Cập nhật nội dung chi tiết về Giống Lúa Bc 15 Thắng Lớn Ở Miền Tây mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xã viên Nguyễn Minh Tấn, tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Đây là lần đầu tiên gieo cấy giống lúa BC15, lại làm theo quy trình sản xuất lúa giống nên cũng rất lo. Sau gần 4 tháng chăm sóc, giờ thì tôi có thể khẳng định vụ lúa này thắng lớn rồi”. Theo anh Tấn, mặc dù nông dân ở đây đã mấy chục năm gắn bó với cây lúa, nhưng chủ yếu là gieo sạ với lượng lúa giống từ 180 -200 kg/ha. Còn khi tham gia chương trình của Cty CP Giống cây trồng Thái Bình là gieo mạ cấy, chỉ có 50 kg giống/ha nên anh Tấn không khỏi lo lắng, mà được tư vấn kỹ về kỹ thuật. Phải đến khi lúa nở kín ruộng và nhất là khi thu hoạch mới tin là chương trình hợp tác thành công. Ruộng lúa nhà anh đạt gần 1,3 tấn/công (hơn 9 tấn/ha), trong khi các giống khác chỉ đạt 1 – 1,1 tấn, giá Cty thu mua cao hơn thị trường 1.000 đ/kg nên lợi nhuận đạt gần 30 triệu đồng/ha, gần gấp đôi so với cách làm truyền thống. Toàn bộ sản phẩm lúa BC15 sau khi bà con thu hoạch sẽ được Cty bao tiêu để làm giống, phân phối ra thị trường cả nước phục vụ sản xuất nên giá mua cao hơn so với lúa thường. Theo ông Tấn, làm theo quy trình lúa giống chi phí cao hơn khoảng 1 triệu đồng/ha, gồm tiền công cấy và khử lẫn 3 lần/vụ, quá trình chăm sóc cũng nghiêm ngặt hơn, nhưng bù lại năng suất và chất lượng lúa cao hơn hẳn. Giám đốc HTX Khiết Tâm Nguyễn Ngọc Huấn cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi hợp tác làm lúa giống với Cty CP Giống cây trồng Thái Bình nhưng kết quả rất phấn khởi. Từ thành công này, chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng diện tích ra thêm cho các xã viên khác, nếu được toàn bộ 340ha của HTX càng tốt”. Ông Lương Văn Ký, Giám đốc Chi nhánh Tây Nam bộ, Cty CP Giống cây trồng Thái Bình cho biết, giống lúa BC15 đã được Cty đưa vào ĐBSCL sản xuất mấy năm nay và được được thử nghiệm trên các vùng đất phèn (Đồng Tháp), nhiễm mặn (Bạc Liêu) và đất phù sa (Kiên Giang, TP Cần Thơ), đều đạt kết quả rất tốt. Sản xuất lúa giống tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), năng suất đều trên 9 tấn/ha. Trong suốt quá trình canh tác cán bộ kỹ thuật của Cty luôn sát cánh cùng bà con nông dân, đảm bảo đúng theo quy trình sản xuất lúa giống.
——————————— Gạo BC thơm ngon tự nhiên, vị đậm đà, giá thấp nên được nhiều Khu Công Nghiệp, Bếp ăn trường học và các nhà hàng, quán cơm ưa sử dụng.
Kỹ Thuật “Vàng” Để Lúa Bc15 Được Mùa
Đi dọc những cánh đồng lúa các huyện của tỉnh Hải Dương, chúng tôi khá ấn tượng trước những thửa ruộng BC15 xanh tươi tốt nổi bật hơn hẳn những ruộng lúa gieo cấy giống khác bị nhiễm đạo ôn và vàng lá di động ngay bên cạnh. Để có được những ruộng lúa xanh tốt, chắc khỏe, năng suất cao bà con nông dân (ND) nơi đây đã có những kỹ thuật chăm sóc đặc làm nên mùa màng bội thu trong nhiều năm trở lại đây.
Ngăn chặn sâu bệnh
Cán bộ phòng nông nghiệp tỉnh Hải Dương đánh giá chất lượng lúa BC15 vụ mùa 2017. Ảnh: T.T
Do BC15 có chất lượng gạo ngon, dễ tiêu thụ, hiện nay tại Hải Dương đã có công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên ND không phải lo đầu ra, yên tâm sản xuất. Với giá bán bình quân 7.000 đồng/kg, trong khi lúa Khang dân chỉ 5.700 đồng/kg, ND lãi khoảng 300.000-400.000 đồng/sào, nên trồng lúa BC15 vẫn cho hiệu quả kinh tế nhất.
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trong quá trình phát triển BC15 cũng dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn ở vụ xuân, bạc lá ở vụ mùa nếu không chăm sóc đúng cánh. Tuy nhiên việc giải bài toán sâu bệnh này cũng không quá khó khăn nếu nắm vững được những “kỹ thuật vàng” về cách chăm sóc đối với BC15.
Theo ông Vũ Văn Tiến – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thanh Miện (Hải Dương): “Bệnh đạo ôn và bạc lá là nguyên nhân chính làm giảm năng suất cũng như chất lượng của BC15. Để phòng ngừa hai loại bệnh này thì phải chú trọng vào khâu chăm sóc cho cây lúa. Về phân bón, nên dùng phân NPK chuyên dùng, bón thêm kali cho cây, không bón quá nhiều đạm, tuyệt đối không bón đạm tập trung vào trước thời kỳ cuối đẻ nhánh, làm đòng, trước và sau trổ vì đây là những thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh nhất. Khi bệnh xuất hiện thì ngưng bón đạm nếu không sẽ làm cho bệnh nặng thêm”.
Ông Tiến cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Hiện nay, có một số người khuyên nông dân nên thay bón kali bằng phân trung lượng để phòng bệnh đạo ôn và bạc lá cho BC15. Tuy nhiên, đây là ý kiến sai lầm, bởi khi cây lúa bị bệnh thì cần nhu cầu kali nhiều hơn để kháng bệnh, trong khi đó phân trung lượng lại chứa hàm lượng kali rất nhỏ. Như vậy, chẳng những không kháng được bệnh mà còn làm bệnh thêm nặng”.
Bên cạnh quy trình chăm sóc về phân bón thì bà con ND cũng nên đặc biệt chú ý thường xuyên thăm ruộng, kiểm tra mầm bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời. Kết hợp với công việc dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại trên đồng ruộng. Bằng những “kỹ thuật vàng” nắm chắc tay, bà con ND sẽ dễ dàng giải bài toán đặc trưng cho BC15 nhằm đem lại một mùa màng đại thắng.
Nông dân phấn khởi được mùa
Theo chân cán bộ HTX Dịch vụ nông nghiệp Đồng Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương), chúng tôi được dẫn đến tham quan mô hình trồng lúa BC15 của bà con ND nơi đây. Vừa kiểm tra những ruộng lúa, ông Khúc Kim Độ – Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đồng Lạc vừa chia sẻ: Sau khi đọc được thông tin trên báo chí, truyền hình thấy giống lúa BC15 có khả năng phù hợp với thời vụ, chất đất ở địa phương nên HTX đã chủ động đến công ty để tham quan, tìm hiểu. Được công ty tặng một ít giống về trồng khảo nghiệm, chúng tôi cấp cho các xã viên, mỗi hộ một vài cân giống để tiến hành cấy thí điểm.
Ngay vụ đầu tiên đã cho năng suất cao nên các vụ sau bà con ND đã tự tiến hành nhân rộng diện tích. Đến nay diện tích trồng lúa BC15 đã chiếm tới 75% tổng diện tích gieo trồng toàn xã.
Bà Nguyễn Thị Lụa (thôn Chùa Hạ, xã Đồng Lạc, Chí Linh) đang đi thăm đồng chuẩn bị cho thu hoạch, phấn khởi khoe với chúng tôi: “Gia đình tôi có 5 sào thì đều cấy hết BC15, mới đầu trồng cũng bỡ ngỡ, nhưng sau một vài vụ thấy lúa đẹp, bông to, năng suất cao, sâu bệnh ít, đến nay chưa có giống lúa nào tốt như BC15. Gia đình tôi rất phấn khởi khi chọn được giống lúa tốt như vậy”.
Bà Lụa cho hay: “Với kỹ thuật thâm canh đơn giản, chi phí đầu vào ít, mỗi sào tôi bón lót 10kg NPK, 5kg đạm để lúa phát triển. Khi lúa bắt đầu làm đòng, tôi chỉ bón thêm kali để giúp cứng cây, chắc hạt. Với kinh nghiệm chăm bón của mình nên vụ nào ruộng lúa BC15 của nhà tôi cũng rất đẹp, cho năng suất cao từ 2,3- 2,5 tạ/ha”.
Theo ông Độ, trước đây HTX cấy nhiều loại giống, cả lúa lai nhưng cơm nhạt và năng suất thấp. So với những giống lúa khác mà địa phương đang cấy thì BC15 luôn đứng hàng đầu. Vụ mùa 2016 năng suất cực đạt trên 65 – 67 tạ/ha, dự kiến vụ này năng suất còn cao hơn.
Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Ở Miền Tây Nam Bộ
Trong 10 năm trở lại đây, sầu riêng là một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và được mệnh danh là “cây tiền tỷ”, bởi lẻ chỉ với 1 ha sầu riêng, người nông dân đã có thể thu lãi từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng nếu chăm sóc đúng cách. Cây sầu riêng trồng được ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Tuy nhiên do điều kiện địa chất và khí hậu khác nhau nên ở mỗi vùng cần có những lưu ý riêng để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây Nam Bộ
Cây sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24 – 30 oC, độ ẩm không khí vào khoảng 75-80%. Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20-22 o C, ẩm độ 50-60%
Cây sầu riêng có thể trồng được ở nơi có lượng mưa từ 1.600-4.000 mm/năm , nhưng tốt nhất vào khoản 2.000 mm/năm. Cần chủ động được nguồn nước tưới trong những tháng mùa khô.
Kỹ thuật trồng sàu riêng không đòi hỏi khắc khe về cao độ. Tại Thái Lan trồng sầu riêng ở cao độ 30-300m so với mặt nước biển, tại Malaysia trồng sầu riêng ở cao độ 800m so với mặt nước biển, ở Việt Nam vùng Di Linh, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có cao độ vào khoảng 1.000m so với mặt nước biển cây sầu riêng vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, thời gian ra hoa ở vùng cao sau vùng đồng bằng từ 1 đến 2 tháng. Vì vậy, người dân ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có thể tận dụng ưu thế này làm trái sớm để bán được giá cao.
Cây sầu riêng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới. Đặc biệt sầu riêng là loại cây rất nhạy cảm với độ mặn, đất trồng và nguồn nước tưới tuyệt đối không được có hàm lượng muối cao hơn 0.02%. Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phải hết sức chú ý đến vấn đề này, chuẩn bị các thiết bị đo, theo dõi tình hình thủy văn và dự trữ nguồn nước tưới trong những tháng mùa khô (nước mặn xâm nhập).
Còn nhớ đợt hạn mặn đầu năm 2016 (là đợt hạn mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua) đã gây hậu quả vô cùng nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đã có 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long công bố thiên tai, trong đó các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu,…
Kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu đất trồng có độ PH từ 4.5 đến 6.5 nhưng nên điều chỉnh PH đất trong khoản 5.5 đến 6.5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora-palmivora gây bệnh xì mủ thối rể hại cây (đây là loại dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với cây sầu riêng, có thể làm chết cây trên diện rộng nếu không phòng trị đúng cách)
Cây sầu riêng ở vùng đồng bằng song Cửu Long chủ yếu được trồng trên nền đất phù sa (chiếm khoảng 30% diện tích) với đặt tính là thoát nước kém, cộng với hệ thống sông ngòi chằng chịt nên kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu phải đắp đê, đào mương, lên liếp và đắp mô để đạt hiệu quả cao (cây sầu riêng chịu ngập úng rất kém). Các bạn cần đắp đê sao cho đảm bảo vườn cây không bị ngập úng vào các đợt triều cường hàng năm, đào mương rộng 1-2m, liếp rộng 6-7m nếu trồng hàng đơn hoặc 8-9m nếu trồng hàng đôi.
Mô sầu riêng được đắp với đường kính 1-1.2m, cao 0.6-0.8m. Không nên đắp mô quá lớn, vì trong 1-2 năm đầu, rễ cây chưa ăn ra đến phía ngoài sẽ dễ làm chai đất (nhất là với các vườn sử dụng phân bón hóa học thường xuyên). Thay vào đó chỉ đắp mô vừa phải kết hợp bón phân hữu cơ và bồi mô hàng năm sẽ giúp cây sầu riêng phát triển tốt hơn.
Công đoạn này khá tốn kém, trung bình mỗi ha mất từ 30-50 triệu đồng tùy vào vị trí và hiện trạng đất trước khi cải tạo. Tuy nhiên, điều này tạo ra một lợi thế lớn so với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đó là việc xử lý cho trái nghịch vụ hàng năm. Sầu riêng nghịch mùa thường có giá bán rất cao, từ 80-120 nghìn/kg (cao gấp 2-3 lần chính vụ). Nếu được chăm sóc tốt, vườn cây đạt năng suất cao có thể mang về lợi nhuận trung bình 100 triệu đồng/1.000m 2 (tham khảo Kỹ thuật xử lý sầu riêng nghịch vụ)
Cây sầu riêng thuộc họ gòn, nên thân mềm dễ gãy đỗ. Vì vậy. nếu các bạn trồng ngoài đồng trống cần chọn các loại cây khác có chiều cao hợp lý, gỗ chắc, khó ngã đổ để trồng quanh vườn làm cây chắn gió.
Sầu riêng là cây lâu năm, tán rộng vì vậy kỹ thuật trồng sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long thông thường là 8 x 8 m/cây, tương đương mật độ 170 – 200 cây/ha. Tuy nhiên, xu thế hiện nay là trồng với khoản cách vừa phải (có thể là 7 x 7 thậm chí 6 x 6) để tận dụng diện tích đất (diện tích đất nông nghiệp/đầu người thấp) kết hợp với khống chế chiều cao của cây để tiện cho việc chăm sóc, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống sầu riêng, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao các bạn nên chọn những giống đã được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng như Ri6, Monthong, Chín Hóa hay chuồng bò hoặc các giống mới nhiều tiềm năng như Musang King, sầu riêng không mùi,…
Hoa sầu riêng có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo, nhưng trái sầu riêng tự thụ phấn sẽ nhỏ và dễ bị méo mó hơn thụ phấn chéo. Vì vậy kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu trồng ít nhất 2 giống trong cùng một vườn xen kẻ lẫn nhau để tận dụng việc thụ phấn chéo. Cần dựa vào điều kiện sản xuất và mục đích kinh tế để lựa chọn giống phù hợp (tham khảo Kỹ thuật chọn giống sầu riêng). Có thể bố trí giống theo các mô hình gợi ý như sau:
Sơ đồ 1: bố trí 2 giống với số lượng cây ngang nhau trên vườn.
Sơ đồ 2: Bố trí 2 giống sầu riêng trên vườn, cứ 2 hàng giống A (giống chủ lực) thì 1 hàng giống B.
Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc.
Để cây phát triển tốt kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu đào hố trồng trên mặt mô với kích thước 0.6 x 0.6 x 0.6 m, xử lý thuốc sát trùng và phơi đất từ 20-30 ngày trước khi xuống giống. Khi trồng cần bón lót 100-200g phân lân vào đáy mỗi hố trông, dùng 5-10 kg phân hữu cơ đã ủ oai với nấm trichoderma trộn với đất tốt để trồng cây. Đặt cây con vào hố trồng, lắp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giúp cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng.
Chú ý khi vận chuyển cây ra vườn trồng và khi tháo bỏ bao ni-lông phải thật cẩn thận để không làm tổn thương cây con, khi che nắng cho cây con không che quá 50% ánh nắng mặt trời (tốt nhất là che 30% nắng, ưu tiên che phía mặt trời lặn). Sau khi trồng cây xong cần dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dày 10-20cm để giữ ẩm cho đất, cách gốc cây 10-50 cm tùy cây lớn hay nhỏ để hạn chế nấm bệnh tấn công gốc cây.
Trong thời gian cây sầu riêng chưa khép tán, cỏ dại phát triển mạnh, kỹ thuật trồng sầu riêng khuyến khích tận dụng không gian để trồng xen các loại cây ngắn ngày phù hợp để nâng cao hiệu quả, lấy ngắn nuôi dài hoặc ưu tiên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công.
Tin Nn Tây Bắc: Dưa Chuột Vụ Đông Sớm Ở Bảo Thắng Cho Năng Suất Cao
Trong khi nhiều diện tích cây vụ đông của các địa phương khác mới xuống giống, thì diện tích dưa chuột vụ đông sớm của Bảo Thắng đã cho thu hoạch. Ảnh: Báo Lào Cai.
Vụ đông năm 2020, huyện Bảo Thắng triển khai trồng hơn 10 ha dưa chuột liên kết với đơn vị thu mua, tập trung tại các xã: Gia Phú, Sơn Hải, Thái Niên.
Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, nên dưa cho năng suất cao (từ 30 – 35 tấn/ha), với giá bán 5.000 đồng/kg, người trồng có thu nhập trên 150 triệu đồng/ha.
Xã Hòa Mạc trồng 20 ha khoai lang mật
Vụ đông năm nay, người dân xã Hòa Mạc (Văn Bàn, Lào Cai) đăng ký trồng khoảng 20 ha khoai lang mật, tăng 15 ha so với năm 2019.
Vụ đông năm nay nông dân xã Hòa Mạc trồng khoảng 20 ha khoai lang mật. Ảnh: Báo Lào Cai.
Cây khoai lang mật rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của đồng đất Hòa Mạc, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Năm 2019, cây khoai lang mật trồng thử nghiệm ở xã Hòa Mạc cho năng suất từ 15 – 20 tấn/ha, giá bán bình quân 6 nghìn đồng/kg, trừ hết chi phí người dân thu lợi từ 50 – 60 triệu đồng/ha. Đây là mức lợi nhuận lớn hơn nhiều so với những cây trồng truyền thống như ngô, lúa…
Hiện, người dân xã Hòa Mạc đã trồng được hơn 10 ha khoai lang mật, diện tích còn lại đang được làm đất và sẽ trồng trong thời gian tới. Được biết, Công ty Gia Bảo (Hà Nội) là đơn vị liên kết, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống, phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân trồng khoai lang mật ở xã Hòa Mạc.
Yên Bái gieo trồng gần 10 nghìn ha cây vụ đông
Theo ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn, tính đến 5/11, toàn tỉnh Yên Bái đã gieo trồng được gần 10 nghìn ha cây vụ đông.
Nông dân thị xã Nghĩa Lộ chăm sóc bầu ngô đông trước khi ra ruộng. Ảnh: Báo Yên Bái.
Trong đó, cây ngô đông trồng 6.000 ha, đạt 99,5% kế hoạch ( thành phố Yên Bái 90 ha, huyện Văn Yên 1.750 ha, thị xã Nghĩa Lộ 1.470 ha, huyện Lục Yên 780 ha, huyện Trấn Yên 550 ha, huyện Văn Chấn 60 ha, huyện Yên Bình 700 ha).
Cây khoai lang, tổng diện tích gieo trồng được 1.003 ha, đạt 104,8% kế hoạch (thành phố Yên Bái 20 ha, thị xã Nghĩa Lộ 135 ha, huyện Lục Yên 220 ha, huyện Văn Yên 150 ha, huyện Trấn Yên 50 ha, huyện Văn Chấn 125ha, huyện Yên Bình 303 ha).
Cùng với đó, rau màu các loại đã gieo trồng được 2.936 ha, đạt 84% kế hoạch (thành phố Yên Bái gieo trồng được 300 ha, thị xã Nghĩa Lộ 286 ha, huyện Lục Yên 550 ha, huyện Văn Yên 405 ha, huyện Trấn Yên 650 ha, huyện Văn Chấn 230 ha, huyện Yên Bình 515 ha).
Trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân gieo trồng vụ đông đúng khung thời vụ để có năng suất và sản lượng cao, đặc biệt là đảm bảo nguồn rau xanh phục vụ thị trường Tết.
Phát triển cây chè ở xóm Bà Rà
Trồng chè đem lại thu nhập ổn định cho một số hộ dân tại xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Ảnh: Báo Hòa Bình.
Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ông Phùng Đăng Phúc, xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) luôn trăn trở làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu chè Bà Rà.
Ông Phúc chia sẻ: Cách đây 16 năm, tôi là người đầu tiên đưa cây chè về trồng tại đất đồi Bà Rà. Tự tay trồng những hàng chè trên sườn đồi, chứng kiến cây chè sinh trưởng, phát triển xanh tốt đã tiếp cho tôi thêm niềm tin để vận động bà con trong xóm mở rộng diện tích. Chè Bà Rà có hương vị thơm, đặc biệt nước rất xanh, thậm chí nước chè sau khi pha để 2 ngày vẫn xanh. Hiệu quả kinh tế của chè cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác ở địa phương. Tuy nhiên, đến nay, cây chè phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Diện tích trồng chè hạn chế, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các xã lân cận.
Xóm Bà Rà có 87 hộ, 100% người dân trong xóm là người Dao. Năm 2019, thu nhập bình quân của xóm đạt trên 20 triệu đồng/người. Toàn xóm còn 15 hộ nghèo, chiếm 17,2%. Người dân Bà Rà chủ yếu phát triển chăn nuôi nông hộ, trồng rừng nên thu nhập chưa cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xóm đang là bài toán nan giải đối với cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn. Từ năm 2006 đến nay, một số hộ đã mạnh dạn trồng thử cây chè và nhận thấy cây chè phù hợp với điều kiện tự nhiên của xóm, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng rừng.
Hiện, tổng diện tích chè toàn xóm khoảng hơn 2 ha, có 4 hộ trồng, gồm các hộ: Phùng Đăng Phúc, diện tích 7.000 m2, Lý Sinh Sơn 6.000 m2, Lý Sinh Viên 6.000 m2, Lý Hữu Huy 3.000 m2. Theo các hộ trồng chè trong xóm chia sẻ, thổ nhưỡng, khí hậu của xóm Bà Rà phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây chè. Kỹ thuật chăm sóc chè cũng không yêu cầu cao. Trung bình một năm chỉ cần bón phân 1 – 2 lần. Do địa hình đồi dốc hiếm nước, nên có khi quanh năm người dân không tưới nước cho chè. Cây chè có khả năng chống lại các đối tượng sâu bệnh gây hại, 4 hộ trồng chè không phun thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm chè đảm bảo sạch 100%.
Gia đình ông Phùng Đăng Phúc trồng 7.000 m2 chè. Trung bình mỗi năm thu hoạch khoảng 14 lứa chè. Năng suất mỗi lứa 2 – 3 tạ búp chè tươi. Búp chè tươi sau khi thu hoạch gia đình tự sao bằng phương pháp thủ công. Chè khô bán với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/kg, chủ yếu bán cho người dân trong xã và các xã lân cận. Mỗi năm, gia đình thu được khoảng gần 100 triệu đồng từ trồng chè. Giá trị kinh tế từ cây chè đem lại cao hơn nhiều so với trồng ngô và trồng rừng.
Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn Nguyễn Khắc Thành cho biết: Mặc dù cây chè ở Bà Rà sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích chè còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Bà con thiếu vốn để đầu tư sản xuất, nguồn nước tưới chưa có, phụ thuộc vào tự nhiên. Các hộ trồng chè chưa có máy móc, thiết bị tiên tiến để chế biến chè khô. Hiện, cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn xác định chè là cây trồng thế mạnh của địa phương, hướng tới xây dựng thương hiệu chè sạch Bà Rà. Vì vậy, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tập trung mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tìm nguồn giống cây chè chất lượng, phù hợp với địa phương. Phối hợp Ngân hàng CSXH giúp bà con vay vốn đầu tư sản xuất. Năm 2021, sản phẩm chè sạch của xóm Bà Rà sẽ đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Cây chanh leo ở bản Tường Han
Hiện nay, bản Tường Han, xã Mường Do (Phù Yên, Sơn La) có trên 80% số hộ trồng cây chanh leo, với gần 60 ha đã cho thu hoạch, năng suất đạt từ 16-17 tấn/ha, sản lượng trung bình gần 1.000 tấn quả/năm.
Người dân bản Tường Han, xã Mường Do (Phù Yên) phân loại chanh leo trước khi xuất bán.
Cây trồng này đã góp phần nâng cao đời sống người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12% (năm 2020); nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ trồng chanh leo.
Ông Đinh Văn Viện, Trưởng bản Tường Han, cho biết: Trước đây, trên 130 ha đất sản xuất nông nghiệp, bà con chủ yếu trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, do năng suất cây trồng đạt thấp, nên đời sống còn nhiều khó khăn. Năm 2017, huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và phương pháp thu hoạch quả cây chanh leo do cho người dân trong xã. Sau đó, các hộ đã đăng ký trồng với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, được hỗ trợ giống, phân bón theo hình thức trả chậm và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiện, bản có trên 120 hộ dân trồng cây chanh leo, với gần 60 ha; có hộ thu nhập từ 150 – 300 triệu đồng/năm từ trồng chanh leo, như gia đình các ông: Lường Văn Lâm, Lường Văn Xứng, Đinh Văn Dân, Đinh Mạnh Hòa, bà Hà Thị Khuyên…
Theo người dân ở bản Tường Han, trồng cây chanh leo kỹ thuật không đòi hỏi quá cao, người trồng cần cắt tỉa lá thường xuyên, tạo độ thông thoáng, đủ ánh nắng cho giàn chanh leo, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo đã được tập huấn. Cây chanh leo lưu gốc trên 3 năm; sau 6 tháng trồng sẽ cho thu hoạch 9 tháng/năm (trừ 3 tháng mùa đông), năng suất từ 15-17 tấn/ha/năm, như vậy 1 ha trồng chanh leo có thu nhập từ 150-170 triệu đồng/năm. Quả chanh leo thường dùng để chế biến các loại thực phẩm, như: Nhân kẹo, nhân bánh, nước ép, siro chanh leo; lá cây chanh leo dùng làm trà và vỏ chế biến mứt vỏ sấy dẻo…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giống Lúa Bc 15 Thắng Lớn Ở Miền Tây trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!