Đề Xuất 6/2023 # Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vừa qua, Cty Behn Meyer (BM) cùng hơn 100 nông dân trồng bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre đã tổng hợp đút kết ra quy trình bón phân giúp canh tác bưởi đạt hiệu quả cao.

Ông Tạ Duy Linh, đại diện Cty BM cho biết: Bưởi da xanh ở Bến Tre mang trái chuyền vì vậy, Cty chúng tôi đã hoàn thiện một quy trình bón phân của Cty BM cho bưởi da xanh chỉ dành riêng cho tỉnh Bến Tre. Quy trình bón phân dành cho bưởi nuôi trái chuyền, được tổng kết từ tất cả nông dân đã cộng tác với Cty chúng tôi trong suốt những năm vừa qua. Sản phẩm Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace của Cty BM sử dụng được cho mọi giai đoạn của cây.

Quy trình bón được đút kết như sau, để giúp cây phục hồi sau thu hoạch: Bón Entec 20-10-10+3s. Phân hóa mầm hoa bón Nitrophoska: 15-15-15+2s kết hợp phun Hakaphos 12-34-14 nhằm giúp cây tạo mầm hoa tốt ra hoa đồng loạt. Phun mỗi lần cách nhau 7 ngày trước khi làm bông.

Khi lá già tiến hành cắt tỉa cành nhện (cành mang trái) vị trí cắt từ vị trí giao cành ra 4-5 mắc lá. Khi nhú mầm hoa tiến hành phun Bospholiar Kelp+ Bospholiar Boron để tăng cường khả năng thụ phấn và hạn chế méo trái (phun 3 lần từ khi ra hoa đến khi hoa nở 30% trở lên, hoa đã đậu trái non).

Ở giai đoạn trái non, từ 1-2 tháng khi đậu trái bón Nitrophoska 15-15-15+2s kết hợp phun bổ sung Bospholiar Combi tipp 9N+15Cao+TE. Phun định kỳ 10-15 ngày từ khi đậu trái đến khi trái lớn, giúp trái lớn nhanh, trái đồng đều, bóng bẩy, mỏng vỏ, đẹp trái. Đặc biệt, bổ sung canxi phun qua lá giúp hạn chế thối trái, nứt trái.

Giai đoạn từ trái 3 tháng tuổi, bón phân Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỷ lệ bón 3:1). Giai đoạn trái từ 4-5 tháng, bón Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỷ lệ bón 2:1). Giai đoạn thúc trái cuối, bón Nitrophoska 15-15-15+2s + Fruit Ace (tỉ lệ bón 1:1). Sau khi cắt trái bà con bón lại Entec 20-10-10+3s để phục hồi lại cây.

Ông Ngô Ngọc Thanh ở ấp Long Trị xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) cho biết: “Diện tích trồng bưởi của tôi là 6.000 m2. Bưởi 4 năm tuổi và 16 năm tuổi. Tôi sử dụng phân bón của Cty BM đến nay đã trên 7 năm. Từ khi ra trái non đến khi thu hoạch tôi đều bón 3 số 15 (Nitrophoska 15-15-15+2s) cộng thêm Kali. Qua 7 năm sử dụng thì tôi thấy vườn đạt hiệu quả cao nên tôi tin dùng. Tôi thấy bưởi cho mẫu mã trái đẹp, nặng trái và độ ngọt rất cao”.

Còn ông Đào Văn Minh canh tác 8.000 m2 bưởi da xanh ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành cho biết thêm, chất lượng trái rất ngon, vỏ mỏng, ruột hồng, mọng nước, ké dài tuổi thọ và sản lượng cao. Gần 10 năm qua, từ khi chuyển sang sử dụng phân bón của Cty BM, ông Minh rất phấn khởi vì trái bưởi trong vườn luôn đẹp bán cho thương lái giá đều cao hơn so với thị trường từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Chia sẻ thêm về quy trình bón phân BM đạt hiệu quả cao ông Minh nói: “Quy trình bón phân của tôi có nhiều giai đoạn vì ở đây tôi cho trái rải vụ. Trên cây có nhiều lứa trái. Tôi sẽ xem trên cây số lượng trái nào nhiều thì tôi sẽ chọn phân bón theo nhu cầu của trái đó. Thí dụ sau thu hoạch thì tôi sẽ bón Nitrophoska 20-10-10. Trước khi ra hoa thì tôi sẽ bón Nitrophoska 15-15-15+2s. Sau khi đậu trái non thì tôi sẽ bón 24-8-7. Khi trái được khoảng 3 tháng tuổi thì tôi sẽ bón 12-12-17, hoặc 12-8-16. Khi còn khoảng 2 tháng nữa chín thì tôi sẽ bón hai dòng phân là 15-5-20 và 15-3-20 để cho hàm lượng Kali cao để trái tốt, ngọt…”.

Ngoài ra, ông Minh bón thêm dòng phân hữu cơ định kỳ 3 tháng 1 lần. Như Gowil 3-3-3 xen kẽ với NPK. Hiệu quả là cây tốt bền, tuổi thọ cây kéo dài, năng suất sẽ cao hơn. Những dòng phân khác mà lúc trước ông từng bón, 8 công chỉ cho khoảng 20 tấn. Khi sử dụng phân của BM thì vườn nhà ông Minh năm nay đạt trên 30 tấn trái.

Nói về những tâm đắc về vườn bưởi của mình, ông Lê Văn Hùng ở ấp 3, xã An Phước (Châu Thành) chia sẻ: Hiện trong vườn tôi có 2 lứa bưởi. Lớn 22 năm nhỏ 13 năm tuổi. Sau khi sử dụng phân bón của Cty BM đến nay đã 8 năm, tôi thấy màu sắc vỏ bưởi xanh hơn. Ruột bưởi đỏ hơn và trái nặng hơn. Đặc biệt, khi rải phân của Cty BM lá bưởi xanh dày dễ ra bông và thuận lợi đậu trái.

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Bưởi Da Xanh

Bưởi Da Xanh được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5-6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

Bón phân cho bưởi được chia ra làm 3 giai đoạn (trừ giai đoạn vườn ươm), tùy theo đặc điểm từng loại đất và tình hình sinh trưởng phát triển của cây mà điều chỉnh lượng phân cho phù hợp.

Giai đoạn bón lót trước khi trồng

Lượng phân bón cho 1 hố trồng

Sau 1 tháng trồng, sử dụng phân bón lá Wokozim dạng lỏng pha với liều lượng 500ml cho 400 lít nước phun ướt đẫm lá, thân cây.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm thứ 1 đến năm thứ 3): Chia ra làm 4 đợt bón (bắt đầu từ đầu mùa mưa):

Sử dụng kết hợp với phun định kỳ 15-20 ngày/lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lượng phân bón cho 1 cây/ năm có thể tham khảo bảng sau:

Giai đoạn kinh doanh (tính từ năm thứ 4): lượng phân bón cần căn cứ vào tuổi cây và năng suất của vụ trước, có thể chia ra làm 5 đợt bón:

Đợt 1: sau thu hoạch: 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

Đợt 2: một tháng trước khi cây ra hoa: 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

Đợt 3: sau khi đậu quả: 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

Đợt 4: giai đoạn nuôi trái: 25% đạm + 25% kali.

Đợt 5: một tháng trước khi thu hoạch: 25% kali.

Lượng phân bón cho 1 cây/ năm có thể tham khảo bảng sau:

Lưu ý: Bón phân phù hợp nhất là ở thời điểm khi đọt bưởi già, không nên bón vào lúc cây đang ra đọt non, vì lúc này cây đang ra rễ cám, bón phân sẽ gây ảnh hưởng đến bộ rễ non; hoặc thời điểm mưa dầm, bão cũng không nên bón phân hóa học vì lúc này rễ bưởi không phát triển, bón phân sẽ hư rễ làm cây bị suy kiệt.

Kết hợp phân bón lá ( 4 – 5 lần/vụ ở giai đoạn sau khi đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh:

1/ Rệp sáp:

Rệp sáp thường ở trên cành non, quả để chích hút nhựa, ngoài ra nơi chúng thải phân ra chúng còn kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và quả. Trong điều kiện tự nhiên, rệp sáp chưa gây hại đáng kể, tuy nhiên khi mật độ cao cần phun một số hoạt chất phòng trừ hiệu quả như: Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC ), sử dụng dầu khoáng để phá vỡ lớp sáp bên ngoài.

2/ Nhện hại lá và quả:

Nhện gây hại trên lá và quả nên phát hiện thật sớm, nhất là khi vừa đậu trái, có thể sử dụng 1 trong các loại hoạt chất sau đây để trừ nhện: Sulfur (Sản phẩm ), Pyridaben, Fenpropathrin, Hexythiazox,…

3/ Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau. Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho bệnh loét vi khuẩn xâm nhập, làm lá bị rụng.

Phòng trừ: Bảo vệ loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng sâu vẽ bùa. Tỉa cành cho ra lộc tập trung, chóng thành thục để hạn chế sự phá hoại của sâu. Phun thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl ().

3/ Bệnh ghẻ nhám:

Trồng cây không bị nhiễm bệnh, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành mang bệnh ra khỏi vườn đốt, tiêu huỷ mầm bệnh. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng hoặc gốc Sulfur (sản phẩmSulfex 80WG ).

4/ Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư phát triển và gây hại nhiều trong mùa mưa

Phòng trừ: Hàng năm, sau thu hoạch nên tỉa cành cho thông thoáng, loại bỏ và tiêu hủy các lá và trái bị bệnh. Khi phát hiện cây bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau (phun khi bệnh mới chớm): Sulfur (), Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb,…

4/ Bệnh Tristeza:

Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hoá.Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh và tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ sâu đã khuyến cáo vào các đợt ra đọt non để tránh lan truyền mầm bệnh.

5/ Bệnh vàng lá Greening ( do vi khuẩn Liberobacter asiticus)

Phòng trừ: Loại bỏ các cây đã nhiễm bệnh để tiêu huỷ mầm bệnh, tránh chiết, ghép bằng các mắt ghép trên các cây nghi ngờ đã có mầm bệnh. Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa.

Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với những vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non.

6/ Bệnh vàng lá thối rễ:

Triệu chứng nhận biết đầu tiên là lá chuyển màu vàng nhạt (phân biệt với bệnh vàng lá gân xanh và bệnh vàng lá thối rễ thì lá vàng bắt đầu từ những lá già lan dần lên đọt non, toàn bộ lá bị vàng. Trong khi bệnh vàng lá gân xanh thì triệu chứng xuất hiện ở lá non và thịt lá vàng nhưng gân lá vẫn xanh). Cây bệnh, lá rất dễ rụng khi có gió nhẹ. Lúc đầu có thể chỉ một vài nhánh, nhưng sau đó cả cây bị rụng lá và chết. Thường lá già bị rụng trước, chỉ còn một số ít lá ngọn nên trông cây rất xơ xác. Một số cây cũng có thể phát triển nhiều đọt non, bông trái nhưng trái nhỏ, chua sau đó cây chết dần. Đào rễ lên, thấy rễ bị hư thối, vỏ rễ có các sọc nâu đen, bị thối rời rạc thành sợi, bong tróc khỏi lõi rễ. Trường hợp nặng hơn, lõi rễ bị thối nâu từ chóp lan dần vào trong, phần vỏ dễ bị tuột khỏi lõi.

Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra. Nguyên nhân sâu xa của bệnh này là tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng mưa, do đất có thành phần sét cao nên mao quản nhỏ, giữ nước lâu và khó rút nước nên đất ở trong tình trạng thiếu oxy thường xuyên. Rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol, chính chất này làm cho tế bào các rễ non bị chết. Những nơi rễ bị hư là nơi xâm nhiễm của nấm Fusarium solani (nấm này khó xâm nhiễm khi rễ còn lành lặn). Như vậy, chính điều kiện đất thiếu thoáng khí là nguyên nhân chính yếu của bệnh vàng lá thối rễ.

Bệnh thường xảy ra nặng trong mùa mưa nhưng thể hiện triệu chứng vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng. Những vườn thiếu chăm sóc, vườn có mực thủy cấp cao, khó thoát nước cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trị như sau:

Khi thiết kế vườn bưởi mới nên dọn sạch các tàn dư thực vật của các cây trồng trước.

Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt. Vườn nên có bờ bao để kiểm soát mực nước sao cho cách mặt đất ít nhất 40-50cm. Nếu liếp làm rộng và trồng nhiều hàng thì phải có các mương rãnh phụ để giúp thoát nước nhanh sau mưa, tránh đọng nước cho các cây trồng ở hàng giữa. Trong mùa nắng tránh để cây khô hạn.

Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm sinh học Trichoderma cho cây. Việc bón phân hữu cơ, ngoài việc làm đất được tơi xốp, thoát nước tốt, rễ cây dễ phát triển còn giúp cho nhiều vi sinh vật đối kháng phát triển mạnh, ức chế nấm Fusarium solani có sẵn trong đất.

Thỉnh thoảng nên xới đất quanh gốc, nhất là sau những trận mưa lớn. Để trống một phần cổ rễ chính và rễ bàng lớn, chỉ phủ đất ở vùng ngọn rễ nơi kết tụ nhiều rễ con. Cách làm này giúp giảm ẩm và tăng cường ánh sáng để ngăn cản sự phát triển của nấm bệnh.

Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm, cắt bỏ phần rễ hư. Xới xáo đất để tạo sự thông thoáng làm cho đất luôn tơi xốp và thoáng khí, sau đó tăng cường bón phân lân, phân hữu cơ sinh học Wokozim nhằm kích thích rễ mới phát triển. Quan sát khi cây ra rễ mới, bắt đầu phục hồi thì mới bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Đối với các cây mới chớm bệnh, có thể sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất: Mataxyl, Fosetyl Aluminum, thuốc gốc đồng,… tưới cho cây. Để thuốc dễ ngấm nên xới nhẹ lớp đất mặt, tưới nước đầy đủ để toàn bộ rễ được ngấm nước trước, giúp nước thuốc dễ thấm xuống ngay. Xử lý khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 ngày.

Kỹ Thuật Bón Phân Và Xử Lý Ra Hoa Cho Bưởi Da Xanh

Bón phân

Việc bón phân trước khi xử lý ra hoa là rất quan trọng, giai đoạn này cần lưu ý ưu tiên phân có hàm lượng lân và kali cao hơn, phân có công thức 10:30:30 hoặc phối trộn để làm sao cho lân và kali cao.

Khi cây ra đọt đợt cuối, trước khi xử lý ra hoa: dùng MKP có công thức 05234 phu lên lá hàm lượng 70g/bình, giúp lá dày hơn, dễ ra hoa hơn.

– Phương pháp 1: Xử lý trên cây bưởi bằng cách tạo khô hạn từ 15 – 20 ngày. Cần chú ý vùng đất, độ ẩm, cấu trúc đất mà thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn; nên quan sát bộ lá cây bưởi để quyết định tưới trở lại, điều này rất thuận lợi trong mùa khô, mùa mưa thì tận dụng hạn từ tháng 7- tháng 8 hoặc phủ gốc bằng ni lông; ở vườn có mương thì rút cạn nước trong mương vườn.

Khi thấy lá có hiện tượng sáng còn tươi, đến 9 – 10 giờ trưa thì héo bà con tưới nước trở lại, 3 ngày đầu thì tưới liên tục, đến ngày thứ 4 thì giảm số lần tưới. Sau khi tưới được từ 2 – 15 ngày, thấy cây ra hoa kèm lá non thì dùng phân Ure rải nhẹ dưới gốc, hàm lượng 0,3kg/cây nhằm kích thích bưởi ra hoa tốt hơn.

– Phương pháp 2: Lảy (lặt) lá trên cành mang trái, giúp cây ra hoa điều kiện không thể làm khô hạn cho cây, chọn cành già không có tược non, cành có khả năng mang trái để lảy lá. Sau thời gian từ 10 – 20 ngày, cây sẽ ra lá non và hoa.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhưng tốn nhiều công, tùy tình trạng dinh dưỡng của cây mà có kết quả tốt hay không, nên chọn cây già, có cành ngang nhiều thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

– Phương pháp 3: Sử dụng hóa chất, để cây ra hoa tốt, nhưng cần lưu ý cây phải có các điều kiện sau:

– Cây đang sẵn sàng trong điều kiện ra hoa

– Có hệ thống tưới tiêu chủ động, đậy gốc, thoát nước ra khỏi mương

– Cây trồng có khoảng cách hợp lý, tán cây không chồng lên nhau

– Tạo khô hạn đủ thời gian để cây ra mầm hoaTrước đó, tăng cường lượng phân bón lân và kali cao giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn

Lưu ý trong phương pháp này cây không nên mang nhiều trái quá

Xử lý ra hoa

– Cây được trồng trên mô đất cao

– Có hệ thống tưới nước chủ động

– Khoảng cách giữa các cây không quá gần

– Thời gian tạo khô hạn đủ để cây phân tán mầm hoa tốt

– Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được mang trái quá nhiều hoặc trái đang ở giai đoạn phát triển khác nhau, cành được tỉa bỏ thường xuyên, trên cây bưởi không có nhiều tược non.

Như vậy, từ những kinh nghiệm về kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa như trên có thể sẽ giúp ích cho bà con nông dân trồng bưởi có được hiệu quả tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp cũng như trồng trọt.

Tổng hợp từ Farmtech Viet Nam.

Quy Trình Bón Phân Cho Bưởi Da Xanh Chuẩn Nhất (Update: Năm 2022) – Buoikhanhvinh.com

bón phân hữu cơ giúp cải tạo đất

Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.

Đối với bưởi da xanh trong từng thời điểm khác nhau cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy việc cung cấp đầy đủ – cân đối từng nguyên tố dinh dưỡng và đúng giai đoạn sẽ giúp đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và sự phát triển bền vững của vườn cây.

Bài viết hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm bón phân cho cây bưởi da xanh đạt năng suất cao và các thời điểm bón cho cây bưởi tốt nhất.

1. Khi nào nên bón phân

– Bón phân vào mùa xuân

Cây bưởi phát triển mạnh vào mùa xuân và đây là giai đoạn tốt để bón phân. Khi bón phân hãy rải phân ngay dưới vòng ngoài tán lá bởi vì đây là nơi tập trung nhiều rễ hút nhất so với vùng gần thân cây. Bón phân khi đất ẩm và tưới nước sau khi bón.

– Bón phân cho cây khi cây đang nở hoa và mang quả

Cây bưởi da xanh đói dinh dưỡng nhất từ ​​khi chúng nở cho đến khi chúng đậu quả, vì vậy hãy đảm bảo bón phân cho cây khi cây đang nở hoa bất kể sức khỏe để nó có đủ chất dinh dưỡng để tạo quả đúng cách.

– Chia nhỏ lượng phân bón

Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh.

Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

– Bón phân bón lá thường xuyên

+ Phân bón lá không chỉ cung cấp các thành phần là các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali mà còn bổ sung các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… Khi dùng phân bón lá sẽ giúp bổ sung các chất này trực tiếp qua lá, giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây ,tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng.

+ Như bạn đã biết, mức độ hấp thu dinh dưỡng khoáng qua lá thường bị giảm theo tuổi lá, lá càng già thì khả năng hấp thu dinh dưỡng càng kém. Do đó, thời điểm phun phân bón lá tốt nhất cho cây bưởi da xanh là mỗi khi cây ra lộc non và phun vào mặt dưới của lá để hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt cao nhất. 

– Không nên bón phân khi:

Không bón phân khi cây đang có chồi (lộc) non vì lúc này rễ cây đang yếu dễ gây cháy rễ cây.

Không bón phân vào mùa mưa hoặc độ ẩm cao vì lúc này bộ rễ của cây đang bị ngập không thể hấp thu được dinh dưỡng.

Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang nở hoa, thời tiết quá nóng hoặc có mưa, gió lớn.

2. Kinh nghiệm bón phân cho cây bưởi da xanh

– Cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân

Cũng như nhiều loại cây ăn quả khác, bón phân cho bưởi danh xanh cần tuân thủ bón đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng quy cách.

Bón phân theo nguyên tắc cây lấy đi của đất bao nhiêu thì trả lại cho đất bấy nhiêu, nhưng làm sao để biết đất thiếu chất gì và cây cần gì?

Không có biện pháp nào tốt hơn bằng cách mang đất đi phân tích khi biết được cây cần gì thì không khó để bổ sung và có công thức bón phân tốt nhất cho cây.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để mang đất đi phân tích nên nhiều người vẫn dùng biện pháp chuẩn đoán tình trạng cây sinh trưởng để căn cứ vào đó mà bón phân hợp lý.

– Kiểm tra độ PH đất trước khi bón phân

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần kiểm tra độ PH của đất trước khi bón phân bảo đảm rằng PH luôn nằm trong ngưỡng yêu thích của cây bưởi là từ 6.0 đến 7.0.

Nếu PH nhỏ hoặc lớn hơn con số này bạn sẽ phải thay đổi chúng trước khi bón phân.

Cần đảm bảo độ PH đất trước khi bón phân cho bưởi

Tóm lại: Tùy theo vùng đất, giống và điều kiện canh tác, chăm sóc; mà cây bưởi sinh trưởng tốt hay xấu, cho năng suất cao hay thấp và cần một lượng phân bón nhiều hay ít.

Nhưng nhìn chung căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây bưởi da xanh ta có thể chia ra các thời kỳ bón phân như sau:

Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn từ 1- 6 tháng tuổi

Giai đoạn này cây vẫn còn nhỏ chưa cần nhiều dinh dưỡng và lượng phân bón đã bón trước khi trồng còn dồi dào nên ta chỉ cần bón thúc cho cây như sau:

Tưới 0,5 kg lân -0,3 đạm – 0,3 kg kali tưới gốc 30 ngày / lần;

Tưới vi sinh vật phòng trị phytophthora, tuyến trùng rễ 30 ngày/ lần;

Xịt thuốc trừ nhện, bọ trĩ; sâu ăn lá, vẽ bùa các loại thuốc có thành phần Abamectin … mỗi khi cây ra lộc non.

Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi.

Giai đoạn này cần bổ sung phân chuồng hoai mục từ 15 đến 20 kg/ cây hoặc các loại phân hữu cơ khác.

Kinh nghiệm cho thấy tự ủ phân chuồng để cung cấp cho cây là biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay các loại phân bón đều tăng giá.

Cách bón phân chuồng bạn chỉ cần rải phân lên trên cách gốc 20 cm và dùng đất lấp lại, chú ý không đào xới đất ở gốc cây vì sẽ làm cho rễ cây bị đứt không lấy được dinh dưỡng.

Bón thúc cho cây như sau:

Dùng phân hòa tan NPK 20-20-20 +te pha 01 kg với 400 lít nước tưới gốc 30 ngày / lần;

Tưới phân cá + phân đỗ tương hòa nước tưới 30 ngày/ lần

Tưới vi sinh vật phòng trị phytophthora, tuyến trùng rễ 30 ngày/ lần; bổ sung mỗi lần, tưới 10kg rỉ mật để giúp vi sinh vật tăng cường hoạt động.

Xịt thuốc trừ nhện, bọ trĩ; sâu ăn lá, vẽ bùa các loại thuốc có thành phần Abamectin …+ phân bón lá mỗi khi cây ra lộc non.

Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn 12-24 tháng tuổi

Giai đoạn này cây phát triển rất mạnh nên bạn cần tăng lượng phân bón hơn, cụ thể:

Tưới vi sinh vật phòng bênh vàng lá thối rễ.

Phân chuồng hoai mục 20-30 kg/ cây + 0,5 kg vôi / cây.

Phân hòa tan NPK: 20-20-20+ te 0,5 kg/cây 30 ngày tưới 1 lần.

Tưới dịch cá thủy phân, dịch trùng quế hòa nước tưới 30 ngày/ lần

Tưới vi sinh vật phòng trị phytophthora, tuyến trùng rễ 30 ngày/ lần; bổ sung mỗi lần  tưới 10kg rỉ mật để giúp vi sinh vật tăng cường hoạt động.

Xịt vi sinh lên cây để phòng bệnh trừ bệnh trên lá (có thể dùng vi sinh trừ bệnh) (thành phần: Pseudomonas sp. + Bacillus sp.)

Xịt thuốc trừ nhện, bọ trĩ; sâu ăn lá, vẽ bùa các loại thuốc có thành phần Abamectin …+ phân bón lá mỗi khi cây ra lộc non.

Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn 24-36 tháng tuổi

Giai đoạn này cây đã lớn chuẩn bị cho ra hoa, quả nên tăng thêm hàm lượng phân chuồng 30 đến 40 kg / cây. Việc bón thúc tiến hành như các giai đoạn trước.

Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn ra hoa và quả

– Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn ra hoa

+ Bón phân chuồng hoai mục 40, 50kg/ cây.

+ Thời kỳ này cần bón tăng hàm lượng kali, lân, vôi để cây kích thích mầm hoa với liều lượng bón: 01 kg lân, 0,5 kali, 0,5 vôi / cây.+ tưới dịch cá thủy phân liên tục 10 -15 ngày thì cây ra hoa đồng loạt.

+ Phun một số loại chê phẩm tăng đậu quả cho bưởi như: Vườn sinh thái, K- Humate… khoảng 2 – 3 lần, 2 lần trước khi nỏ hoa 2 – 3 ngày, 1 lần sau khi đậu quả (kích thước quả bằng ngón tay), liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Các chế phẩm này góp phần làm tăng sức sống của hạt phấn, bổ sung dinh dưõng vi lượng, đa lượng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây, hạn chế sự hình thành tầng rời làm rụng quả non lúc cây có quả.

+ Phun phòng bệnh mốc sương, chống thối nụ, hoa cho bưởi bằng vi sinh trừ bệnh hoặc các loại thuốc hóa học như: Ridomin gold 72WP, Aliette 80WG, phun ít nhất 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 5 – 7 ngày, lần 2 lúc quả có kích thưốc bằng đầu ngón tay.

Nếu phun phòng bằng các loại thuốc trừ bệnh mốc sương đặc hiệu này, gặp thời tiết bất lợi như mưa phùn kéo dài, bưởi vẫn sai hoa, nhiều quả.

– Bón phân cho bưởi da xanh giai đoạn mang quả

Thời kỳ này bưởi cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả non. Có thể chia làm 03 lần bón như sau:

+ Lần 1: Trái từ 1,5 đến 2 tháng cần mua phân đơn về phối trộn và tưới với liệu lượng: 0,3kg đạm; 0,3 kg lân, 01 kg kali /cây kết hợp với tưới ẩm cho cây bằng dịch cá thủy phân và phân đậu tương.

+ Lần 2: Khi trái được 3 đến 6 tháng điều chỉnh phân bón theo công thức 0,4kg đạm, 0,3kg lân, 0,2 kg kali cây kết hợp với tưới ẩm cho cây bằng dịch cá thủy phân và phân đậu tương.

+ Lần 3: Chỉ cần bón kali mà không bón đạm với lân để tăng phẩm chất trái bưởi với công thức 0,5 kg kali + phân đậu tương tưới gốc. Chú ý đảm bảo độ ẩm cho đất để rễ cây hút phân được thuận lợi.

Lời kết:

Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc bón phân cho cây bưởi da xanh không nên cứng nhắc theo số lượng và thời gian cố định, mà vấn đề là phải nắm được những giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu thực tế trên vườn mà cung cấp các dưỡng chất cần thiết,  để từ đó phát huy hiệu quả của các loại phân bón ở mức cao nhất, theo hướng hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất./.

buoikhanhvinh.com

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Bón Phân Bm Cho Bưởi Da Xanh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!