Cập nhật nội dung chi tiết về Giới Thiệu Về Hoa Phong Lan mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nói đến Hoa Phong Lan là nói đến loài hoa với vẻ đẹp cao sang quý phái. Hoa Phong Lan là một loài thuộc họ nhà Lan. Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây:
Phong lan bám vào cành hay thân cây. Terestrials Địa lan mọc dưới đất. Lithophytes Thạch lan mọc ở các kẽ đá. Saprophytes Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục
Đặc điểm chung của họ nhà Lan
Họ nhà Lan có đặc điểm mà có thể dễ dàng nhận ra mặc dù có rất nhiều giống loài với hàng hàng đặc điểm khác nhau. Phần lớn hoa lan chỉ có 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi = lip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn.
Hương thơm của lan cũng đủ loại những thường có hương thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả. Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.
Mầu sắc của lan cũng hết sức đa dạng nào là thắm tươi, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.
Nhiều người thấy lan thường bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng lan là một loại tầm gửi (Parasite) nhưng thực ra lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và các tinh thể khác do nước mưa và gió vận chuyển tới.
Lan mọc ở khắp năm châu, bốn biển, từ miền gió tuyết lạnh lùng cho đến vùng sa mạc nóng bỏng, khô cằn, từ miền núi cao, rừng thẳm cho đến các đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các vùng sình lầy đâu đâu cũng có lan. Đa số lan ưa mọc tại các rừng cây nhiệt đới nhất là tại giẫy núi Andes miền Nam Mỹ và giẫy Hy mã lạp sơn thuộc Á châu. Những nơi này, phần đông cao từ 3000 bộ đến 7000 bộ và nhiệt độ thay đổi từ 50 đến 90°F và mỗi tháng mưa ít nhất là 3-4 inches nước.
Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Sở dĩ chúng tôi phải dùng chữ khoảng chừng vì hiện nay lan còn mọc ở nhiều nơi thâm sơn cùng cốc chưa ai biết đến. Riêng tại Việt Nam, trong những thập niên vưà qua người ta đã tìm thấy mấy cây chưa từng có trong danh mục hoa lan quốc tế. Đó là những cây Christensonia viêtnamica, Renanthera citrina, Paphiopedilum helenae, Paphiopedilum vietnamense và Paphiopedilum hiepii.
Ý nghĩa của hoa lan
Hoa lan có thể truyền đạt nhiều thông điệp, nhưng lịch sử ý nghĩa của hoa phong lan bao gồm sự giàu có, tình yêu,và vẻ đẹp. Đối với người Hy Lạp cổ đại, hoa lan vinh danh những anh hùng, và sau khi sự gia tăng phổ biến của những bộ sưu tập phong lan ở Anh thời Victoria, ý nghĩa của hoa phong lan chuyển dần dần trở thành biểu tượng của sự sang trọng. Hoa lan cũng đã được cho rằng là một vị thuốc chữa các bệnh khác nhau và phòng bệnh, cho phép con người tránh khỏi bệnh tật. Người Aztec uống một hỗn hợp của hoa phong lan vani và sô-cô-la để cung cấp cho họ quyền lực và sức mạnh, và người Trung Quốc tin rằng hoa lan có thể giúp chữa trị bệnh phổi và ho.
Ngày nay, ý nghĩa của hoa phong lan được coi là một biểu tượng của vẻ đẹp hiếm thấy và tinh tế. Hoa lan là loại hoa được trồng để làm đẹp cho ngôi nhà phổ biến nhất, cùng với hoa lily. Sự quyến rũ và huyền bí của hoa lan làm cho những người nhận được hoa lan thích thú, mà các loại hoa khác không có khả năng gây ấn tượng với người nhận theo cách mà hoa phong lan có thể. Trong số các loại hoa được biết, hoa lan chiếm một vị trí đặc biệt như là một trong những loài hoa lôi cuốn và quyến rũ, làm cho chúng trở thành một sự lựa chọn đặc biệt khi bạn muốn thể hiện tình cảm với những người quý giá trong cuộc sống của bạn.
Giới Thiệu Về Lan Hài
Giống Lan Hài Paplliopedilum gồm hơn 66 loài phân bố từ Ấn Độ, New Ghine và vùng Đông Nam Á, người Pháp gọi loài thuộc giống này là Hài vệ nữ Sabot de Venus và người Anh dùng với ý nghĩa tương tự Lady’s slippers
Họ phụ: Cypripedioideae. Tông Cypripedieae.
Ở Việt Nam có ít nhất 10 loài lan Hài, trong đó có 1 loài đặc hữu được cả thế giới ưa chuộng là hài hồng (Paphiopedilun Delenatii). Trước đây loài này rất hiếm nhưng từ năm 1993 trở lại đây, loài này được phát hiện có nhiều ở vùng căn cứ Bác Ái thuộc huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), vùng Hòn Nhạn (Phú Yên) và Krông Bông (Đaklak).
Ba loài cho màu sắc đẹp có giá trị thương mại hiện nay đang khai thác nhiều là Paphiopedilum Callosum (Vân Hài), Paphiopedilum Vilosum (Kim Hài) và Paphiopedilum Appletonianum (Hài cánh sen).
Quê hương của 3 loài lan Hài đẹp thông dụng là vùng cao nguyên Nam Trung Bộ có cao độ thấp hơn 1000m, trải dài từ Di Linh đến Lang Hanh. Nếu như loài Paphiopedilum callosum (Vân hài) chỉ mọc trên đất dựa suối, thì loài Paphiopedilum appletonianum chỉ mọc trên những hốc đá, dưới thác nước cao, còn loài Paphiopedilum villosum lại ở dạng trung gian có thể mọc trên đất và trên cây hay trên đá.
Hai loài P. callosum và P.appletonianum có dạng lá gần giống nhau nhưng phát hoa và hoa của chúng rất khác nhau. P.callosum có phát hoa trung bình 20cm, trong khi P. appletonianum có phát hoa dài 40-50cm. Cả 3 loài đều cho 1-2 hoa trên 1 trục phát hoa với đường kính 10-15cm.
Paphiopedilum thích một nhiệt độ mát và ẩm từ 18oC – 21oC. Cây thích ẩm, nhưng không chịu úng, ánh sáng cần thiết khoảng 30% với cường độ 8.000-10.000 Lm/m2. Giá thể cấu tạo như Hạc đỉnh, dinh duỡng phân bón cũng tương tự. Các loài thuộc giống này không có mùa nghỉ vì thế phải tưới nước rất đều đặn 3 lần/ngày trong mùa nắng và 2 lần/ngày vào mùa mưa. Paphiopedilum là lan có pH của giá thể và nước tưới cao, pH từ 6,5 đến 7.
Paphiopedilum có căn hành dưới đất, nên có khả năng mọc con như một số loài tre. Việc nhân giống được tiến hành khi cây con đã đến tuổi trưởng thành, có thể tách cây con ra khỏi cây mẹ với một ít giá thể có bám rễ và trồng vào một chậu khác.
Vì cùng chung một họ: Cypriprediae và hoa lại trông hơi giống nhau, cho nên nhiều người gọi chung 5 loại: Cypripedium, Mexipedium, Paphiopedilum, Phramipedium và Selenipedium đều là Nữ hài hay Vệ hài “Cyps”. Sở dĩ loài hoa này có tên kể trên bởi vì hình dáng giống như một chiếc hài và do chữ Hy Lạp mà ra: Paphos = Venus (Vệ nữ) Pedilon = sandal (giầy dép) và thường được gọi chung là Lady’s Slipper Orchids. Giống lan này hoa lâu tàn, có khi tới 2 tháng. Nữ hài Paphiopedilum có khoảng chừng 75 giống mọc ở Á Châu, Việt nam có khoảng trên 20 giống, trong đó có vài cây lai giống do thiên nhiên.
Giới Thiệu Về Địa Lan Kiếm
Về hình thái bên ngoài, địa lan kiếm Cymbidium là những loài thân thảo, đa niên, đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ.
Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ mọc ở cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ.
Thân ngầm của chúng (căn hành) thường ngắn, nối những củ lan với nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con. Do đó người ta xếp Cymbidium vào nhóm lan đa thân (sympodial).
Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 cm đến 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá.
Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng thực đính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài loài không có cuống lá.
Tùy theo từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có gân dọc nổi rõ hay chìm trong thịt lá. Một số loài ít chịu rợp có phiến lá màu xanh vàng, còn lại thường là xanh đậm. Bản lá và độ dày của lá thay đổi tùy theo từng loài: các loài sống ở trảng trống có lá hẹp và dày hơn các loài ưa bóng rợp. Lá có dạng dải, dạng mũi mác, dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành 2 thùy. Kích thước của bản lá biến động từ 0,5 cm đến 6 cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10 cm đến 150 cm.
Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra 2 phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa.
Chồi hoa và chồi thân phát triển đồng thời
a/ Chồi hoa
b/ Chồi thân
Cọng phát hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng. Chiều dài của phát hoa từ 10 đến hơn 100 cm. Cành hoa mang từ vài đến vài chục búp hoa xếp luôn phiên theo đường xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ lớn, bắt đầu dang xa khỏi cọng hoa, xoay nửa vòng tròn để đưa cánh môi xuống dưới rồi bắt đầu nở. Thoạt nhìn, hoa Cymbidium có 5 cánhgần giống nhau, thực ra chỉ có 2 cánh hoa ở bên trong, còn lại là 3 lá đài ở bên ngoài, có cấu trúc và màu sắc giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3 chuyên hóa thành cánh môi, màu sắc rực rỡ hơn, xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình ống. 2 thùy bên ôm lấy trụ, thùy thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo thành hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến hút mật và thụ phấn cho hoa. Giữa cánh môi có 2 gờ dọc song song màu vàng. Tận cùng bên trong có dĩa mật và đôi khi có những tuyến tiết mùi hương.
Hình thái ngoài và cấu trúc hoa Cymbidium
Hoa Cymbidium lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một trụ nhị – nhụy (hay trục hợpnhụy) hình bán trụ hơi cong về phía trước. Nhị ở trên cùng, mang 2 khối phấn màu vàng, có gót dính như keo. Khối phấn được đậy bởi một nắp màu trắng ngà dễ mở rời. Hộc chứa phấn khối của trục hợp nhụy cách với nuốm nhụy bởi một cái gờ (mỏ) nổi lên. Cấu trúc này bắt buộc trong tự nhiên hoa Cymbidium chỉ thụ phấn được nhờ côn trùng.
Sau khi thụ phấn, hoa xoay dần về vị trí cũ, bầu noãn phình lên tạo thành quả. Quả lan là một nang có 3 góc, bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt. Khi chín, quả mở theo 3 đường góc và gieo vào không khí những hạt như bụi phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện ẩm độ, ánh sáng thích hợp và có nấm cộng sinh tham gia, hạt sẽ nẩy mầm phát triển thành cây mới…
LỊCH SỬ TẠO GIỐNG
Số lượng giống lai tự nhiên – đã được thu thập – rất phong phú. Con lai tự nhiên có thể là kết quả của 2 loài giao phấn với nhau hoặc của các dòng trong cùng một loài giao phấn nhờ côn trùng. Điều kiện để một phép lai có thể xảy ra trong tự nhiên là 2 cá thể phải giống nhau về mùa hoa, cùng khu phân bố và cùng kích thước hoa. Điển hình nhất là cây lai Hồng Hoàng, con lai tự nhiên giữa cây Hồng lan (Cym. insigne) và cây Hoàng lan (Cym. giganteum). Bản thân nhóm Hồng Hoàng có rất nhiều dạng khác nhau về màu sắc cánh hoa và sắc tố đỏ trên cánh môi. Tuy nhiên, phải nhờ đến bàn tay con người, những phép lai giữa các loài rất cách biệt nhau mới có thể thực hiện. Việc tạo giống Cymbidium phát triển theo tiến trình thu thập giống hoang dại, nhờ có sự hỗ trợ của những tiến bộ sinh học, đã đạt được những kết quả không ngờ.
Khoảng đầu thế kỷ này, một số lan rừng đã được thu thập từ các vùng rừng nhiệt đới đưa về trồng ở châu Âu. Từ những giống hoang dại đó, những phép lai đã được thực hiện. Mục tiêu của những phép lai này là tạo được những giống có đặc tính kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao như hoa nhiều, lớn, bền, màu sắc sặc sỡ. Đó cũng chính là lý do tại sao Cymbidium không phải là cây nguyên sản ở châu Âu nhưng các giống lai được nuôi trồng để cắt cành ở đây lại có số lượng rất lớn so với các châu lục khác.
Cây Cymbidium lai đầu tiên xuất hiện năm 1889 là cây Cym. eburneolowianum (Cym. eburneum x Cym.lowianum). Trong 20 năm tiếp theo, chỉ xuất hiện thêm 14 con lai nữa nhưng chúng không có giá trị cao lắm. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, người ta tìm thấy ở Miến Điện và Đông Dương nhiều loài giá trị, nhất làCym. Parishii, Cym. insigne, Cym. erythrostylum (Bạch hồng) có màu sắc từ trắng đến hồng, chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các con lai đẹp sau này.
Cym. hookerianum và Cym. lowianum đã được dùng để tạo ra những giống hoa màu xanh. Cym. eburneum (Bạch lan) và Cym. insigne (Hồng lan) đã cho ra các giống màu trắng và màu hồng. Cym. traceyanum cho ra các giống màu vàng. Cym. ansonii cho ra những giống màu đỏ và màu hồng. Cym. Parishiiđược dùng để tạo ra những giống có cánh môi đỏ thắm như Cymbidium Miretta.
Những công trình lai tạo, chọn giống Cymbidium vào đầu thế kỷ này đáng kể nhất là của H. G. Alexander, đã cho ra đời cây lai Cym. Alexanderi Westonbirt (Cym. eburneolowianum x Cym. insigne). Cây này cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra các giống mới màu trắng, hồng, vàng, xanh, nhất là những giống ra hoa vào mùa thu và mùa đông. Cùng thời gian này, còn có cây lai Cym. pauwelsii (Cym. insigne x Cym. lowianum), là cây đầu dòng để tạo ra những giống có phát hoa lớn và sức phát triển mạnh như Cym. Babylon (Cym. Olympus x Cym. Pauwelsii). Đến lượt mình, Cym. Babylon lại là cây đầu dòng thông dụng để tạo ra những giống mới có màu sắc rực rỡ.
Những năm gần đây có khuynh hướng tạo ra những giống Cymbidium có màu sắc tinh khiết, không có sắc tố đỏ cả trên cánh môi. Do đó, sẽ có những giống chỉ có màu vàng, xanh hay trắng. Phương pháp để đạt kết quả này là hồi giao nhiều lần với Cym. lowianum var. Concolor (Thanh ngọc). Một hướng lai tạo khác không kém lý thú là tạo ra những giống với nhiều màu sắc rực rỡ phối hợp với nhau: màu 2 cánh hoa và cánh môi khác với màu của 3 lá đài, hoặc cánh hoa có nhiều màu tạo thành các đốm khảm. Về hình dạng hoa thì ngày càng có những giống lai mới có cánh hoa và lá đài tròn , hoa kín và tròn. Hoa nhiều trên một cành và độ bền của hoa cắt cành cũng là những đặc điểm được quan tâm khi chọn tạo giống.
Một nhóm Cymbidium khác có kích thước thân, lá, hoa nhỏ hơn, gọi chung là Cymbidium miniature, cũng được lai tạo ra và chiếm một vị trí đáng kể cạnh nhóm hoa lớn, do chúng thích hợp với điều kiện nhà ở ngày càng chật hẹp hiện nay. Những cây đầu dòng để tạo giống trong nhóm này có thể kể Cym. Devonianum (Gấm ngũ hồ); Cym. ensifolium (Mặc lan); Cym. Pumilum và Cym. tigrinum. Cym. Devonianum cho ra những giống có cành hoa buông thõng, màu xanh, vàng và nâu, cánh môi có bệt đỏ đậm; Cym. ensifolium được khai thác ở 2 đặc tính di truyền là mùa hoa (cuối hè và thu) và hương thơm. Cym. tigrinum cho ra những con lai nở hoa mùa xuân, cây thấp lùn, lá ngắn, giả hành nhỏ, hoa màu xanh đến vàng. Nhưng đáng kể nhất vẫn là Cym. Pumilumđã cho ra nhiều giống miniature màu sắc phong phú. Ưư điểm của nhóm hoa nhỏ này là yêu cầu không khắt khe lắm về nhiệt độ thấp để phân hóa hoa nên có thể nuôi trồng rộng rãi hơn ở nước ta.
Giữa những nhóm hoa lớn và hoa nhỏ cũng đã có những phép lai, tạo ra những giống Cymbidium kết hợp được đặc điểm của cả 2 nhóm: hoa lớn trung bình, số lượng hoa trên một cánh nhiều, dễ trồng trọt và năng suất hoa cao.
Việc lai tạo giống không ngừng lại ở việc thụ phấn, gieo hạt đơn giản mà còn dùng đến những kỹ thuật sinh học hiện đại để tạo ra nhiều giống đa bội… Cymbidium cũng là chi đầu tiên của hoa lan được áp dụng thành công phương pháp cấy đỉnh sinh trưởng và nhân giống vô tính hàng loạt trong ống nghiệm để có số lượng cây giống lớn, đồng nhất và sạch bệnh trong một thời gian tương đối ngắn.
Do đó, muốn phát triển việc nuôi trồng Cymbidium ở quy mô lớn hoặc để tạo ra những giống mới, cần thiết phải có một phòng thí nghiệm với đầy đủ hóa chất, thiết bị nhân cấy cây trong ống nghiệm. Đây là một bộ phận không thể thiếu được của bất kỳ cơ sở trồng lan nào trên thế giới.
CYMBIDIUM TỰ NHIÊN
Theo những kết quả điều tra định loại trước đây chi Cymbidium trong cả nước ta có khoảng 12 loài. Về mặt hình thái, có thể nói tất cả những loài này đã và đang được nuôi trồng tại Đà Lạt. Qua việc khảo sát trong tự nhiên, các loài này đều có khu phân bố với những qui luật chi phối đặc trưng, có số lượng cá thể khá lớn. Từng loài có các yếu tố cách ly rõ rệt với loài khác. Từ những khác biệt về cách sống, mùa hoa, màu sắc… cho đến những khác biệt về cơ quan sinh sản… đã giúp cho việc hình thành và ổn định các loài Cymbidium tự nhiên trên các vùng rừng núi Lâm Đồng – Đà Lạt.
Có những cá thể hay dòng vô tính của một hay một số biến chủng nào đó trong tự nhiên đã được sưu tập nuôi giữ, nhưng chưa có thể xem xét chúng nằm ở bậc phân loại nào trong hệ thống phân loại học thực vật. Cũng còn có những biến chủng giống nhau hay khác nhau về nhiều mặt, chịu tác động của những cơ chế cách ly độc đáo, nhưng hiện nay chưa thể tìm gặp được khu phân bố vì thảm rừng đã bị tàn phá nặng nề. Đó cũng là một trong những khó khăn, cần có điều kiện, thời gian và sự kiên trì của những người quan tâm, yêu thích mới có thể giải quyết được.
Giới thiệu về những loài Cymbidium tự nhiên, chúng tôi có hoài bão giúp ích phần nào cho những ai ham thích sưu tập lan rừng. Chúng tôi cố gắng mô tả các đặc điểm phân loại và môi sinh của chúng một cách chính xác nhất trong chừng mực những tài liệu thu thập được cũng như những quan sát thực tế cho phép. Qua đó, chúng tôi hy vọng người trồng lan có thể có thêm tài liệu về phả hệ của các giống lan mình đang trồng, từ đó có những biện pháp kỹ thuật đáp ứng chính xác hơn yêu cầu sinh lý, sinh thái của từng giống nhằm đạt được năng suất hoa cao nhất.
Giới Thiệu Chung Về Đất Nước Hà Lan
Nhắc đến cánh đồng hoa tu-líp, cối xay gió, chợ pho mát, guốc gỗ, gốm Delf Blue, danh họa Rembrandt, cách thức quản lý nước, cơ lốc màu da cam, những thành phố hiện đại với cộng đồng đa văn hóa chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Hà Lan, một quốc gia nhỏ nhưng có nhiều biểu tượng nổi tiếng thế giới.
Tên nước Hà Lan (tiếng Hà Lan: Nederland, tiếng Anh: Rotterdam,
1. Đất nước 2. Khí hậu 3. Địa lý 4. Con người 5. Cơ quan đại diện Hà Lan tại Việt Nam 6. Đại sứ quán Việt Nam ở Hà Lan
1
Đất nước
Tên chính thức của Hà Lan là Vương quốc Hà Lan. Vào năm 1795 vùng đất này được người Pháp chinh phục và trở thành Cộng hòa Batavian. Năm 1806 Napoléon đề cử em trai Louis lên làm vua. Sau khi Napoléon thất bại Hà Lan trở thành vương quốc. Thời gian đó vùng đất này được gọi là Holland nhờ những đóng góp lớn cho kinh tế và thịnh vượng của toàn quốc gia. Vì thế nên Holland cũng được sử dụng để chỉ cả nước Hà Lan.
Hà Lan có 12 tỉnh. Thủ đô là Amsterdam, trung tâm của kinh tế, du lịch và nghệ thuật. Amsterdam ngày nay phát triển rực rỡ trở thành trung tâm thương mại toàn cầu. Thủ đô Hà Lan có nhiều kiệt tác kiến trúc thu hút khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới. Amsterdam tự hào có sân bay Schiphol, rộng lớn và bận rộn nhất thế giới. Amsterdam là nơi mà 780.000 người từ 180 quốc gia đến sinh sống và kinh doanh. Trong khi đó Rotterdam lại nổi tiếng nhờ cảng biển lớn nhất thế giới.
Vị trí Hà Lan trên bản đồ thế giới Quốc gia nhỏ này được biết với những thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực và đứng thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới trong các lĩnh vực về đời sống, việc làm và giáo dục. Hà Lan là một trong những nền kinh tế mở cửa rộng nhất thế giới và đứng thứ năm về xuất khẩu toàn cầu. Heineken,
Thông tin cơ bản về đất nước Hà Lan trong tương quan so sánh với Việt Nam.
Các mục Hà Lan Việt Nam
Tên tiếng Anh The Netherlands Socialist Republic of Vietnam Diện tích 41.543 km2 331.210 km2 Dân số 17,02 triệu (2016) 92,7 triệu (2016) Tuổi thọ bình quân 81,71 tuổi (2015) 75,78 tuổi (2015) Thủ đô Amsterdam Hà Nội Ngôn ngữ Tiếng Hà Lan, Frisian Tiếng Việt GDP 770,8 tỷ USD (2016)[1] 202,6 tỷ USD (2016)[2] GPD bình quân đầu người 45.294,78 USD (2016) 2.185,69 USD (2016) Mã vùng điện thoại +31 +84 Điện 230V/50HZ 220V/50Hz Đơn vị tiền tệ Đồng euro, ký hiệu € Đồng, ký hiệu VND
Cối xay gió một trong những biểu tượng của đất nước Hà Lan Trở về nội dung chính
2
Khí hậu
Khí hậu ở Hà Lan dễ chịu, trung bình từ 1° đến 3°C vào tháng 1 và từ 18° đến 19°C vào tháng 7. Du lịch luôn là trải nghiệm cho tâm hồn con người dù là thành phố hiện đại hay vùng nông thôn xanh ngát nơi đâu ở Hà Lan cũng là vùng đất của hoa tươi xinh đẹp.
Trở về nội dung chính
3
Địa lý
Hà Lan có biên giới phía đông giáp Đức, phía nam giáp Bỉ, còn phía tây và phía bắc là biển Bắc. Địa hình Hà Lan bằng phẳng, xen kẽ là những ngọn đồi thấp ở Miền Trung và miền Nam. Hơn nữa Hà Lan lại giáp biển nên nó có khí hậu đặc trưng của biển. Mùa hè thời tiết mát mẻ, mùa đông trời xanh thơ mộng với thời tiết ôn hoà, dễ chịu, nhiệt độ thấp khoảng dưới 5.
Hà Lan có đường bờ biển dài với rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên, những thành phố, làng quê thơ mộng và trù phú. Những người yêu thích thể thao dưới nước như luớt ván, bơi thuyền hay bơi lội có thể tìm được nhiều điểm vui chơi trên các bãi biển, hay các sông hồ nằm rải rác trên khắp đất nước.
Amsterdam trung tâm kinh tế văn hóa
Trở về nội dung chính
4
Con người
Người Hà Lan cũng rất thích đi du lịch bằng thuyền và xe đạp. Nơi đây, người ta xây dựng hàng ngàn km đường dành riêng cho những người thích khám phá thiên nhiên theo hành trình xe đạp. Dọc theo những con đường này, bạn có thể say ngắm thiên nhiên, thả hồn theo những cánh đồng hoa tulip, dạ hương và hoa thuỷ tiên bạt ngàn. Bạn sẽ luôn bận rộn với việc học tập nhưng không có nghĩa là bạn không có thời gian để tìm hiểu cuộc sống và đi du lịch các vùng lân cận. Văn phòng du lịch sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn bản đồ các điểm vui chơi, giải trí ở Hà Lan.
Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức và tiếng Anh được sử dụng phổ biến kể từ khi quốc gia này khuyến khích giao tiếp bằng 2 ngôn ngữ.
Nhà ở của người Hà Lan
Trở về nội dung chính
5
Cơ quan đại diện Hà Lan tại Việt Nam
1. Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 7 Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm – Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 84-04-38315650 Fax: 84-04-38315655 Email:
Trung tâm tiếp nhận Thị thực Hà Lan tại Hà Nội Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, 100000 Việt Nam ĐT: 0084-28- 35212002
Thời gian nộp đơn: 08:30 -12:00 và 13:00 – 15:00 giờ (từ thứ 2 tới thứ 6) trừ ngày lễ Thời gian nhận hộ chiếu: 13:00 -16:00 giờ (từ thứ 2 tới thứ 6) trừ ngày lễ
2. Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Ho Chi Minh City Saigon Tower, Suite 901, 29 Le Duan, Dist.1. Điện thoại: 08-38235932 Fax: 08-38235934 Email:
Trung tâm tiếp nhận thị thực Hà Lan tại Tp.HCM Tòa nhà Resco – Lầu 4 94-96, Đường Nguyễn Du Phường Bến Nghé, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, 700000 Việt Nam ĐT: 0084-28-35212002
Thời gian nộp đơn: 08:00 – 12:00 and 13:00 – 15:00 giờ (từ thứ Hai tới thứ Sáu) trừ ngày lễ Thời gian nhận hộ chiếu: 13:00 – 16:00 giờ (từ thứ Hai tới thứ Sáu) trừ ngày lễ
Trở về nội dung chính
6
Đại sứ quán Việt Nam ở Hà Lan
Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan: Địa chỉ: Nassauplein 12, 2585 EB The Hague. Điện thoại: +31-70-3648917/+31-70-3644300/+31-64-1779885 Fax: (31-70) 3648656 Email: Website: http://www.vietnamembassy.nl/
[1] [2]
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giới Thiệu Về Hoa Phong Lan trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!