Đề Xuất 3/2023 # Dưa Hấu Vuông, Bưởi Hồ Lô # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Dưa Hấu Vuông, Bưởi Hồ Lô # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dưa Hấu Vuông, Bưởi Hồ Lô mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dưa hấu vuông, bưởi hồ lô được tạo như thế nào?

Bí quyết của loại bưởi hồ lô, dưa hấu vuông là tạo khuôn cho quả ngay từ khi còn bé.

Theo chúng tôi Nguyễn Tài Lương, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học, bí quyết của loại bưởi hồ lô, dưa hấu vuông là tạo khuôn cho quả ngay từ khi còn bé. Khởi đầu cho phong trào trồng dưa hấu vuông là Nhật Bản. Đất nước này đã rất thành công trong việc thương mại hóa loại quả độc đáo này.

Quy trình tạo dưa hấu vuông như sau: dưa mới hình thành được tạo khuôn cho trái dưa. Vật liệu làm khuôn để tạo ra dưa hấu vuông, tốt nhất là kính (kiếng). Thể tích khuôn thường là từ 2-2,5l để khi thu hoạch, quả dưa có trọng lượng là 2,5 kg.

Khi đó, phần dưới quả dưa có chu vi 12×12 cm, còn các mặt khác có chu vi 12×14 cm. Thời gian trưởng thành của dưa hấu là 60 ngày. Dưa hấu phát triển khoảng 40 ngày thì tiến hành đặt khung. Tùy giống và độ đồng đều của dưa, người ta làm các khung khác nhau.

Quy trình tạo bưởi hình dáng hồ lô cũng tương tự. Chính vì chỉ tác động đến việc tạo hình bên ngoài bằng cách ép khuôn cho nên chất lượng quả bên trong không hề ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo hương vị nguyên thủy.

Ngày Tết, những quả lạ, độc thường để đáp ứng nhu cầu nhìn ngắm và là vật trưng bày cho căn phòng. Bên cạnh đó, nó còn chứa đựng yếu tố tâm linh như (màu đỏ, vàng…) để mang lại sự may mắn cho gia chủ.

Uy Vũ – Đất Việt, 02/02/2011

Người giúp dưa hấu hóa “vàng”

Mùa này, nông dân đang tất bật trồng những sản vật phục vụ cho thị trường Tết. Trong đó, việc biến dưa hấu thành hình thỏi vàng, hình vuông của ông Trần Thanh Liêm ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ được xem là hàng hiếm rất ít nông dân làm được.

* Học trồng dưa từ… Nhật

Ông Liêm đã có kinh nghiệm trồng dưa trên 20 năm ở Cần Thơ. Mỗi năm thu hoạch 4 vụ dưa, nhưng giá rất bấp bênh. Tình cờ năm 2004, ông xem trên ti vi thấy nông dân bên Nhật Bản dùng khuôn để tạo hình trái dưa rất đẹp, giá cao. Ông nghĩ, nếu nông dân bên Nhật làm được thì mình cũng làm được nên mày mò, nghiên cứu. Năm 2005, ông tự đúc khuôn bằng kim loại, theo dõi chu kỳ sinh trưởng của trái dưa để bắt đầu trồng thử nghiệm. Vụ dưa tết năm đó, ông bán cho siêu thị Co.opMart và Metro được 22 cặp dưa hình vuông với giá 180.000 đ/cặp. Những năm tiếp theo, ông cải tiến kỹ thuật trong tạo khuôn để có những trái dưa đẹp hơn, trên mặt dưa có hình “tiên đồng, ngọc nữ”, câu chúc tết… Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không cao, vì đòi hỏi áp dụng rất nhiều kỹ thuật để có trái dưa vuông cả 6 mặt. Ông Liêm cho biết: “Muốn cho dưa hình vuông 4 hay 5 mặt thì rất dễ dàng, nhưng để dưa vuông cả mặt ở ngay cuốn dưa thì rất khó, kỹ thuật phải cao, phải chăm sóc, theo dõi rất kỹ”.

Theo ông Liêm, khi dưa ra trái được 15 ngày thì tuyển những trái dưa đẹp cho vô khuôn, sau đó kiểm tra mức độ lớn, độ lệch của khuôn dưa, chỉnh sửa cho ngay ngắn, khoảng 15 ngày sau thì thu hoạch. Tuy nhiên, để dưa lớn, ép vô cho đều và vuông thì rất khó. Trong đó, kỹ thuật bón phân và thời tiết cũng quyết định rất lớn. Ông Liêm cho biết thêm: “Khi vô khuôn gặp trời mưa thì dưa dễ bị úng do đọng nước, vỏ mỏng dễ bị thối. Vì vậy, không được bón phân hóa học mà phải bón phân dơi để dưa có vỏ cứng, ít nước. Khi thu hoạch, dưa có hình vuông, da mịn rất đẹp và bảo quản được lâu”. Sau 3 năm liên tục cải tiến kỹ thuật, đến nay tỷ lệ dưa vuông đạt yêu cầu của ông Liêm lên đến 98%. Vụ dưa Tết Canh Dần năm rồi, ông trồng được 200 cặp dưa vuông bán cho thương lái ở TP. Hồ Chí Minh với giá 1 triệu đồng/cặp.

* Cải tiến thành dưa “thỏi vàng”

Nhận thấy nhu cầu thị trường rất lớn, ngoài việc tăng sản lượng dưa trong dịp tết, ông Liêm còn sáng tạo ra hình dáng mới để thu hút khách hàng. Trong đó, dưa hình thỏi vàng ông “sáng tạo” được xem là hàng hiếm mà nông dân trong vùng không làm được. Để tạo hình dưa thỏi vàng, ông chọn giống dưa Kim Hồng vì có màu vàng cho giống với màu vàng thật. Năm 2008, ông trồng được 4 cặp dưa thỏi vàng đầu tiên bán giá 2 triệu đồng/cặp. Theo ông Liêm, tạo ra dưa vuông đã khó, nhưng dưa hình thỏi vàng khó hơn gấp chục lần. Bởi vì, để có được khuôn hình thỏi vàng phải đúc rất công phu, ép dưa sao cho ra được hình thỏi vàng y như thật thì rất khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 35%. Năm vừa rồi, ông trồng được 20 cặp dưa hình thỏi vàng bán lên TP. Hồ Chí Minh với giá 3 triệu đồng/cặp. Khi thương lái bán ra ngoài với giá cao ngất ngưởng từ 7 – 8 triệu đồng/cặp, nhưng không có hàng để bán.

Năm nay, khi chưa xuống giống dưa thì thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đã xuống tận nhà ông để đặt hàng mua dưa bán tết. Đợt tết này, ông trồng khoảng 300 dây dưa vuông và dưa thỏi vàng để cung ứng cho thị trường tết. Dự kiến, sản lượng thu về khoảng 200 cặp dưa vuông và 30 cặp dưa hình thỏi vàng. Ông Liêm cho biết: “Giai đoạn dưa ra trái được 15 ngày là cực nhất vì vô khuôn, chăm sóc, canh giữ rất cẩn thận mới có được những trái dưa đẹp mắt chưng trong ngày tết”. Theo ông Liêm, thời gian gần đây, nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe. Nông sản bây giờ không chỉ cần chất lượng mà phải có hình thức bên ngoài thật đẹp mới bán được. Trong đó, dưa hấu hình thỏi vàng đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhiều người mua dưa thỏi vàng về chưng trong ngày tết để cầu chúc cho năm mới được nhiều may mắn, làm ăn phát tài. Vì vậy, giá dưa hình thỏi vàng cao gấp mấy chục lần so với dưa bình thường mà vẫn đắt hàng.

Từ những thành công này, ông đã gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký thương hiệu cho dưa hình thỏi vàng. Trong đó, có kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và khuôn tạo hình dưa thỏi vàng. Khi có thương hiệu rồi, ông sẽ mạnh dạn đầu tư sản xuất để mở rộng thị trường tiêu thụ. Với sự tìm tòi, sáng tạo của mình, vụ dưa tết năm nay, ông hy vọng sẽ đem đến cho khách hàng những quả dưa hình lạ mắt. Đặc biệt, những quả dưa được ông biến thành “thỏi vàng” sẽ được đặt trân trọng trên bàn thờ gia tiên trong ngày tết…

MINH ANH – Báo Hậu Giang, 19/01/2011

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin về kỹ thuật trồng dưa hấu

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Hồ Lô

Quy trình tạo bưởi hồ lô như sau: thường tạo dạng trái hồ lô trên bưởi năm roi không hạt. Sau đó là tuyển trái để tạo hình khi trái bưởi non vừa thành hình, phải chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật…

Trong nhiều trái bưởi trên cây, nhà vườn sẽ chọn một số ít trái đẹp nhất để làm bưởi hồ lô, thông thường khoảng 5-10 trái/cây (10-15%), số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại.

Khi bưởi ra trái được khoảng 2 tháng, người trồng sẽ chọn ra những quả đẹp, ngon và có tiềm năng phát triển nhất để tiến hành thắt nút dây ở giữa trái(dùng keo keo vải thắt nút ở giữa,sau đó dùng dây rút tiên hành thắt nút,2 công đoạn như thế sẽ giúp bưởi không bị trầy trái khi thắt eo).

Khi đó, người trồng mới cho bưởi vào khuôn rồi cố định quả. Bưởi lúc này cần điều kiện ánh sáng thấp để giữ nguyên màu sắc đẹp, vì vậy người trồng phải dùng giấy che từng trái, chăm sóc hàng ngày.

THỜI VỤ

Để thu hoạch được vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm, quý bà con cần chọn đúng thời điểm để xử lí hoa.

Bưởi tơ ăn mùng 5/5 bắt đầu làm,

Bưởi già (trên 10 năm) bắt đầu từ rằm tới 25 tháng 5.

Thời gian để trái điền đầy khuôn từ 6-7 tháng

KĨ THUẬT:

Trước khi thực hiện, bà con cần xử lí thuốc cho trái, phòng trừ các loại bệnh, nhất là nấm mốc.

Chọn những trái nằm gần thân, khỏe mạnh, da láng, đồng đều.

Chọn giống bưởi, trái bưởi sẽ cho quả nặng trên 1,2 kg.

Nên kết hợp với bao trái bưởi để hạn chế sâu bệnh, hạn chế ong bướm.

Khi phát hiện bệnh, nên tiêu hủy ngay trái và khuôn để tránh lây lan.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bước 1:

Chọn bưởi non có kích cỡ ngang với đường kính của dây thắt eo (8.5cm)

Dùng dây thắt eo thắt ngang bụng trái bưởi. (xem clip bên dưới)

Đến khi quả bưởi lộ rõ eo thì tiến hành cắt dây và vào khuôn ( khoảng 1 tháng)

Bưởi sau khi thắt eo 1 tháng, chuẩn bị vào khuôn

Dùng 2 mảnh có chữ (Tài – Lộc) lồng vào bên trong cho khớp với vị trí số 3 và 4 trên khuôn.

Quy Trình Sản Xuất Bưởi Hồ Lô Tài Lộc

Bưởi hồ lô (Bưởi tài lộc) là giống bưởi năm roi không hạt nổi tiếng của vùng đất Hậu Giang được tạo hình giống một chiếc hồ lô và có chữ “Tài”, “Lộc” nổi trên bề mặt, điều đó đã tạo nên nét một “Độc đáo” riêng cho quả bưởi. Chính bởi nét độc đáo đó bưởi hồ lô tài lộc đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của tất cả mọi người khi mới bắt đầu xuất hiện.

 

Sản phẩm được chia thành 7 loại khác nhau:

– Loại 3: Trọng lượng trái 1kg có giá bán: 800,000đ/cặp

– Loại 2: Trọng lượng trái 1,2 -1 ,3kg có giá bán:1.000.000 đồng/cặp

– Loại 1: Trọng lượng trái 1,2 – 1,4kg có giá bán: 1.200.000 đồng/cặp.

– Đặc Biệt: Trọng lượng 1,4 -1,8kg có giá bán: 1.400.000 đồng/cặp.

– Loại Vip: Trọng lượng trái từ 1,8 – 2kg có giá bán 1.600.000 đồng/cặp.

– Loại biếu sếp: có giá 2.100.000 đồng/ cặp.

(Vào đây để xem các sản phẩm: Bưởi hồ lô tài lộc )

Ý nghĩa của bưởi hồ lô tài lộc (BHL Tài Lộc) Theo phong tục của người Việt Nam, hồ lô là linh khí giúp hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ cho con người. Chính vì vậy, BHL Tài Lộc là biểu tượng cho sự ấm no, an lành và mong muốn cầu tài, cầu lộc, đem lại phú quý cho gia chủ trong năm mới. Chính vì vậy, sản phẩm này sẽ là một món quà ý nghĩa cho bất kỳ ai, gia đình nào được nhận nó.

Quy trình tạo ra trái bưởi tài lộc Sau khi kết thúc mùa bưởi tết, các nhà vườn Hậu Giang lại tiến hành phát tán, tỉa cành cho và chăm sóc cho cây bưởi để chuẩn bị cho một mùa Bưởi Tài Lộc tiếp theo.

Đến tháng năm  cây bưởi bắt đầu đơm hoa kết trái  và các nhà vườn Hậu Giang cũng bắt đầu tiến hành chọn lựa lấy những trái bưởi to, khỏe và đẹp nhất để tạo thành những trái Bưởi Tài Lộc Tết sau này. Khi trái bưởi đạt tới một kích cỡ nhất định người nông dân bắt đầu dùng dây thắt ngang bụng tạo hình hồ lô cho trái bưởi. Sau đó đợi thêm 2 tháng người trồng bưởi sẽ tiến hành đặt khuôn chữ “Tài”, “Lộc” cho trái bưởi Và 2 tháng sau trái bưởi đầy khuôn và hiện lên chữ “Tài”, “Lộc” đầy cuốn hút.

Cặp BHL Tài Lộc

Những câu hỏi thường gặp về bưởi hồ lô: 1. Ai đã tạo ra bưởi hồ lô đầu tiên?

Ông Võ Trung Thành bên vườn bưởi

2. Bưởi tài lộc bảo quản như thế nào cho hợp lý? -Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào bưởi vì nó sẽ làm bưởi (bòng) nhanh héo và rụng lá. – Nên đặt bưởi ở một vị trí cố định, tránh di chuyển nhiều nơi  để tránh làm gãy cuống và làm rụng lá của trái bưởi – Quý khách có để một miếng xốp dữ nước tạo độ ẩm lên trên phần cuống của trái bưởi và  một ngày  xịt nước khoảng 3 lần để giúp cuống lá lâu rụng và trái bưởi tươi được lâu hơn.

3. Bưởi hồ lô để được bao lâu?

4. Bưởi Hồ Lô Tài Lộc  mua ở đâu? Những ngày giáp tết, nhu cầu mua Buoi Ho Lo Tai Loc của người dân tăng cao. Nhưng hầu hết mọi người vẫn còn băn khoăn chưa biết mua ở đâu? Và phải mua như thế nào? Nắm bắt được nhu cầu và sự khó khăn đó của mọi người, Công ty Cổ phần Smart Việt đã đến tận các vườn bưởi Hậu Giang để đặt hàng để mua những trái bưởi đẹp, tốt nhất và mang Bưởi hồ lô Tài lộc ra Hà Nội phục vụ nhu cầu của mọi người.

Dưa Hấu (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Dưa Hấu)

Dưa hấu thuộc họ Bầu bí, là một loại trái cây rất phổ biến có nhiều hình dạng khác nhau; từ hình cầu đến hình thuôn. Dưa hấu có thể trồng quanh năm ở vùng nhiệt đới và là cây trồng mùa ấm.

Loại đất và khí hậu thích hợp

Dưa hấu phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích nhất là loại đất thịt pha cát, hoặc đất cát thoát nước dễ dàng. Các loại đất thoát nước kém không nên trồng dưa hấu.

Các loại đất sét thường khiến cây dưa hấu kém phát triển và ra ít quả hơn. Đất thích hợp trồng dưa hấu phải có độ pH trung tính từ 6.0 đến 7.0.

Hạt giống dưa hấu nảy mầm tốt và cây con phát triển mạnh ở nhiệt độ 25°C – 30°C. Trái dưa chín tốt nhất ở 30°C. Dưa hấu cần nhiều nắng và thời tiết khô ráo. Khí hậu mát nhiều bóng râm hoặc mưa liên tục không chỉ làm cây phát triển kém mà còn làm giảm sự ra hoa và đậu trái.

Thời gian thích hợp trồng dưa hấu

Ở Việt Nam có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng và nhu cầu của thị trường mà mùa trồng có khác nhau:

Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 – 30/12 dl ).

Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02- 05 dương lịch.

Kỹ thuật trồng dưa hấu 

Chuẩn bị đất trồng dưa hấu

Sau khi đất được xới tơi xốp và trộn với phân hữu cơ, nên đắp đất  thành những ụ đất cao khoảng 30cm và rộng từ 8 đến 10cm. Khoảng cách giữa các ụ đất cách nhau 10 đến 15cm. Như vậy sẽ giúp dưa hấu tránh bị ngập úng.

Có thể che khu vực trồng dưa bằng tắm nhựa polyme vài tuần trước khi cấy cây con, như vậy sẽ làm ấm đất hơn.

Cách trồng dưa hấu

Cách gieo hạt trực tiếp Tỷ lệ gieo hạt là 3.0 đến 4.0kg/ha. Gieo hạt giống dưa hấu trên những ụ đất cao với khoảng cách hàng cách hàng 2m và ụ đất gieo hạt là 1m. gieo 4 đến 6 hạt trên một ụ đất, cuối cùng tỉa thưa xuống còn 2 đến 3 cây con trên một ụ.

Cách cấy cây con từ vườn ươm Đây là cách trồng bằng cách cấy cây con từ vườn ươm giống. Xử lý cây con cực kỳ cẩn thận trồng. Rễ của cây con rất mỏng manh, vì vậy hãy cố gắng không làm xáo trộn đất khi lấy chúng ra khỏi chậu.

Sau khi cấy, nên phủ màng lên cây để ngăn sâu bệnh. Hãy nhớ loại bỏ các tấm che hàng khi thấy cây đã phát triển khỏe mạnh.

Yêu cầu tưới tiêu khi trồng dưa hấu

Dưa hấu là cây trồng mùa khô. Khi trồng dưa phải cần có chế độ tưới tiêu thích hợp. Các luống dưa hấu được tưới 2 ngày trước khi gieo.  Tưới lại sau đó 5 ngày sau khi gieo hạt. Khi cây phát triển, việc tưới tiêu được thực hiện hàng tuần với lượng nước vừa đủ.

Trong khi tưới phải kiểm soát nước ảnh hưởng đến vùng rễ của cây. Đặc biệt phải tránh làm ướt dây leo hoặc các bộ phận sinh dưỡng khác trong thời gian cây ra hoa hoặc đậu quả. Vì làm ướt có thể dẫn đến hoa, quả hoặc thậm chí toàn bộ cây bị héo úa. Ngoài ra, việc làm ướt các bộ phận sinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh nấm.

Đừng tưới quá nhiều dưa hấu khi nó đã bắt đầu kết trái. Điều này gây ảnh hưởng đến vị ngọt và hương vị của quả dưa. Giảm tưới nước khi quả đang phát triển. Thời tiết khô hạn cho ra quả dưa ngọt nhất.

Yêu cầu về phân bón

Khi trồng dưa hấu cần đảm bảo cung cấp nhiều nitơ hơn phốt pho và kali, vì điều này sẽ khuyến khích sự phát triển của lá và cây con. 

Lượng phân bón nhiều hay ít tùy thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Liều lượng phân bón chung:

♦ Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha

♦ Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha

♦ Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu: 1.000-1.200 kg/ha

Bón lót: toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, 1 tấn vôi bột và 500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200-300kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Làm cỏ và cắt tỉa

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

Các loại sâu bệnh gây hại thường gặp

Bệnh tuyến trùng: Cây phát triển còi cọc và xuất hiện các cục u trên rễ cho thấy tuyến trùng đã tấn công rễ. Thường thấy ở đất cát và khí hậu nóng. Nhổ cây bị bệnh ra ngoài và tăng cường hàm lượng hữu cơ trong đất bằng phân hữu cơ và phân bón. Giảm số lượng tuyến trùng bằng cách luân canh cây trồng .

Bọ dưa chuột: Nếu bạn nhận thấy thân cây con bị ăn hết, lá vàng héo úa và xuất hiện các lỗ. Sử dụng một hàng nổi che phủ trên dưa hấu của bạn trước khi bọ dưa chuột xuất hiện để giúp ngăn ngừa vấn đề. Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Polytrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Rầy mềm: đây là loài côn trùng nhỏ hình quả lê có râu dài hút nhựa cây, làm cho lá bị héo và rụng. Giã nát vài nhánh tỏi hòa với nước cho vào bình xịt và phun hỗn hợp lên cây, có thể ngăn chặn loài rầy hại này. Có thể thuốc diệt côn trùng pyrethrins.

Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Bọ trĩ: phòng trừ bằng cách kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc.

Quả nhỏ: quả nhỏ do thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng. 

Đậu trái kém: đậu trái kém có thể do điều kiện thời tiết như nhiệt độ quá cao, ẩm ướt hoặc mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ cũng có thể là nguyên nhân. Thụ phấn kém là một lý do khác, vì vậy hãy cố gắng thu hút nhiều ong hơn hoặc cho thụ phấn bằng tay.

Thu hoạch dưa hấu

Xác định thời điểm thu hoạch dưa hấu có thể khó khăn và cần một số kinh nghiệm. Trung bình thời gian thu hoạch từ 80 đến 90 ngày sau khi trồng đối. Đối với những giống dưa lớn  thời gian có thể lên đến từ 90 đến 100 ngày.

Dưa hấu phải được thu hoạch đúng độ chín và công đoạn hái quả phải nhẹ nhàng, tránh hư hỏng để đảm bảo chất lượng của quả. Dưa chất lượng tốt là quả chắc, hình dáng cân đối, tươi ngon, màu sắc đẹp. Màu vỏ bên ngoài có thể thay đổi từ xanh lục đậm đến xám, tùy thuộc vào giống.

Dưa hấu phải được thu hoạch trước khi dây leo bị héo. Để quả quá chín sẽ làm phần thịt bên trong quả dưa có kết cấu dạng bột và màu đỏ cam không bắt mắt.

♦  Kỹ thuật trồng ổi

♦  Kỹ thuật trồng xoài

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dưa Hấu Vuông, Bưởi Hồ Lô trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!