Đề Xuất 6/2023 # Điểm Danh 5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Khoai Lang Nên Dùng # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Điểm Danh 5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Khoai Lang Nên Dùng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Điểm Danh 5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Khoai Lang Nên Dùng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Một số lưu ý khi bón phân cho cây khoai lang

Vai trò của việc bón phân vô cơ cho cây khoai lang

Vai trò của việc bón phân vô cơ cho cây khoai lang

Việc cung cấp đủ phân bón cần thiết trong từng giai đoạn trồng và chăm sóc cây khoai lang sẽ giúp cây phát triển tốt, cứng cáp, kích thích quá trình hình thành củ. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng khoai lang thu hoạch sẽ được nâng cao, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con nông dân.

Top 5 loại phân bón nên sử dụng cho cây khoai lang

1. Bón đạm ure cho cây khoai lang

Công dụng:

Nhờ có độ hòa tan cao nên ure dễ dàng hòa tan trong nước. Nhờ vậy, cây khoai lang có thể hấp thụ 1 cách dễ dàng.

Đạm ure có tác dụng làm cây khoai lang phát triển lá xanh tốt, thân cứng cáp. Tuy nhiên, bà con cần cung cấp lượng đạm phù hợp để cây phát triển lá mà không ảnh hưởng tới khả năng hình thành củ.

Thời kỳ bón: Bà con nên sử dụng đạm ure để bón thúc cho cây khoai lang.

Xuất xứ: Hiện nay trên thị trường có các thương hiệu Việt sản xuất đạm ure như Ure Phú Mỹ, Ure Cà Mau, Đạm Đầu Trâu…

2. Sử dụng Supe lân để bón cho cây khoai lang

Lựa chọn loại phân lân hợp lý: Cây khoai lang là cây trồng không kén đất nên bà con có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, loại đất thích hợp để trồng cây nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, có độ pH=5-6. Trong các loại phân lân, supe lân có thể bón trên nhiều loại đất và hiệu quả nhất là trên đất không chua hoặc ít chua (pH = 5,6 – 6,5). Như vậy, supe lân là loại lân cực kỳ thích hợp để bón cho cây khoai lang.

Công dụng:

Supe lân giúp cung cấp lân, canxi và lưu huỳnh cho cây khoai lang. Ngoài ra, super lân ở dạng dễ tiêu, dễ tan trong đất, giúp khoai lang hấp thu dễ dàng, đạt hiệu quả nhanh chóng.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng supe lân để bón lót và bón thúc cho cây khoai lang

Xuất xứ: Một số sản phẩm supe lân được sản xuất tại Việt Nam đã có mặt trên thị trường là: Supe lân Long Thành, Supe Lân Lâm Thao…

3. Bón phân cho khoai lang với DAP

Sử dụng phân DAP hợp lý: Thay vì sử dụng các loại phân đơn kể trên nên cung cấp lân, đạm cho cây khoai lang, bà con có thể sử dụng phân phức hợp DAP.

Công dụng:

Phân DAP cung cấp 2 chất dinh dưỡng thiết yếu là đạm và lân cho quá trình sinh trưởng của cây khế. DAP là loại phân trung tính, lân trong DAP đều tan nhanh trong nước nên cây khoai lang rất dễ hấp thu. 

Ngoài việc sử dụng để bón cho cây khoai lang, phân DAP còn thích hợp để bón cho nhiều loại cây trồng, trên các nền đất khác nhau.

Xuất xứ: Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm phân DAP được sản xuất ở Việt Nam như: DAP Phú Mỹ, DAP Cà Mau, DAP Đình Vũ… và các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Mỹ.

4. Dùng phân Kali để bón cho khoai lang

Sử dụng phân Kali hợp lý:  Bà con có thể sử dụng nhiều loại phân kali để bón cho cây khoai lang, điển hình là phân Kali Magiê sulphat

Công dụng:

Bón phân kali cho cây khoai lang sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và tác nhân gây nâm, bệnh. Bên cạnh đó, kali còn tham gia vào quá trình tích lũy tinh bột và đường của củ khoai lang.

Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, do đó bà con cần cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho cây.

Thời kỳ bón: Bà con nên sử dụng Kali để bón thúc cho cây khoai lang

Xuất xứ: Trên thị trường có các sản phẩm phân Kali với xuất xứ đa dạng như Kali Phú Mỹ bột, Kali Israel bột…

5. Bón phân NPK cho cây khoai lang

Lựa chọn phân NPK: Nếu không muốn sử dụng nhiều loại phân đơn, bà con có thể dùng phân hỗn hợp NPK để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây khoai lang.

Công dụng:

Phân NPK là một loại phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali. Bên cạnh còn có những nguyên tố trung, vi lượng khác như lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magie (Mg), kẽm (Zn), đồng (Cu). Do đó, việc bón phân NPK sẽ giúp cây trồng phát triển cân đối mà không lo bị thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng nào.

Ngoài ra, sử dụng NPK cũng giúp bà con tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, công sức lao động.

Thời kỳ bón: Phân có thể được sử dụng cả trong thời kỳ bón lót và bón thúc cho cây khoai lang

Xuất xứ: NPK Văn Điển, NPK Đầu Trâu… là những sản phẩm phân bón NPK được sản xuất tại Việt Nam

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây khoai lang

Khi bón phân vô cơ cho khoai lang, bà con có thể tham khảo cách bón sau đây:

Bón lót: Bón phân NPK khối lượng 200-300 kg/ha hoặc 10-12 kg/sào

Bón thúc: 

+ Lần 1 (từ 15 – 30 ngày sau khi trồng): Bón vào hai bên luống, cách gốc 15 – 20 cm. Liều lượng: 350-400 kg/ha hoặc 13-15 kg/sào.

+ Lần 2 (từ 45 – 60 ngày sau trồng): Vắt dây cẩn thận hai bên luống, sau đó bón phân, rồi xới nông, đảo phân và vun cao lấp kín gốc (chú ý không bón phân vào gốc và vào thân lá). Liều lượng: 350-400 kg/ha hoặc 13-15 kg/sào.

Một số lưu ý khi bón phân cho cây khoai lang

Làm sạch cỏ trước khi bón phân cho cây khoai lang

Phần lớn đạm tập trung ở lá của cây khoai lang, Vì vậy bà con không nên bón quá nhiều đạm. (Khi được bón nhiều đạm, khoại lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá, ảnh hưởng đến quá trình hình thành củ, làm giảm năng suất)

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua 5 loại phân bón cho cây khoai lang nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin 5 loại phân bón vô cơ cho cây khoai lang nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Danh Sách 5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Hoa Hồng Nên Biết

Vai trò của việc sử dụng phân bón vô cơ cho hoa hồng

Phân bón vô cơ có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây hoa hồng. Việc sử dụng phân bón vô cơ không chỉ cung cấp các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng cần thiết cho cây hoa hồng để cành cây cứng cáp, màu sắc hoa đẹp và bền hơn mà còn giúp cây phát triển cân đối, tăng khả năng chống chọi với các điều kiện ngoại cảnh và các tác nhân gây bệnh.

Top 5 loại phân bón vô cơ nên dùng ở hoa hồng

1. Sử dụng phân đạm cho cây hoa hồng

Lựa chọn phân đạm phù hợp: Bà con có thể sử dụng nhiều loại phân đạm như phân ure, phân amoni sunfat… để bón cho cây hoa hồng. Đây là những loại phân có thể sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây hoa hồng.

Công dụng:

Khi bị thiếu đạm, cây hoa hồng sẽ phát triển còi cọc, lá chuyển sang màu xanh vàng và ra hoa sớm. Do đó, việc cung cấp đủ phân đạm cho cây hoa hồng là vô cùng cần thiết.

Đạm là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, chất nguyên sinh, axit nucleic và protein cho cây trồng. Khi được bón phân, cây hoa hồng sẽ phân cành, ra nhiều nhánh và lá thúc đẩy quá trình quang hợp của cây. Nhờ vậy, cây hoa hồng sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Thời kỳ bón: Bà con nên sử dụng phân đạm để bón thúc cho cây hoa hồng

Một số loại phân đạm trên thị trường: Ure Phú Mỹ, Ure Cà Mau, Đạm Đầu Trâu…

2. Supe lân dùng cho cây hoa hồng

Lựa chọn phân lân phù hợp: Trong nhiều loại phân lân, Supe lân thường được sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng. Đây cũng là loại phân bón thích hợp để sử dụng trên cây hoa hồng.

Công dụng:

Supe lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra rễ, phân cành và ra hoa ở cây hoa hồng. Khi thiếu lân, cây hoa hồng sẽ chậm ra hoa. Ngoài ra, các quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng bị kém hiệu suất, khó tổng hợp được protein cần thiết cho cây.

Supe lân còn giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng supe lân để bón lót và bón thúc cho cây hoa hồng

Một số loại Supe lân trên thị trường: Supe lân Long Thành, Supe Lân Lâm Thao…

3. Sử dụng phân bón DAP cho cây hoa hổng

Lựa chọn phân lân phù hợp: Để cung cấp đạm và lân cùng lúc cho cây hoa hồng, bà con có thể sử dụng phân phức hợp DAP.

Công dụng:

DAP dễ tan trong nước nên cây hoa hồng sẽ nhanh chóng hấp thụ phân sau khi được bón. Với vai trò vừa cung cấp đạm, vừa cung cấp lân cho cây hoa hồng, phân sẽ giúp cây phân cành, phân nhánh tốt. Khi sử dụng phân DAP, bà con sẽ tiết kiệm được công lao động tuy nhiên phân DAP thường có giá thành cao hơn các loại phân đơn khác.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân để bón lót và bón thúc cho cây

Một số loại phân DAP trên thị trường: DAP 60%, DAP 64%…

4. Bón phân Kali Clorua cho cây hoa hồng

Lựa chọn phân Kali phù hợp: Nếu như phân Kali Sunfat thường được sử dụng để bón cho các loại cây có dầu như hành tỏi, cam hay các loại cây công nghiệp như chè, cà phê… thì Kali Clorua lại thích hợp để bón cho cây hoa hồng.

Công dụng:

Kali Clorua có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng. Bên cạnh đó, loại phân này còn tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây, tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây hoa hồng kể cả trong điều kiện ít nắng.

Khi bón phân Kali Clorua đầy đủ, cây hoa hồng sẽ cho hoa đẹp và bền màu.

Thời kỳ bón: Phân Kali Clorua có thể sử dụng để bón lót và bón thúc cho cây hoa hồng

Một số loại phân Kali Clorua trên thị trường: Kali Phú Mỹ…

5. Bón phân cho hoa hồng với NPK

Lựa chọn phân NPK: Phân NPK là một loại phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali. Bên cạnh việc sử dụng các loại phân đơn, bà con có thể sử dụng NPK đã được hỗn hợp với tỷ lệ phù hợp để cung cấp đạm, lân, kali cho cây hoa hồng. Công dụng:

Với chức năng cung cấp cả đạm, lân, kali cho cây hoa hồng, phân NPK sẽ giúp người trồng tiết kiệm chi phí và công lao động.

Phân NPK sẽ có công dụng tổng hợp trong việc kích thích cây hoa hồng ra rễ, phân nhánh, ra hoa và làm tăng độ màu mỡ phì nhiêu cho đất…

Một số loại phân NPK trên thị trường: NPK Văn Điển, NPK Đầu Trâu…

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho hoa hồng

Đối với vườn hoa hồng cắt cành:

Bón lót: Với 1 ha đất, liều lượng phân vô cơ cần bón là: 300-400 kg phân supe lân + 300-400 kg phân KCl

Bón thúc: Bón thúc định kỳ 15 đến 20 ngày/lần với liều lượng: 400-600 kg phân NPK

Đối với hoa hồng trồng trong chậu:

Sau 10-15 ngày trồng, cây hoa hồng bước vào giai đoạn ra rễ, ta tiến hành hòa loãng phân NPK với liều lượng: từ 50 -100 gr phân + 10-15 lít nước để bón cho cây, bón định kỳ 20-30 ngày/lần

Một số lưu ý trong khi bón phân cho hoa hồng

Trong quá trình bón phân cho hoa hồng, bà con cần lưu ý các trường hợp sau đây:

Đối với cây hoa hồng cắt cành, người trồng nên bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch.

Đối với cây hoa hồng trồng trong chậu, người trồng nên cẩn thận trong quá trình bón phân cho cây, tránh làm đứt rễ cây sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây nấm, bệnh cho cây.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Danh sách 5 loại phân bón vô cơ cho hoa hồng nên biết trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Danh sách 5 loại phân bón vô cơ cho hoa hồng nên biết, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Gợi Ý 5 Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mướp Nên Dùng

Vai trò của phân bón vô cơ đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp

Phân bón vô cơ giúp cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, trung lượng, đa lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp. Khi được bón phân vô cơ hợp lý, cây mướp sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, đẩy mạnh quá trình phát triển thân leo, ra nhiều hoa và hình thành nhiều quả, có khả năng chống chọi với điều kiện của môi trường cũng như nấm, bệnh.

5 loại phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng

Sử dụng phân kali để bón cho mướp

Sử dụng phân kali hợp lý: Bà con có thể sử dụng nhiều loại phân kali như kali clorua, kali sunfat, kali magie sunfat… để bón cho cây mướp. Tuy nhiên, kali clorua thường được lựa chọn vì giá thành rẻ

Công dụng:

Phân bón Kali có vai trò làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, từ đó nâng cao chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, kali còn giúp tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh cũng như tăng khả năng chống chịu cho mướp trước các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân kali để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Bón phân cho cây mướp với đạm ure

Lựa chọn đạm ure: Ure phù hợp để bón cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây mướp

Công dụng:

Đạm ure có khả năng cung cấp N với hàm lượng cao cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp. Bên cạnh đó, ure dễ tan nên cây mướp có thể hấp thu phân bón này một cách dễ dàng. Đặc biệt, phân ure phù hợp nhất với loại đất chua phèn.

Thời kỳ bón: Phân ure thường được sử dụng để bón thúc cho cây mướp

Bổ sung lân cho cây mướp

Sử dụng loại lân phù hợp: Hiện nay nhiều người lựa chọn loại lân chế biến như lân nung chảy hay supe lân để bón cho cây mướp là vì có hàm lượng lân cao hơn so với lân tự nhiên. Công dụng:

Phân lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới của cây mướp cũng như tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ của cây mướp.

Thời kỳ bón: Phân có thể dùng để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Dùng phân DAP bón cho cây mướp

Sử dụng phân bón DAP: Thay vì cung cấp đạm và lân ở dạng phân đơn, bà con có thể sử dụng phân phức hợp DAP để bổ sung cùng lúc đạm và lân cũng như một số nguyên tố dinh dưỡng cần thiết khác cho cây mướp

Công dụng:

Với thành phần gồm 18% N và 46% , phân DAP cung cấp 2 chất dinh dưỡng thiết yếu là đạm và lân cho quá trình sinh trưởng của mướp. Điều này giúp cây mướp tăng trưởng và phát triển nhanh.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân DAP để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Phân NPK bón cho cây mướp

Lựa chọn phân bón NPK: Bà con có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK để cung cấp đồng thời đạm, lân, kali cho mướp

Công dụng:

Khi bà con sử dụng riêng lẻ từng loại phân vô cơ, bà con có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh liều lượng phân bón phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tổng hợp NPK, cây trồng phát triển cân đối mà không lo bị thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng nào.

Thời kỳ bón: Phân được dùng để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây mướp

Khi bón phân vô cơ cho cây mướp, bà con có thể tham khảo cách bón sau đây:

Bón lót: 120kg lân và 30kg kali/ha

Bón thúc: Lượng phân bón thúc cho 1ha mướp bao gồm: NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều lượng phân cho nhiều lần bón

Một số lưu ý khi bón phân cho cây mướp

Việc bón thúc cần phải thực hiện cho đến khi mướp leo kín giàn

Bà con cũng nên bón thúc cây mướp định kỳ 20 ngày/lần, đặc biệt vào giữa hai kỳ hoa để tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua 5 phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin 5 phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

5 Loại Phân Bón Hữu Cơ Cho Cây Dưa Lưới Nên Dùng

Vai trò của việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây dưa lưới

Dưa lưới là loại cây ưa nắng và yêu cầu đất trồng cần có độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, trước khi trồng cây, bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ, đặc biệt trên những vùng đất cằn cỗi đã canh tác nhiều vụ.

Việc sử dụng phân bón hữu cơ còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động, giúp rễ và cây dưa phát triển tốt.

Bên cạnh đó, nhiều loại phân bón hữu cơ còn có tác dụng đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu giúp cây dưa lưới dễ dàng hấp thụ.

Gợi ý 5 loại phân bón vô cơ cần thiết cho quá trình chăm bón dưa lưới

Sử dụng phân gà ủ để bón cho cây dưa lưới

Bà con có thể tận dụng chất thải từ việc chăn nuôi gà để tự chế biến phân gà ủ tại nhà và sử dụng phân để bón cho cây dưa lưới.

Ưu điểm:

Trong tất cả các loại phân chuồng đã được nghiên cứu, phân gà chứa hàm lượng N-P-K cao nhất. Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng trong phân gà thường gồm N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%; CaO: 2,4%

Phân gà có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây dưa lưới

Tận dụng chất thải chăn nuôi để tự ủ phân gà sẽ giúp bà con tiết kiệm đáng kể chi phí phân bón

Nhược điểm:

Bà con cần phải ủ hoai trước vì hàm lượng chất hữu cơ trong phân gà cao dễ gây nóng, ngộ độc cho cây dưa lưới

Trong phân gà có rất nhiều vi trùng, nấm bệnh và vi sinh vật có hại nên nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây hại cho cây dưa lưới

Dùng phân trùn quế bón cho dưa lưới

Phân trùn quế được tạo thành từ chất thải của con trùn quế.

Ưu điểm:

Phân trùn quế là phân hữu cơ 100%, giàu hàm lượng dinh dưỡng và hệ vi sinh vật phong phú nên phù hợp với hầu hết với tất cả các loại cây trồng, trong đó có dưa lưới

Phân trùn quế chứa chất mùn có khả năng xử lý được các loại nấm hại, độc tố có trong đất, giúp bảo vệ rễ cây dưa lưới

Phân trùn quế giúp đất tơi xốp, có khả năng trung hòa độ pH cho đất trồng

Nhược điểm:

Phân trùn quế thường có tác dụng chậm hơn so với các loại phân vô cơ

Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng của phân cũng không cao bằng phân vô cơ

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Omix (có bổ sung lân) cho dưa hấu

Thành phần:

Hàm lượng hữu cơ : ≥ 15%

Hàm lượng Acid Humic : 3%

P2O5(hh) : 3%

VSV cố định đạm : 1 x 106 (CFU/g)

VSV phân giải lân : 1 x 106 (CFU/g)

VSV phân giải Cellulose : 1 x 106 (CFU/g)

Độ ẩm : ≤ 30%

Công dụng:

Phân bón Hữu cơ vi sinh Omix (có bổ sung lân) cung cấp các chủng vi sinh vật hữu ích giúp cải tạo, trung hòa độ pH, duy trì độ ẩm nhất định cũng như duy trì độ thoáng khí cho đất, nhất là trên những vùng đất đã canh tác nhiều vụ và không còn độ màu mỡ. Bên cạnh đó, với việc bổ sung thêm lân và hàm lượng Acid Humic 3% , phân bón còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của bộ rể, giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây dưa lưới dễ hấp thu hơn.

Thời kỳ bón: Phân có thể dùng để bón lót và bón thúc cho cây dưa lưới

Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Phân bón Hữu cơ Bách Tùng

Bón phân hữu cơ SS BORN-AT02 (chuyên cây ngắn ngày) cho cây dưa lưới

Thành phần: Công dụng:

Phân hữu cơ SS BORN-AT02 (chuyên cây ngắn ngày) có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật nên rất thân thiện với môi trường. Vai trò chính của phân là cung cấp chất mùn, giúp cải tạo, tăng độ phì nhiều của đất trước khi bà con tiến hành trồng dưa lưới. Bên cạnh đó, trong phân bón cũng chứa thêm các đa, trung, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây dưa lưới.

Thời kỳ bón: Phân thường được dùng để bón lót cho cây dưa lưới

Đơn vị phân phối: Công ty TNHH BACONCO

Phân hữu cơ khoáng KOMIX K dùng cho cây dưa lưới

Thành phần: Công dụng:

Phân giúp cải tạo đất, phát triển trùn đất nhờ vai trò cung cấp chất hữu cơ và các chủng vi sinh vật có ích. Bên cạnh đó, phân bón còn giúp hạ phèn, khử mặn, giữ ẩm cho đất trong mùa khô cũng như điều hòa dinh dưỡng và bổ sung thêm đạm, lân, kali cũng các nguyên tố trung vi lượng cho cây dưa lưới . Đặc biệt, các enzyme có trong phân giúp cây dưa lưới hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, làm cây sinh trưởng mạnh, ra hoa và đậu quả tốt, giảm tỷ lệ rụng quả.

Thời kỳ bón: Phân được dùng để bón lót và bón thúc cho cây dưa lưới

Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Thiên Sinh

Lưu ý khi bón phân hữu cơ cho cây dưa lưới

Khi bón phân hữu cơ cho cây dưa lưới, bà con có thể bón lót 10 tấn phân hữu cơ trên 1 ha đất trồng. Sau khi bón lót, bà con nên phù màng nylon, tiến hành đục lỗi và đặt cây sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt luống.

Sau khi định quả khoảng 10 ngày, bên cạnh việc sử dụng phân hóa học, bà con có thể bón bổ sung phân hữu cơ để giúp cây tăng năng suất và chất lượng quả.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua 5 loại phân bón hữu cơ cho cây dưa lưới nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin 5 loại phân bón hữu cơ cho cây dưa lưới nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Điểm Danh 5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Khoai Lang Nên Dùng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!