ châu Á, châu Phi.​

“Từ khi sinh ra tôi đã thấy các cụ trong làng làm nghề này. Giải ngũ bộ đội, tôi về quê theo nghề cha ông. Thời điểm đó vô cùng khó khăn, cũng may khi đó nhà nước bắt đầu mở cửa, sự giao thương mở rộng. Ban đầu, sản phẩm làm hoàn toàn thủ công, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tôi phải mất một năm lặn lội trong Sài Gòn để tìm ra ra một số máy móc phụ trợ “, anh Huy kể.

Sừng muốn chế tác được phải qua nhiều khâu như cưa, cắt, ngâm… sau đó mài nhẵn, đánh bóng mới tạo ra được sản phẩm hoàn hảo. Sản phẩm không chỉ được bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Nếu như trước đây, sản phẩm chính của làng nghề Thụy Ứng là lược sừng thì hiện nay các mặt hàng đa dạng hơn với hàng trăm mẫu như thìa, dĩa, muôi, đồ trang sức (vòng đeo tay, đeo tai…). Ngoài nguyên liệu sừng, người thợ Thụy Ứng còn tận dụng các phần khác của trâu, bò để tạo ra các sản phẩm dây lưng, bàn chải, túi xách… Đa số sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu.

Sừng một con trâu sau khi chế tác.

Đồ trang trí chế tác từ sừng trâu bò.

Lược sừng được tạo ra từ bàn tay nghệ nhân ở Thuỵ Ứng.​

Đồ trang sức bằng sừng những năm gần đây được nhiều người ưa thích.

Nhiều Loại Địa Lan “Khủng” Đổ Bộ Hà Nội, Giá Nửa Triệu Đồng/Cành

Theo khảo sát của PV Dân Trí, trên đường phố Hà Nội hiện đã có nhiều địa điểm bán hoa Tết ở cửa hàng, thậm chí mọc tự phát trên các vỉa hè, lề đường. Nhiều loại hoa rất đắt tiền đã cấp tập xuống phố phục vụ người chơi Tết ở Thủ đô.

Trên phố Giảng Võ, tại cửa hàng bán địa lan Hồ Điệp giá các loại địa lan được niêm yết rẻ nhất khoảng 300.000 đồng đến 370.000 đồng/cành từ 6 – 12 nụ, bông. Còn các loại hoa lan đặc biệt quý hiếm như: địa lan cam lửa, địa lan xanh, địa lan Trần Mộng mới rải rác một vài địa điểm, giá cũng dao động từ 500.000 đến 700.000 đồng/cành.

Theo nhận định của chủ cửa hàng hoa này, năm nay địa lan được nhận định sẽ rẻ hơn năm ngoái bởi nguồn cung lớn, thời tiết phù hợp. Năm 2016 thời tiết khá thuận lợi, lại không có nhuận nên chủ vườn không phải kỳ công hãm quá trình sinh trưởng của hoa, do đó lượng hoa cung ứng thị trường nhiều hơn mọi năm.

Phổ biến ở phố là các loại hoa địa lan vàng cánh mỏng

Chủ một cửa hàng hoa địa lan cho hay: Giá các loại hoa địa lan vàng cam lửa, địa lan Hồ điệp vàng có nguồn gốc từ nước ngoài năm nay rẻ hơn từ 50.000 đến 70.000 đồng/cành so với thời điểm năm trước. Giá địa lan Hồ điệp vàng năm nay từ 270.000 đến gần 330.000 đồng/cành.

Ngoài ra, các loại hoa địa lan vàng Hoàng Hậu, lan xanh cốm (giống cánh to, dày và nhuỵ vàng rực) được nhiều người ưa thích mức giá đã rẻ hơn năm ngoái từ 100.000 đồng đến hơn 200.000 đồng/cành. Thời điểm này năm ngoái, mỗi cành hoa địa lan vàng Hoàng hậu có giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/cành, năm nay giá khởi điểm chỉ hơn 500.000 đến 600.000 đồng/cành.

Loại địa lan xanh biến đổi gen được nhập khẩu giống, năm nay tràn ngập, giá không còn đắt như mọi năm

Đặc biệt, năm nay 3 trong số 5 cửa hàng bán địa lan Tết Đinh Dậu 2017 đã có trưng bày loại địa lan quý hiếm, từng gây sốt năm 2015 là địa lan Trần Mộng – “giấc mộng vua Trần”.

Năm ngoái, giá mỗi cành địa lan này ở mức 1 triệu đồng/cành, tuy nhiên hiện khi được hỏi về giá nhiều cửa hàng úp mở mức giá chính thức, chỉ đoán mức giá như năm ngoái, hoặc có giảm thì chỉ giảm 100.000 – 200.000 đồng/cành. Nhiều chủ hàng chưa thể có mức giá chính xác để bán cho người chơi vì thời điểm nhập hàng chính thức là rằm tháng Chạp trở ra.

Một chậu địa lan gây sốt năm 2015 “Giấc mộng vua Trần” có 15 cảnh, mỗi cành có giá từ 700.000 đồng đến gần 1 triệu đồng

Nhiều chủ cửa hàng hoa cho hay, vì địa lan Trần Mộng quý hiếm, nên các cây trưng bày tại quầy chỉ để khách tham quan, ngoài rằm trở ra mới có nhiều hàng, dựa theo mức giá nhập mới đưa báo giá chính thức, sau rằm, khách đặt sẽ được giao tận nhà.

Một bông địa lan “Giấc mộng vua Trần” khoe sắc. Người bán cho hay, nụ và hoa có thể trưng được tối đa 30 ngày

Theo anh Quảng, chủ cửa hàng địa lan trên phố Giảng Võ: “Địa lan giấc mộng vua Trần lá hẹp, bản lá dài, lả lướt, đầu nhọn, nếu chăm tốt cả năm mới ra hoa. Hoa thích hợp với khí hậu ấm nhưng không quá nóng, nếu thời tiết quá lạnh, cây không sinh trưởng được và cũng không ra hoa kịp. Năm nay khí hậu cả hai miền Bắc và Nam đều phù hợp với loài địa lan nói chung và giống lan nói trên, do đó nhiều nhà vườn ở Sapa, Lào Cai và Sơn La đã trồng rất nhiều, lượng cung giáp Tết loại lan này có thể lớn hơn mọi năm”.

Địa lan xanh năm nay rất đẹp, giá hiện dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/cành

Theo giới thiệu, trong số địa lan được người sành chơi thích thú trưng Tết, địa lan vàng Hoàng hậu hay còn gọi là lan Vàng SJC, địa lan Trần Mộng được nhiều người có tiền săn đón.

Đáng nói, địa lan Trần Mộng có 5 cánh hóa xòe rộng, hai cánh trong úp lại che phần nhụy hoa. Màu nụ vàng quý phái, cành nhỏ, cánh hoa cứng. Hoa này thường nở tùng chùm, rủ xuống tạo cho người ta liên tưởng những cánh hoa như cánh sao và bàn tay phật, biểu thị cho sự khởi đầu tốt đẹp trong năm mới.

Loại địa lan Hồ điệp vàng, loài hoa có nguồn gốc từ nước ngoài

Hiện, đa số cửa hàng hoa lan trưng Tết đều cho biết, địa lan được trồng tại Đà Lạt. Tuy nhiên, nhiều người sành chơi hoa lan cho hay, những thông tin bao bì chưa phải căn cứ xác minh. Căn cứ là phải có mã vạch, chỉ dẫn xuất xứ đơn hàng. Việc khó phân biệt đâu là loại hoa trồng tại nhà vườn tự nhiên, đâu là hoa trồng trong nhà kính ảnh hưởng đến việc sức bền của hoa và cách giữ cánh hoa chơi Tết được bao lâu bởi địa lan trồng tự nhiên sẽ nở và giữ bông hoa được lâu hơn.

Ngoài địa lan, trồng chậu, khá nhiều địa lan treo có hình dạng bắt mắt, màu sắc hoa xanh cốm rất trang nhã.

Theo tìm hiểu, hiện ngoài “lãnh địa hoa” chính là Đà Lạt, Sapa, nhiều giống địa lan quý, đẹp, đắt tiền cũng được nhiều nhà vườn ươm tạo, trồng tại nhiều địa phương của Lào Cai, Sơn La và Mai Châu, nơi khí hậu và thổ nhưỡng tương đối phù hợp. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mô hình địa lan trồng trong nhà kính để đảm bảo các tiêu chí khí hậu của cây hoa.

An Linh

Làng Triều Khúc Hướng Tới Trở Thành Trung Tâm Cây Cảnh Thủ Đô Hà Nội

(vanhien.vn) Thú chơi cây cảnh ở làng Triều Khúc đã có truyền thống lâu đời. Nơi đây cũng sản sinh ra những nghệ nhân sinh vật cảnh tài hoa có nhiều cống hiến cho phong trào chơi cây cảnh của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Làng Triều Khúc còn có tên Nôm là Đơ Thao hay Kẻ Đơ, xuất phát từ việc làng có nghề dệt quai nón quai thao truyền thống. Dân làng Triều Khúc rất yêu quý cây cảnh, gần như nhà nào cũng trồng cây cảnh trong nhà. Người làng Triều Khúc đến nay vẫn duy trì phong tục cổ xưa là để tang cho cây khi trong nhà có người thân qua đời. Dân làng quan niệm rằng cây và người là “bạn tri kỷ” của nhau. Một khi đã chơi cây nghĩa là phải am hiểu về cây và phải xem cây như bạn, như người thân trong gia đình thì mới chơi lâu dài được. Ông Bùi Duy Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc, cho biết: “Làng Triều Khúc có bề dày truyền thống chơi cây cảnh theo lối chơi cổ xưa. Triều Khúc chúng tôi chơi đa dạng các loại cây, đặc biệt ưa thích cây Sanh, cây Mai, cây Đào, cây Trà, cây Đa, cây Cau hiến Vua. Làng có hàng trăm người chơi cây, hơn 10 nghệ nhân. Hàng tháng chúng tôi tổ chức cuộc gặp giữa nghệ nhân và các hội viên chia sẻ cách chăm sóc cây cảnh.”

Hội thảo phát triển Sinh Vật Cảnh và làng nghề Triều Khúc do Hội SVC thành phố Hà Nội tổ chức

Thú chơi cây cảnh nghệ thuật ở làng Triều Khúc mang những nét đặc trưng riêng, không thể lẫn với nơi khác. Người Triều Khúc chơi cây rất tinh tế, chú trọng đến cốt cách, trang trí, bố cục của tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Những nghệ nhân của làng Triều Khúc đã tạo dựng được bản sắc, thương hiệu riêng của mình trong tạo hình cây cảnh nghệ thuật được giới sinh vật cảnh cả nước biết đến. Nghệ nhân Nguyễn Gia Hiền kể: “Tôi là người con Triều Khúc cũng may mắn thừa hưởng truyền thống yêu cây của các bậc tiền bối để lại. Gia đình tôi đã có mấy đời chơi cây cảnh. Tôi từng đoạt giải vàng toàn quốc cây cảnh. Tác phẩm đó là cây Sanh hơn 100 năm tuổi, dáng Song thụ phu thê, mang ý nghĩa một gia đình hạnh phúc, hòa thuận. Riêng Triều Khúc có đặc trưng là chơi cây Song thụ, nghĩa là cây 2 thân, tức là có 1 cây mẹ và 1 cây con, gọi là mẫu tử.”

Các nghệ nhân sinh vật cảnh làng Triều Khúc đang nghiên cứu, sớm xuất bản một cuốn sách về lịch sử cây cảnh Triều Khúc để cho con cháu thế hệ sau học tập noi theo. Để Triều Khúc phát triển sinh vật cảnh, cây cảnh nghệ thuật lên tầm cao mới, chuyên gia sinh vật cảnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, cho rằng: “Việc đầu tiên Triều Khúc cần có quy hoạch và định hướng phát triển cây cảnh. Quy hoạch đất từ 2 đến 3 ha, kêu gọi người dân Triều Khúc và các nơi đến đầu tư làm riêng một khu triển lãm. Triều Khúc đã có công viên cây xanh nên phải tận dụng mở rộng để sử dụng làm Trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh. Tăng cường sự liên kết 5 nhà đó là nhà nước, doanh nghiệp, người dân, nhà khoa học và truyền thông. Mở rộng giao lưu, liên kết giữa những nhà sinh vật cảnh làng Triều Khúc với các địa phương khác và quốc tế.”

Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc đã thành lập được 10 năm. Hàng năm, Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc tổ chức triển lãm cây cảnh làng Triều Khúc và tích cực tham gia các cuộc triển lãm ở các địa phương trong cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào chơi cây cảnh ở làng. Ông Bùi Duy Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc, cho biết thêm: “Các nghệ nhân lâu năm truyền lại nghề cho thế hệ trẻ để họ làm sao bắt nhịp được lối chơi cổ truyền và thêm sức sáng tạo tuổi trẻ thì sẽ làm thêm những tác phẩm đặc sắc hơn. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho chúng tôi một quỹ đất riêng để chúng tôi có thể mang những sản phẩm từ trong gia đình trưng bày, bảo tồn.”

Thú chơi cây cảnh là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chơi cây cảnh làm cho đời sống tinh thần con người vui tươi, sảng khoái, chẳng thế mà các cụ xưa có câu “Yêu cây, yêu hoa, hóa ra yêu đời”.

Làng Triều Khúc là nơi nổi tiếng về cây cảnh nghệ thuật, giàu tiềm năng phát triển nghề trồng cây cảnh. Triều Khúc đang xây dựng một thương hiệu riêng cho cây cảnh để sớm trở thành một trong những nơi trồng và trưng bày cây cảnh lớn ở Hà Nội và hướng tới xuất khẩu cây cảnh.

THẢM LÓT SÀN Ô TÔ HOÀNG GIA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG Công ty TNHH XNK và Dịch vụ Hoàng Gia; Địa chỉ: U01 – L11, Khu D, Khu đô thị Dương Nội, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội; Điện thoại: Mob: 0977 144 786 – 0932.617.686; Web: http://hoanggiaauto.net/; FB: https://www.facebook.com/thamlotsanotoHOANGGIA/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hà Nội: Làng Nghề Trồng Hoa Lan Đồng Nhân trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!