Cập nhật nội dung chi tiết về Đậu Bắp Đỏ, Đậu Bắp Tím Mỹ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô tả sản phẩm
Hạt giống Đậu Bắp Đỏ nhập khẩu từ Mỹ có tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống cao. Ngoài việc có thể chế biến món ăn, Đậu Bắp Đỏ Mỹ còn có thể được dùng để trang trí trong nhà với một màu đỏ rực rỡ từ ngọn đến gốc.
Dinh dưỡng từ đậu Bắp Đỏ Mỹ
Đậu bắp đỏ Mỹ cung cấp một nguồn vitamin C, vitamin A, folacin và các vitamin B khác cộng với magiê, kali và canxi. Nó là chất béo, bão hòa, không cholesterol và ít calo. Và có nhiều chất sơ, đặc biệt đậu bắp rất tốt cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Cách chế biến: Đậu Bắp Đỏ có thể được chế biến trong microwave, luộc, hấp, chiên, kho hoặc xào. Trộn salad với nhiều loại rau, cà chua, ngô và ớt… không nấu Đậu Bắp Đỏ trong nồi nhôm hoặc gang
Kỹ thuật trồng đậu bắp đỏ tại nhà
Làm đất:
Đậu Bắp Đỏ ưa loại đất cát pha, thịt nhẹ, giữ ẩm và thoát nước tốt.
Cày bừa kỹ để làm sạch đất. nếu trồng trong chậu tại nhà thì cần mua loại đất sạch. Không chứa sâu bệnh. Bón them các loại phân hữu cơ, vi sinh để tăng chất dinh dưỡng cho đất.
Gieo hạt:
Ngâm nước lạnh trước khi gieo khoảng 4 tiếng. gieo thẳng xuống đất và lấp lên một lớp đất mỏng lên dày khoảng 2 cm.
Chăm sóc:
Đậu Bắp Đỏ là loại khá dễ trồng. do đó, khi cây đã nảy mầm thì chỉ cần chăm sóc, tưới nước đầy đủ là cây sẽ lớn.
Vun gốc và bón phân để tăng chất lượng quả cho cây.
Hạt giống Đậu Bắp Đỏ nhập khẩu từ Mỹ có tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống cao. Ngoài việc có thể chế biến món ăn, Đậu Bắp Đỏ Mỹ còn có thể được dùng để trang trí trong nhà với một màu đỏ rực rỡ từ ngọn đến gốc.
Đậu Bắp (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng Của Đậu Bắp)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật trồng đậu bắp hữu cơ cho hiệu quả và năng suất cao. Đậu bắp là một thực phẩm phổ biến được trồng và tiêu thụ ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Loại rau xanh này có lượng calo thấp, giàu chất dinh dưỡng và chất oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe.
Cây đậu bắp thích nghi với nhiều loại đất từ đất thịt pha cát đến đất thịt pha sét. Nhưng do hệ thống rễ của cây phát triển mạnh nên những loại đất tơi xốp và đất thịt tốt được ưa chuộng hơn. Mức độ pH của đất trong khoảng 6–6,8 là lý tưởng. Trước khi gieo hạt , cần làm giàu bằng phân hữu cơ cho tất cả các loại đất và Đậu bắp cũng có thể được trồng trên đất bị nhiễm mặn nhẹ.
Đậu bắp phát triển tốt ở các vùng nóng ẩm và rất thích hợp cho các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ từ 24°C đến 28°C là nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hạt giống không nảy mầm dưới 20°C và cây trồng nhạy cảm với khí hậu sương giá. Nhiệt độ cao hơn giúp cây phát triển nhanh hơn mặc dù chúng có thể làm chậm quá trình đậu quả của cây. Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao 40 – 42°C, không phù hợp để trồng đậu bắp, hoa bị rụng, gây giảm năng suất.
Vì đậu bắp là cây ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên để đạt năng suất thu hoạch tốt nhất bà con nông dân nên trồng hai mùa trong một năm.
♦ Vụ xuân: Thời điểm gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3 và sẽ được thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 9.
♦ Vụ đông xuân: Thời điểm gieo hạt từ tháng 7 đến tháng 8, và bắt đầu thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Nếu bạn gieo hạt muộn hơn thì cây sẽ trổ hoa sớm và thường thì cây đậu bắp cho quả không được năng suất như mong muốn.
Để tăng khả năng và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống thì nên ngâm hạt đậu bắp giống trong nước ấm với tỉ lệ: 2 nước sôi – 3 nước lạnh. Đến khi thấy hạt ngậm no nước (thường là khoảng 12 tiếng) thì vớt hạt ra và ủ hạt trong khăn ẩm khoảng, để ở nơi khô mát trong khoảng nửa ngày. Đến khi hạt nứt nanh thì bạn mang đi gieo.
Đậu bắp được gieo trên những luống đất cao, đã xử lý đất kỹ càng trước đó. Khoảng cách giữa các luống đất phải cách nhau từ 30cm – 50cm. Khoảng cách gieo khác nhau đối với các giống cây trồng và giống cây lai khác nhau. Khoảng cách giữa các cây 70cm x 40cm, mật độ từ 3.2 đến 3.5 vạn/ha.
1. Tưới nước
Đậu bắp là cây ưa nóng, tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt và cho năng suất quả cao nhất cần phải cung cấp đủ lượng nước cho cây. Nên duy trì tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Duy trì tưới nước đều đặn và cần thường xuyên giữ độ ẩm của nước từ 80 – 85% trong suốt quá trình phát triển và thu hái của cây. Cây đậu bắp cần nhiều nước. Tuy nhiên, bà con chú ý không để vườn bị ngập úng.
2. Bón phân
Cần lưu ý khi sử dụng phân chuồng khi bón cho cây đậu bắp là tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới cho cây. Khối lượng phân bón cũng khác nhau đôi chút tùy vào độ phì nhiêu của loại đất canh tác tại địa phương. Sâu đây là cách bón và khối lượng phân bón tiêu chuẩn:
Bón lót: bằng phân chuồng với lượng 15-20 tấn/ha
Bón thúc lần 1: Sau trồng 7-10 ngày, sử dụng phân Đạm với liều lượng: 15-20kg/ha.
Bón thúc lần 2: Sau trồng 25 ngày, sử dụng NPK (20-20-15) với liều lượng: 50-100 kg/ha.
Bón thúc lần 3: Cách lần 2 khoảng 15 ngày, sử dụng NPK (20-20-15) với liều lượng: 90-140kg/ha.
Bón thúc lần 4: Cách lần ba 15 ngày, sử dụng NPK (20-20-15) với liều lượng: 45-90 kg/ha.
3. Làm cỏ
Có thể sử dụng màng nylon hoặc rơm rạ để phủ lên bề mặt luống trồng. Điều này giúp kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất. Khi cây có 2- 3 lá thật cần tiến hành làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gốc. Khi cây con cao khoảng 20cm, tiến hành xới sâu đất trên mặt luống, nhổ sạch cỏ và vun đất vào gốc cây để hạn chế đổ ngã cây.
4. Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Sâu đục quả: Phải phòng trừ sớm khi sâu chưa đục vào quả hoặc mới chớm đục vào quả, sử dụng các thuốc Sherpa 20EC, Cyperan 25EC, Sumicidin 10 EC.
Rệp: Phòng trừ bằng thuốc Karate 2,5EC hoặc Sherpa 20EC.
Bệnh thán thư: Phòng trừ bệnh thán thư bằng các loại thuốc Benlat 10WP, Score 250 EC, Ridomil MZ 72 WWP, Derosal 50 SC.
Bệnh gỉ sắt: Phòng trừ bệnh gỉ sắt bằng thuốc Anvil 5SC, Rovral 50WWP, Score 250 EC.
Khi sử dụng các loại thuốc trên cần phải tuân theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian sử dụng thuốc đến lúc thu hoạch ít nhất là 10 ngày.
Tùy thuộc vào giống và mùa vụ, thời gian thu hoạch dao động từ 45 đến 65 ngày sau khi gieo hạt. Kích thước của quả đậu bắp thay đổi tùy theo giống cây trồng hoặc loại cây lai tạo và thị trường ưa thích. Quả đậu bắp đúng tiêu chuẩn thương phẩm thường có chiều dài 7-10cm. Trong quá trình thu hoạch, loại bỏ quả nhỏ, quả sâu, không đạt chất lượng sản phẩm.
Năng suất cây trồng thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào giống và mùa canh tác. Trung bình đậu bắp cho năng suất 7,5 – 10 tấn / ha và năng suất các giống lai từ 15–22 tấn / ha.
Kỹ Thuật Trồng Cây Đậu Bắp
Thời vụ
Có thể trồng các giống đậu bắp: VN1; ĐB1; TN 75 trong nước sản xuất hoặc: Jubilee 047; Lionseeds của Ấn Độ, Đài Loan.
Thời vụ trồng từ 25-7 đến 25-8, thu quả tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
Làm đất:
Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình, chủ động tưới tiêu. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1,2- 1,5m; vụ sớm chú ý làm luống cao và dốc để dễ thoát nước.
Bón phân:
Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ: phân chuồng hoai mục 4- 5 tạ; super lân Lâm Thao 10- 15kg; urê 7-8kg; kali clorua 5- 7kg. Nếu đất chua pH< 5,5 cần bón 20- 25kg vôi bột trước khi bừa ngả. Bón lót cho 1 sào đậu toàn bộ phân chuồng, lân; đạm, kali mỗi loại 1-2kg. Nên bón theo rạch, dùng cuốc rạch rãnh sâu 10- 12cm, tra phân vào rạch, lấp đất phủ lên rồi tra hạt.
Gieo hạt:
Trồng hai hàng cách nhau 70-80cm theo hướng đông – tây, cây trên hàng cách nhau 40-50cm, mỗi hố tra 2 hạt, sau để lại 1 cây khoẻ mạnh; tra hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Mỗi sào cần 3kg hạt giống.
Đậu bắp có thể trồng xen với su hào, cải bắp, củ cải: Xen vào hai bên mé luống, ở khoảng giữa hai cây, cải bắp (trồng 2 hốc) hoặc su hào (trồng 1 hốc).
Trước khi gieo nên tưới nước sơ qua trên mặt luống cho ẩm (sờ mát tay là vừa) sau đó gieo hạt.
Chăm sóc:
Khi cây có 2- 3 lá thật cần khẩn trương làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gốc. Khi đậu cao 20cm thì sới sâu trên mặt luống, nhặt cỏ và vun ấp vào gốc cho đậu.
Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng phải xới xáo lại, nhưng phải đợi khô đất mới làm. Nếu xới khi đất còn ướt, đậu dễ bị bệnh nghẹt rễ, sinh trưởng kém.
Bón thúc cho đậu bắp khoảng 3 lần: Lần đầu khi cây có 2 lá thật 3kg urê + 1kg kali/sào hoà nước tưới. Thúc lần 2 khi cây 5-6 lá thật, mỗi sào 1-2kg urê + 2-3kg kali/sào, bón cách gốc 15-20cm. Thúc lần 3 khi đang ra hoa rộ, bón nốt lượng phân đạm và kali còn lại vào giữa hai hàng; tưới nước đủ ẩm.
Chủ động phòng trừ một số sâu, bệnh hại như: rầy, rệp, bọ xít, bệnh thán thư… để năng suất, chất lượng đậu đạt cao và ổn định.
Cần phun định kỳ các loại phân bón qua lá như Multi-K (dùng loại này thì giảm 30- 50% lượng phân kali bón thúc) kết hợp với K-H hoặc Atonic khoảng 5- 7 ngày/lần, cây sẽ rất xanh, bền, sai quả, năng suất tăng thêm 20-30%.
Sau trồng 50-60 ngày thì được thu quả, hái quả thành nhiều lứa đem tiêu thụ kịp thời trong 1-2 ngày.
Nguyệt Hằng – NNVN, 3/10/2006 chúng tôi
Kỹ thuật trồng cây đậu bắp
1. Thời vụ
– Vụ Xuân: Gieo từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Nếu gieo muộn, cây sớm ra hoa, nhưng năng suất giảm dần.
– Vụ Thu-Đông: Gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 1, đầu tháng 2.
2. Giống
Các giống hiện đang được sử dụng là:
+ Giống địa phương do Viện Khoa học nông nghiệp tuyển chọn (Phân viện miền Nam), giống DB1 do Viện nghiên cứu Rau – Quả chọn lọc.
+ Giống nhập nội từ Thái Lan và Đài Loan.
Lượng hạt giống cần từ 18-22 kg/ha.
3. Làm đất
Chọn loại đất cát pha, thịt nhẹ, hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu nước.
Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.
Lên luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2m, chiều cao luống 25-30cm.
4. Mật độ, khoảng cách
Gieo 2 hàng, khoảng cách 70-80cm x 40cm/cây; mật độ từ 3,2-3,5 cạn cây/ha.
5. Phân bón
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
5.1. Liều lượng phân chuồng: Bón lót 15-20 tấn/ha, cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
5.2. Liều lượng và phương pháp bón phân hoá học
– Bón thúc: chia 5 lần.
+ Lần 1: cây có 4-5 lá thật.
+ Lần 2: bắt đầu nở hoa.
+ Lần 3: thu quả đợt 1.
Sau đó, cứ cách 2 lứa hái lại tưới thúc (dùng nước phân mục để tưới dưỡng cây).
– Làm cỏ, xới vun 2 lần và kết hợp với bón thúc lần 1 và lần 2.
– Có thể dùng các dạng nitrat amôn hoặc sulfat amon thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
– Chỉ được thu hoạch quả sau khi bón phân ít nhất 7-10 ngày.
6. Tưới nước
Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước thải bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện.
Cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80-85% trong suốt quá trình thu hái quả.
7. Phòng trừ sâu bệnh
* Sâu hại
– Sâu đục quả (Maruca testulalis): Phải phòng trừ sớm khi sâu chưa đục vào quả hoặc mới chớm đục vào quả, sử dụng các thuốc Sherpa 20 EC, Cyperan 25 EC, Sumicidin 10 EC.
– Rệp (Aphis sp.): Phòng trừ bằng thuốc Karate 2,5 EC hoặc Sherpa 20 EC.
* Bệnh hại
– Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc Benlat 10 WP, Score 250 EC, Ridomil MZ 72 WWP, Derosal 50 SC.
– Bệnh gỉ sắt (Ugomyces sp): Phòng trừ bằng thuốc Anvil 5 SC, Rovral 50 WWP, Score 250 EC.
Các loại thuốc khi sử dụng phải theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày.
8. Thu hoạch
– Thu quả đúng tiêu chuẩn thương phẩm: dài 7-10cm (sau nở hoa 7-8 ngày).
– Trong quá trình thu hoạch, loại bỏ quả nhỏ, quả sâu, không đạt chất lượng sản phẩm.
Nếu thực hiện đầy đủ quy trình này, năng suất có thể đạt từ 18,0-26,0 tấn quả tươi/ha.
TT (Nông thôn đổi mới số 27/2003) chúng tôi
Bắp Nếp, Bắp Ngọt, Bắp Mỹ Sân Thượng
Bắp rất dễ trồng mà còn trồng được quanh năm. Bắp là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng. Cung cấp Vitamin A, E, axit béo và giàu chất xơ. Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ ung thư. Vì thế Vườn Sài Gòn sẽ chia sẻ bí quyết trồng bắp tại nhà đến bạn cực kì đơn giản.
Cách trồng bắp tại nhà – bắp nếp, bắp ngọt, bắp mỹ sân thượng
1. Dụng cụ và đất trồng
a. Dụng cụ trồng trên sân thượng
Bạn có thể trồng trong túi Nylon 2 da, chậu nhựa, thùng xốp,…Lưu ý dưới đáy chậu có lỗ thoát nước.
Đối với cây bắp có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên để đạt năng suất cao cần chọn thời vụ gieo trồng.
Tránh cho bắp trỗ cờ phun râu vào các tháng mưa kéo dài hay quá nóng, quá lạnh. Sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn cũng như quá trình thụ phấn.
b. Đất trồng
Cây bắp thuộc cây ngày ngắn, thích nghi trên nhiều loại đất.
Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Nếu được trồng trên đất thịt hay đất sạch Orgamix 3 in 1. Được phối trộn tơi xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt.
2. Chọn giống và gieo trồng
Hiện nay trên thị thường có rất nhiều giống bắp. Chọn giống cần quan tâm tỷ lệ nảy mầm, năng suất và chất lượng cao. Một số giống có tỷ lệ nảy mầm, năng suất và chất lượng cao. Vd: bắp nếp RADO 936, bắp ngọt RADO 236,…
Gieo hạt. Mỗi chậu chỉ nên gieo 1-2 hạt. Để tránh cạnh tranh ánh sáng, lượng nước và dinh dưỡng.
Lấp lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm sau khi gieo. Nếu trồng vào mùa khô, nên tưới nước để cây bắp nhanh mọc mầm.
3. Chăm sóc
a. Lượng nước tưới: trong mùa nắng tưới 2 lần/ngày. Mùa mưa, 2-3 ngày/ lần. Kiểm tra đất trước khi tưới.
b. Phân bón: Chia ra 4 lần bón
Bón thúc lần 3: Giai đoạn này cây xoắn nõn (10-15 ngày trước trỗ). Tác dụng tốt cho quá trình phân hóa bắp và trỗ cờ. Phân bón: Minro 15-5-20, NPK 15-7-17+TE.
*Cách bón: Bón cách gốc 3-5cm, kết hợp xới xáo vun gốc, sau khi bón phải lấp đất ngay.
4. Sâu bệnh trên cây bắp
Sâu hại thường gặp trên cây bắp. Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục trái.
Sử dụng thuốc: BITADIN WP, MAP JONO 700WP,…(theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì).
Bệnh thường xuất hiện trên cây bắp chủ yếu do nấm, vi khuẩn gây hại. đốm lá, gỉ sắt, khô vằn,…
Sử dụng thuốc TVZEB 800WP chứa MANCOZEB Xanh. Ridomil gold 68 WG, DITACIN 8SL,…(theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì).
*Lưu ý: cần phát hiện bệnh sớm để phòng trừ kịp thời, nếu cây bị nặng nên tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác.
5. Thu hoạch
Thông thường, bắp nếp sẽ cho thu hoạch sau 60 – 65 ngày. Bắp ngọt 65-70 ngày sau khi trồng.
Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày.
Đối với thu khô sẽ thu sau khi vỏ bắp khô.
Người viết
Ngọc Bích
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đậu Bắp Đỏ, Đậu Bắp Tím Mỹ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!