Đề Xuất 3/2023 # Giống Và Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Thuốc Lá # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Giống Và Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Thuốc Lá # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giống Và Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Thuốc Lá mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giống thuốc lá

Theo Viện giống cây trồng Vavilov (Liên Xô cũ) loài N.tabacum chia thành 5 loài phụ.

Nội dung trong bài viết

Giống thuốc lá

Sản xuất cây giống thuốc lá

Làm đất và bón phân lót

Gieo hạt

Chăm sóc vườn ươm

Loài phụ Oriental: Các giống thuốc lá thuộc nhóm này có hàm lượng chất thơm và đường cao, có chất lượng tốt, thường dùng để chế các loại thuốc thơm thượng hạng. Trồng nhiều ở vùng Địa Trung hải và bờ biển Đen như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Syria, Ý, Bungari, Liên Xô cũ…

Loài phụ American: Nhóm thuốc này có màu lá vàng sáng, chất lượng vào loại cao nhất và trồng phổ biến nhất, chiếm tới 50% sản lượng thuốc cả thế giới với các loại thuốc chủ yếu là Virginia và Burley. Các nước trồng nhiều là Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc. Dùng chế các loại thuốc lá điếu sợi vàng.

Loài phụ Island: Lá thuốc nhóm này có hàm lượng nicotin tương đối cao, khoảng 3%, dùng chế thuốc xì gà cao cấp. Trồng nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ, một phần ở Indonesia.

Loài phụ Asian: Nhóm này có hàm lượng nicotin rất cao, từ 3 – 5%, chủ yếu dùng sản xuất thuốc nhai. Trồng ở một số nước châu Á, số lượng ít.

Các giống thuốc lá trồng ở ta hiện nay hầu hết thuộc nhóm Burley, dùng chế thuốc lá điếu sợi vàng là loại thuốc sử dụng phổ biến nhất. Các giống chính được trồng là Banket A1, By 64, TN- 90, TN-86 (ở phía Nam), KY-14, KY-26 (ở miền Trung). Ngoài ra còn một số giống địa phương.

Trong các khảo nghiệm so sánh giống thuốc lá Burley nhập nội và có sẵn trong nước của ngành thuốc lá nước ta, đánh giá giống TN-86 có triển vọng tốt cả về năng suất và chất lượng nguyên liệu. Giống có đặc tính kháng tốt với các bệnh do virus và một số bệnh quan trọng khác như bệnh đen thân (nấm Phytophthora parasitica), bệnh thối đen rễ (nấm Thielaviopsis basicola), bệnh đốm lá vi khuẩn (Pseudomonas tabaci), ít bị sâu hại. Tuy vậy giống này lại khá nhiễm với bệnh khảm do virus TMV và bệnh mốc xanh (nấm Peronospora tabacina).

Sản xuất cây giống thuốc lá

Trong việc trồng cây thuốc lá cần có vườn ươm để sản xuất cây con làm giống. Kỹ thuật làm vườn ươm gồm các biện pháp chủ yếu như sau:

Làm đất và bón phân lót

Chọn đất: Trước hết cần chọn đất làm vườn ươm. Đất làm vườn ươm cần là loại đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, vụ trước không trồng các cây họ cà hoặc thuốc lá. Vườn ươm nên gần nguồn nước tưới, ánh sáng đầy đủ, gần ruộng trồng để tiện vận chuyển cây con.

Làm đất: Đất vườn ươm cần cày bừa kỹ trước khi gieo hạt khoảng 15 ngày, nhặt sạch cỏ dại, phơi ải và bón vôi để đất tơi xốp, hạn chế nguồn sâu bệnh tồn tại. Đập nhỏ đất mặt rồi lên luống, mặt luống rộng 0,8 – 1,0 m, cao 20 – 25 cm, giữa cầc liếp có rãnh rộng 40 cm để đi lại chăm sóc và thoát nước.

Xử lý đất: Cây thuốc con mới nảy mầm rất nhỏ, khả năng chống chịu cỏ dại và sâu bệnh rất yếu nên cần xử lý đất trước khi gieo hạt. Có thể xử lý đất bằng cách đốt hoặc dùng hóa chất.

Dùng rơm rạ, lá khô phủ lên mặt luống rồi đốt, đảm bảo cháy trong khoảng 30 phút, nóng xuống độ sâu 10 – 15 cm. Nếu đốt cháy quá nhanh hiệu quả sẽ kém. Sau khi đốt dùng cào trộn đều đất mặt luống sâu 8 – 10 cm. Phương pháp đốt có tác dụng tiêu diệt mầm mống và cỏ dại rất tốt, tuy vậy nếu đốt nhiều lần sẽ làm hư hỏng kết cấu đất, giảm chất hữu cơ của đất, vì vậy cần bón đủ phân lót.

Xử lý bằng hóa chất dùng sulfat đồng (CuSO4) pha nước với nồng độ 1% (10 g trong 1 lít nước phun cho 1 m2 mặt luống) để diệt nguồn bệnh. Để trừ sâu, kiến, để ăn hạt và cây con dùng các thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Vicarp 4H, Furadan 3G rải rồi trộn đều với đất mặt luống, liều lượng khoảng 30 g cho 10 m2.

Bón phân lót: Thời kỳ cây con trong vườn ươm tương đối dài nên cần một số lượng chất dinh dưỡng nhất định để sinh trưởng. Tuy vậy cũng không nên bón nhiều quá, cây sẽ non yếu. Lượng phân bón trung bình cho 10 m2 mặt luống là:

Phân chuồng hoai mục: 15 – 20 kg

Urê: 0,1 kg (hoặc 0,2 kg sulfat đạm)

Super lân: 1,0 kg

Sulfat kali: 0,5 kg

Nếu dùng DAP thì bón 1 kg DAP + 0,5 kg sulfat kali.

Các loại phân rải đều rồi trộn với đất mặt luống, sau đó san phẳng và nén nhẹ cho đất không quá xốp và hạt không bị chôn vùi quá sâu.

Gieo hạt

Lượng hạt gieo: Cứ 10 m2 gieo khoảng 1,5 – 2,0 g (1 g có khoảng 10.000 – 15,000 hạt). Hạt giống nên có kích thước đồng đều, tỉ lệ nảy mầm trên 80%. Mật độ cây con khi nhổ trồng cần khoảng 400 – 500 cây/m2 là thích hợp.

Xử lý hạt: Hạt trước khi gieo cần xử lý để nảy mầm nhanh và đều. Ngâm hạt vào nước nóng 53 – 55°c (3 sôi + 2 lạnh) trong 4 – 6 giờ, loại bỏ các hạt lép. Vớt ra ngâm tiếp trong dung dịch sulfat đồng 1% trong 10 – 15 phút. Sau đó rửa sạch rồi ủ cho nứt nanh thì đem gieo.

Gieo hạt: Có thể gieo hạt bằng tay hoặc dùng bình. Gieo bằng tay thì trộn hạt với cát, tro trấu hoặc đất bột mịn theo tỉ lệ 1 phần hạt +100 phần cát (tro hoặc đất), gieo đi gieo lại 2 – 3 lần cho đều. Gieo bằng bình thì dùng bình tưới có ô doa, hòa hạt vào nước có ít xà phòng để hạt lơ lửng trong nước rồi tưới đi tưới lại vài lần lên mặt luống.

Nên gieo hạt vào buổi sáng. Gieo xong dùng phân chuồng hoai mục trộn với cát hoặc đất bột mịn rắc lên mặt luống một lớp mỏng khoảng 1 cm. Sau đó phủ một lớp rơm rạ mỏng để giữ ẩm đất và không làm hạt bị dồn lại khi tưới. Cuối cùng tưới nước cho đủ ẩm.

Chăm sóc vườn ươm

Làm giàn che: Vườn ươm có giàn che để giúp cây con tránh tác hại của mưa gió, rét hoặc nóng quá. Chú ý vụ xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường hay bị rét, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây con, có khi bị chết, cần làm giàn chống rét. Trong mùa mưa thì hay bị mưa gió lớn làm dập nát cây con, cũng cần có giàn che.

Vật liệu che trên giàn có thể là tấm lưới nilong, cỏ tranh, lá dừa… Cột giàn bằng tre, cây gổ nhỏ, có mái nghiêng về một phía, cao 0,8 – 1,0 m. Tốt nhất là chỉ nên che khi có đợt rét hoặc mưa gió, bình thường có thể bỏ mái che cho cây con đủ ánh sáng, khỏe mạnh.

Ngoài ra khi hạt đã nảy mầm đều nên thu nhặt bớt rơm rạ phủ trên luống, khoảng 15 ngày sau khi cây mọc nên nhặt bỏ hết.

Tưới nước: Từ khi gieo hạt đến khi cây mọc cần tưới nước đều đặn để mặt đất thường xuyên ẩm, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt (độ ẩm đất 75 – 80%). Nên tưới 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát với lượng nước trung bình 3 – 4 thùng ô doa cho 10 m2 mặt luống mỗi lần tưới. Sau khi cây có 2 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, khi cây có 5 – 6 lá thật số lần tưới ít hơn (2 – 3 ngày/lần) nhưng lượng nước tưới mỗi lần nhiều hơn (4 – 5 thùng cho 10 m2).

Trước khi nhổ cây đem trồng 5 – 6 ngày ngưng tưới để giảm lượng nước trong cây con, hạn chế rễ phát triển, như vậy khi nhổ cây bộ rễ ít bị ảnh hưởng, cây trồng mau hồi phục.

Có thể rèn luyện khả năng chống hạn cho cây bằng cách trước khi nhổ cây con 10 – 15 ngày ngưng tưới để cây hơi bị héo rồi tưới lại cho cây phục hồi. Làm liên tục 2 – 3 lần như vậy sẽ tăng khả năng chịu hạn cho cây sau khi trồng ra ruộng.

Bón phân thúc: Khi thấy cây con có biểu hiện chậm phát triển, lá nhạt màu thì bón thúc cho cây. Dùng hỗn hợp urê + super lân + sulfat kali theo tỉ ỉệ 1:3:1, liều lượng 200 – 300 g hỗn hợp pha trong 10 lít nước để tưới cho 10 m2. Sau khi tưới phân cần tưới lại bằng nước lã để tránh cháy lá. Ngưng tưới phân trước khi nhổ cây con 7 – 10 ngày. Chú ý không nên bón quá nhiều phân, nhất là đạm, để cây cứng cáp. Nói chung lượng phân NPK kể cả bón lót và bón thúc không nên quá 150 g/m2.

Tỉa cây: Với lượng hạt gieo như trên thì mỗi m2 sẽ cho 2.000 – 3.000 cây, mật độ quá cao này sẽ làm cây con nhỏ, yếu, cần tỉa bớt. Nên tỉa làm 3 lần vào các ngày 15 – 20 và 25 ngày sau khi gieo. Lần đầu tỉa 50% số cây mọc, lần thứ 2 tỉa 30% số cây còn lại, lần thứ 3 tỉa để lại 400 – 500 cây/m2. Như vậy cứ 100 m2 vườn ươm đủ cây con đạt tiêu chuẩn để trồng cho 1 ha.

Giâm cây trong bầu: Để cây con khỏe mạnh, bộ rễ tốt, sau khi trồng mau phát triển, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, có thể áp dụng cách giâm cây trong bầu.

Bầu làm bằng túi niỉong có đục lỗ xung quanh, đường kính 6 – 7 cm, cao 8 – 10 cm. Có thể dùng giấy, lá chuối, lá dừa cuộn tròn làm bầu.

Đất cho vào bầu là đất nhẹ, trộn với phân chuồng hoai, tro trấu theo tỉ lệ 1 đất + 1 phân và tro. Cứ 1 m3 hỗn hợp đất phân trộn thêm 1 kg DAP và 0,2 kg sulfat kali.

Gieo hạt trên luông ươm, khi cây con được 25 – 30 ngày tuổi (3 – 4 lá thật) thì nhổ giâm vào bầu. Trước khi nhổ cây con để giâm cần tưới đẫm nước để dễ nhổ, tránh đứt rễ. Bầu cây con để trong vườn ươm hoặc dưa ra ruộng và có giàn che. Thời gian giâm trong bầu khoảng 10 – 15 ngày cho cây sống ổn định và đạt tiêu chuẩn thi đem trồng.

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh: Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại trong luống và quanh vườn ươm. Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, không để lây lan rộng vì một số sâu bệnh phát triển nhanh có thể làm chết cây con hàng loạt

Những sâu bệnh thường hại vườn ươm là dế, sâu xám cắn gốc, sâu khoang ăn lá, bệnh thối mầm, chết rạp cây con, bệnh thán thư và đốm mắt cua hại lá, bọ phấn truyền bệnh hoa lá do virus.

Đề phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm trước hết cần chú ý xử lý đất bằng các thuốc trừ sâu dạng hạt Diaphos, Vicarp, Furadan và thuốc trừ bệnh sulfat đồng. Khi có sâu bệnh phát sinh gây hại cần dùng thuốc đặc hiệu trừ ngay.

Ngoài phương pháp gieo cây con trên luống đất, hiện nay nhiều nước dùng phương pháp gieo cây con trong khay, được coi là một tiến bộ kỹ thuật trong ngành sản xuất thuốc lá. Ở Trung Quốc, trong tổng số gần 1 triệu ha thuốc lá đã có tới 1/3 diện tích trồng bằng cây con gieo trong khay, ở nước ta kỹ thuật này đang được nghiên cứu, bước đầu áp dụng trong sản xuất có kết quả tốt. Ưu điểm nổi bật của việc ươm cây con trên khay là ngăn chặn được sâu bệnh phát sinh từ đất, tạo cây con đồng đều, khỏe mạnh và sạch bệnh, giảm giá thành sản xuất cây con, chủ động được lượng cây giống cần dùng…Ươm cây con trong khay cần chú ý các vấn đề chọn loại giá thể, dung dịch dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc.

Trong kỹ thuật sản xuất hạt giống thuốc lá, nhiều nước dùng Borat (phân vi lượng có Bo) phun lên lá hoặc nhúng rễ cây con làm tăng năng suất và chất lượng hạt giống. Hạt giống trước khi gieo khử trùng bằng rượu Ethanol hoặc xử lý bằng potassium bromide làm tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng sức sống của cây và tăng năng suất lá.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lá

1. Một số giống thuốc lá trong sản xuất

– Giống Virginia Ba Vì: Giống được chọn lọc ở vùng Ba Vì có số lá từ 19 – 23 lá, năng suất khoảng 10 tạ/ha, thuốc sấy khó vàng, phẩm chất bình thường.

– Giống Virginia Cao Bằng: giống được chọn lọc ở vùng Cao Bằng, số lá kinh tế 25 lá, năng suất khoảng 12 tạ/ha, thuốc sấy có màu vàng tươi, phẩm chất tốt.

– Một số giống nhập nội cũ như: Đại Kim Tinh, Trung Hoa Đài…

– Một số giống mới nhập nội:

+ C176: Chiều cao cây 1,3 – 1,5m, thân to lá dài nhỏ, phiến lá dày màu xanh tươi, cuống lá nhỏ, thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, số lá thu hoạch 18 – 20 lá.

+ K326: Chiều cao cây là 1,4m, thân to, lá dài, màu xanh đậm, thời gian sinh trưởng 110 – 120 ngày, số lá thu hoạch 18 – 19 lá.

2. Biện pháp kỹ thuật

2.1. Kỹ thuật vườn ươm

a, Chọn đất, làm đất vườn ươm

– Chọn đất: Thích hợp nhất là loại đất nhiều mùn, đất nhẹ thoáng, tơi xốp thoát nước và chống loại đất sét. Gần nguồn nước để tưới. Vụ xuân phải chọn nơi khuất gió, tránh ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Tránh các loại đất mà vụ trước trồng các cây họ cà.

– Làm đất: làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp. Lên luốn theo hướng Đông Tây, chiều dài luốn 10 – 20cm, rộng 1m và cao 0,2 – 0,25m và mặt luống phải bằng phẳng.

– Phòng trừ sâu hại:

+ Trước khi gieo 5 – 7 ngày, phủ lên mặt luống 1 lớp trấu hoặc rơm dày 4 – 5cm rồi đốt, sau đó cào trộn đều với lớp đất mặt độ sâu 7 – 8cm.

+ Dùng 30 g suphat đồng + 10 lít nước tưới 10 m2 luống.

+ Dùng Basamid 250g/10 m2 rắc lên luống rồi trộn đều với đất.

b, Giữ và chọn hạt giống

Đủ giống cho 1 ha cần khoảng 50 – 70 g hạt. Muốn vậy chỉ cần chọn 3 – 5 cây thuốc làm giống có đủ cho 1 ha. Tỷ lệ diện tích vườn ươm với diện tích gieo trồng là 1/50.

Về chất lượng hạt giống cần:

+ Cây khỏe không bị bệnh.

+ Lóng ngắn, lá nhiều, hoa ra muộn.

+ Lá dày, chín đều, tính chống chịu cao.

c, Kỹ thuật gieo

Để xác định thời vụ cần phải căn cứ vào điều kiện khí hậu, điều kiện canh tác, cơ cấu luân canh, giống,…

– Vụ xuân: Phía bắc gieo từ tháng 11 đến T2. Trồng trong tháng 1,2. Chậm nhất sang đầu tháng 3.

– Vụ đông: Gieo hạt vào cuối T8 sang đầu T9, có cây con trồng vào tháng 10. Thu hoạch tháng 2.

d, Quản lý và chăm sóc vườn ươm

– Làm giàn che vườn ươm: vụ đông cây con không bị mưa to, hoặc nắng gắt. Vụ xuân không bị sương muối.

– Tưới nước:

+ Từ gieo đến mọc phải tưới liên tục: tưới vào buổi sáng, 4 – 5 thùng/10m2 luống.

+ Từ cây con đến 2 lá tưới 1 lần: 3 – 4 thùng/10m2 luống.

+ Về sau 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Ngừng khi nhổ ra trồng 5 – 6 ngày.

– Tỉa cây: Lúc chữ thập, tỉa ít, lá thật tỉa thưa hơn để cuối cùng có khoảng cách cây thích hợp 4 – 5 cm.

– Phòng trừ bệnh:

+ Phòng ngừa bệnh thán thư bằng cách phun Boocđoc với nồng độ 0,5 – 1% định kỳ phun 10 ngày 1 lần.

+ Nếu có sâu cần phun Monitor, Bi 58.

2.2. Kỹ thuật trồng ra ruộng sản suất

A, Chọn đất và làm đất

– Ở Việt Nam những trồng đất bạc màu, phù hợp với cây thuốc lá. Yêu cầu những loại đất cát nhẹ, tơi xốp, thoát nước có độ pH: 6,5 – 7…

– Làm đất kỹ, cày sâu 25m. Có thể làm luống rạch hàng, tùy vào điều kiện từng vụ. Nhiều nơi phải làm luống rộng 1 – 1,2 m, cao 0,2 – 0,25 để thoát nước.

B, Kỹ thuật trồng

– Thời vụ: Có 2 vụ, vụ xuân là vụ chính trồng từ T1,2 có thể sang đầu T3. Vụ đông trồng T10, gặp khó khăn hơn.

– Mật độ và khoảng cách trồng: Đối với những giống thuốc lá cũ, mật độ 30.000 – 35.000 cây/ha với khoảng cách (50-60)*40. Đối với những giống thuốc lá mới: mật độ trồng phải thưa hơn 22.000 – 25.000 cây/ha khoảng cách 80*50.

3. Quản lý chăm sóc

a, Dặp kịp thời

Đối với cây con ở vườn ươm, khi mới trồng non và yếu, gặp điều kiện bất lợi như rét hoặc sâu bệnh phá hoại. Cần kiểm tra thường xuyên kịp thời để đảm bảo mật độ.

b, Vun xới làm cỏ

Vun xới sau khi trồng 40 ngày, nhằm kích thích bộ rễ bất định xuất hiện và phát triển tăng cường tính chống đổ cho cây dẫn đến năng suất tăng 10-13%.

Như vậy, có thể tiến hành vào 3 đợt:

+ Sau khi trồng 10 ngày xới nông 3 – 5cm

+ Sau khi trồng 20 – 25 ngày xới sâu 5 – 7cm.

+ Sau khi trồng 40 ngày xới sâu 7 – 10 vun cao.

c, Tưới nước

Trong thực tế, người ta vẫn áp dụng tưới hốc cho cây sau khi trồng và tưới rãnh khi cây thuốc ở giai đoạn phát triển thân lá.

d, Ngắt ngọn đánh chồi và nuôi chồi tái sinh

– Ngắt ngọn: Khi cây không đủ giống, khi nụ hoa xuất hiện người ta có thể ngắt ngọn kịp thời, tập chung nguồn dinh dưỡng nuôi bộ lá trên thân chính.

– Đánh chồi nách: 3 – 5 ngày 1 lần. Kể cả các chồi phụ khác.

– Nuôi chồi tái sinh: Khi điều kiện thu hoạch thuốc lá vụ đông quá muộn, gây khó khăn vụ tiếp. Có thể tận dụng thêm vụ thuốc nữa, đỡ tốn công, nhanh thu hoạch.

+ Biện pháp: Trước 1 tuần thu hoạch cần bấm ngọn và bón phân: 3 tấn phân chuồng + 50kg sunphat đạm cho 1ha. Sau đó bẻ gập cây cách mặt đất 12 – 15 cm, chặt cây để cách mặt đất 6 – 7cm, tiếp tục chăm bón, với lượng phân: 3 tấn phân chuồng + 50kg sunphat đạm + 50 Kg supe lân + 50 kg sunphat kali trên 1 ha. Sau 50 ngày sẽ thu hoạch.

e, Phòng trừ sâu bệnh

– Sâu xám: Bắt tay, bẫy bướm, hoặc dùng thuốc Aldrin 25% hòa với nước nồng độ 0,5%.

– Rệp thuốc: bám dưới lá và phần ngọn. Có thể đánh chồi hoặc dùng Wofatox 0,01%, sunphat nicotin 0,1% để phun.

– Bệnh đốm mắt cua: Có thể sử lý hạt và phun Boocđo 1:1:100.

4. Kỹ thuật thu hoạch

a, Xác định đúng độ chín của thuốc lá:

– Độ chín kỹ nghệ: Được xác định dựa vào vật chất khô được tích lũy trong giai đoạn chín của thuốc lá.

– Độ chín hình thái:

+ Lá chuyển xanh sang vàng đều.

+ Gân lá màu trắng sữa, giòn, dễ gẫy…

+ Lông rụng, mặt lá trơn ít dính.

b, Kỹ thuật hái thuốc:

– Hái làm nhiều đợt trong vụ.

– Xếp riêng cùng loại lá, cùng cỡ lá.

– Không để đống và đem sấy ngay.

Nguồn: Giáo trình cây công nghiệp Đại học nông nghiệp Hà Nội

Kỹ Thuật Gieo Và Chăm Sóc Cây Quế Ở Vườn Ươm

Cây quế trở thành cây trồng chủ lực cho phát triển kinh tế hộ. Để nâng cao năng suất và chất lượng cây quế góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao thì ngay gia đoạn nhân tạo giống là khẩu tiên quyết. Vậy kỹ thuật nhân giống cây quế cần lưu ý một số vấn đề sau:

1.Chọn vị trí làm vườn ươm cây quế

– Là nơi đất tốt, thoát nước tốt không bị ngập úng, gần nguồn nước sạch và đường giao thông thuận tiện cho việc bốc xếp và vận chuyển cây giống.

2. Kỹ thuật làm bầu ươm cây quế

– Vỏ bầu nên chọn túi nilong đen, kích cỡ 8 x 12 cm.

– Đất bầu: Đất mùn tơi xốp được làm kỹ nhuyễn, sàng mịn. Sau đó được trộn với 2% phân lân hoặc NPK.

3. Xử lý hạt giống trước khi gieo

– Hạt giống được sàng sạch cát. Sau đó cho hạt vào rổ đãi, vò hạt trong nước lạnh để loại bỏ hết hạt lép, hạt nổi… rồi hong hạt trong bóng dâm cho hạt se bớt nước. Hạt này có thể gieo ngay hoặc tiếp tục ngâm nước ấm 30-40 o C trong 3 giờ. Vớt hạt ra để ráo nước, rồi ngâm hạt trong thuốc tím nồng độ 0,1% trong 15 phút, vớt ra ủ hạt trong cát ẩm (10-12%), tỷ lệ 1 hạt: 2 cát. Thường xuyên kiểm tra và tưới nước đủ ẩm cho hạt đến khi hạt nứt nanh thì mang đi gieo. Nên chọn những hạt nứt nanh đem gieo trước, những hạt còn lại tiếp tục ủ đến khi nứt nanh mới mang đi gieo.

4. Kỹ thuật gieo hạt vào bầu

– Gieo 1 hạt vào 1 bầu đối với các bầu phía trong. Các bầu phía rìa luống thì gieo 2 hạt/bầu để chủ động cây cấy dặm vào những bầu có cây chết hoặc hạt thối.

– Gieo hạt có độ sâu từ 1-1,5 cm rồi phủ kín hạt bằng lớp đât tơi mịn.

5. Kỹ thuật tưới nước cho vườn ươm cây quế

– Mục đích của việc tưới nước là nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho đất để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

– Lượng nước và số lần tưới thì phụ thuộc vào độ tuổi của cây và khí hậu thời tiết.

– Khi tưới thì dùng nước sạch và dùng o doa để tưới. Đối với những luống hạt mới gieo, cây non mới nảy mầm có độ cao dưới 5 cm, dùng bình phun sương hoặc dùng thùng o doa lỗ nhỏ để tưới. Tưới mỗi ngày 1 lần , lượng nước tưới từ 2-3 lít/m 2 mặt bầu. Đối với những luống cây có độ cao trên 5 cm thì dùng o doa để tưới giữ độ ẩm hằng ngày, lượng nước tưới từ 4-5 lít/m 2 mặt bầu. Vào những ngày dâm mát thì tưới 1 lần/ ngày. Những ngày trời nắng thì tưới 2 lần. Lưu ý tưới nước 1 trong 2 thời điểm là sáng sớm hoặc chiều mát. Không tưới ướt sủng mặt luống gây bệnh hại cho cây.

6. Kỹ thuật làm giàn cheo cho cây quế vườn ươm

– Cần làm giàn che cho cây ở giai đoạn còn non được làm bằng tre nứa hoặc dùng lưới đen. Chiều cao của giàn che từ 1,8-2 m, để thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc cây con.

– Cây con từ 1-3 tháng đầu độ che bóng từ 60-70% ánh sáng. Cây con từ 3-6 tháng tuổi cần che bóng khoảng 40-50% ánh sáng. Sau tháng thứ 7 thì giản dần mức độ che bóng xuống từ 20-25%. Trước lúc trồng 1 tháng thì tháo toàn bộ lưới đen ra.

Khi thời tiết mưa to, gió lớn cần che cho cây để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Không được để bùn đất do nước mưa bắn lên bám vào lá cây làm giảm sự hô hấp và quang hợp của cây.

* Chống rét:

– Những ngày có sương muối giá buốt cần tưới rửa sương bám trên lá cây vào sáng sớm, tránh bị cháy lá khi có ánh năng xuyên qua. Hoặc có thể bố trí các đống hun khói vừa đủ để sua tan sương muối giữ ấm cho cây vào ban đêm.

– Không gieo hạt, cấy cây vào những ngày có nhiệt độ thấp dưới 13 o C. Khi nhiệt độ thấp cần che phủ nilong để sưởi ấm cho hạt, cho cây mới gieo.

– Lưu ý khi thời tiết rét đâm, rét hạt kéo dài cần bón bổ sung thêm phân lân hoặc phân kali để làm cho cây cứng cáp tăng khả năng chống chịu với giá rét.

7. Kỹ thuật làm cỏ, phá váng cho cây quế vườn ươm

– Thường xuyên kiểm tra và nhổ sạch cỏ dại mọc trên mặt luống ươm, trên mặt túi bầu, phải luôn giữ cho mặt đất tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng thấm nước của đất.

– Khi làm cỏ cần kết hợp tỉa bớt những cây mầm, chỉ giữ lại mỗi bầu một cây tốt. Tận dụng những cây tỉa đó để cấy dặm vào những bầu cây bị chết.

– Sau mỗi trận mưa to hoặc sau một số đợt tưới cây cần kiểm tra và tiến hành xới váng.

– Phá váng có thể dùng bay hoặc que xới nhẹ, sâu khoảng 5-10 mm, xới xa gốc tránh làm cho cây con bị tổn thương. Cứ 10-15 ngày thì tiến hành xới váng 1 lần.

8. Kỹ thuật bón phân cho cây quế vườn ươm

– Tùy vào điều kiện thực tế có thể xử dụng các loại phân khác nhau để bón cho cây như phân chuồng hoai mục, phân đạm, phân lân, phân kali hoặc phân tổng hợp NPK.

– Liều lượng và thời điểm bón:

Sau khi cấy từ 3-4 tuần mới bón thúc lần đầu tiên. Cứ 1-2 tuần bón thúc 1 lần.

– Phương pháp bón:

+ Hòa phân vào nước cho tan rồi dùng o doa tưới đều trên mặt luống. Giai đoạn cây nhỏ dưới 5 cm, pha 50 gram NPK trong 15 lít nước tưới cho 5 m 2 mặt bầu . Giai đoạn cây đạt chiều cao từ 5 cm trở lên, pha 75 gram NPK trong 15 lít nước tưới cho 5 m 2 mặt bầu. Tùy theo tốc độ sinh trưởng của cây mà ta có thể quyết định lượng nước tưới và lượng phân bón cho phù hợp.

+ Khi tưới phải tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi tưới phân song phải dụng nước sạch để tưới rửa không để phân bám nhiều trên lá gây cháy lá. Lượng nước tưới là 2 lít/2 m 2 mặt luống.

9. Kỹ thuật đảo bầu, cắt xén rễ cho cây quế ở vườn ươm

– Khi cây cao từ 7-10 cm tiến hành đảo bầu, phân loại, xếp cây lớn riêng, cây nhỏ riêng để tiện chăm sóc. Tùy thời gian cây trong vườn ươm có thể sắp xếp lại từ 1-2 lần.

– Cắt xén rễ cho cây con trong vườn ươm nhằm mục đích kích thích cây mọc nhiều rễ con, hạn chế dễ cọc làm tăng độ đồng đều của cây và cũng là một biện pháp hãm cây.

– Khi đảo bầu cần kiểm tra thấy rễ mọc thò ra ngoài túi bầu thì dùng kéo cắt xén rễ. Sau khi cắt dễ, xếp bầu vào luống tưới nhiều nước cho cây.

– Khi cắt rễ xong cây con có thể bị héo, cần che bóng cho đến khi cây phục hồi mới bỏ hẳn giàn che.

10. Kỹ thuật hãm cây quế trong vườn ươm

– Trước khi xuất vườn từ 2-4 tuần cần hãm cây để cây con cứng cáp, dễ thích ứng trước khi đem trồng rừng.

– Phương pháp hãm: Lần tưới thúc cuối cùng chỉ tưới phân lân và phân kali, giảm dần việc tưới nước cho đến khi cây suất vườn.

– Ngoài ra việc đảo bầu, cắt xén rễ cũng có tác dụng hãm cây làm cho cây con cứng cáp dần lên.

11. Bệnh hại cây quế trong vườn ươm

– Cân đề phòng các bệnh cháy lá, thủng lá, lỡ cổ rễ, … thường xuất hiện giai đoạn cây con ở vườn ươm. Thời điểm độ ẩm cao, mưa nhiều bệnh có thể làm cho cây con chết hàng loạt.

– Cần chủ động phòng tránh bệnh bằng phương pháp hóa học như dùng Booc đô 1% phun với liều lượng 1 lít/ 4 m 2 mặt bầu. Cần tạo sự thống thoáng cho vườn ươm, loại bỏ cây bị bệnh để không lây lan sang cây khác. Phun phòng trừ định kỳ dùng Booc đô 1%, cứ 15 ngày phun lần.

12. Tiêu chuẩn cây quê suất vườn ươm đem đi trồng

– Cây giống đủ tiêu chuẩn đem đi trồng rừng là những cây được nuôi dưỡng trong vườn ươm khoảng 1 năm tuổi (từ 9-14 tháng, tùy thuộc vào thời vụ trồng rừng).

– Cây con đạt tiêu chuẩn có chiều cao đạt từ 25-30 cm, đường kính gốc lớn lớn hơn 3 mm, cây có từ 5-7 lá. Cây có 1 thân, thân thẳng, xanh tốt không bị cụt ngọn và không bị sâu bệnh hại.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đinh Lăng Lá Nhỏ Làm Cây Thuốc Quý Cho Cả Gia Đình

Cây đinh lăng lá nhỏ (còn gọi là cây gỏi cá), tên khoa học là Polyscias fruticosa, họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây đinh lăng lá nhỏ có thể cao 2 m, thân màu xám, mang nhiều vết sẹo to. Lá mọc so le, kép, lông chim 2 – 3 lần, có mùi thơm khi vò nát. Cũng chính bởi kỹ thuật trồng cây đinh lăng tương đối đơn giản nên ở Việt Nam, cây có từ lâu đời trong nhân dân dùng làm cảnh, làm rau và làm thuốc.

Điều kiện thích hợp trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng lá nhỏ là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 2 hoặc tháng 8.

Đất trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Cây trồng được trên nhiều loại đất (kể cả với vùng đất nhiễm mặn), trồng trong chậu, cây vẫn mọc tốt. Dùng 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục bón lót dưới đáy chậu, trên đổ tro trấu, xơ dừa, đất thịt.

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Trồng cây đinh lăng có thể trồng bằng cách giâm cành. Để việc trồng cây đinh lăng lá nhỏ thành công thì bước đầu tiên cần phải chọn thân nhánh có kích thước khoảng 1,5 – 2cm. Sau đó cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn khoảng 18-20 cm bằng dao bén, tỉa bớt lá để hạn chế thoát nước.

Nếu muốn rễ ra nhanh có thể chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích như Atonik, NAA, N3M, Root,… Sau đó ghim hom giống sâu 5 – 7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15 -18 cm, dùng ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.

Cách chăm sóc cây đinh lăng lá nhỏ

Sau khi trồng cây đinh lăng lá nhỏ xong cần tưới nước bằng vòi nước nhẹ. Sau thời gian từ 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra và bắt đầu ra rễ. Khi thấy cây sinh trưởng tốt ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì có thể thay chậu, thời gian ước tính là từ 50 – 60 ngày sau khi giâm cành.

Cắm một đoạn thân hoặc cành vô chậu đất, tưới nước, một thời gian sau cây đâm rễ. Định kỳ bón phân NPK hay phân vi sinh. Đinh lăng không có sâu bệnh gì nghiêm trọng. Cây trồng 5 năm có thể thu hoạch rễ, nếu để lâu hơn, năng suất và chất lượng rễ càng cao.

Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng hiện nay theo Đông y và khoa học có nhiều loại. Cách phân biệt qua hình dạng và kích thước lá. Phổ biến cây đinh lăng lá có lá nhỏ hay còn gọi lá cây gỏi cá được trồng nhiều do lá cây được dùng như một loại rau sạch có vị thuốc tốt cho sức khỏe. Lời khuyên cho các gia đình là nên trồng vài chậu cây đinh lăng trong nhà để điều trị các bệnh thông thường.

Theo y học cổ truyền, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết,… tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây với điều kiện cây đã trồng được 3 năm trở lên. Công dụng của cây đinh lăng, bộ phận rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Bộ phận là chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Phần thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

An Dương

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giống Và Kỹ Thuật Làm Vườn Ươm Cây Thuốc Lá trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!