Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Cách Làm Phân Vi Sinh Hiệu Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
K
hi quý vị trồng cây, cũng có lá rụng vào mùa thu. Quý vị cào lá lại, để vào trong một cái hố mà mình đào dưới đất – một ít lá và một ít đất, một ít lá và một ít đất, cứ như vậy – sau một thời gian, nó trở thành phân vi sinh rất tốt. Rồi quý vị mang ra dùng lại, trồng rau. Hoặc nếu quý vị phải cắt cỏ, quý vị cũng dùng cỏ. Và vật thải như rau, vỏ trái cây, lá già – cứ để chung với nhau vào đó, và nó trở thành phân vi sinh rất, rất hữu ích.
Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học có hại cho sức khỏe và môi trường, mỗi gia đình có thể tận dụng các loại rác thải nhà bếp để làm thành chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng.Rác thải nhà bếp như hoa quả dư thừa hoặc hư hỏng, các vỏ như vỏ quả chuối, vỏ cam, xác cà phê, xác trà đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng. Đặc biệt, lá, thân, quả và vỏ chuối rất giàu kali và lân,là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây được trồng để lấy hoa và quả
Các cách sử dụng khác nhau 1- Dùng trực tiếp
Khi cây trồng còn non và phát triển thân lá, nên lựa chọn những rác thải có nhiều đạm như vỏ hoặc đu đủ, chuối, cam bị hư hỏng, cuộng rau lá xanh như rau muống, cải, để tạo dung dịch tưới trực tiếp vào đất.
Có thể cắt nhỏ vỏ chuối và vùi vào đất cạnh gốc cây hoặc xay nhuyễn rồi hòa với nước tưới vào đất bổ sung dinh dưỡng cho cây khi chúng ra hoa và quả.
2. Làm Phân Ủ Hữu CơNgoài ra, có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè, và cỏ, lá rụng, cho hết vào thùng ủ cùng để ở góc vườn.
Ngoài ra, có thể gom và cắt nhỏ tất cả các loại rau quả bị hỏng, thừa, vỏ quả sau khi gọt, các cuống rau, bã cà phê, bã chè, và cỏ, lá rụng, cho hết vào thùng ủ cùng để ở góc vườn.
Để làm phân ủ, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, tốt nhất nên làm hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài.
Hàng ngày, có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng. Nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân ủ có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.
Chú ý: Chọn nơi nắng tốt nhất và đặt thùng ủ trên đất thay vì trên nền xi-măng để bảo đảm các vi khuẩn hữu ích và giun có thể đi vào thùng ủ.
3. Tạo Dung Dịch Lên MenCó thể tạo chúng thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào chum/vại cùng với đường tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 – 30 g dịch cốt pha với 10 lít nước phun lên lá.
Có thể tạo chúng thành dung dịch đã được lên men bằng cách cắt nhỏ vật liệu này cho vào chum/vại cùng với đường tỷ lệ 1: 0,5 để lên men trong 1 tuần, sau đó chắt dịch cốt ra chai để ở nơi mát. Mỗi lần sử dụng lấy 20 – 30 g dịch cốt pha với 10 lít nước phun lên lá.
Dung dịch đã lên men là phương pháp an toàn nhất. Khi cây ra hoa, quả cần bổ sung thêm ka li từ lá, thân, quả hoặc vỏ chuối. Tiện nhất là vỏ chuối ăn xong có thể cắt nhỏ trộn vào đất cạnh gốc cây. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu được sự tấn công của sâu bệnh hại.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU MUA MÀU CÔNG NGHIỆP XANH, ĐỎ, VÀNG LÀM PHÂN BÓN VUI LÒNG GỌI CHI NHÁNH GẦN NHẤT CỦA VMCGROUP. HOTLINE 0947 464 464
3.9
/
5
(
14
bình chọn
)
Cách Dùng Phân Bón Vi Sinh Hiệu Quả
Tình trạng sử dụng phân bón hóa hóa học, thuốc BVTV tràn lan, không đúng quy chuẩn dẫn đến thoái hóa đất đai. Các mảnh ruộng cứ chai dần đi, nhiễm độc do lạm dụng thuốc hóa học. Đất đai bạc màu, mất chất dinh dưỡng hệ lụy là năng suất cây trồng giảm nhanh, mất mùa,.. Chính vì thế, cải tạo đất bạc màu đang là một bài toán cho không dành cho một vài cá nhân mà là toàn bộ nền nông nghiệp nước nhà. Phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học cải tạo đất ra đời được xem như kiêm chỉ nam trong công cuộc giải quyết bài toán khó này.
Phân bón vi sinh là gì? Phân vi sinh có đặc điểm và ưu điểm nào?
Phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh hay còn gọi là phân vi sinh: được hiểu là các chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích như: vi khuẩn, nấm, tảo và các vsv có ích khác. Nguồn gốc của phân bón vi sinh từ các chất thải của động- thực vật với các hỗn hợp vi sinh vật.
Khi chúng ta sử dụng phân bón này cho cây thì các vsv có trong phân đi vào đất và sẽ hoạt động và sản xuất tạo ra các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ để phát triển.
Thế nào là phân vi sinh? Liệt kê những thành phần chính của phân vi sinh
Phân vi sinh là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện đại ngày nay. Loại phân này được nghiên cứu và sản xuất bởi những chủng loại vi sinh vật có lợi như: Vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.
Phân bón vi sinh an toàn hiệu quả và tất nhiên là không độc và không gây hại, chứa nhiều vi sinh hoạt tính sinh học được nuôi cấy và sản xuất. Đặc biệt phân bón vi sinh còn không gây ô nhiễm môi trường. Các vi sinh vật cụ thể này có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng bằng cách tăng nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Ngoài ra sự vận động của các vi sinh vật cũng hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất nhanh chóng; Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng; Làm giảm lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất.
Lợi ích (ưu điểm) khi sử dụng phân bón vi sinh
Nhu cầu về lương thực toàn cầu ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì thế mà nền nông nghiệp gặp phải thách thức lớn. Đất canh tác và tài nguyên thì ngày càng khan hiếm.Cũng vì lẽ đó, chúng ta nên tìm ra các giải pháp bền vững và hiệu quả về mặt sinh thái. Nông nghiệp hiện đại đi đôi với năng suất và phát triển an toàn hơn, bền vững hơn. Trong khi các dinh dưỡng trong đất cần được cung cấp đầy đủ để giúp cây trồng phát triển hơn. Ngày nay, người ta sử dụng phân bón vi sinh để giúp cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu cho đất và đây được xem là 1 giải pháp trong nền nông nghiệp bền vững hiện nay.
Khi sử dụng phân bón vi sinh vật thì các loài vi sinh trong phân được bón vào đất và nó hoạt động tạo ra các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Là nguồn cung cấp đầy đủ đa, vi, trung lượng cho cây trồng giúp cây trồng không thiếu hụt dinh dưỡng giúp kích thích sự sinh trưởng của cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Nó là một sản phẩm thân thiện với môi trường.
Các hợp chất khó hấp thụ sẽ được các vi sinh vật phân giải thành các hợp chất cho cây trồng dễ hấp thụ hơn.
Vi sinh vật giúp cho rễ có khả năng miễn dịch nhằm hạn chế sâu, bệnh hại góp phần cho cây trồng sinh trưởng nhanh và nâng cao năng suất cây trồng.
Đối với đất
Giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất giúp đất màu mỡ.
Là nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất.
Các vsv trong đất làm tê liệt (ức chế) và tiêu diệt các nấm bệnh có trong đất.
Khi sử dụng phân vi sinh vật thì sẽ không làm cho đất lâu ngày bị chua hay bị phèn như phân hóa học.
Đối với người sử dụng và môi trường
Sử dụng đơn giản, không gây độc hại cho người như phân hóa học.
Không ảnh hưởng đến thực vật, môi trường sinh thái và kể cả con người.
Thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và an toàn cho con người, vật nuôi.
Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây thì ta cũng sử dụng được và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và động vật nuôi.
Có bao nhiêu loại phân vi sinh? Cách phân biệt các loại phân vi sinh phổ biến hiện nay.
Hiện nay đang có hai loại phân vi sinh phổ biến trên thị trường là phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh. Sự khác nhau của hai loại này chủ yếu đến từ nguyên liệu sản xuất ra và phương pháp sử dụng. Các bạn có thể phân biệt hai loại phân vi sinh theo bảng sau:
Đặc điểm phân biệtPhân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chấtLà chế phẩm sinh học chứa các loại vi sinh vật có íchLà loại phần hữu cơ bình thường nhưng chưa các loài vi sinh vật có ích
Nguyên liệuSử dụng mùn để làm chất độn mang vi sinhCác vật liệu hữu cơ: Phần chuồng, bã mía, vỏ cà phê, cây phân xanh,..
Mật độ vi sinh vậtTừ 1,5×10^8Từ 1×10^6
Các loại vi sinh có bên trongVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải celluloseVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, nấm,..
Cách sử dụngTrộn vào hạt giống Bón trực tiếp xuống đất Bón trực tiếp xuống đất
Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại bón có chứa các nguyên liệu hữu cơ sau đó được xử lý và lên men với những chủng vi sinh vật có ích. Trong đó hàm lượng hữu cơ đạt trên 15% và mật độ vi sinh vật từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Ngoài việc đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng thì còn giúp cải tạo đất, tăng độ mùn, phì nhiêu làm đất tơi xốp và không bị bạc màu.
Phân bón vi sinh cố định đạm (N)
Phân bón vi sinh cố định đạm là những loại phân bón chứa những vsv có chức năng cố định nitơ. Trong không khí tự nhiên thì Nitơ chiếm khoảng 77% tuy nhiên cây trồng không thể hấp thụ được nên nhờ các vsv hoạt động chuyển hóa nitơ từ tự nhiên sang dạng cây có thể hấp thụ được. Nitơ là nguồn sự sống của mọi tế bào của cây trồng.
Phân bón vi sinh cố định đạm được chia làm 3 loại đó là: vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn cố định đạm sống tự do, vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.
Phân vi sinh phân giải lân (P)
Phân bón vi sinh phân giải lân (hay còn gọi là phân lân vi sinh) là phân bón có chứa các vi sinh vật giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thụ được. Các chủng vi sinh vật này có Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis,…
Phân lân vi sinh không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, con người, vật nuôi. Nó có thể bón trực tiếp vào gốc cây trồng sau khi thu hoạch vài ngày mà không gây độc hại gì cho cây trồng.
Tìm hiểu thêm: Cách dùng phân vi sinh chuyển hóa lân hiệu quả cho cây trồng
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là phân bón có chứa các vi sinh vật và các vsv này tiết ra các enzyme để phân giải các chất hữu cơ như: cellulose, chitin, lignin có trong rơm rạ, bã mía, cám… để cây dễ hấp thu hơn. Từ đó, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và đất, làm cho đất màu mỡ hơn và giúp cây trồng nâng cao năng suất.
Phân bón này không độc hại cho cây trồng và con người.chúng ta có thể sử dụng bón phân trực tiếp vào cây trồng.
Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng
Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng là phân bón có chứa các vi khuẩn
Pseudomonas, Rhizobium, Bacillus, , Azotobacter… Các vi khuẩn này có chức năng là kích thích sự sinh trưởng của cây trồng thông qua các quá trình chuyển hóa thứ cấp, từ đó tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng.
Phân bón vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh
Phân bón
vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh là phân bón có chứa các các vi khuẩn như:
Bacillus, Enterobacter, Enterobacter, Lactobacillus. Các vi khuẩn này có tác dụng ức chế các tác nhân gây ra bệnh cho cây trồng thông qua các quá trình cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, tạo ra các enzym và chất kháng sinh cho cây trồng để tạo nên một sức đề kháng tốt giúp cho cây kháng được các loại sâu, bệnh hại để sinh trưởng cây trồng tốt hơn.
Phân bón vi sinh phân giải silicat
Phân bón vi sinh phân giải silicat là phân bón có chứa các vi khuẩn
Bacillus, Pseudomonas
. Các vi khuẩn này có tác dụng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đá, đất…nhằm giải phóng ra các ion Kali, silic vào môi trường.
Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả
Với cây ăn quả lâu năm chúng ta cuốc và xới nhẹ rồi bón theo hình chiếu tán cây. Bón từ 1-2kg/gốc cây.
Bón cho chè vào rãnh giữa 2 luống với lượng 0,2-0,3 kg/gốc chè
Với cây lúa chúng ta bón 10kg/sào Bắc bộ. Lượng phân ure và phân lân có thể giảm được 50%
Với cây mạ, nên trộn đều với mạ trước khi đưa đi gieo
Những cây rau màu, chủ yếu phân vi sinh dùng để bón lót và có thể thay thể được 50-100% lượng phân hóa học
Nếu trồng hoa cây cảnh trong chậu, trộn khoảng 1kg phân với 2-3kg đất để bón cho 10 chậu cây. Lưu ý nhớ luôn giữ ẩm thì mới mang lại hiệu quả tốt.
Có 5 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:
Nên ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi ủ hoạt động của các vi sinh vật sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Tận dụng luôn các nguồn vật liệu hữu cơ xung quanh gốc cây để tăng lượng mùn.
Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … hóa học để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.
Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mwois đưa phân vi sinh vào sử dụng.
Cách Làm Phân Hữu Cơ Vi Sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được rất nhiều người yêu vườn tin dùng. Loại phân này được đánh giá không chỉ tốt cho cây nhà bạn mà còn giúp bảo vệ môi trường, là một cách xử lí rác thải vô cùng hiệu quả?
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm phân hữu cơ vi sinh
Các loại phế phẩm có nguồn gốc từ cây xanh.
Rác thải sinh hoạt gia đình: Rau củ quả ôi thiu, thức ăn thừa, vỏ trái cây, cám gạo… Đây được xem là nguyên liệu dễ tìm kiếm nhất mà mỗi gia đình đều có. Đó không chỉ là cách tạo ra phân hữu cơ vi sinh mà còn là cách xử lí rác thải gia đình tối ưu nhất.
Rác thải nông nghiệp, chủ yếu là phần xác cây sau thu hoạch như rơm rạ, thân và lá bắp, lạc. Có thể tận dụng bèo lục bình hoặc các loại cây phân xanh,… Bạn cũng có thể tận dụng phần vỏ đối với các loại cây họ đậu, cây cà phê và có thể tận dụng vỏ trấu.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng bã trái cây, bã cà phê, bã mía hoặc mùn cưa, mùn mía, mùn than để làm phân hữu cơ vi sinh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các loại phân tươi của gia súc, gia cầm nhà bạn như gà, heo, trâu, bò… để ủ thành phân hữu cơ vi sinh.
Bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm dễ tìm thấy trên thị trường như: BIMA , ACTIVE CLEANER , Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM…
Liều lượng sử dụng các nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh
Tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi khi đang sử dụng các loại chế phẩm sinh học, ngoại trừ BioEM. Nhiều người không hiểu rõ vấn đề này nên đã vô tình tiêu diệt hết các loại vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy.
Vật liệu cần thiết trong quá trình làm phân hữu cơ vi sinh
Thùng nhựa, xốp hoặc gỗ (tùy ý bạn lựa chọn và có thể tận dụng thùng thừa trong gia đình) để ủ phân hữu cơ vi sinh. Bạn cần ước lượng kích thước của thùng tương ứng với lương phân hữu cơ vi sinh mà mình cần ủ để cho ra kết quả tốt nhất.
Một số dụng cụ có khả năng khuấy như ống tre, đũa dài, gậy,…
Vật liệu làm mái che: Bạt, nắp các loại thùng nhựa, xốp, áo mưa tiện lợi đã qua sử dụng hoặc tận nung các loại áo mưa cũ,…
Một số vật liệu làm vườn quen thuộc như bình tưới nước, cào, cuốc, xẻng, rành.
Ủ phân bằng đất nền hoặc lát gạch, lát xi măng. Đảm bảo nơi ủ phải bằng phẳng, không nên quá dốc.
Đối với nền bằng phẳng thì nên tạo thêm rãnh xung quanh nơi ủ và các hố gom nhỏ, không để nước ủ phân sau khi tưới lại bị chảy ra ngoài.
Nên ủ phân hữu cơ vi sinh ở ngoài trời hoặc trong nhà kho (nơi có mái che). Đặt thùng ủ phân ở những nơi dễ quan sát, di chuyển.
Cách làm phân hữu cơ vi sinh
Trộn chế phẩm và nước mật mía đều vào nhau. Có thể thay thế bằng các sản phẩm tương đương. Nên để phần hỗn hợp trộn được trong bình tưới cây để tiện cho quá trình làm phân hữu cơ vi sinh.
Lớp đầu tiên: Rải các loại rác thải nông nghiệp khó phân hủy đều khắp đáy thùng, chiếm khoảng 1/4 thùng đựng phân hữu cơ vi sinh (20% tổng số phế phụ phẩm đã chuẩn bị sẵn).
Lớp thứ hai: Rải lên trên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng đã chuẩn bị). Bạn cũng có thể sử dụng nước phân đặc tưới lên lớp thứ nhất, rồi tưới đều hỗn hợp chế phẩm sinh học và mật mía lên trên.
Lớp thứ ba: Rắc vào thùng chưa phân cám gạo hoặc bột sắn. Đây được xem là nguồn dinh dưỡng nền cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động
Thực hiện liên tiếp sao cho cả ba lớp trên lần lượt chồng lên nhau cho đến khi vừa với miệng thùng – cách miệng thùng khoảng 10-20cm. Nếu nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh của bạn bị khô thì nên tưới thêm nước sau mỗi lớp. Lượng nước tưới thêm phụ thuộc vào độ khô hay ẩm của nguyên liệu bạn sử dụng.
Đậy kín thùng chứa phân bằng các vật liệu đã chuẩn bị sẵn ở giai đoạn trước. Đục thêm một vài lỗ để ánh sáng có thể chiếu vào nhưng không chiếu trực tiếp và chú ý duy trì nhiệt độ của phần phân đang ủ dao động từ 40 đến 50ºC.
Cứ mỗi 3 ngày bạn nên kiểm tra một lần và khuấy đều phân ủ.
Nên cầm phân lên kiểm tra thử. Nếu bóp là vỡ vụn chứng tỏ phần phân hữu cơ vi sinh của bạn quá khô. Lúc này bạn chỉ việc thêm nguyên liệu xanh và tưới thêm nước. Nếu bóp vào nước chảy ra quá nhiều, phân không đủ nóng thì có thể phân của bạn đã bị ướt. Dễ thấy là mùi phân như rác cũ. Với trường hợp này, bạn nên thêm một ít lá khô và ngưng tưới thêm nước, bớt nước cho cây.
Sau khoảng 2-3 tuần là bạn có thể dùng sản phẩm của mình bón cho cây. Bón thúc hay bón lót là tùy ý bạn sử dụng nha!
Hiệu Quả Từ Việc Sử Dụng Phân Bón Lá Vi Sinh
Theo ông Trần Vũ Luân – một nông dân ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng (H.Vĩnh Lợi) áp dụng mô hình trình diễn ứng dụng phân bón lá Vinaco, cho biết gia đình có 1,3 ha đất sản xuất lúa, trong đó có 5.000 m2 áp dụng mô hình trình diễn. Theo anh Luân, so với ruộng đối chứng, sử dụng phân bó hóa học, thì diện tích lúa ở mô hình trình diễn phát triển tốt hơn, giai đoạn cây lúa 20 – 30 ngày tuổi đẻ nhánh nhanh, nở bụi, bộ rễ đâm mạnh. Đến giai đoạn trổ bông và sắp thu hoạch thì lá lúa vàng rất đẹp, không xanh bầm, tỉ lệ hạt lúa ít lép, bông dài và sáng chắc hơn. Ngoài ra, giảm được rất nhiều chi phí, do cây lúa phát triển tốt không bị sâu bệnh.
Nông dân tham quan mô hình trình diễn ứng dụng phân bón lá Vinaco ở xã Vĩnh Hưng
Còn hộ ông Nguyễn Văn Tặng, ngụ ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh Thanh (H.Phước Long) cho biết, sau khi kết hợp sử dụng quy trình phân bón lá Navico cho đồng ruộng của mình, ông Tặng so sánh với ruộng đối chứng thì giảm được lượng phân hóa học 12 kg/công. Mỗi công đất trước đây ông Tặng sử dụng trung bình 81 kg, sau khi dùng sản phẩm phân bón lá giảm chỉ còn 69 kg. Hiện nhiều điểm thí điểm đã cho thu hoạch, năng suất lúa đạt từ 1,2 – 1,5 tấn/công. Theo ông Hồ Văn Liêm, xã Vĩnh Thanh (H.Phước Long) sau khi so sánh, ông Liêm cho rằng phân bón lá vi sinh đã giúp bà con giảm sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt năng suất sau thu hoặch tăng thêm từ 5 – 10 gịa/công so với ruộng đối chứng.
Ông Trương Quốc Thanh, Giám đốc kinh doanh Công ty CP Navico, cho biết, các sản phẩm phân bón lá Navico đều được nhập khẩu từ Thái Lan, là những sản phẩm tiên tiến, thân thiện với môi trường, được sử dụng phổ biến trên nhiều loại cây trồng, cây ăn trái, đặc biệt là lúa. Hiện công ty đã thí điểm ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, kết quả bước đầu đem lại hiệu quả khả quan. Nhiều sản phẩm phân bón lá giúp tăng tích luỹ dinh dưỡng, ra rễ mạnh, phát triển tốt trong các điều kiện đất bị ngộ độc, khô hạn, ngập úng; giúp hạt sáng chắc, hạn chế lem lép hạt, khắc phục các hiện như rụng bông, thối hạt, hạt bị dị dạng, nứt nẻ. Ngoài ra, có sản phẩm giúp tăng tích luỹ dinh dưỡng tạo hạt, tăng hàm lượng tinh bột trong hạt gạo, tăng trọng lượng hạt, giảm hiện tượng lúa lép, lúa hư. Đặc biệt chí phí sử dụng các sản phẩm phân bó lá rất thấp, tính từ cây lúa 20 ngày tuổi đến thu hoạch chỉ chi phí từ 172.000 – 186.000 đồng/1.000 m2. Qua đó nhằm giúp người trồng lúa hạn chế tối đa chi phí, tăng năng suất, giúp bà con nâng cao lợi nhuận, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trên đồng ruộng.
Kỹ sư Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu cho biết thường vụ Đông – Xuân ở Bạc Liêu, do ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu, như khô hạn, xâm nhập mặn nên bà con nông dân còn lạm dụng phân bón hóa học rất cao, nhất là phân đạm dư thừa dẫn đến tăng chi phí sản xuất, phát sinh sâu bệnh nhiều. Từ nguyên nhân nêu trên, vụ Đông – Xuân năm 2014 – 2015, Trung tâm đã phối hợp với Công ty CP Navico (Long An) đã triển khai thực hiện 8 điểm trình diễn sử dụng phân bón lá Navico ở các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình và Giá Rai. Theo kỹ sư Hùng, bước đầu qua các điểm trình diễn áp dụng theo quy trình sử dụng phân bón Navico, ngành nông nghiệp tỉnh cũng như người dân đánh giá đạt hiệu quả thiết thực, nhiều điểm trình diễn giảm sử dụng phân bón hóa học từ 10 – 12 kg/công, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng, nâng cáo chất lượng lúa gạo Việt Nam đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Sắp tới, để đánh giá một cách chính xác hơn, làm cơ sở khoa học để nhân rộng ra các vụ lúa tiếp theo trong tỉnh, Trung tâm sẽ phối hợp tiếp với Công ty CP Navico thực hiện thêm một số điểm trình diễn nữa, nhằm đánh giá chính xác hiệu quả từ sản phẩm phân bón lá Navico để nhân rộng cho nông dân áp dụng.
Kỹ sư Hùng cho biết, hiện nay để xây dựng nên nông nghiệp bền vững, đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, năm 2015, Bộ NN-PTNT chọn là “Năm an toàn thực phẩm”. Song, trong bà con nông dân vẫn còn lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều, nhất là phân bón hóa học. Do đó ảnh hưởng đến môi trường, đất, nước, chất lượng nông sản. Do vậy, sắp tới Trung tâm khuyến cáo bà con nông dân sử dụng những sản phẩm vi sinh, sinh học trên các loại cây trồng để góp phần giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm sạch, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Trần Thanh Phong
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Cách Làm Phân Vi Sinh Hiệu Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!