Cập nhật nội dung chi tiết về Hạt Giống Bắp Lai 888 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
[giaban]80.000đ[/giaban] [giacu][/giacu] [tomtat] – Mua 20-99 SP giảm 5% [chitiet]
Kỹ thuật trồng các giống bắp lai:
1. Chọn đất:
Cây bắp lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu,… Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp.
Không nên trồng bắp lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng.
2. Thời vụ và các mô hình trồng bắp lai:
Cây bắp lai có thể trồng được quanh năm, trong mùa khô và mùa mưa.Tùy thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu của giống cũng như cơ cấu cây trồng khác mà bố trí hợp lý cho từng vùng. Chú ý khi gieo hạt cần tránh cho bắp trổ cờ phun râu lúc thời tiết nóng để bắp đậu hạt tốt và cần lưu ý những vấn đề sau:
– Phải có đủ nước tưới trong mùa khô.
– Không bị ngập úng trong mùa mưa.
Nhìn chung các mô hình đã trồng được bắp nù, bắp vàng địa phương trước đây đều có thể trồng được bắp lai (như luân canh, xen canh với lúa mùa nổi, xen canh với đậu nành, đậu xanh, củ sắn trên đất chuyên màu,…) Ngoài ra cây bắp lai còn có thể trồng được trên nền đất ruộng (nhất là ruộng gò) theo từng khu vực liền nhau. Không nên trồng bắp lai trên vùng đất bị nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay ngập úng.
3. Làm đất:
Do hệ thống rễ của bắp lai mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân nom nên đất cần được cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cở 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng bắp nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp.
Nếu trồng bắp trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên liếp cao để chống úng.
*Chú ý:
Nên làm bầu để trồng giậm vào những chỗ bị hư sau này.
4. Mật độ trồng:
– Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ).
– Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 75 cm x 25 cm (1cây/1lỗ) ứng với mật độ 53.300 cây/ha.
Chú ý:
Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu.
* Lượng giống
cần 12-17 kg/ha tùy theo từng giống. Mỗi lỗ gieo 1 hạt, tỉa với độ sâu 3-5cm, lấp hạt bằng tro trấu có trộn thuốc Basudin 10H, Bam 5H liều lượng 8-10 kg/ha để ngừa côn trùng cắn phá.
5. Phân bón:
Cây bắp thích nghi rất cao đối với đạm, ở bắp lai không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân bón cho có hiệu quả nhất. Nhu cầu phân bón cho cây bắp lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất.
* Lượng phân bón cho 1 ha (10.000 m2).
– Urê: 300 kg.
– DAP: 150-200 kg.
– KCl: 100-150 kg.
Đối với vùng có làm đất thì có thể thay thế phân DAP bằng Supper với liều lượng 450 kg/ha(tương đương với lượng lân có trong 150 kg DAP).
* Cách bón:
– Bón lót: Bón toàn bộ phân DAP và 1/2 KCl.Có thể bón thêm phân chuồng(nếu có), bón lót xong lấp đất lại rồi mới tiến hành gieo hạt.
– Bón thúc lần 1: Vào khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, bón 1/2 KCl còn lại và 150 kg Urê. Kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, nên bón ở hai mép hàng để cây sử dụng dễ dàng, đồng thời bộ rễ phát triển cân đối. Chú ý khi bón ở giai đoạn này, cây còn nhỏ nên cẩn thận bón phân xuống rồi lấp đất nhẹ lên, không làm phân dính vào lá, gây cháy lá.
– Bón thúc lần 2: Vào khoảng 45-50 ngày sau khi gieo, bón 150 kg Urê. Cuốc hốc giữa hai hàng cày sâu 10-15cm để phân vào đó, kết hợp làm cỏ và vun cao gốc.
Để cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, cứ 5-7 ngày ta pha loãng đạm với nước phân chuồng mục tưới cho bắp. Phải bón đạm, kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẫm.
5. Tưới nước:
Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). Cây bắp có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.
Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trước và sau khi trổ 20 ngày.
6. Làm cỏ:
Phun đều trên mặt ruộng thuốc diệt cỏ Dual với liều lượng 1-1,2 lít/ha hai ngày sau khi gieo hạt lúc đất còn ẩm (một ngày sau khi tưới nước lần đầu). Kết hợp làm cỏ vun gốc vào giai đoạn 15 và 30 ngày sau khi gieo.
7. Chăm sóc:
– Sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đông ruộng để dậm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ ố cây, đảm bảo năng suất.
– Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Sâu
:
Phát hiện kịp thời thì việc phòng trừ mới có hiệu quả nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổn hợp bằng cách vệ sinh đồng ruộng, đốt cháy các tàn dư thực vật của vụ trước để diệt các trứng sâu trước khi gieo. Ở mỗi thời kỳ khác nhau có các loại sâu khác nhau, trong đó có một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây bắp như: Sâu đục thân, sâu ăn trái và sâu ăn tạp. Dùng Padan 4H hay Basudin 10H, Bam 5H hoặc các loại thuốc hột khác để phòng ngừa sâu đục thân và sâu đục trái, bằng cách bỏ một nhúm nhỏ thuốc (khoảng 3-4 hột) vào họng cây bắp 20 và 40 ngày sau khi gieo.
b. Bệnh:
Các bệnh quan trọng trên cây bắp là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn và bệnh khô vằn. Do đó để phòng các bệnh này ta nên xử lý hạt giống bằng Rovral. Phun trị bằng cách dùng Validacin 3DD, Monceren, Bavistin hoặc Anvil 5S.
III. THU HOẠCH:
Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là bắp đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây bắp sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.
* Chú ý:
Giống bắp lai chỉ sử dụng 1 lần, nếu để giống trồng lại thì năng suất giảm. Hãy mua giống cho mỗi vụ sản xuất.
[/chitiet]
[kythuat]Nhập nội dung – Xuất hiện trong tab Bảng giá[/kythuat] [hot]
Giảm -36%
[/hot][danhgia]Nhập nội dung – Xuất hiện trong tab Đánh Giá[/danhgia]
Hạt Giống Bí Đao Chanh Lai F1 Én Vàng
Mô hình trồng bí xanh tại Nghệ An cho năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha và đem lại lãi ròng cho người nông dân tới 210 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch hội nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) cho biết: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).
Để mô hình thành công, ngoài việc tổ chức cho các hộ tham gia mô hình đi tham quan cách làm của địa phương khác, xã còn phối hợp với trạm khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật, lập quy hoạch ô thửa, đường đi, lán trại và hỗ trợ giống, dây điện ra tận ruộng để phục vụ tưới tiêu. Nhờ đó sản xuất thành công mỹ mãn.
Theo ông Vinh, trước đây trồng mía mỗi năm doanh thu chỉ 2,6 triệu đồng/500 m2/năm, thì mô hình chuyển đổi sang trồng bí xanh làm 3 vụ đã đạt 17,2 triệu đồng trên cùng diện tích. Từ đó mô hình này đã được nhân rộng ra toàn bộ diện tích đất màu của xã (15 ha) và tiếp tục nhân rộng ra 6/11 thôn.
Anh Nguyễn Văn Khánh, Bí thư Đoàn kiêm Trưởng ban nông nghiệp xã cho biết: Đến năm 2010 tổng diện tích chuyển sang sản xuất thâm canh theo công thức 2 dưa + 1 bí xanh đã lên tới 39 ha. Ngoài 15 ha đất màu, nông dân đã mở rộng diện tích sang đất bãi ven sông Lam, đất đồi vệ, đất màu đồng, đất trồng lúa cấy cưỡng. Riêng vụ bí xanh vụ xuân năm ngoái, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha. Giá bán từ 7.000 – 10.000 đồng/kg (tùy thời điểm) cho doanh thu tới 210 triệu đồng/ha/vụ. Sau khi trừ chi phí phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật cho lãi ròng từ 140 – 150 triệu đồng/ha. Có nhiều hộ đầu tư làm diện tích lớn, từ 6 – 7 sào/vụ cho thu nhập từ 30 – 32 triệu đồng/ngày. Cá biệt, hộ anh Đậu Xuân Dũng ở xóm 3, thôn Cẩm Thắng, có ngày thu nhập 37 triệu đồng từ bí xanh.
Ông Nguyễn Văn Vinh cho biết thêm: Do thị trường dưa hấu không ổn định, hay bị rớt giá, khó bảo quản trong khi vòng quay của cây bí xanh lại cho thu nhập cao hơn, dễ bảo quản, không sợ tư thương ép giá nên từ năm 2010 đến nay, bà con đã chủ động chuyển đổi từ công thức “Dưa hấu + dưa hấu + bí xanh” sang “Bí xanh + bí xanh + cây rau màu” lên 49 ha nên hiệu quả kinh tế đã tăng lên rõ rệt.
Riêng bí xanh vụ xuân, sau khi thu hoạch xong thì cắt bỏ để trồng lại vào vụ thu. Một số hộ còn mạnh dạn trồng bí xanh vụ xuân ngay thời điểm cuối vụ đông nên sát Tết Nguyên đán đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, các cơ sở sản xuất mứt bí tấp nập về thu mua với giá mua tại ruộng 15.000 – 16.000 đồng/kg.
Anh Hoàng Xuân Thế, Bí thư chi đoàn thôn Hội Đông, ngoài nhận thầu 4 sào đất của tập thể, anh còn làm thêm 3 sào đất màu của gia đình bằng công thức “2 vụ bí xanh + 1 vụ rau màu” nên bình quân mỗi năm anh có tổng doanh thu trên dưới 70 triệu đồng. Chỉ 7 sào đất anh Thế thu lãi ròng trên 50 triệu đồng/năm.
Theo tính toán của anh Nguyễn Văn Khánh, từ khi bà con chuyển sang làm theo công thức “2 vụ bí xanh + 1 vụ rau màu”, tổng thu nhập cả 3 vụ bình quân trong toàn xã đã đạt mức 344 triệu đồng. Trừ hết các chi phí bỏ ra và công lao động vẫn đạt lãi ròng 214 triệu đồng/ha/năm.
3 năm trở lại đây, tổng thu nhập từ 49 ha đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi sang làm theo công thức “Bí xanh + bí xanh + rau màu”, toàn xã có tổng doanh thu gần 17 tỷ đồng/năm. Lãi ròng trên dưới 10,5 tỷ đồng. Bí xanh có đầu ra rất ổn định, bà con thu hoạch chuyển ra tập kết tại 1 – 2 địa điểm chờ xe của các tỉnh về thu mua ngay. Có ngày xuất tới 4 – 5 xe, mỗi xe từ 20 – 25 tấn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam[/chitiet]
Hạt Giống Hoa Hồng Thân Gỗ
Hạt giống hoa hồng thân gỗ
KỸ THUẬT TRỒNG HỒNG THÂN GỖ MIX (ROSE TREE)
Hoa hồng từ ngàn đời nay đã đi vào tiềm thức của con người được tôn vinh là nữ hoàng các loài hoa. Hoa hồng thông thường mọi người thường thấy là hồng bụi, hồng leo….Một loại cây hoa hồng thân gỗ thẳng đứng, có ô hoa trên đỉnh như cây bóng mát, lạ, độc đáo và rất ấn tượng mới được phát triển một,hai năm trở lại đây chính là hay tree rose còn gọi là hoa hồng cây, hồng thân gỗ.
Cây hoa hồng tree rose được các nhà lai tạo hoa hồng từ các nước Anh Quốc, Thái Lan, Trung Quốc phát triển, hiện nay được nhập nhiều tại Việt Nam. Tree rose được ghép mắt từ nhiều giống hoa hồng khác nhau, vì vậy tree rose được phân loại dựa theo các giống lai ghép. Hạt giống f1 kế thừa những đặc tính từ cây mẹ Cây được lai ghép đầu tiên tại Anh, sau đó được mọi người trên thế giới ưa chuộng vì vẻ đẹp của nó. Cây được du nhập và Việt Nam khá phổ biến, đặc biệt thích nghi với khí hậu nắng nóng tốt nên được trồng nhiều ở Sài gòn, Bình Dương các tinh miền Nam và miền Tây…Tại Hà nội và 1 số thành phố lớn phía Bắc, chúng cũng được các bạn trẻ và giới yêu thích trồng hoa phát triển khá tốt. – Nhân giống chủ yếu bằng hạt hoặc bằng cách chiết ghép mắt cây. Hạt hồng gỗ giống như các loại hoa hồng khác, hạt rất chắc chắn và cứng cáp. Nếu gieo hạt cần sự kiên trì vì hồng cây là cây lâu năm, không phải cây rau.
Tên gọi: cây hoa hồng thân gỗ (tree rose) Tên khác: Hồng thế, hồng cây Tên khoa học: Tree rose
* Cách ươm Hạt giống hoa hồng thân gỗ + Cách 1: Hạt giống được đóng gói mua về đem xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm cho lớp vỏ hạt mềm. Ngâm chừng 1 ngày rồi vớt ra ủ vào khăn mặt ẩm một đêm, tiến hành gieo vào đất ẩm, tưới sáng và chiều. (Nên ươm trong viên nén sẽ tốt hơn) – Để trong chỗ mát, hàng ngày tưới phun sương lên để giữ ẩm. – Sau khi hạt đã nảy mầm: Vẫn Tưới nước hằng ngày cho cây. Đến khi cây cao khoảng 10cm thì mang ra chỗ nắng.
+ Cách 2: Ủ hạt giống hồng Thân Gỗ Tree Rose trong ngăn mát tủ lạnh – Cho hạt giống hoa hồng Thân Gỗ Tree Rose vào giấy ăn, gấp lại sao cho các hạt nằm ở giữa (nên dùng nhiều lớp giấy ăn để giữ nước lâu hơn) – Cho gói giấy cuộn hạt hoa vào hộp nhựa kín, hoặc túi zipper. Sau đó cho vào tủ lạnh trong 3 – 4 tuần, thỉnh thoảng lấy ra kiểm tra xem khô thì xịt thêm nước vào. – Đem hạt ra ươm và phun sương hạt giống hàng ngày. – Thời gian ra hoa từ lúc trồng là 1 năm, cây hồng thân gỗ bé tý đã cho hoa bói nhìn rất đẹp, hồng trồng từ hạt cây khỏe và phát triển mạnh do nó được nuôi từ nhỏ. Về sau cây trưởng thành cao khoảng 1 – 1.5 mét (thân gỗ thẳng đứng). Khi cây đã phát triển mạnh thì sẽ cho khoảng 60 – 150 bông, đóa lớn kèm đóa nhỏ, là loại được ưa chuộng nhất hiện nay.
Mọi chi tiết quý khách liên hệ VƯỜN XANH 24H
Địa chỉ: Số nhà 4 – ngách 25/7 – Ngõ 358 – Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0246.686.7678 – 098.495.7227
Email: vuonxanh24h@gmail.com
Quy Trình Trồng Bắp Ngọt Sw 1011
QUY TRÌNH TRỒNG BẮP NGỌT SW 1011
Bắp là loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất càng màu mỡ càng tốt do đó chỉ cần chọn đất không bị ngập úng, gần nguồn nước tưới để có thể cung cấp đầy đầy đủ nước tưới cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng
1/ Chuẩn bị đất:
Bắp là loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất càng màu mỡ càng tốt do đó chỉ cần chọn đất không bị ngập úng, gần nguồn nước tưới để có thể cung cấp đầy đầy đủ nước tưới cho cây trong suốt thời kỳ sinh trưởng.
Làm đất, diệt cỏ ( thuốc cỏ Gramaxone), bón phân chuồng ( nếu có ), vôi hoặc các loại phân hữu cơ khác tuỳ theo điều kiện canh tác của mỗi vùng.
2/ Mật độ gieo trồng:
Mật độ: 3.800 – 4.500 cây / 1.000 m2
Khoảng cách : cây cách cây : 30 cm, hàng cách hàng 70 cm.
3/ Gieo hạt:
Chỉ gieo một hạt/ lỗ vì tỉ lệ nảy mầm của hạt giống rất tốt.
Có thể gieo hạt trực tiếp xuống đất mà không cần ngâm ủ, gieo hạt sâu khoảng 2- 2.5cm, sau khi gieo chỉ cần tưới nước thật đẫm ( ẩm ướt) rồi chờ ( 2-3 ngày) đến khi hạt nảy mầm rồi mới tưới lại bởi vì tránh gây úng, thối hạt do bị úng nước.
Hoặc chúng ta cũng có thể ủ cho hạt nứt nanh rồi gieo ra ruộng. Ủ bằng cách là lấy vải hoặc khăn sạch nhúng nước rồi vắt ráo nước, trải hạt giống thành 1 lớp mỏng rồi cuốn lại sau đó đem bỏ vào bịch nylon và cột kín miệng nylon để khoảng 25- 30 giờ tuỳ điều kiện thời tiết.
Để cho ruộng bắp được đồng đều và tránh mất cây thì ta nên gieo dự phòng khoảng 5% hạt giống so với tổng số lượng giống ta gieo và cây dự phòng nên gieo trước một ngày để dặm các cây bị mất.
4/ Chăm sóc ruộng bắp sau khi gieo:
Làm cỏ sạch sẽ
Bón Phân: Ngoài lượng phân chuồng và phân hữu cơ bón lót sau khi làm đất khoảng 5-10 tấn /ha thì ta cần bón thêm các loại phân vô cơ khác.
Bón cho 1.000 m2 60 kg NPK 20- 20 -15, 3 -4 kg Urea.
Cách bón:
Lần1: sau khi gieo bón8- 10 ngày tưới Urea khoảng 3 -4 kg / 1.000 m2
Lần 2: 15 ngày sau khi gieo bón 25 kg NPK20-20-15
Lần 3: 25 ngày sau khi gieo bón 25 kg NPK20-20-15
Lần 4: khi bắp trổ cờ, phun râu bón 10 kg NPK20-20-15 ( hoặc 7 kg Urea + 3 kg Kali)
Trong quá trình canh tác tuỳ theo điều kiện canh tác và đất đai của mỗi vùng mà ta có thể gia giảm lượng phân cho thích hợp.
-Tưới nước : bắp cần rất nhiều nước đặc biệt ở giai đoạn trổ cờ phun râu.
-Tỉa chồi nách: tỉa các chồi nách càng sớm càng tốt để tập trung dinh dưỡng cho cây.
– Phòng trừ sâu bệnh :
Bỏ 0.5 kg Regent vào đọt cho 1.000 m2 ở giao đoạn 30 ngày và 40 ngày tuổi để diệt sâu đục thân ( không được bỏ Basudin hoặc Padan vào đọt vì sẽ làm chết cây)
Phun Regent, Karate, để diệt sâu đục trái ở giai đoạn ngay sau khi thụ phấn xong ( râu của trái bắp đầu héo )
Phun Supracidetrừ rầy rệp sáp ( nếu có)
Phun Tilt super, Score khi khô vằn, cháy lá, rỉ sắt.
5/ Thu hoạch:
Năng suất thu hoạch: khoảng 16 tấn / ha
Khi trái phát triển hết độ lớn, lúc này hạt đã căng, các hạt ở trên đầu trái bắt đầu chuyển sang màu vàng, hạt vẫn còn sữa lúc này, thời gian sinh trưởng của cây đạt 65 -70 ngày ở Miền nóng như miền tây và miền trung, còn ở miến bắc, đà lạt, đak lak khoảng 80-90 ngày tuỳ mùa.
Thời gian thu hoạch chỉ kéo dài từ 2-4 ngày bởi vì nếu kéo dài hơn thì bắp sẽ già đi và sẽ giảm độ ngọt và chất lượng.
Sau khi thu hoạch xong không nên phơi bắp ở ngoài nắng, hoặc tồn trữ lâu sẽ làm giảm độ ngọt và chất lượng của bắp.
Lưu ý: không trồng bắp ngọt SW 1011 khi nhiệt độ nóng trên 37oC và lạnh dưới 15o
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hạt Giống Bắp Lai 888 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!