Đề Xuất 4/2023 # Độc Chiêu Tưới Nước Dừa Cho Lan Phục Hồi Cây Bị Suy # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Độc Chiêu Tưới Nước Dừa Cho Lan Phục Hồi Cây Bị Suy # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Độc Chiêu Tưới Nước Dừa Cho Lan Phục Hồi Cây Bị Suy mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tưới nước dừa cho lan là phương pháp bổ sung dưỡng chất cho cây lan khá hiệu quả. Khi tưới nước dừa cho cây lan thường xuyên kết hợp với nấm Trichodema và Pseudomonas sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa và hạn chế tối đa nấm bệnh.

Nước dừa có chứa những chất dinh dưỡng gì?

Nếu như bạn để ý có thể thấy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên uống nước dừa thường xuyên. Nguyên nhân là do nó có rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần thiết. Không chỉ riêng con người, những cây hoa lan cũng rất cần các dưỡng chất như: đường, kali, nitơ… Các chất trung, vi lượng rất phong phú và một số hormone giúp kích thích sinh trưởng rễ, thân, lá.

Bên cạnh đó Nước dừa là loại có sẵn dễ tìm mua ở bất cứ đâu. Cách xử lý nước dừa trước khi tưới cho cây trồng, cụ thể là phong lan, địa lan rất dễ. Đơn giản chúng ta chỉ cần ngâm chúng cùng nấm Trichodema và vi khuẩn Pseuomonas với nước là dùng được.

Cách pha nước dừa tưới cho lan

Thường thì sau khi trộn nước dừa cùng nấm và vi khuẩn với nước xong nên dùng ngay, không nên để lâu. Sử dụng muỗng cà phê hoặc muỗng sữa chua để định lượng nấm trichodema. 1 muỗng = 1gam. Nước quả dừa non hoặc quả dừa khô đều dùng như nhau.

Tưới nước dừa để phục hồi lan bị suy

Khi bạn thấy lan nhà mình còi cọc, ốm yếu sau thời gian chữa khỏi sâu, bệnh hại. Hoặc cây lan mới được giải độc hữu cơ, hóa học hãy pha nước dừa tưới cho lan theo công thức sau:

Pha 150 – 200 ml nước dừa + 800-850 ml nước + 2gam nấm Trichodema + 2 gam vi khuẩn Pseudomonas. Tất cả lắc đều phun và phun lên toàn bộ thân, rễ lá, giá thể giò lan. Phun 1 tuần 1 lần vào buổi chiều mát. Khi cây xanh mập, đi ngọn lại thì dừng chuyển sang chế độ chăm sóc bình thường.

Tưới nước dừa thường xuyên giúp cho lan tăng trưởng

Pha 50-100ml nước dừa + 900-950 ml nước sạch + 2 Gam nấm Trichodema + 2g vi khuẩn Pseudomonas. Định kỳ 5-7 ngày phun 1 lần cho lan. Phun ướt hết thân, lá rễ, giá thể. Phun vào lúc chiều mát.

Ngoài ra với công thức sử dụng trên mọi người có thể áp dụng tưới cho rau sạch. Tưới cho cây kiểng bong sai rất tốt. Rất an toàn cho sức khỏe của bạn và chính những cây trồng thân yêu của mình.

Lưu ý khi dùng nước dừa tưới cho phong lan

Thứ nhất: Khi Sử dụng phương pháp này với sự có mặt của nấm trichoderma, vi khuẩn pseudomonas sẽ ngăn ngừa và hạn chế tối đa nấm bệnh hại cây phong lan. Tuy nhiên cũng có 1 vấn đề là 2 loại này rất kị thuốc trị nấm và nước vôi trong. Vì vậy Khi đã dùng công thức này thì tuyệt đối không dùng phân thuốc hoá chất.

Thứ 2: Khi xịt hỗn hợp này sẽ sinh ra kiến. Vì vậy đối với lan trồng trên sơ dừa và dớn phải lưu ý kiến làm tổ sẽ hại rễ lan. Khi có kiến chỉ cần dùng hạt tiêu độ 1 ly nhỏ uống trà giã nhỏ pha chung 1 lít nước để 2 giờ lọc lấy nước xịt sẽ hết kiến.

Trên đây là những kinh nghiệm về cách sử dụng nước dừa mà mình đã dùng. Tất nhiên với người mới chơi khi nghe tưới nước dừa cho lan thì sẽ không tin. Mình cũng từng như vậy. Nhưng khi áp dụng thử trên 1 giò lan bị suy thấy cây hồi phục khá nhanh. Cảm thấy rất ok nên chia sẻ. Nếu chưa tin các bạn có thể thử làm trên 1 giò lan như mình đã làm trước khi áp dụng đại trà nhé.

Phục Hồi Lan Bị Suy Thế Nào Cho Đúng Cách?

Phục hồi lan bị suy, chăm sóc lan bị khô hạn nhăn lá, suy cây. Áp dụng với các loài lan trong chu kỳ sinh trưởng và lan mới mua về. Đặc biệt là đối với lan đơn thân khô hạn nhăn lá nguy cơ vàng rụng lá gốc.

Đối với cây lan. Đầu rễ mà thui và lại đang ra ngồng hoa thì nguy cơ vàng rụng lá gốc là cực cao. Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa và hanh khô làm cây bị mất nước nhanh chóng. Thời điểm này cần che gió hướng Đông – Bắc để tránh gió lạnh lùa. Tăng độ ẩm nền, có thể xả nước đẫm nền.

1. Hướng dẫn dùng thuốc:

Nếu thấy lá nhăn, rễ thui lại, lá gốc hơi vàng, thì các bạn Sử dụng hỗn hợp : 1 lít nước + 12 giọt B1 + 7 giọt Atonick + 300g đường kính trắng. Ngâm 30 phút thì vớt ra. (Có thể bổ sung thêm điện giải của gia súc VD: bio-electrolytes)

2. Cách ngâm, phun, kích rễ cho lan

Tuyệt đối không ngâm, phun lên vòi hoa tránh xúc tác bên ngoài gây ra làm thui nụ hoa. (Ngâm 1 tuần 2 lần, khi nào lá căng hết nhăn thì dừng, nên xịt thuốc kiến xung quanh hoặc treo khung mà dưới cột là nước để kiến ko bò lên được)

Cây không có ngồng hoa: ngâm cả cây 30′. Cây đang có ngồng hoa: chỉ ngâm gốc rễ. Lá có thể phun qua nhưng tuyệt đối tránh nụ. (Nếu sợ phun vào nụ làm thui ngồng hoa thì bỏ phun lá chỉ ngâm gốc rễ cũng được)

Cây to quá không ngâm được thì phun qua lá, tuyệt đối không phun ngồng hoa, rồi phun đẫm tập trung vào gốc rễ. Sau 30′ thì dốc ngược để tránh dung dịch đọng bẹ lá. Sau đó khi cây hồi thì vài ngày sau phun kích rễ + NPK 20-20-20+ TE

3. Cách tưới nước chăm sóc cây lan bị suy

Các bạn vẫn tưới ngày 2 lần. Tùy chất liệu giá thể, tuỳ tiểu khí hậu, tuỳ loại lan, tuỳ chu kỳ sinh trưởng… Lưu ý nên tưới lúc thời tiết ấm áp thì tốt. Tiêu chuẩn là 22-26 độ, lạnh dưới 14 độ hay nóng trên 33 độ thì ko được tưới. Lan hoàng thảo cây nào đã rụng lá vào kỳ nghỉ thì tách riêng ra cắt nước, chế độ chăm sóc riêng.

Lúc này độ ẩm tiểu khí hậu còn quan trọng hơn cả nước tưới. Các bạn lưu ý tăng độ ẩm tiểu khí hậu và hạn chế gió lùa nhé!

4. Hướng dẫn cơ chế

Tác dụng ngâm nước đường: Giải nhiệt, chống mất nước, tăng sức đề kháng, chống sốc nhiệt, giải độc, kích thích tăng trưởng , giúp cây hấp thụ Co2 tốt hơn

Với mùa hanh khô cây thường xuyên bị mất nước và hay bị thui đầu rễ. Vậy biện pháp phòng chống là gì: cần bổ sung vi lượng; chất kích thích tăng trưởng; các dinh dưỡng cần thiết cho cây trong thời kỳ này và đặc biệt là trong thời kỳ cây đang cho nụ chuẩn bị hoa. Như vậy cây mới xanh tốt có sức đề kháng và không bị teo tóp lại.

Còn đối với hàm lượng đường thì tuỳ theo các bạn áp dụng khi dùng cho cây. Còn với chúng tôi khi sử dụng là 300_ 400gram / lit nước hòa ra thấy nước sánh vào. Ngâm cây 30′ vớt ra như vậy lượng đường sẽ bám lại vào đầu rễ. Cây sẽ hấp thu và chuyển giao nhanh hơn và hồi phục cũng nhanh hơn.

Biện Pháp Khắc Phục, Hồi Sinh Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón, Thuốc Bvtv

– Tôi phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm các lá co lại. Các bạn có cách nào giải độc cho cây không?

– Vườn khoai của tôi sau khi bón phân bỗng nhiên lá bị rũ xuống. Xin hỏi có phải cây bị ngộ độc phân bón do bón quá liều không? Xin hỏi biện pháp cứu ruộng khoai nhà tôi như thế nào?

– Một thời gian sau khi phun thuốc cỏ cho ruộng lúa, cây lúa trong ruộng sinh trưởng kém, cây bị lùn, lá bị quăn, đẻ nhánh kém, chủ yếu nhánh vô hiệu, rễ phát triển kém, chuyển màu nâu, không có mùi hôi. Xin hỏi các chuyên gia cây lúa có phải bị ngộ độc thuốc cỏ không và cách khắc phục?

– Khi đi thăm ruộng thì phát hiện cây lúa nếp bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, triệu chứng lá bị cháy do lúc phun có gió gây ảnh hưởng. Xin hỏi biện pháp khắc phục?

– Tôi trồng điều, cây con được 3 tháng sau khi phun thuốc trừ cỏ, lá bị và đọt bị thâm đen, xin hỏi có phải cây bị ngộ độc thuốc cỏ không và biện pháp giải độc như thế nào?

– Vườn hồ tiêu nhà tôi có phun nhầm loại thuốc trừ cỏ? tất cả các trụ triêu đề bị héo rũ, quả, cành, lá rụng hết… có nguy cơ bị xóa sổ. Xin hỏi cách cứu chữa hoặc loại thuốc phun để khắc phục hiện tượng trên?

– Cây cà chua nhà tôi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đọt cây bị xoăn tít, lá héo rũ sắp chết. Xin chỉ thuốc giải độc thuốc cỏ cho cây.

Triệu trứng, biểu hiện của cây trồng theo thời gian khi bị ngộ độc thuốc BVTV theo liều lượng tăng dần

Rất nhiều các câu hỏi của nhà nông quan tâm về hiện tượng bị ngộ độc phân bón, ngộ độc thuốc BVTV (thuốc sâu, thuốc trị bệnh, trị nấm) trên cây trồng. Sau khi tổng hợp thông tin, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Cẩm nang cây trồng xin tư vấn cho Bà con nông dân biện pháp giải độc cho cây trồng như sau:

1. Biên pháp thủ công, nguyên tắc chung

– Cây trồng bị ngộ độc dinh dưỡng (đa lượng) hoặc bị ảnh hưởng bởi thuốc cỏ, bị quá liều thuốc sâu hoặc thuốc trị nấm bệnh cần được xử lý càng sớm càng tốt. Trước hết ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (đặc biệt là phân đạm), phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng chất độc (nếu là ruộng nước cần tháo nước và cho nước mới vào, làm cỏ sục bùn, tiếp tục tháo vào cho nước vào).

– Nếu trường hợp cây trồng bị ngộ độc vi lượng thì có thể bón thêm vôi và lân. Việc bón vôi và lân giúp tăng pH, hỗ trợ giải độc cho cây trồng giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên với các vi lượng là Molipden, Clo thì việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn do khi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.

2. Biện pháp dùng chất hỗ trợ giải độc, tăng cường sức khỏe cây trồng

Biện pháp 1: Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để tưới/phun lên cây trồng, ví dụ như: Kali Humate, dịch rong biển dạng bột, Amino axit… các loại thuốc (hoạt chất) này giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp đào thải chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Compound Nitrophenolate, Vitamin B1 (Thiamin), Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)… Sử dụng các loại chất này để tưới/phun lên cây trồng giúp cây hồi sinh nhanh chóng, có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Biện pháp 3: Kết hợp hoạt chất giải độc và hồi sinh cây trồng: Kết hợp Compound Nitrophenolate với dịch rong biển dạng bột hoặc kết hợp Cytokinin DA-6 với Kali Humate với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Nồng độ khuyến cáo sử dụng dịch rong biển là pha loãng 1000 – 1200 lần, tương đương 10g/12 lít nước.

– Nồng độ thích hợp sử dụng Compound Nitrophenolate 98% là 6 – 10ppm, tương đương 6 – 10mg/L.

– Nồng độ thích hợp pha chế và sử dụng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%) là 5 – 20ppm, tương đương 5 – 20mg/L.

– Nồng độ phù hợp phun Vitamin B1 (Thiamin 99%) là 2 – 3 ppm, tương đương mg/L.

Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần.

Sau khi phun thuốc giảm trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật từ 5-7 ngày sau cây hồi sinh lại, chúng ta có thể chăm sóc bình thường.

Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ điều hòa sinh trưởng cho cây, giúp cho hạt mọc mầm mạnh, giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng, tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ, đồng thời…

Cytokinin DA6 là chất điều hòa sinh trưởng thực vật, tăng cường khả năng hấp thụ nước và phân bón, cải thiện khả năng chống lạnh và chống hạn của cây, giải độc cây trồng khi bị ngộ độc thuốc BVTV (trừ sâu, diệt cỏ)…

Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC là chất kích thích hấp thụ phân bón, giảm sự stress trên cây trồng, là một loại “thần dược” cho cây còi cọc kém phát triển, là phân bón lá Atonik, Folic hiệu quả chất lượng…

Dịch rong biển chiết xuất dạng bột là loại phân bón hữu cơ cao cấp, hòa tan 100% trong nước. Hàm lượng dinh dưỡng: chất hữu cơ: 45 – 55% OM; Alginic: 18%; Đạm thực vật (đạm tự nhiên): 2,6%; Lân tự nhiên: 4%; Kali tự nhiên…

Tuyệt Chiêu Giúp Cây Cảnh Tự Tưới Nước, Giữ Ẩm Cho Cây Khi Vắng Nhà

1. Thiết kế chai nước dốc ngược

Tốt nhất bạn nên dùng loại chai có cổ nhỏ và dài để dễ chôn xuống đất như chai rượu hoặc chai nước mắm. Chú ý rửa thật sạch chai trước khi đựng nước tưới cây.

Cách thực hiện

– Trước tiên, hãy đục hoặc khoan 1-5 lỗ nhỏ trên nắp chai, chú ý không đục lỗ quá to để nước bị chảy ra nhanh, cũng không quá nhỏ làm nước không thoát ra được. Tùy vào loại cây cần nhiều nước hay không mà đục số lỗ cho phù hợp.

Thêm một lượng nhỏ phân hòa tan trước khi cho nước

Lắc nhẹ để phân bón tan vào trong nước.

– Dùng ngón tay bịt lỗ vừa đục lại và lật ngược chai xuống, ấn chặt vào đất trong chậu.

Chú ý:

Không đặt quá gần

Tránh nước úng một chỗ.

Nước trong chai sẽ từ từ rỉ ra và thấm dần vào đất để cung cấp nước cho cây trong những ngày bạn đi vắng.

2. Dùng khăn thấm hút nước

Nếu miệng chậu cây của bạn quá nhỏ hoặc đơn giản chỉ là không muốn vùi miệng chai xuống đất, bạn có thể dùng cách đơn giản hơn với khăn hoặc mảnh vải thấm hút nước tốt.

Cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị một bình chứa nước lớn, đặt bình ở cạnh chậu hoa.

Tiếp theo nhấn chìm một đầu khăn hoặc mảnh vải vào bình nước, đầu còn lại vùi sâu vào đất trong chậu gần gốc cây, nhớ giữ cố định khăn lại để đề phòng khăn bị tuột.

Với cách làm trên, chậu cây của bạn sẽ luôn được cung cấp đủ nước nhờ chiếc khăn dẫn nước, giờ thì bạn cứ yên tâm đi vắng vài ngày mà không lo cây héo.

3. Sử dụng hạt giữ ẩm cho cây

Một cách rất đơn giản khác để giữ ẩm cho cây là dùng hạt giữ ẩm trộn vào đất trong chậu cây khi thay đất hay xăm thêm lỗ nhỏ vào chậu. Chọn loại hạt có nguyên liệu thiên nhiên, không phải polyme nhân tạo để tránh gây hại cho cây.

Có những cách giữ ẩm cho cây cực kỳ hữu ích này, bạn có thể yên tâm đi vắng cả tuần mà không lo cây bị thiếu ẩm rồi!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Độc Chiêu Tưới Nước Dừa Cho Lan Phục Hồi Cây Bị Suy trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!