Đề Xuất 6/2023 # Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LAN HÀI  SLIPPER ORCHIDS

CHƯƠNG II – NUÔI TRỒNG.

PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG.

Dinh dưỡng (Tiếp). Các chất dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở 3 thành phần trong tỷ lệ N-P-K kể trên. NHững người trồng lan cần biết rằng những phân bón nào đó có thể giới hạn ở 3 thành phần, hoặc N-P-K có thêm vôi, vì vậy các bạn cần đọc kỹ nhãn hiệu được công bố. Phân bón  nếu không nhiều khoáng dinh dưỡng hơn ba thành phần trên thì ta gọi đó là loại phân không hoàn chỉnh. Nếu cứ tin vào đó thì việc nuôi dưỡng cây lan sẽ là sai cách.

Nguồn calcium và magnesium là caebonate và sulfate. Vôi, nguồn carbonate là hai chất dinh dưỡng và là một chất điều chỉnh độ pH. Chúng đều khó hòa tan. Dưới dạng sulfate thì dễ hòa tan. Tất nhiên, khi trồng Phragmipedium thì phải tránh dùng vôi vì chúng có nhu cầu pH.

Số lượng các chất dinh dưỡng bổ xung theo yêu cầu của cây lan tuy rất nhỏ, các chất khoáng bổ xung này cũng chỉ là phần phụ. Sắt (Iron), lưu huỳnh (sulfur), kẽm (zinc) đồng (copper), kền (nikel) và mô-lip-den là những chất cần nhưng chỉ có một ít trong số này cho thấy một số lượng nhỏ cần cho sức khỏe của cây lan. Một vài chất hoặc không có chất nào trong số này được tìm thấy trong các loại phân bón vô cơ. Trong các nhãn hiệu phân bón thương mại, người ta đã bổ xung chúng vào; Rong biển là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho một chất khoáng phụ, nhưng nên mua những loại đã lọc hết chất bẩn vì nếu không trong đó vẫn còn tồn dư toxic vì muối có trong nước biển. Các chất chiết xuất từ cá và các chất có tính sữa cũng là những nguồn dinh dưỡng phụ đáng tin cậy. Phân hữu cơ, mặc dù trong hầu hết trường hợp không hoàn toàn sẵn có, thường cũng là một nguồn khoáng phụ đáng tin cậy.

Một vài người trồng lại muốn xử dụng loại phân vô cơ rẻ tiền và không đồng bộ. Việc dùng loại phân này theo một lịch hợp lý, tùy thuộc vào các chất dinh dưỡng hiện hữu trong chất nền. Một chút khoáng cần được cung cấp thông qua việc tưới nước trong đó có dung dịch chiết xuất từ cá, một dung dịch phân ngâm trong thùng nước (violet water?), hoặc một ít khoáng mà người ta bán trên thị trường.

Bản thân tôi khi dùng loại Off Mix (như đã nói ở phần trước) đã được làm giầu chất dinh dưỡng và chỉ dùng với nồng độ thấp vào mùa xuân. Vào thời gian này tôi tưới khoảng 4-5 lần với loại phân 30-10-10, thêm ½ nồng độ dung dịch chiết xuất từ cá. Những tháng còn lại trong năm, tôi chỉ tưới nước mà không cần sự cân đối cũng như bất cứ chất gì khác.

Trên hết, bạn đọc cần lưu ý điều độ trong việc bón phân bởi vì các loài lan hài là một nhóm lan không bao giờ để chúng bị bội thực. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên áp dụng ½ liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn hàng thôi, trong khi đó lại có nhiều người trồng vẫn duy trì thường xuyên việc bón phân theo khuyến cáo này và vẫn thành công ngay cả khi chất nền khá nghèo dinh dưỡng.

Ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi về việc nuôi dưỡng lá. Tôi tin rằng kết quả sẽ tốt nếu như chúng ta bón phân theo định kỳ với nồng độ thấp cho lá vào sáng sớm những ngày xuân, nhưng dù sao cũng chỉ đơn thuần là tự tôi nhận thấy các cây lan đã có phản ứng tích cực. Tôi không thể cung cấp cho các bạn những tài liệu chuyên về nuôi dững lá của các loài lan hài, nhưng tôi xin nói lại là nếu để lá lan bị nước đọng trên đó sẽ kích thích cho việc tấn công của nấm.

Một cách dùng phân được áp dụng chung theo yêu cầu dinh dưỡng trong các nhóm lan hài. Như các loài thuộc giống Paphiopedilum thì lại cần ít phân; còn các loài lai từ giống này thì cần nhiều phân hơn một chút. Những loài, kể cả loài lai từ giống Phragmipedium thì lại cần nhiều dinh dưỡng, nồng độ cần cho chúng tương đương với dinh dưỡng cung cấp cho các loài lan khác. Những cây lan con thì thường yêu cầu phải bón phân thường xuyên hơn với nồng độ nitrogen cao để kích thích chúng chóng lớn. Tất cả các loài lan hài, có thể nói nên cung cấp mức độ dinh dưỡng từ thấp đến trung bình so với nhu cầu của các loài lan khác. Một nguyên tắc nằm lòng là dùng dung dịch phân cho lan đơn thân chỉ nên bằng một nửa định mức./.

Kỳ sau: CÔN TRÙNG VÀ BỆNH TẬT

Hình trên: Lan hài Paphiopedilum armeniacum

Nguồn tài liệu : chúng tôi (của Bác PhạmTiến Khoa – Ngày 12/12/2016)

Paphiopedilum – Lan Hài – Dân Chơi Lan

Đa số lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằng do đó gây cho chúng ta ấn tượng là lan hài khó trồng. Thật ra thì lan hài có 2 nhóm:

– Nhóm lá có vân, thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng: Nhiệt độ thích hợp của chúng là 15, 5°c – 18°c về đêm, nhiệt độ ban ngày 22°- 26, 5°c.

– Nhóm lá không có vân, thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độ ban đêm 10°c – 13°c, nhiệt độ ban ngày 15, 5°c – 18°c.

Vì vậy ở đồng bằng chúng ta có thể trồng lan hài được và như ta đã biết, quanh Sài Gòn – Gia Định xưa, lan hài mọc khắp mà sách vở còn ghi, như loài Paphiopedilum concolor gọi là Hài Gia Định. Hơn nữa các lan hài lai chịu được khí hậu nóng ở đồng bằng đã được nuôi trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.

Như vậy ngoại trừ ở cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột… là những nơi lý tưởng để trồng lan hài còn ở đồng bằng thì nên chọn những loài chịu khí hậu nóng, thường là những loài có vân ở lá.

ÁNH SÁNG.

Đối với những vùng mà môi trường tự nhiên đã thích hợp với nó như Đà Lạt (Lâm Đồng) thì chỉ cần một mái che đơn giản để tránh ánh nắng chói chang của mặt trời là đủ. Còn đối với đồng bằng, lan hài phải được trồng dưới mái che râm mát vì trong thiên nhiên chúng mọc dưới bóng cây rừng rậm rạp nên không chịu được ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Độ sáng thích hợp là 30 – 40%, nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuếch tán là tốt nhất. Thiếu nắng lá sẽ đậm màu, dư nắng sẽ tái nhạt, nhưng quá dư nắng lá sẽ bị cháy và cây sẽ khô héo nhanh chóng. Ánh sáng ban mai trong mọi trường hợp đều tốt cho cây.

NƯỚC TƯỚI.

Vì lan hài mọc nơi ẩm ướt, không có giả hành phù mập để dự trữ nước cho nên việc tưới nước cho lan hài là quan trọng nhất. Phải giữ ẩm cho lan hài suốt năm, không có thời kỳ để khô. Thường tưới 1-2 lần/ngày bằng vòi phun sương, tốt nhất nên có một thời gian khô nhẹ giữa 2 lần tưới. pH của nước cỡ 6,2 – 6,6. Tránh đừng để nước đọng ở đọt cây, chồi hoa, nhất là vào mùa nắng, sẽ làm thối đọt và hư hoa. Tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân là điều cần thiết, về mùa khô phải tưới thường xuyên hàng ngày. Vào mùa mưa thì phải coi chừng việc úng nước làm cho lan hài thối, những ngày không mưa thì phải tưới. Việc tránh úng trong mùa mưa là việc quan trọng nhất. Tốt nhất vào mùa mưa các chậu lan hài phải được để trên sạp hay treo lên giàn lan. Chế độ tưới nước không những tùy thuộc vào mùa mà còn tùy thuộc chậu và chất trồng.

CHẤT TRỒNG.

Vì đa số lan hài là bán địa lan hay thạch lan nên chậu và chất trồng phải giữ ẩm tốt, nhưng không được úng nước vì vậy chậu trồng nên có nhiều lỗ. Theo kinh nghiệm bản thân, nên dùng chậu của phong lan cỡ 15 – 20cm đường kính, có nhiều lỗ và trồng treo. Vì là bán địa lan nên chất trồng không nên có đất. Hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc dớn sợi, than gỗ vụn cỡ bằng hạt bắp đến bằng lóng tay, lá khô vụn, phân bò khô và đối với các loài sống trên đá vôi thì cần thêm vài viên đá vôi khoảng bằng đầu ngón tay, nếu không có vôi thì có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn. Có thể thay lá vụn bằng vỏ thông vụn hoặc hỗn hợp lá vụn mục nát nằm ở kẽ đá, nằm trên lớp đất mặt ở trong vườn. Trộn hỗn hợp trên và cho vào khoảng phân nửa chậu mà đáy đã có bỏ một lớp than vụn cỡ bằng ngón tay, để dễ thoát nước. Cho cây vào giữa chậu rồi cho thêm chất trồng vào cho phủ rễ nhưng không được phủ kín gốc.

BÓN PHÂN.

Với chất trồng như trên thì có thế không cần bón thêm phân cho lan hài nhưng nếu cần thì tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10 hay nước phân hữu cơ pha thật loãng. Phân N. P. K. dùng cho phong lan cũng có thể dùng cho lan hài nhưng 1 – 2 tuần 1 lần thôi và trong phân cần có khoảng 40ppm Ca++ và 20 – 30ppm Mg++. Cũng cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc,… vào chất trồng của các cây lan hài háo vôi (chúng sống trong thiên nhiên ở đá vôi). Vào mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên hơn. Vào mùa mưa, khi trời mát mẻ, mây u ám sự quang hợp giảm không cho phép cây hấp thụ nhiều phân bón nên việc tưới phân phải giảm bớt đi. Tưới nước đậm sau mỗi lần tưới phân để loại bỏ phần muối dư thừa. Nếu thấy đầu lá bị nâu khô đi thì ngừng hẳn việc tưới phân.

GIÓ VÀ THOÁNG.

Nhu cầu giữ ẩm cao cho cây lan hài cộng thêm khí hậu nóng ở miền nhiệt đới lại là yếu tố làm cho nấm bệnh nảy sinh cho nên nhất thiết nơi trồng lan hài phải thoáng gió.

BỆNH.

Kẻ thù quan trọng nhất của lan hài là nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1 – 2 lần và cũng nên dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl tháng/1 lần để ngừa việc thối gốc, thối rễ.

SANG CHẬU.

Cây trưởng thành cần được thay chậu khi chúng mọc ra ngoài chậu, khi chất trồng bắt đầu mục nát và khi sự thoát nước trở nên kém đi. Thời điểm sang chậu là ngay sau mùa hoa. Việc thay chậu ở cây con thì cần nhẹ nhàng để chuyển nó sang chậu lớn hơn.

Đối với cây lớn thì bỏ hết chất trồng cũ, rễ cũ hư thôi, nếu cần thì rửa rễ với thuốc trừ nấm. Trồng vào chậu mới với chất trồng mới như thành phần đã nêu trên. Sau khi sang chậu tưới nước đậm cho chất trồng ổn định rồi chờ từ 3 – 5 ngày sau mới tưới trở lại, nếu cần chỉ tưới sương trên lá nhất là vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển (khoảng 3 tuần) thì hãy tưới đều trở lại như bình thường.

NHÂN GIỐNG.

Khi sang chậu nên kết hợp với việc nhân giống bằng cách tách chiết, nhất là đối với những chậu có nhiều cây mọc chật cứng hoặc bò ra cả mép chậu, cần tách cây ra từng bụi 2 – 3 cây một đơn vị. Có thể dùng tay để tách, không nhất thiết phải dùng dao kéo xắn đứt căn hành giữa chúng, cắt bỏ lá cằn cỗi và rễ hư, già và loại hẳn, không chừa một chút chất trồng cũ nào, rồi trồng vào chậu mới với chất trồng mới.

LAI TẠO.

Con đường nhân giống bằng cấy mô vẫn chưa thành công ở lan hài cho nên tất cả lan hài trao đổi trên thị trường đều hoặc là tách chiết (giới hạn) hoặc là gieo hột (phổ biến nhất).

Nhờ các công trình lai mà các cây lan hài ngày càng trở nên phổ thông nhanh chóng. Không có nhà sưu tập nào lại không có cây lan hài trong vườn lan của họ, và vào năm 1909 người ta đã cho hay việc lai tạo ở nhóm lan hài đã vượt xa con số lai ở các nhóm khác và chắc chắn một kỹ nghệ hoa mới ra đời.

Nhưng không phải loài hài nào cũng lai được. Khả năng thụ kém hay bất thụ đã tìm gặp trong nhóm lan hài. Điều đó do bất đồng số lượng nhiễm sắc thể của cha mẹ. Nhiều loài có 26 nhiễm sắc thể nhưng cũng có một số khác có 28 – 42 nhiễm sắc thể. Và như vậy, trong trường hợp này sử dụng đa bội thể (xem Tìm Hiểu Hoa Lan 1992) đã tạo ra được những cây lan lai nổi tiếng.

Việc trồng lan hài không phải là chuyện mới mẻ. Trước đây, người chơi lan ở Đà Lạt đã trồng nhiều và cũng đã nhập những cây lan hài từ Châu Âu. Nhưng việc biến nó thành một loài lan phổ biến ở đất nước chúng ta vẫn còn là ước mơ của mọi người dù rằng chúng ta có những loài hài đặc hữu quí giá. Cũng cần biết rằng vì không cấy mô được nên giá cả ở cây lan hài tương đối ổn định và trị giá của những cây lan hài đặc sắc độc đáo là rất cao. Thế cho nên nếu bảo vệ được nguồn gen đặc hữu trên thì khả năng tạo được những cây lan hài độc đáo, đặc thù Việt Nam có giá trị kinh tế lớn sẽ nằm trong tầm tay của chúng ta.

Các loài lan thuộc giống hoa lan hài

Loài lan Paphiopedilum delenatii.

Đây là loài cho hoa đẹp nhất trong các loại Paphiopedilum, có túi màu hồng, có kích thước khoảng 7cm và thường trổ 2 – 3 bông trên 1 cuống. Lần đầu tiên nó được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1900. Tuy nhiên, đây là loài tương đối khó trổ bông. Nó cần khí hậu lạnh để trổ hoa, vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ khi cây phát triển. Cây phát triển tốt dưới ánh sáng đèn phòng, bên bệ cửa sổ hay trong nhà kính.

Loài lan Paphiopedilum delenatii.

Loài lan Paphiopedilum bellatulum.

Đây là loại dễ trồng đối với người mới biết trồng lan và dễ trổ hoa dù đặt bên cửa sổ, dưới ánh sáng đèn phòng hay trong nhà kính. Nên trồng cây trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, ánh sáng vừa, độ ẩm tốt thì cây sẽ phát triển tốt và trổ hoa vào mùa xuân. Hoa có có kích thước khoảng 5 – 8cm, màu trắng hay ngà có đốm màu hạt dẻ và rũ xuống.

Loài lan Paphiopedilum bellatulum.

Loại lan Paphiopedilum Francisco Freire.

Đây là loại dễ trồng và rất dễ trổ bông dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính. Cây phát triển tốt trong chậu nhựa lẫn chậu đất sét, điều kiện nhiệt độ ấm. Đây là loại cho hoa đẹp, và lâu tàn.

Loại lan Paphiopedilum Francisco Freire.

Loài lan Paphiopedilum Callosum.

Đây là một trong những loài dễ trồng nhất của giống hoa lan Paphiopedilum. Loài này có hoa đẹp, kích thước khoảng 8 – 11 cm, có những vân sọc từ xanh lá đến tím, có lông tơ màu tím.

Loài lan Paphiopedilum Callosum.

Loài lan Paphiopedilum Leeanum.

Hoa có đài hoa hai bên màu lục, một đài hoa lốm đốm hồng và đài hoa có lưng sọc trắng và một khoang túi màu nâu. Hoa nở vào mùa Đông và sống tới 3 tháng trên cây.

Loài lan Paphiopedilum Leeanum.

Loài lan Paphiopedilum Lady Isabel.

– Trên cọng hoa nở rất nhiều hoa màu trắng kem, lốm đốm nâu và môi màu đỏ nhạt trên nhánh cao. Hoa nở vòa mùa Đông và mùa Xuân. Lá đài màu lục có thể phát triển rất lớn.

Loài lan Paphiopedilum Lady Isabel.

Loài lan Paphiopedilum micranthum.

Loại lan này có lá lốm đốm hay vằn và hoa có màu hồng nhạt, khoang túi rất to và có những sọc vàng trên mỗi cánh hoa. Hoa nở vào mùa Xuân.

Loài lan Paphiopedilum micranthum.

Loài lan Paphiopedilum Schillerianum.

Loại lan này có hoa màu kem có sọc và lốm đốm màu tím sẫm và khoang túi phồng ra cũng có màu tím tương tự. Hoa nở vào mùa Đông.

Loài lan Paphiopedilum Schillerianum.

Loài lan Paphiopedilum Yellow Tiger.

Hoa có màu trắng kem, sọc màu nâu socola, khoang túi có màu mâm xôi. Những cánh hoa màu xanh nhạt làm cho vẻ đẹp trang nhã hơn. Hoa nở vào mùa Đông.

Loài lan Paphiopedilum Yellow Tiger.

Hỏa Hoàng – Bài 41 – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

HỎA HOÀNG – Bài 41

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÂN THUỐC

Tuy không hương nhưng cực kỳ rực rỡ, tuy nhỏ nhưng rất đáng yêu, tuy rẻ tiền nhưng rất đáng sưu tầm, tuy dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết.

Hỏa Hoàng – Lửa Vàng. Một vòi bông cũng như một đốm lửa nhỏ, trông có vẻ yếu đuối và leo lét, nhưng nếu chục vòi bông thì chẳng khác nào một đám cháy lớn, rực rỡ một góc vườn.

Nhìn cây có vẻ nhỏ bé nhưng cực kỳ mạnh mẽ cứng cáp với sức sống rất mãnh liệt. Nhìn hoa trông có vẻ mỏng manh, nhưng cực kỳ lâu tàn, nếu chăm sóc giữ gìn tốt, bạn sẽ có cả gần tháng trời để chiêm ngưỡng nét đẹp của ngọn lửa này.

Ngắm nhìn bông hoa và liên tưởng đến cái tên, ta lại nghĩ tới Hỏa Phượng Hoang trong truyền thuyết đang tung cánh bay lên trời để kết thúc một mùa xuân ấm áp và chào đón một mùa hè rực lửa.

Hỏa Hoàng chính là tên gọi chung của hai giống lan có tên khoa học là:

– Ascocentrum miniatum: cánh nhỏ hẹp dài, giữa các cánh hoa có khe hở, màu cam sáng có xu hướng vàng đôi khi có sọc trên cánh hoa, lưỡi hoa từ hơi cong tới cong quặp vào trong.

– Ascocentrum garayi: cánh tròn, các cánh xếp khít, cánh hoa có hình chiếc lá, màu cam đậm hơn và lưỡi thẳng.

Tôi khẳng định với các bạn, hiện nay trên 90% các trang web tiếng Việt dẫn chứng hình ảnh về hai giống này là sai. Hầu như toàn bộ là viết về cây Ascocentrum miniatum nhưng dẫn hình cây Ascocentrum garayi.

Nếu bạn có thể chứng minh được tôi sai với thông tin khoa học và nguồn đáng tin cậy, tôi xin tặng bạn 1 giò Hỏa Hoàng – Ascocentrum garayi trị giá trên dưới 500k. Lan thì tôi không thiếu, chỉ là tôi muốn đi tìm chân lý và sự thật. (https://www.orchidspecies.com/ascocminiatum.htm)

Hiện nay đa số Hỏa Hoàng tại Việt Nam là giống Ascocentrum garayi.

Vì giống lan này phân bố ở Đông Nam Á, cho nên giá tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật là rất đắt, 1 cây cao chừng 10cm có giá hàng trăm tới hàng triệu đồng. Còn ở Việt Nam đôi khi chỉ bằng 1/100 – 1/10. Đôi lúc chúng ta có báu vật nhưng lại không biết trân trọng.

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÂN THUỐC

1. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP:

Trong nam thì lúc nào cũng hợp, ngoài bắc thì trừ mùa đông ra. Hỏa hoàng là một giống lan sống ở vùng nóng và ấm, phân bố ở độ cao 0m – 1000m.

Hỏa hoàng phải được trồng trong môi trường độ ẩm không khí phải thật cao, nhưng độ ẩm cục bộ trên giá thể hoặc trong chậu phải vừa phải, nghĩa là giá thể phải thoáng.

Cây tăng trưởng quanh năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi bị khô hạn bất chợt sẽ dẫn tới sự mất ổn định trong chu trình sinh trưởng dẫn tới cây bị yếu đi và rụng lá chân. Vì thế bạn cần tưới nước đều đặn 2 lần trong ngày và giữ cho độ ẩm môi trường xung quanh cây phải cao.

Bí quyết của tôi đó là treo lan thật xa lưới, càng gần mặt đất càng tốt, chỉ cho ăn nắng 50% (ánh sáng gián tiếp) và giữ nền đất luôn ẩm ướt. Chính nền luôn ẩm ướt là bí quyết để các giống lan đơn thân giữ lá chân.

Trên các trang mạng tiếng Việt luôn khuyên là bạn nên ít tưới hoặc ngừng tưới vào khoảng tháng 12 đến tháng 2. Tôi chưa bao giờ làm theo như vậy. Tôi nhận thấy việc ngừng tưới nước (ép khô hạn) chính là con dao hai lưỡi. Việc ép khô hạn chính là 1 cách kích thích sự phân hóa mầm hoa nhưng cách này cũng làm cây yếu đi nhiều và rớt mất lá gốc.

Tôi biết sẽ có bạn nói rằng ở trên rừng nó cũng chịu khô hạn suốt mùa khô đấy thôi. Đúng! Nhưng bạn có thấy trên rừng có cây hỏa hoàng nào có bộ lá thật sự đẹp và giữ được nhiều lá gốc không? Nếu bạn mang về vườn mà vẫn muốn bắt chước như trong rừng thì tôi hỏi bạn người ta chế ra phân kích hoa để làm cái gì? Bạn trồng ở vườn mà cây còn xấu hơn cả trong rừng không ai chăm sóc thì liệu bạn có thực sự xứng đáng với hai từ YÊU LAN hay MÊ LAN.

2. GIÁ THỂ

Hỏa Hoàng là giống lan rất ghét thay giá thể, thực tế là rễ của nó có thể sống cả chục năm. Vì vậy bạn hãy chọn những giá thể mà bạn nghĩ là nó có thể chịu được nắng mưa và nước hàng chục năm.

Ví dụ như lũa, các loại gỗ cứng đến siêu cứng như vải, nhãn, vú sữa già, lõi mít, thanh mai, dẻ, nu bằng lăng, cột bê tông cốt thép….

Nếu trồng chậu bạn nên chọn chậu đất nung già hoặc sành và bỏ vào trong đó vỏ thông cỡ lớn hoặc than cục hoặc viên đất nung hoặc gạch non….

Cách xử lý giá thể mời bạn đọc lại các bài trước. Tôi chỉ nhắc lại tí xíu về lũa và vỏ thông.

– Lũa dùng bàn chải sắt chải sạch bóng bề mặt (nói chung gỗ và lũa càng bóng càng sạch thì càng tốt) rồi ngâm nước 1 tuần cho cục lũa no nước, sau đó ngâm nước vôi 1 tiếng rồi rửa lại thật sạch. Làm móc thật cứng và to. Khoan lỗ đóng đũa vào để lấy chỗ cột cây lan lên hoặc đóng đinh có bọc ống truyền nước (loại ống trong bệnh viện) hoặc ống hút nước ngọt hoặc ống căn nước của thợ xây.

3. XỬ LÝ GIỐNG

– Hàng bóc rừng: Cắt tỉa rễ chết, dập gãy, để lại khoảng 3-5cm rễ tươi là được.

– Cây thuần muốn thay giá thể: Cố giữ lại được rễ non và tơ khỏe mạnh bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Trước khi bóc ra khỏi giá thể cũ mục nát thì nên ngâm nước 30 phút cho dễ lấy lan ra. Tuy nhiên bạn muốn cây nhanh tự bám giá thể thì nên cắt bớt rễ đi để nó ra rễ mới.

– Ngâm vào dung dịch Physan 20 liều 1ml/1 lít nước trong 10 phút.

– Vớt ra để ráo sau đó ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn liều 1ml pha 1 lít nước trong thời gian 1 – 2 tiếng. Bạn cũng có thể ngâm B1 pha chung chiết xuất tảo biển hoặc nhộng tằm hoặc chiết xuất rong biển…. Cây đơn thân không nên dùng Atonik, vì atonik hiệu quả trên lan đơn thân không cao.

4. CÁCH GHÉP VÀ LƯU Ý SAU GHÉP

Dùng dây nilon hoặc dây nhôm bọc nhựa hoặc dây khâu bao hoặc sợi đan len cột chặt cây lan vào chiếc đũa. Tuyệt đối không dùng dây thép để buộc lan.

Nên trồng so le và xếp thẳng hàng để hoa trổ ra có thể phô bày hết tất cả các vòi hoa, tránh tình trạng cây này đè lên vòi hoa của cây kia và hạn chế tình trạng cây bên trên bị nhiễm bệnh sẽ chảy dịch khuẩn và nấm làm chết luôn cây bên dưới.

Nên trồng các cây cùng kích thước vào 1 giò để hoa ra đều và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho giò lan.

Sau khi ghép, tốt nhất nên để cách mặt nền khoảng 10-50cm, ăn nắng 40% (có ánh sáng đọc được sách là được, không cần nắng cũng tốt). Đảm bảo nền luôn ẩm hoặc thậm chí là biến nền thành ao thì càng tuyệt vời. Ngày tưới 2 lần vào giá thể, thật đẫm giá thể. Hạn chế tưới vào ngọn tránh đọng nước trên ngọn.

Đợi khi bộ rễ mới ra bám chắc vào giá thể thì bạn có thể treo lên giàn với mức ánh nắng 50-60%.

Khi cây đã thuần 1 năm, khỏe mạnh với bộ rễ cực nhiều, độ ẩm không khí thực sự cao thì bạn có thể cho em nó ăn nắng 70% (tương đương 1 lớp lưới xanh đen của Thái).

Khi tôi nhập hàng bên Lào về, tất cả lá của Hỏa Hoàng đều tím và đốm tím, đó không phải bệnh mà là hiện tượng thừa nắng, thiếu đạm và thiếu Magie, trường hợp này chỉ cần để chỗ mát như trên và phun chế phẩm Hùng Nguyễn tuần 1 lần kết hợp phân NPK + TE thì sau 2 tháng lá sẽ xanh mướt trở lại.

5. PHÂN BÓN

Tôi luôn quan niệm về sự ổn định và bền vững hơn là tốc độ tăng trưởng, vì vậy quan điểm cá nhân tôi luôn là NPK+TE: 20-20-20+TE cho cây từ sau khi hết hoa cho tới hơn 8 tháng sau đó. Phun 7-15 ngày 1 lần.

Trong suốt quá trình này, giúp bộ rễ ra nhiều và sức đề kháng cây tốt, bạn nên dùng chế Phẩm Hùng Nguyễn 7-15 ngày 1 lần tùy độ siêng của bạn. Tới khi chuyển sang quá trình kích bông thì có thể ngừng dùng chế phẩm cũng được.

Thường thì Hỏa Hoàng nở vào tháng 2-4 âm lịch, nghĩa là cuối xuân đầu hè. Vì thế tháng 1 âm lịch là tôi chuyển từ 20-20-20+Te sang 6-30-30+Te hoặc 6-32-32+Te (loại này của Thái Lan) hoặc Siêu Lân 10-60-10+Te để kích thích quá trình phân hóa tạo mầm hoa. Phun 5-7 ngày 1 lần, phun khoảng 5-8 lần.

Khi cây lan nhú nụ thì phun phân vào rễ thôi, né nụ ra. Khi gần nở thì ngừng hẳn phân luôn. Phân nên phun sáng sớm hoặc chiều mát khi mà nhiệt độ trong ngày không quá 30 độ C.

Nếu bạn ở xứ nóng hoặc mùa hè miền bắc, bạn nên phun phân khoảng 6-7 giờ sáng, tới 10 giờ sáng nên tưới thật đẫm lại rửa phân đi tránh hiện tượng phân bị axít hóa làm cháy tế bào lá. Nếu phun chiều thì cũng nên phun lúc 16h. Trước khi phun phân, bạn nên tưới nhẹ lướt qua với lượng nước chỉ bằng 1/5 so với lượng nước tưới bình thường rồi đợi nửa tiếng cho ráo nước thì phun phân.

Không dùng phân sau những trận mưa dầm hoặc tưới đẫm vì như vậy chẳng khác gì bảo bạn uống 3 lon bia rồi ăn cơm.

Phân thì nên pha chung 1-3 loại với nhau cũng được nhưng không nên pha chung với thuốc bệnh và thuốc sâu vì sẽ giảm hiệu quả của tất cả.

Nếu bạn không có thời gian nhiều, bạn hoàn toàn có thể gắn phân tan chậm cho cây, quấn phân sao cho khi tưới nước phân chảy xuống rễ cây hút được nhiều nhất. Khi đã gắn tan chậm thì bạn không cần phun thêm NPK nữa.

Dù là phân bón lá, nhưng thực ra để hiệu quả nhất lại chính là phun đẫm vào giá thể và bộ rễ, sau đó mới là ướt đẫm mặt lá.

6. THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

A. Thuốc sâu bao gồm thuốc trị rệp, rầy, kiến và nhện đỏ. Như cá nhân tôi hay pha chung Movento với Pesieu phun định kỳ mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 lần vào mùa khô. Vì mấy vị khách không mời này phát triển mạnh hơn vào mùa khô.

B. Thuốc bệnh:

Thuốc trị nấm và khuẩn Agrifos 400 nửa tháng phun 1 lần.

Nano Bạc nửa tháng 1 lần đan xen với Agrifos 400. Nghĩa là cứ 1 tuần phun phòng nấm khuẩn 1 lần.

Hai loại thuốc trên hầu như không độc, an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Thân thiện môi trường. Tuy nhiên hiện nay hàng giả hoặc không đạt yêu cầu chất lượng quá nhiều, nên bạn cần liên hệ chỗ có uy tín và thương hiệu có uy tín. Bạn phải hiểu là cái gì càng tốt thì càng nhiều đồ nhái và giả, không ai đi nhái theo cái không tốt cả.

Ngoài ra bạn nên phun Nano đồng 1-2 lần 1 tháng để phòng 1 số bệnh như thán thư và tăng sức đề kháng cho lan, tăng khả năng chịu rét và làm mướt lá lan.

Bên trên là phòng bệnh. Còn chữa bệnh muốn nhanh và hiệu quả thì vẫn nên dùng thuốc trị khuẩn như Kasumin, Starner, Poner. Thuốc trị nấm như Antracol, Metalaxyl, Aliette, hoặc TopsinM, Daconil…

Nói về thuốc và phòng chữa bệnh, bạn nên kéo lại bài 27, 28, 29 để ngâm cứu sâu hơn.

Bài nào của tôi cũng dài như sông Trường Giang, lòng vòng và chẳng phải bài viết khoa học. Bạn tưởng tôi không biết điều đó sao?

Tôi là người ham đọc, và tôi cực kỳ hận những bài viết chỉ chục dòng không có áp dụng được cái gì. Và hận hơn nữa là những người viết bài mà chỉ để thả thính, quăng ra 1 nửa bí kíp và giữ lại một nửa.

Đêm đã khuya rồi, bạn đọc xong thì nhớ CHIA SẺ cho bạn bè cùng tham khảo, âu đó cũng là cách giúp văn hóa đọc của người Việt Nam ta sánh được với mấy nước xung quanh chứ chưa nói đến châu Âu hay Nhật, Mỹ.

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

Cách Trồng Lan Hài Cho Người Mới Chơi Lan

Giống Lan Paphiopedilum thuộc bộ phụ Paphiopedilinae, bộ Cypripedieae, họ Orchidaceae. Giống lan này có nguồn gốc từ miền Viễn Đông và Indonesia. Chúng có thể phát triển trên đất mùn, trên các vật liệu khác trên tán cây trong rừng, trên các khe vách núi.

Giống này có khoảng 80 loài. Hầu hết chúng dễ nuôi trồng và dễ trổ hoa trong nhà, dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính, rất thích hợp cho người mới bắt đầu chơi lan. Trong điều kiện thích hợp, hoa có thể trổ 2 lần hoặc hơn trong năm. Đây là loại có hoa rất đặc biệt, dạng hình túi giống như chiếc hài của phụ nữ, vì vậy mà chúng còn được gọi là Lady’s slipper hay slipper orchid. Giống lan Paphiopedilum được chia thành 2 nhóm, nhóm có lá đốm phát triển ở điều kiện mát rất dễ trồng và nhóm có lá xanh phát triển ở điều kiện lạnh hơn. Hoa giống như sáp, có cánh dạng hình túi và có đài hoa ở mặt lưng. Hoa đa dạng màu sắc, lâu tàn, có thể kéo dài trong vài tuần.

Một vài loài lan tiêu biểu: Lan Hài Hồng – Paphiopedilum delenatii

Đây là loài cho hoa đẹp nhất trong các loại Paphiopedilum, có túi màu hồng, có kích thước khoảng 7cm và thường trổ 2-3 bông trên 1 cuống. Lần đầu tiên nó được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1900. Tuy nhiên, đây là loài tương đối khó trổ bông. Nó cần khí hậu lạnh để trổ hoa, vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ khi cây phát triển. Cây phát triển tốt dưới ánh sáng đèn phòng, bên bệ cửa sổ hay trong nhà kính.

Lan Hài Đẹp – Paphiopedilum bellatulum

Đây là loại dễ trồng đối với người mới biết trồng lan và dễ trổ hoa dù đặt bên cửa sổ, dưới ánh sáng đèn phòng hay trong nhà kính. Nên trồng cây trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, ánh sáng vừa, độ ẩm tốt thì cây sẽ phát triển tốt và trổ hoa vào mùa xuân. Hoa có có kích thước khoảng 5-8cm, màu trắng hay ngà có đốm màu hạt dẻ và rũ xuống.

Lan Paphiopedilum Francisco Freire

Đây là loại dễ trồng và rất dễ trổ bông dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính. Cây phát triển tốt trong chậu nhựa lẫn chậu đất sét, điều kiện nhiệt độ ấm. Đây là loại cho hoa đẹp, và lâu tàn.

Lan Hài Vân – Paphiopedilum Callosum

Đây là một trong những loài dễ trồng nhất của giống lan Paphiopedilum. Loài này có hoa đẹp, kích thước khoảng 8-11 cm, có những vân sọc từ xanh lá đến tím, có lông tơ màu tím.

1. Các điều kiện trồng và chăm sóc Lan Paphiopedilum:

* Nước và ẩm độ: Vì đây là loài không có giả hành nên bộ phận dự trữ nước của nó chủ yếu ở lá, vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn, cần duy trì ẩm độ khoảng 60-70%. Tưới 1-2 lần trong 1 tuần là đủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm. Nước mưa rất tốt cho cây phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng của từng mùa mà lượng tưới nước vào mỗi mùa có khác nhau. Vào mùa khô, cần tưới nước thêm để gia tăng độ ẩm cho cây. Nếu trồng Lan trong nhà thì nên đặt cây trên khay nước chứa đá sỏi để cây không bao giờ bị úng nước. Nếu trong nhà kính, chỉ cần tưới trên sàn nhà hoặc sử dụng hệ thống bốc hơi nước để gia tăng ẩm độ.

* Phân bón: Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

* Ánh sáng: Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

* Nhiệt độ và sự thoáng khí: Có hai nhóm, nhóm Lan có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27 oC vào ban ngày, khoảng 16 oC vào ban đêm; còn đối với nhóm Lan có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22 oC vào ban ngày, khoảng 12 oC vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

* Trồng trong chậu: Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

2. Giới thiệu kỹ thuật trồng Lan Paphiopedilum trong nước (Hydroponics) với giá thể LECA:

Trồng lan trong nước với giá thể viên LECA (LECA pebbles-Lightweight Expanded Clay Aggregate) hiện cũng đang được ưa chuộng nhiều trên thế giới vì tiện lợi và thẩm mỹ có thể đặt ở bất kỳ nơi nào. Vì các viên LECA này sẽ thay thế giá thể nuôi trồng cung cấp dinh dưỡng, ẩm độ, tạo sự thoáng khí tốt hơn và ít bị bệnh hơn, không sợ bị úng nước hay mục nát và cũng hạn chế việc thay chậu. Lan Paphiopedilum là một trong những loài nuôi trồng trong nước dễ nhất. Cũng như với bất kỳ loài lan khác, thời gian tốt nhất để nuôi lan trong nước là sau khi tất cả hoa đều tàn. Bao gồm các bước sau:

* Bước 1: Rửa các viên LECA với nước sạch để loại bỏ bụi dơ. Sau đó ngâm qua đêm trong dung dịch kích thích tạo rễ mới và kháng bệnh (KLN rooting solution).

* Bước 2: Cẩn thận lấy cây ra khỏi chậu.

* Bước 3: Cẩn thận loại bỏ tất cả hổn hợp giá thể còn dính trên rễ. Cố gắng không làm gãy bất kỳ rễ nào của cây vì rễ của Paphiopedilum rất dài và mảnh như sợi tóc, giống như những cái chân của con nhện.

* Bước 4: Rửa các rễ thật kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn giá thể môi trường củ còn dính lại để hạn chế sự gây nhiễm cây.

* Bước 5: Cho các viên LECA vào, cẩn thận đặt cây sâu hơn nửa chiều cao của chậu để giữ cây ổn định.

* Bước 6: Xếp chặt các viên LECA để chắc chắn không có khoảng không nào.

* Bước 7: Đặt dụng cụ đo lượng nước (water gauge) vào và đặt chậu cây vào dụng cụ trang trí.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Cho Lan Hài (Bài 9) – Dân Chơi Lan trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!